Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tìm HIỂU QUY TRÌNH sản XUẤT AXIT SUNFURIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.14 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC
TẠI NHÀ MÁY SUPER PHỐT PHÁT LONG THÀNH
Trình độ đào tạo : Đại học
Hệ đào tạo : Chính quy
Ngành : Kỹ thuật hóa học
Chuyên ngành : Hóa Dầu
Khóa học : 2011 – 2015
Đơn vị thực tập : Nhà máy Super Phốt Phát Long Thành
Giảng viên hướng dẫn : Võ Thị Tiến Thiều
Sinh viên thực tập : Ngô Văn Mạnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 5 năm 2015
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1 Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:



2 Kiến thức chuyên môn:



3 Nhận thức thực tế:



4 Đánh giá khác:




5. Đánh giá kết quả thực tập:



Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, đóng dấu)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang 1
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1 Giới thiệu chung
1.1 Thông tin khái quát
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
1.3 Thành tích nổi bật
1.4 Ngành nghề, các sản phẩm chính và địa bàn kinh doanh
1.4.1 Ngành nghề chính
1.4.2 Các sản phẩm chính
1.4.3 Địa bàn kinh doanh
1.5 Thông tin về công ty mẹ, công ty liên kết và bộ máy quản lý tổ chức nhân sự

1.6 Chính sách với người lao động, mục tiêu và công tác xã hội
1.6.1 Đối với người lao động
1.6.2 Mục tiêu của Nhà máy
1.6.3 Công tác xã hội
1.7 Trình độ công nghệ và định hướng phát triển
1.7.1 Thực trạng trình độ công nghệ
1.7.2 Định hướng phát triển

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC
2 Thông tin khái quát phân xưởng axit
2.1 Vai trò của Axit sunfuric
2.2 Nguyên liệu và nhiên liệu
2.2.1 Lưu huỳnh
2.2.2 Chất xúc tác
2.2.3 Không khí
2.2.4 Nước
2.2.5 Dầu DO, FO
2.3 Cơ sở lý thuyết sản xuất axit sunfuric theo phương pháp tiếp xúc
2.3.1 Chế tạo khí Sunfurơ
2.3.2 Oxy hóa SO
2
thành SO
3
trên xúc tác V
2
O
5

2.3.3 Hấp thụ SO
3
thành axit Sunfuric
2.4 Dây chuyền sản xuất axit số 2
2.4.1 Mô tả và thuyết minh quy trình công nghệ
2.5 Các thiết bị chính
2.5.1 Bể hóa lỏng lưu huỳnh
2.5.2 Tháp sấy F-1001 32
2.5.3 Lò đốt lưu huỳnh D-1001
2.5.4 Nồi hơi tận dụng nhiệt D-1002

2.5.5 Thiết bị lọc khí nóng P-1001
2.5.6 Tháp tiếp xúc H-1001
2.5.7 Tháp hấp thụ 1 (F-1002)
2.5.8 Tháp hấp thụ 2 (F-1003)
2.6 Các thiết bị phụ
2.6.1 Thiết bị trao đổi nhiệt E-1001
2.6.2 Thiết bị trao đổi nhiệt E-1002
2.6.3 Thiết bị trao đổi nhiệt E-1003
2.6.4 Thiết bị trao đổi nhiệt E-1004
2.6.5 Thiết bị làm nguội E-1005
2.6.6 Thùng chứa axit tuần hoàn G-1005
2.6.7 Các thiết bị làm lạnh axit tuần hoàn (E-1006A, E-1006B, E-1007)
2.7 Sản phẩm
2.7.1 Sản phẩm chính
2.7.2 Chất thải
2.8 Nội quy an toàn trong phân xưởng axit
2.9 Xử lí nước thải trong phân xưởng sản xuất axit 1 và 2
CHƯƠNG 3. CÁC SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
3.1 Đối với từng thiết bị
3.2 Trong quá trình sản xuất
KẾT QUẢ, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
  
Lời đầu tiên tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Bà Rịa -
Vũng Tàu đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp xúc với môi trường làm việc thực
tế.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Nhà máy Super Phốt Phát Long Thành.
Và đặc biệt là anh Nguyễn Thế Anh trưởng phòng Kĩ thuật, cùng với một số anh
chị nhân viên khác trong phân xưởng Axit đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học

tập tại đây để tôi có cơ hội áp dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào
thực tiễn. Từ đó, tôi đã có thêm những kiến thức, kĩ năng quý báu từ việc cọ sát
với thực tế. Đồng thời phía Nhà máy đã tận tình hỗ trợ khi tôi gặp khó khăn
trong công việc, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt các công việc được giao, và cung
cấp những thông tin về Nhà máy để tôi hoàn thành cuốn báo cáo này.
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn đến Giảng viên Ts.Võ Thị Tiến Thiều đã
tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, khó khăn trong thời gian hoàn thành báo
cáo.
Vũng Tàu, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Ngô Văn Mạnh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên ngành Hóa học, việc tiếp xúc với các dây chuyền công
nghệ và thiết bị là điều rất quan trọng. Chính vì thế, thực tập tốt nghiệp là một
cơ hội tốt cho sinh viên học tập, tiếp cận thực tế, nhìn nhận các vấn đề một cách
sát thực và hiểu rõ hơn công việc của một kỹ sư hóa học.
Với phương châm “Học đi đôi với hành”, trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
tạo điều kiện cho sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
thông qua quá trình thực tập. Do đó sinh viên có thể tự tìm hiểu, trải nghiệm
những khó khăn trong thực tế và sinh viên có thể tìm ra những bài học kinh
nghiệm bổ ích cho bản thân mình và tự tin hơn khi ra trường.
Báo cáo thực tập này là sự tổng hợp lại những hoạt động cũng như kiến
thức mà tôi đã học hỏi được trong thời gian thực tập tại Nhà máy Super Phốt
Phát Long Thành.
Báo cáo thực tập bao gồm các phần chính:
 Tổng quan về Nhà máy Super Phốt Phát Long Thành.
 Dây chuyền sản xuất: Axit 2.
 Một số thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ.
 Kiến nghị và giải pháp.

DANH MỤC CÁC HÌNH
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
STT Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1 1.1 Các dòng sản phẩm phân bón 6
2 2.1 Giản đồ pha của lưu huỳnh 15
3 2.2
Mô phỏng cấu tạo phân tử lưu
huỳnh S
8
16
4 2.3 Sự biến đổi S
8
thành S
n
16
5 2.4 Xúc tác V
2
O
5
18
6 2.5 Sơ đồ nguyên lí bể hóa lỏng 30
7 2.6 Tháp sấy F-1001 32
8 2.7 Lò đốt lưu huỳnh D-1001 34
9 2.8 Cấu tạo nồi hơi D-1002 35
10 2.9 Thiết bị lọc khí nóng P-1001 36
11 2.10 Tháp chuyển hóa H-1001 38
12 2.11 Tháp hấp thụ 1 F-1002 40

13 2.12 Thiết bị trao đổi nhiệt E-1001 42
14 2.13 Thiết bị trao đổi nhiệt E-1002 44
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Số hiệu bảng Tên hình vẽ Trang
1 1.1 Số lượng cán bộ, nhân viên 9
2 2.1 Tính chất của lưu huỳnh 15
3 2.2
Tóm tắt ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo
phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh
17
4 2.3 Đặc điểm tính chất xúc tác 20
5 2.4
Nhiệt độ qua mỗi lớp xúc tác và thiết bị trao
đổi nhiệt
29
6 2.5 Độ chuyển hóa xúc tác 29
7 2.6 Thông số kĩ thuật của lò đốt 38
8 2.7
Nhiệt độ khí vào, ra (°C) và độ chuyển hóa
(%) của từng lớp
39
9 2.8 Thông số dòng 43
10 2.9 Thông số dòng 45
11 2.10 Thông số dòng 45
12 2.11 Thông số dòng 46
13 2.12 Thông số dòng 47
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1 Giới thiệu chung
1.1 Thông tin khái quát
Tên giao dịch: LONG THANH SUPER PHOT PHAT PLANT
Tên đầy đủ: Nhà máy Super Phốt Phát Long Thành - Công ty Cổ Phần
Phân Bón Miền Nam.
Giấy chứng nhận thành lập nhà máy theo quyết định số: 303/CNNg –
TCNS do Bộ Công Nghiệp Nặng nay thuộc Bộ Công Thương cấp ngày
17/07/1991.
Nhà máy Super Phốt Phát Long Thành là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ
Phần Phân Bón Miền Nam.
Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Gò Dầu, Xã Phước Thái, Huyện Long Thành,
Tỉnh Đồng Nai.
Giám đốc/Đại diện pháp luật: Nguyễn Minh Sơn
Số điện thoại: 0613.84 1188 - 382 7068
Số fax: (061) 384 1207
Website: www.phanbonmiennam.com.vn
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Kể từ khi được khởi công xây dựng vào tháng 4/1988 sau 4 năm, ngày
10/12/1992 Nhà máy Super phốt phát Long Thành đã cắt băng khánh thành và
chính thức đi vào sản xuất. Công suất ban đầu của nhà máy là 40.000 tấn axit
sunfuric/năm và 100.000 tấn super lân/năm.
Toàn bộ dây chuyền sản xuất Axit Sunfuric (số 1) công suất 40.000
tấn/năm do Liên Xô thiết kế và xây dựng.
Từ năm 2004: Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất phân hỗn hợp NPK
công suất 35.000 tấn/năm. Từ năm 2005, Nhà máy đã đầu tư xây dựng và đưa
vào hoạt động thêm một dây chuyền sản xuất Axit sunfuric (số 2) công suất
40.000 tấn/năm theo công nghệ tiếp xúc kép, hấp thụ 2 lần.
Năm 2005: Sau quá trình cải tạo, nâng cấp và mở rộng tổng công suất thiết kế
2 dây chuyền sản xuất Axit sunfuric là 80.000 tấn/năm; Super lân từ 100.000

SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tấn/năm lên 200.000 tấn/năm.
Hiện nay: Tiếp tục nghiên cứu và sản xuất phân bón chuyên cây, chuyên
vùng, phân bón chức năng cho một số cây trồng chủ lực. Phối hợp triển khai các
đề tài, dự án ứng dụng, trình diễn sản phẩm phân bón mới. Tập trung đầu tư, ứng
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất, nghiên cứu thêm
các sản phẩm mới như: Super lân M; lân PA; lân hữu cơ; trung lượng,
Nhà máy còn đầu tư nhiều hệ thống máy móc, thiết bị giúp bảo vệ sức khỏe
người lao động và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Chất lượng sản phẩm của nhà máy ngày một nâng cao.
1.3 Thành tích nổi bật
Trải qua hơn 22 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy liên tục hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đó, Nhà máy đã vinh dự nhận
được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Năm 2002, được nhà
nước phong tặng huân chương lao động hạng 3; giải thưởng Bông Lúa Vàng
năm 1997 của Bộ Nông Nghiệp Phát Trển Nông Thôn; 3 lần được tặng cờ đơn
vị thi đua tiên tiến vào các năm 1998, 2000, 2001 và nhiều huy chương, phần
thưởng cao quý khác tại các dịp vinh danh bình chọn. Huy Chương Vàng sản
phẩm Super lân (1993); sản phẩm PA (1995); Giấy chứng nhận hàng Việt Nam
chất lượng cao năm 2006,…
Đồng thời Nhà máy đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 cho 2 sản phẩm chính là super lân và axit sufuric
thương phẩm. Phần thưởng cao quý nhất mà Nhà máy có được, đó là sự mến
mộ, tin dùng của bà con nông dân, khách hàng trên khắp cả nước đối với các sản
phẩm của Nhà máy Super Phốt Phát Long Thành.
1.4 Ngành nghề, các sản phẩm chính và địa bàn kinh doanh
1.4.1 Ngành nghề chính
Sản xuất và kinh doanh phân bón, hóa chất.
Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong nghành phân bón hóa chất, Nhà

máy Super Phốt Phát Long Thành đã cho ra thị trường nhiều loại sản phẩm tốt
phù hợp với nhiều loại cây trồng.
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.4.2 Các sản phẩm chính
Super lân các loại: M, PA, Trung Lượng, Hữu Cơ,
Phân NPK: 6-9-3, 5-10-3,
Hình 1.1 Các dòng sản phẩm phân bón
Phân bón đặc thù cho các loại cây (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây nông
nghiệp, rau màu, ).
Axit Sunfuric do Nhà máy sản xuất chủ yếu dùng nội bộ để sản xuất super
lân. Ngoài ra, Nhà máy còn sản xuất axit Sunfuric tinh khiết, kĩ thuật phục vụ
các nghành kinh tế quốc dân khác.
1.4.3 Địa bàn kinh doanh
Địa bàn kinh doanh của Nhà máy rộng khắp các vùng miền trong cả nước
(tập trung chủ yếu khu vực miền Nam), hầu hết các tỉnh đều có đại lý kinh
doanh phân phối sản phẩm của Nhà máy. Ngoài ra các sản phẩm phân bón của
Nhà máy còn được xuất khẩu đi các thị trường: Lào, Campuchia, Nam Phi,
1.5 Thông tin về công ty mẹ, công ty liên kết và bộ máy quản lý tổ chức
nhân sự
Công ty mẹ:
Công ty Cổ Phần Phân Bón Miền Nam
Địa chỉ: 125B Cách Mạng Tháng Tám - Q.3 - TP.HCM
Quyết định thành lập: 426/HC - QĐ ngày 19/4/1976 của Tổng Cục Hóa
Chất Việt Nam. Ngày 1/10/2010 chuyển đổi hình thức quản lý sản xuất, kinh
doanh sang mô hình cổ phần hóa.
Các công ty liên kết:
Nhà máy Sản xuất Bao Bì - Công ty Cổ phần Phân Bón Miền Nam
Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 13

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công ty Cổ phần xuất nhập Khẩu Quảng Bình chuyên cung ứng lưu huỳnh
nguyên liệu cho Nhà máy.
Công ty TNHH Hóa chất LG Vina
Đơn vị trực thuộc:
Phân xưởng Axit: Chuyên sản xuất axit sunfuric phục vụ sản xuất super
phốt phát và cung cấp axit thành phẩm ra thị trường.
Phân xưởng Super
Phân xưởng NPK
Phân xưởng Cơ - Điện: Gia công phụ tùng, chi tiết, phục vụ sửa chữa
thường xuyên và đột xuất, đảm bảo cho các thiết bị cơ, điện hoạt động tốt, đảm
bảo điện năng cho sản xuất và sinh hoạt và các hoạt động sản xuất khác của Nhà
máy.
Ngoài ra, Nhà máy còn có các phòng ban phục vụ cho công tác quản lý và
tiêu thụ sản phẩm như: Phòng Thị trường, Kho vận, Kế toán, Kĩ thuật, Tổng
hợp, KCS.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà máy Super Phốt Phát Long Thành
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 14
Giám đốc
P. Giám đốc
kỹ thuật
P. K thuật-SX (KTS)
PX. Axit (PXA)
PX. Super (PXS)
PX. NPK (PXN)
PX. Cơ điện (PXC)
P. Kế toán
P. Tổng hợp
P. Giám đốc
kinh doanh

P. Cung ứng kho vận
(KCU)
P. Kế hoạch thị trường
(KHT)
Ban KCS
(KCS)
Phó giám đốc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổ chức nhân sự:
Bảng 1.1 Số lượng cán bộ, nhân viên
Cán bộ công nhân viên Số lượng
Tổng cộng 273
Phân loại theo đối tượng phục vụ sản xuất Phân loại theo giới tính
Lao động quản lí 2 Nam 228
Bộ phận gián tiếp 47 Nữ 45
Bộ phận trực tiếp + phục vụ 224
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.6 Chính sách với người lao động, mục tiêu và công tác xã hội
1.6.1 Đối với người lao động
Nhà máy luôn chú trọng đầu tư, quan tâm đến người lao động, có những
chính sách, cơ chế ưu tiên, tạo điều kiện về mọi mặt cho người lao động nhằm
nâng cao đời sống, thu nhập và phát huy được hết hiệu quả công việc và khả
năng của người lao động.
Chính sách việc làm và thu nhập:
Tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, không để người lao động
không có việc, nghỉ không công làm ảnh hưởng đến đời sống nói chung của
người lao động.
Ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động. Đảm bảo tổng thu nhập
bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng/người/tháng.

Đảm bảo các nguồn thưởng để chi thưởng cho CBCNV Nhà máy trong các
dịp lễ tết hàng năm bằng tiền và hiện vật, tiền phụ cấp may đồng phục, đi du lịch
hàng năm.
Công tác đào tạo:
Cử cán bộ tham gia các lớp, các khóa học chuyên đề nâng cao trình độ về
quản lý, chuyên môn trong và ngoài nước để đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi
công việc.
Thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề kịp thời cho
công nhân các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển đổi công nghệ tại các dây chuyền
sản xuất trong Nhà máy.
Động viên khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên có kết quả, thành tích
cao trong lao động sản xuất được đi học tập kết hợp tham quan du lịch tại nước
ngoài.
Chính sách về bảo hiểm xã hội:
Ngoài việc đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao
động theo quy định của Luật, Nhà máy còn có các chính sách ưu việt sau:
Nhà máy ký hợp đồng liên kết với các bệnh viện tuyến Tỉnh để khám bệnh
định kỳ, khám chữa bệnh chuyên sâu và chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhà máy tham gia mua bảo hiểm con người, bảo hiểm lao động nghiệp
thành công để hỗ trợ cho người lao đông gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn, bệnh
hiểm nghèo, tử vong.
Duy trì và phát triển các hoạt động tham quan du lịch, phong trào văn hóa
văn nghệ thể thao nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên chức
lao động Nhà máy.
1.6.2 Mục tiêu của Nhà máy
Là doanh nghiệp văn hóa và có trách nhiệm xã hội cao.
Duy trì chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
Tổ chức giao lưu trực tiếp với bà con nông dân các tỉnh, tăng cường xây

dựng các mô hình bón phân cân đối, đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo, cải
tiến, tiết kiệm, nghiên cứu sản xuất các loại phân bón mới, các quy trình bón
phân mới nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón Super Long Thành. Đổi mới
chương trình quảng bá sản phẩm.
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bám sát thị trường quốc tế và thị trường trong nước để mua bán, dự trữ vật
tư một cách hợp lý tránh tồn đọng vốn giảm chi phí tài chính nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy phong trào bảo vệ an ninh trật tự, tài
sản của Nhà máy.
1.6.3 Công tác xã hội
Trong nhiều năm qua Nhà máy Super Phốt phát Long Thành được biết đến
không chỉ là một doanh nghiệp có thương hiệu uy tín mà còn là một đơn vị có
nhiều hoạt động xã hội, từ thiện. Nhà máy đã phát động cán bộ công nhân viên
trong Nhà máy ủng hộ từ hai đến ba ngày lương thu nhập cho các quỹ như: Quỹ
đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, nạn nhân chất độc da cam, Ngoài ra,
Nhà máy còn trú trọng thực hiện các chính sách xã hội: Ủng hộ đồng bào bị
thiên tai bão lụt, giúp đỡ trẻ em tật nguyền, mồ côi, gia đình chính sách có công
với Tổ quốc.
1.7 Trình độ công nghệ và định hướng phát triển
1.7.1 Thực trạng trình độ công nghệ
Hiện nay, Nhà máy có 4 dây chuyền sản xuất chính gồm: Hai dây chuyền
sản xuất axit sunfuric, một dây chuyền sản xuất super lân và một dây chuyền
NPK.
Dây chuyền sản xuất Axit Sunfuric 1 sử dụng công nghệ tiếp xúc đơn công
suất 40.000 tấn/năm. Công nghệ tiếp xúc đơn được áp dụng phổ biến trước năm
1970 với hiệu suất chuyển hóa SO
2
thành SO

3
chỉ đạt 98%. Lượng SO
2
không
chuyển hóa bị thải vào khí quyển, gây ô nhiễm môi trường.
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Dây chuyền Axit Sunfuric số 2 được đầu tư xây dựng mới với công nghệ
tiên tiến - tiếp xúc kép, hấp thụ 2 lần. Cả 2 dây chuyền đều trang bị hệ thống tự
động hóa điều khiển quá trình công nghệ để các dây chuyền sản xuất hoạt động
ổn định. Các dây chuyền axit đều có hiệu suất sử dụng cao (tính theo công suất
sử dụng trung bình trong một năm) là 95 - 100%, đều là dây chuyền sản xuất
đồng bộ, đều có đủ hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng và xử lý khí thải
đảm bảo chất thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn của tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam.
Dây chuyền sản xuất super phốt phát với công nghệ sản xuất theo phương
pháp hóa học sử dụng axit sunfuric phân hủy quặng apatit. Đây là dây chuyền
với những thiết bị có trình độ công nghệ thấp, nguồn ô nhiễm bụi, khí, tiếng ồn,
nước thải chưa được xử lý triệt để. Vấn đề an toàn vệ sinh công nghiệp và môi
trường sinh thái chưa được đảm bảo.
1.7.2 Định hướng phát triển
Chiến lược phát triển trung và dài hạn của Công ty:
Là nhà sản xuất, cung ứng phân bón và hóa chất uy tín trên thị trường.
Thiết lập chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -
2000.
Các sản phẩm hóa chất đáp ứng nhu cầu cho các ngành sản xuất công
nghiệp khác của nền kinh tế quốc dân, giữ vững thị phần thị trường, đồng thời
nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, tăng giá trị sản lượng đáp ứng nhu cầu
thị trường.

Cải thiện môi trường làm việc và môi trường sống trong và xung quanh
Nhà máy.
Tập trung nghiên cứu khả thi đề án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất phân SA.
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC
2 Thông tin khái quát phân xưởng axit
Hiện tại cả 2 dây chuyền sản xuất Axit Sunfuric của Nhà máy Super Phốt
Phát Long Thành đều sử dụng lưu huỳnh nguyên tố (S) làm nguyên liệu.
Dây chuyền Axit Sunfuric 1 sử dụng công nghệ tiếp xúc đơn công suất
40.000 tấn/năm. Dây chuyền tiếp xúc đơn hiệu suất chuyển hóa SO
2
thành SO
3
không cao chỉ đạt 98%. Lượng SO
2
không chuyển hóa bị thải vào khí quyển gây
ô nhiễm môi trường.
Dây chuyền Axit Sunfuric 2 được đưa vào hoạt động từ năm 2005 sử dụng
công nghệ tiếp xúc hấp thụ kép công suất 40.000 tấn/năm. Với dây chuyền mới
tiên tiến này hiệu xuất chuyển hóa SO
2
đạt từ 99 - 99.6% đã đáp ứng được
những quy định ngặt nghèo về bảo vệ môi trường.
Sản phẩm là H
2
SO
4
98.3%.
2.1 Vai trò của Axit sunfuric

Axit sunfuric là một hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất trong nền kinh tế
quốc dân và cũng là một sản phẩm có khối lượng lớn của công nghiệp hóa học.
Là một chất lỏng không màu. Nó chuyển sang màu vàng đen khi có lẫn tạp
chất tan trong nước theo một tỷ lệ bất kỳ và toả nhiệt mạnh tạo ra các hydrat.
Axit sunfuric là chất ăn mòn mạnh.
Tỷ trọng 1,84 g/cm
3
Người ta thường oxi hóa SO
2
trên xúc tác rắn thành SO
3
, nên được gọi là
phương pháp tiếp xúc. Sản xuất được H
2
SO
4
nồng độ trên 98%.
Được sử dụng nhiều để sản xuất phân bón, chế biến nhiên liệu lỏng, tổng
hợp hữu cơ, sản xuất thuốc nhuộm, dùng trong ngành luyện kim, mạ điện,
2.2 Nguyên liệu và nhiên liệu
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyên liệu sản xuất axit sunfuric rất phong phú và đa dạng. Ngoài lưu
huỳnh nguyên chất các hợp chất chứa lưu huỳnh đều có thể làm nguyên liệu sản
xuất H
2
SO
4
: Quặng pyrit sắt, muối sunfat, hydrosunfua (H
2

S) và một số chất thải
có chứa lưu huỳnh khác.
2.2.1 Lưu huỳnh
S rắn mà Nhà máy sử dụng có độ tinh khiết khoảng 99.9%.
Việc sử dụng lưu huỳnh thay cho các nguyên liệu khác là do:
Khi đốt lưu huỳnh ta thu được hỗn hợp khí có hàm lượng SO
2
cao. Điều
này rất quan trọng trong quy trình sản xuất axit Sunfuric theo phương pháp tiếp
xúc.
Khi sản xuất quy mô lớn và xa vùng nguyên liệu thì lưu huỳnh nguyên tố
lại là nguyên liệu rẻ tiền.
Lưu huỳnh chứa rất ít tạp chất đặc biệt là Asen và khi cháy không tạo xỉ,
không gây ngộ độc xúc tác nên các công đoạn sản xuất được rút ngắn rất nhiều.
Sử dụng S sẽ bớt đi một số công đoạn tinh chế khí, dẫn đến bớt đi được các
thiết bị: Lò tầng sôi, lọc điện khô, tháp rửa, lọc điện ướt giảm chi phí đầu tư.
Nếu sử dụng quặng pyrit làm nguyên liệu khi đốt sẽ dẫn đến tạo nhiều chất
thải rắn nhất là xỉ pyrit rất khó xử lý, dẫn đến tăng chi phí đầu tư và thường gây
ô nhiễm môi trường (thực tế thường kết hợp với sản xuất thép, lưu huỳnh là sản
phẩm phụ). Muối Sunfat là nguồn nguyên liệu phong phú để sản xuất Axit
Sunfuric. Trong đó, được dùng nhiều nhất là CaSO
4
. Tuy nhiên, khi dùng nguồn
nguyên liệu này để sản xuất thì tiêu tốn vốn đầu tư cơ bản nên thường kết hợp
với quá trình sản xuất ximăng. Trung bình cứ 1 tấn ximăng thì tương ứng sản
xuất được 1 tấn Axit Sunfuric. Chính vì những lí do ưu việt không những mang
lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường, Nhà
máy Supe Photphat Long Thành chọn lưu huỳnh nguyên tố làm nguyên liệu sản
xuất Axit Sunfuric.
Tính chất của lưu huỳnh

SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyên tử lưu huỳnh nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 16, lưu huỳnh có
hai dạng thù hình: Lưu huỳnh tà phương S
α
và lưu huỳnh đơn tà S
β
. Chúng khác

nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí, nhưng tính chất hóa học giống
nhau.
Bảng 2.1 Tính chất của lưu huỳnh
Cấu tạo tính chất vật lí Lưu huỳnh tà phương S
α
Lưu huỳnh đơn tà S
β
Cấu trúc tinh thể
Khối lượng riêng (g/cm
3
) 2.07 1.96
Nhiệt độ nóng chảy (
o
C)
113 119
Nhiệt độ sôi (
o
C) < 95.5 95,5 - 119
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh.
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.1 Giản đồ pha của lưu huỳnh
Ở nhiệt độ thấp hơn 113
o
C, lưu huỳnh S
α
và S
β
là một chất rắn xốp màu
vàng nhạt không tan trong nước, không có mùi. Phân tử lưu huỳnh gồm 8
nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo thành mạch vòng.
Hình 2.2 Mô phỏng cấu tạo vòng của phân tử lưu huỳnh S
8
Ở nhiệt độ 119
o
C, lưu huỳnh nóng chảy thành chất lỏng màu vàng, thể tích
tăng thêm 15% và rất linh động. Ở nhiệt độ này, các phân tử S
8
chuyển động
trượt trên nhau rất dễ dàng.
Ở nhiệt độ 187
o
C, lưu huỳnh lỏng trở nên quánh nhớt, có màu nâu đỏ. Ở
nhiệt độ này, mạch vòng của phân tử S
8
bị đứt gẫy tạo thành những chuỗi có 8
nguyên tử S. Những chuỗi này liên kết với nhau tạo thành phân tử lớn, chứa tới
hàng triệu nguyên tử (S
n
). Những phân tử S
n

chuyển động rất khó khăn.
Hình 2.3 Sự biến đổi S
8
thành S
n
Ở nhiệt độ 445
o
C, lưu huỳnh sôi. Ở nhiệt độ này các phân tử lớn Sn bị đứt
gãy thành nhiều phân tử nhỏ bay hơi.
Hơi của lưu huỳnh có màu vàng đỏ ở 900
o
C chỉ có dạng S
2
nhưng khi hạ nhiệt
độ xuống còn 800
o
C thì S
2
chuyển thành S
8
và S
6
. Nhiệt độ bốc cháy của lưu
huỳnh là 160 – 260
o
C nhưng tốc độ cháy nhỏ.
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.2 Tóm tắt ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo phân tử và tính chất vật lý
của lưu huỳnh

Nhiệt độ Trạng thái Màu sắc Cấu tạo phân tử
< 113
o
C Rắn Vàng S
8
mạch vòng tinh thể S
α
và S
β
119
o
C Lỏng Vàng S
8
mạch vòng, linh động
187
o
C Quánh, nhớt Nâu đỏ Vòng S
8
→ chuỗi S
8
→ S
n
445
o
C
1400
o
C
1700
o

C
Hơi
Hơi
Hơi
Da cam
S
6
, S
4
S
2
S
Việc xác định những biến đổi của lưu huỳnh dưới tác động của nhiệt độ có
ý nghĩa quan trọng trong sản xuất, trong công tác thiết kế và vận hành thiết bị.
Ngoài ra, lưu huỳnh nguyên liệu còn phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
Hàm lượng Asen không quá 0.0005%. Asen gây ngộ độc xúc tác.
Hàm lượng Bitum không quá 0.2%. Nếu vượt quá 0.2% khi cháy trong lò
đốt lưu huỳnh tạo thành CO
2
và H
2
O, khi ở nhiệt độ hơn 270
o
C, hơi nước sẽ kết
hợp với SO
3
tạo ra mù axit ở tháp hấp thụ gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hao
nguyên liệu.
2.2.2 Chất xúc tác
Từ những năm 1895 Vanadi oxit được phát hiện, có khả năng xúc tác cho

phản ứng oxi hóa của SO
2
. Sau đó chúng được tập trung nghiên cứu và đã đưa ra
một số kết luận sau:
- Vanadi oxit V
2
O
5
nguyên chất có hoạt tính không cao đối với phản ứng
oxi hóa SO
2
.
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Xúc tác Vanadi oxit có hoạt tính cao nếu chúng kết hợp với oxit kim loại
kiềm MeO
2
(Me là kim loại kiềm) và Silic dioxit SiO
2
.
- SiO
2
chiếm thành phần chủ yếu trong xúc tác, chúng quyết định cấu trúc
bên trong hạt xúc tác và đóng vai trò là chất mang.
- V
2
O
5
là thành phần hoạt tính của xúc tác, hàm lượng có trong xúc tác từ 5
÷ 10%.

- Muối của kim loại kiềm (Na, K, Li, ) là chất kích động làm tăng hoạt
tính của xúc tác lên cả trăm lần. Tỉ lệ kim loại kiềm (V
2
O
5
MeO
2
) càng lớn hoạt
tính xúc tác càng giảm thông thường tỉ lệ này từ 11 đến 16.
Thời kỳ đầu người ta dùng Pt làm chất xúc tác, Pt có hoạt tính cao, nhưng
không kinh tế. Những năm gần đây người ta dùng vanadi oxit V
2
O
5
vì chúng
cũng có hoạt tính cao và rẻ hơn. Hơn nữa xúc tác còn được trộn thêm Al
2
O
3
,
SiO
2
, K
2
O, CaO, một số nguyên tố khác nhằm tăng hoạt tính, độ bền cơ, bền
nhiệt,
Chất xúc tác được sử dụng vai trò tăng nhanh tốc độ phản ứng oxi hoá SO
2
thành SO
3

trong tháp tiếp xúc. Trong dây chuyền sản xuất của Nhà máy sử dụng
chất xúc tác vanađi oxit, do các ưu điểm sau:
- Xúc tác V
2
O
5
có hoạt tính mạnh và rẻ hơn các xúc tác khác (khoảng 130
triệu/m
3
).
- Độ nhiễm độc asen V
2
O
5
kém hơn Pt vài ngàn lần.
- Độ bền nhiệt, bền cơ học cao.
Xúc tác thường được chế tạo dưới dạng viên, hình cầu, hạt, bột.
SVTH: Ngô Văn Mạnh Trang 25

×