Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.25 KB, 58 trang )

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
- BV: Bequest Value – giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại
- DUV: Direct Use Value – giá trị sử dụng trực tiếp
- EXV: Existence Value – giá trị tồn tại
- ITCM: Individual Travel Cost Method – cách tiếp cận phương pháp chi phí
du lịch theo cá nhân.
- IUV: Indirect Use Value – giá trị sử dụng gián tiếp
- NUV: Non Use Value – giá trị không sử dụng
- OV: Option Value – giá trị tuỳ chọn
- TEV: Total Economic Value - tổng giá trị kinh tế.
- TCM: Travel Cost Method – phương pháp chi phí du lịch.
- UV: Use Value – giá trị sử dụng.
- WTP: Willingness to pay - mức sẵn lòng chi trả.
- ZTCM: Zonal Travel Cost Method – cách tiếp cận phương pháp chi phí du
lịch theo vùng.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến VQG Cát Bà qua các năm 32
Bảng 3.1: Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách 47
Bảng 3.2: Số lượng khách theo nhóm 47
Bảng 3.3: Mục đích của du khách khi đi du lịch 49
Bảng 3.4: Các vấn đề không hài lòng 50
Bảng 3.5: WTP của khách du lịch 51
Bảng 3.6: Đặc điểm các vùng 51
Bảng 3.7: Lượng khách trung bình qua các năm 52
Bảng 3.8: Tỉ lệ tham quan của mỗi vùng qua 1 năm 53
Bảng 3.9: Chi phí giao thông 54
Bảng 3.10: Số lượt thăm quan của mỗi vùng trong 1 năm 55
Bảng 3.11: Chi phí ăn nghỉ 56
Bảng 3.12: Chi phí khác 57


Bảng 3.13: Tổng chi phí mỗi vùng 58
Bảng 3.14: Bảng giá trị VR và TC 59
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÊN HÌNH TRANG
Hình 1.1: Sơ đồ TEV 14
Hình 1.2: Các phương pháp định giá môi trường 16
Hình 1.3: Đồ thị hàm cầu giá trị môi trường 17
Hình 3.1: Đồ thị hàm cầu giải trí của Vườn Quốc Gia 60
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi thời kỳ, môi trường luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, có tác
động thiết thực, nếu không muốn nói là sống còn tới đời sống con người. Môi
trường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm các yếu tố như không khí, nước,
đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho cuộc
sống con người mà chính chúng ta hàng ngày, hàng giờ có những tác động cả
tích cực và tiêu cực lên sự vận động của chúng. Môi trường và tài nguyên
thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ
sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương
tiện sinh sống và phát triển bền vững
Môi trường cũng được hiểu như toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo
bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con
người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng
cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công
trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Rừng bao gồm nhiều tài nguyên
thiên nhiên con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống
của con người (rừng cây, động thực vật, khoáng sản, các mỏ dầu, khí, các
ngưồn nước…). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi
trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động khai thác tài
nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với

đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống và phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn,
khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự
nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi
trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống
tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Vì vậy, việc nâng tầm nhận thức của con người về
các vấn đề môi trường, sự tác động qua lại giữa môi trường và các vấn đề
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội là việc làm hết sức cấp bách và cần đến sự
phối hợp đồng bộ của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan.
Là những cá thể trực tiếp tham gia vào các mối quan hệ và nhiều hoạt
động kinh tế hiện tại, chúng ta hiểu rõ mọi hoạt động kinh tế, xã hội gây nên
những ảnh hưởng tới môi trường theo nhiều chiều hướng khác nhau. Và
đương nhiên, hệ thống môi trường cũng “phản hồi” những tác động đó theo
chiều hướng, tính chất bị tác đông.
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi
trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương
thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần
thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các

loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước
mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên
có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
Từ các chức năng trên, có thể nhận thấy rằng, môi trường tự nhiên là yếu
tố quan trọng tới các hoạt động kinh tế của con người, môi trường tự nhiên là
tài sản quốc gia quý giá
Rõ ràng, môi trường tự nhiên là một thành tố quan trọng của hệ thống
kinh tế và nếu không có môi trường tự nhiên thì hệ thống kinh tế sẽ không thể
hoạt động và thực hiện được các chức năng của nó. Do vậy, ta cần quan tâm
đến môi trường tự nhiên như là một tài sản, một tài nguyên không thể thiếu.
Từ trước đến nay, con người vẫn luôn coi môi trường là dạng “trời cho”
hay “thiên nhiên ban tặng” nên người ta khai thác và sử dụng không tính toán
đến những thiệt hại mà hoạt động khai thác gây ra cho môi trường. Một trong
những nguyên nhân của điều này là do hàng hoá môi trường không được định
giá trên thị trường.
Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài:
“Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc
Gia Cát Bà tp. Hải Phòng”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
Qua phương pháp chi phí du lịch, nhằm xác định lợi ích từ hoạt động du
lịch Vườn Quốc Gia Cát Bà đem lại cho cộng đồng, đồng thời xác định giá
trị môi trường của nó để làm căn cứ cho trong việc quy hoạch phát triển,
hướng tới phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
 Khái quát thực trạng môi trường hiện tại và hoạt động du lịch của
Vườn Quốc Gia Cát Bà.
 Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch nhằm tính toán ra giá trị cảnh
quan cho Vườn Quốc Gia Cát Bà.
3. Các phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập thông tin: tổng hợp tài liệu thứ cấp cùng với
phỏng vấn trực tiếp.
 Phương pháp điều tra xã hội học
 Phương pháp chuyên gia
 Phương pháp thực địa
 Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel,
 Phương pháp lượng giá giá trị cảnh quan: sử dụng phương pháp chi
phí du lịch theo vùng (Zonal travel cost method – ZTCM).
4. Cấu trúc của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, chuyên đề
được trình bày trong ba chương:
Chương I: Sử dụng phương pháp chi phí du lịch cho đánh giá chất
lượng môi trường.
Chương II: Tổng quan về Vườn Quốc Gia Cát Bà.
Chương III: Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch để xác định giá trị
cảnh quan tại Vườn Quốc Gia Cát Bà.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cám ơn của mình tới TS. Lê Hà Thanh, khoa Kinh
Tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, gợi ý đề tài cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế -
Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, trong quá trình, thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu
thực tiễn để hoàn thành đề tài này, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
Tổng cục Thống kê, Phòng môi trường, Trung tâm du lịch sinh thái và giáo
dục môi trường Vườn Quốc Gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tôi cũng xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả,

số liệu đã có không sao chép từ báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu
sai tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Sinh viên KTMT - K47
Hồng Quang Minh
Phần 1. Tổng quan về phương pháp chi phí du lịch
1.1. Chất lượng môi trường
1.1.1. Khái niệm chất lượng môi trường
Có thể hiểu chất lượng môi trường là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình,
được tạo ra dưới tác động của tất cả những thành phần môi trường tự nhiên và
những hoạt động của con người, đem lại những hiệu quả nhất định về mặt
thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ của cảnh quan là đối tượng để thưởng thức, thư
giãn và để khám phá - một nội dung rất quan trọng của hoạt động du lịch, vốn
được hiểu là hoạt động có mục đích cơ bản là "đáp ứng nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng” của con người.
Trong mối quan hệ với các thành phần môi trường khác, chất lượng môi
trường mang tính chất phái sinh bởi nó được tạo thành từ các thành phần môi
trường liên quan. Tuy nhiên, chất lượng môi trường có tính độc lập tương đối.
Sự độc lập tương đối này thể hiện ở chỗ chất lượng của cảnh quan môi trường
không được đánh giá theo chất lượng của các thành phần môi trường cơ bản
mà được đánh giá trên cơ sở cảm quan và chỉ căn cứ vào những yếu tố hữu
hình tác động lên giác quan của con người, được đánh giá ở sự hài hòa khả
năng tạo ấn tượng và tạo cảm xúc. Tác động từ những biến đổi của chất lượng
môi trường lên hoạt động du lịch thường mang tính trực tiếp, mạnh mẽ và
nhanh chóng. Do vậy, việc bảo vệ chất lượng môi trường cần được coi là một
trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch.
Để bảo vệ hiệu quả chất lượng môi trường, cần nhận thức được đầy đủ
các yếu tố hình thành và tác động lên chất lượng môi trường. Chất lượng môi
trường trước hết được tạo thành bởi các yếu tố tự nhiên không cần có sự xếp
đặt của bàn tay con người như: các dạng địa hình, đất nước, cây cỏ, chim
muông, các hiện tượng thời tiết. Những yếu tố tác động luôn bao gồm yếu tố

thiên nhiên và yếu tố con người..
Với tư cách là sự kết hợp của toàn bộ những yếu tố hữu hình, bất kỳ một
hoạt động nào tại khu, tuyến điểm du lịch cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường, bao gồm cả hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế, dân
sinh khác, đặc biệt là hoạt động xây dựng. Thậm chí trong một số trường hợp,
chính những hoạt động nhằm tạo cảnh quan nhân tạo lại làm mất đi vẻ đẹp
của cảnh quan tự nhiên và làm suy giảm tính hấp dẫn của khu, tuyến hoặc
điểm du lich.
1.1.2. Giá trị kinh tế của chất lượng môi trường: Tổng giá trị kinh tế
Khái niệm tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value – TEV) xuất hiện
vào những năm 1980, được xây dựng trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn diện
và hiệu quả về giá trị hàng hoá môi trường mà quá trình nhìn nhận đó không
chỉ bao gồm những giá trị trực tiếp lượng hoá được mà còn bao gồm những
giá trị gián tiếp - những giá trị ẩn khó nhìn thấy nhưng mặt khác lại rất có ý
nghĩa về mặt kinh tế - xã hội.
Một khu rừng có thể cung cấp gỗ cho người tiều phu và các dịch vụ sinh
thái cho cộng đồng địa phương, rồi lọc nước cho các nhà máy thuỷ điện, các
nguồn gen cho các công ty dược phẩm đa quốc gia đồng thời là nơi hấp thụ
carbon cho phát thải CO
2
toàn cầu. Như vậy, tổng của tất cả các loại giá trị
liên quan đến một tài nguyên thì được gọi là tổng giá trị kinh tế (TEV).
Giá trị, xét về góc độ kinh tế, là một khái niệm nhân tâm, nghĩa là giá trị
được xác định bởi con người trong xã hội chứ không phải do chính quyền hay
quy luật của tự nhiên quy định. Các nhà kinh tế đã phát triển một nguyên tắc
phân loại các giá trị kinh tế khi liên hệ với môi trường tự nhiên. Có 3 phương
pháp khác nhau để đánh giá giá trị: giá trị sử dụng, giá trị lựa chọn và giá trị
tồn tại.
Giá trị sử dụng: Các nhà kinh tế phải tính giá trị sử dụng, là loại giá trị
được rút ra từ hiệu quả sử dụng thực của môi trường. Người câu cá, thợ săn,

người đi dạo… tất cả đều sử dụng môi trường và thu được lợi ích mà không
phải trả tiền thực tiếp.
- Giá trị sử dụng trực tiếp: là giá trị trực tiếp mà người ta thu được khi sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đó. Lấy ví dụ khi chúng ta trực tiếp
khi thác và sử dụng nguồn tài nguyên như gỗ hay săn bắn chim thú, đó chính
là giá trị sử dụng trực tiếp mà con người thu được.
- Giá trị sử dụng gián tiếp : xét trên khía cạnh nào đó thì đây chính là giá
trị mà chức năng của các hệ sinh thái tạo ra. Những chức năng đó để phục vụ
cho con người, vì thế nó cần phải được lượng giá. Ví dụ: một khu rừng, ngoài
chức năng cung cấp gỗ, thì còn có chức năng bảo vệ chống sói mòn, giữ nước,
hút CO
2
…Tất cả những chức năng này nó trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ
cho lợi ích kinh tế và lợi ích của con người.
Giá trị lựa chọn: Mỗi cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để sử
dụng môi trường hay tài nguyên môi trường trong tương lai. Giá trị lựa chọn
là giá trị của môi trường như là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở
thành giá trị thực sử dụng trong hiện tại. Mỗi cá nhân có thể biểu lộ sự sẵn
sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để chống lại những khả năng sử dụng
của một người nào đó trong tương lai.
Giá trị lựa chọn còn có thể bao gồm cả giá trị sử dụng của những người
khác (nghĩa là lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị sử dụng của những
người khác. Bạn cảm thấy hài lòng khi thấy những người khác cũng thu được
những lợi ích nên bạn sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để đem lại
lợi ích cho người khác) và giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai (giá trị
truyền lại là sự sẵn lòng chi trả để bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho
con cháu của chúng ta).
Giá trị lựa chọn = giá trị sử dụng cá nhân + giá trị sử dụng bởi những
người khác + giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai
Tổng giá trị người sử dụng thu được = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa

chọn
Giá trị tồn tại: Các tài nguyên môi trường đều có giá trị thực nội tại của
chính bản thân chúng. Giá trị này không liên quan đến việc sử dụng nên được
gọi là giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng là những vấn đề đạo đức như sự
xuống cấp của môi trường, sự cảm thông đối với các loài sinh vật. Ví dụ như
mỗi cá nhân đều cảm thấy hài lòng với việc bảo vệ các cá thể còn lại của một
số loài như loài cú đốm hay loài cá voi xanh lưng gù. Hầu như tất cả mọi
người đều coi trọng sự tồn tại của các loài này hơn là chỉ đơn giản thích thú
ngắm nhìn chúng. Họ đánh giá cao sự tồn tại của chính các loài vật này.
Tổng giá trị của các tài nguyên môi trường được tính bằng tổng của cả 3
thành phần nói trên:
Tổng giá trị kinh tế = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn + giá trị tồn
tại
= giá trị sử dụng + giá trị không sử dụng
Như vậy, các nhà kinh tế học môi trường đã thực hiện được rất nhiều khi
phân loại các giá trị kinh tế trong mối quan hệ của chúng với môi trường tự
nhiên. Tuy vấn đề thuật ngữ vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn, nhưng nhìn
trên cơ sở chung họ đều dựa trên sự tương tác giữa con người (người định ra
giá trị) với môi trường (vật được đánh giá). Theo nguyên tắc, để đo lường
TEV các nhà kinh tế học tiến hành bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và
giá trị không sử dụng, và TEV đã được khái quát hoá bằng công thức sau:
TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV)

Hình 1.1: Sơ đồ TEV
Trong đó: - TEV (Total economic values) là tổng giá trị kinh tế.
- UV (Use values) là giá trị sử dụng.
- DUV (Direct use values) là giá trị sử dụng trực tiếp.
- IUV (Indirect use values) là giá trị sử dụng gián tiếp.
- OV (Option values) là giá trị tuỳ chọn.
- NUV (Nonuse values) là giá trị không sử dụng.

- BV (Bequest values) là giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại.
- EXV (Existence values) là giá trị tồn tại.
Sự phân biệt đầu tiên và quan trọng nhất đó là giữa giá trị sử dụng và giá
trị không sử dụng.
1.2. Vấn đề định giá môi trường
1.2.1. Sự cần thiết phải định giá môi trường
Định giá môi trường là sử dụng các loại công cụ kỹ thuật nhằm lượng
hoá giá trị bằng tiền của hàng hoá chất lượng môi trường làm cơ sở cho việc
hoạch định các chính sách về khai thác, sử dụng và quản lý các hàng hoá môi
trường.
Chúng ta nên định giá môi trường vì:
TEV
NUVN
UVUV
UV
UV
DUV IUV OV BV EXV
Thứ nhất, chất lượng môi trường cung cấp điều kiện và không gian sống
cho con người, đồng thời cũng cung cấp tài nguyên cho quá trình sản xuất vật
chất và hấp thụ chất thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của con người.
Quá trình lao động sản xuất của con người cũng phục hồi môi trường, vì thế
có thể khẳng định chất lượng môi trường thỏa mãn 2 thuộc tính là giá trị và
giá trị sử dụng. Chất lượng môi trường cũng là loại hàng hóa cần phải định
giá để tránh những thất bại thị trường xảy ra.
Thứ hai, con người có xu hướng khai thác môi trường một cách tràn lan
mà không để ý đến những tác động tiêu cực tới môi trường. Thực hiện định
giá môi trường là cách nhắc nhở con người quan tâm và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, cảnh báo con người về mức độ khai thác tài nguyên đang ngày
càng tăng cao tỉ lệ thuận với độ cạn kệt về môi trường.
Thứ ba, định giá môi trường góp phần đưa đến sự công bằng trong quá

trình ra quyết định. Định giá góp phần thực hiện nguyên tắc “người gây ô
nhiễm trả tiền” tức là qua định giá môi trường chúng ta sẽ xác định được đối
tượng gây ô nhiễm và họ sẽ “phải trả bao nhiêu”.
Thứ tư, khi cả giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng được lượng hoá,
thì sẽ có tính thuyết phục cao trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của
người dân nói chung cũng như có thể chỉ dẫn quá trình thực hiện về mặt kinh
tế đúng đắn hơn.
Thứ năm, nếu tiến hành lượng hoá một cách cẩn thận thì sẽ tạo ra được
một nền tảng cơ sở chính sách an toàn và hợp lý, qua đó có phương cách sử
dụng môi trường cẩn thận hơn.
Như vậy, có thể kết luận việc định giá môi trường là hoàn toàn cần thiết
và đúng đắn. Vậy người ta sẽ định giá môi trường như thế nào? Sau đây là
một số phương pháp được áp dụng khá phổ biến.
1.2.2. Phương pháp định giá môi trường
Hình 1.2. Các phương pháp định giá môi trường
Để đánh giá hàng hoá môi trường (hay là TEV) thì cách tiếp cận chung
của thế giới cơ bản có hai nhóm phương pháp đánh giá. Đó là: các phương
pháp sử dụng đường cầu và các phương pháp không sử dụng đường cầu.
1.2.2.1. Các phương pháp không sử dụng đường cầu
Là các phương pháp trực tiếp hay gián tiếp mà mỗi khi đánh giá chất
lượng môi trường người ta sẽ xác định giá trị trên cơ sở các kỹ thuật đánh giá
mà không lập hàm cầu (hàm lợi ích). Đây là nhóm phương pháp không thể lập
được hàm cầu, do đó không thể đo lường được phúc lợi thực tế nhưng mặt
khác thông tin lại rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách.
Các phương pháp không sử dụng đường cầu bao gồm:
Phương pháp đáp ứng liều lượng
Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí cơ hội.
Phương pháp chi tiêu bảo vệ
1.2.2.2. Các phương pháp sử dụng đường cầu

Phương pháp
Dùng đường cầu Không dùng đường cầu
Phát biểu sự ưa thích
(Stated Preference)
Bộc lộ sự ưa thích
(Revealed Preference)
Chi phí thay thế
Chi tiêu bảo vệ
Chi phí cơ hội
Liều lượng
đáp ứng
Đánh giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation)
Chi phí
du lịch
(Travel
Cost
Method)
Đánh giá
Hưởng thụ
(Hedonic
Price
Method)
Là các phương pháp được sử dụng dựa trên cơ sở xây dựng đường cầu để
đánh giá giá trị hàng hoá môi trường. Mỗi khi đánh giá chất lượng hàng hoá
môi trường tại khu vực nào đó, người ta xác lập cho được hàm cầu, dựa trên
nguyên lý kinh tế về mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và giá cả. Đây
là những phương pháp dùng để đo lường phúc lợi.
Hình 1.3: Đồ thị hàm cầu giá trị môi trường
Các phương pháp sử dụng đường cầu bao gồm:

Phương pháp chi phí du lịch (TCM: travel cost method)
Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ (HPM: Hedomic pricing method)
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM: Contigent valuation method).
1.2.3. Các cách tiếp cận của phương pháp chi phí du lịch
Trong số các mô hình chi phí du lịch thì chi phí du lịch theo vùng
(ZTCM) và chi phí du lịch theo cá nhân (ITCM) là 2 cách tiếp cận phổ biến
và đơn giản nhất của phương pháp chi phí du lịch.
1.2.3.1. Cách tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo cá nhân
(Individual Travel Cost Method – ITCM)
q
P
MB = WTP
TEV
P : giá cả
q : chất lượng môi trường
WTP : sẵn lòng chi trả
Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa số lần đến điểm du lịch
hàng năm của một cá nhân với chi phí du lịch mà cá nhân đó phải bỏ ra.
V
i
= f(TC
i
, S
i
)
Trong đó : V
i
là số lần cá nhân đến điểm du lịch trong 1 năm
TC
i

là chi phí du lịch của cá nhân i
S
i
là các nhân tố có ảnh hưởng đến cầu du lịch của cá nhân đó, ví dụ như:
chi phí thay thế, thu nhập, tuổi, giới tính, trình độ học vấn.
Trong trường hợp này, giá trị giải trí của cá nhân là phần diện tích phía
dưới đường cầu của họ. Vì vậy, tổng giá trị giải trí của cả khu du lịch sẽ tính
bằng cách tổng hợp các đường cầu cá nhân lại. Cách tiếp cận ITCM sẽ gặp
phải hạn chế khi sự dao động là quá nhỏ hoặc trường hợp khi các cá nhân
không đến điểm du lịch một vài lần trong năm. Do đó, trong trường hợp mọi
khách du lịch chỉ đến điểm du lịch 1 lần trong năm thì khó có thể chạy hàm
hồi quy.
Rút ra rằng, phương pháp chi phí du lịch theo cá nhân chỉ phù hợp với
các khu du lịch mà du khách đến nhiều lần trong năm như công viên hay vườn
bách thảo.
1.2.3.2. Cách tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo vùng (Zonal
Travel Cost Method – ITCM)
Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa tỉ lệ tham quan của vùng
xuất phát tới vị trí nghiên cứu với tổng chi phí du lịch của vùng xuất phát.
V
i
= V(TC
i
, POP
i
, S
i
)
Trong đó : V
i

là số lần từ vùng i tới điểm du lịch
POP
i
là số dân của vùng i
S
i
là các biến kinh tế xã hội
Thông thường biến phụ thuộc được biểu hiện dưới dạng (V
i
/POP
i
) hay tỉ
lệ số lần tham quan trên 1000 dân – VR.
Đơn vị quan sát của ZTCM là các vùng vì khi áp dụng ZTCM thì diện
tích xung quanh điểm du lịch được chia thành các vùng với khoảng cách khác
nhau tới điểm du lịch. Những hạn chế của ITCM đã được khắc phục khi sử
dụng ZTCM. ZTCM sử dụng tỷ lệ số lần viếng thăm của mỗi vùng tới điểm
du lịch (VR) là hàm của chi phí du lịch, bởi vậy số lần một cá nhân tới điểm
du lịch hoàn toàn không ảnh hưởng đến hàm.
ZTCM không phải không có những hạn chế riêng của nó vì mô hình chi
phí du lịch theo vùng cũng thống kê không hiệu quả vì nó tổng hợp dữ liệu từ
số lượng lớn các cá nhân thành 1 vài vùng quan sát. Mặt khác, mô hình chi
phí du lịch theo vùng xem tất cả các cá nhân đến từ một vùng có các chi phí
du lịch như nhau trong khi điều này không phải lúc nào cũng đúng.
1.2.4. Các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch
Trong phần này sẽ nêu các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch
theo vùng.
Bước 1:
Cần xác định vị trí mà chúng ta muốn đánh giá, sau đó chọn một số
lượng người thường xuyên lui tới đó.

Bước 2:
Sau khi giới thiệu mục đích khảo sát, bảng câu hỏi nên phân tích cẩn
thận những đặc điểm chính của chuyến đi cùng với các đặc điểm kinh tế xã
hội của du khách. Một số biến số sẽ phụ thuộc vào loại mô hình chi phí du
lịch nào được sử dụng ( ZTCM, hay ITCM). Hạn chế thiết kế bảng câu hỏi
quá dài dòng, vì khả năng gây phiền cho người bị phỏng vấn. Cuối cùng, soạn
các câu hỏi chính xác đủ ý mà thôi. Chúng ta sẽ hỏi khách du lịch về:
Họ từ đâu tới (thành phố nào, nước nào)
Số khách trên một phương tiện chuyên chở tới
Phương tiện đểchuyên chở (ô tô, máy bay, xe máy…)
Thời gian đi đến và ở lại tại địa điểm
Tần suất du lịch, thời gian của chuyến đi
Thu nhập của khách
Chi phí du lịch trực tiếp (chi phí di chuyển, thức ăn, chỗ ở…)
Mục đích đi du lịch, sở thích du lịch.
Trong đó có hai nội dung cơ bản mà ta không thể bỏ, đó là quãng đường
mà họ lui tới địa điểm nghiên cứu khoảng cách bao xa và số lần lui tới trong 1
năm.
Bước 3:
Tiến hành phân nhóm đối với các đối tượng được phỏng vấn dựa trên cơ
sở khoảng cách quãng đường mà họ đi tới địa điểm du lịch. Điều này có
nghĩa, những người nào đến từ các vùng có khoảng cách tương tự nhau thì
chúng ta gộp chung vào một nhóm, mỗi nhóm này sẽ cách điểm nghiên cứu
một khoảng nhất định.
Bước 4:
Ước tính chi phí và số lần đi tới vị trí đánh giá của từng nhóm. Đây là
bước quan trọng nhất, là cơ sở để xây dựng hàm cầu cho các cảnh quan môi
trường.
Thứ nhất là về chi phí của chuyến đi:
P = e + f + ac + OC + ct

Trong đó: e (entrance fee) là vé để vào cổng
f (food and drink) là chi phí cho ăn uống
ac (accomodation) là chi phí cho nghỉ ngơi
OC là chi phí thời gian
ct (cost of transport) là chi phí vào phương tiện giao thông
Như vậy, chi phí của toàn bộ chuyến đi sẽ bao gồm: vé vào cổng, chi phí
nghỉ ngơi, chi phí ăn uống, chi phí cơ hội trên đường đi và trong thời gian lưu
lại khu giải trí, chi phí phương tiện giao thông.
Thứ hai là tính tỷ lệ thăm trên 1000 dân ở mỗi vùng. Nó đơn giản chỉ là
tổng lượt thăm mỗi năm từ mỗi vùng rồi chia cho dân số của vùng với đơn vị
nghìn.
Bước 5:
Xem xét mối quan hệ giữa chi phí của chuyến đi với số lần đi tới vị trí
đánh giá của các nhóm thông qua những số liệu điều tra, tính toán ở trên.
V
i
= V(TC
i
, POP
i
, S
i
)
Hay: VR
i
= V(TC
i
, S
i
)

Toàn bộ vùng có nhu cầu là:
n
i
VR
i
= n
i
V(TC
i
, S
i
)
Trong đó: n
i
là số người ở vùng i tới thăm quan.
Mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần đi lại được coi là thể hiện nhu
cầu giải trí. Điều đó có nghĩa là chúng ta giả định rằng chi phí đi lại thể hiện
giá trị giải trí, số lần đi lại thể hiện lượng giải trí.
Tuy nhiên, để phương pháp chi phí du lịch có thể áp dụng được, một số
giả thiết sau phải được thoả mãn:
Chi phí đi lại cùng với giá vé vào cổng có cùng ảnh hưởng như nhau tới
hành vi, nghĩa là mỗi cá nhân nhận thức và phản ứng về sự thay đổi đối với
chi phí đi lại theo cùng một kiểu đối với những thay đổi trong giá vé vào
cổng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xác định tổng chi phí một
cách chính xác.
Toàn bộ các lần viếng thăm đều có thời gian lưu lại như nhau, có như
vậy thì ta mới có thể đánh giá được lợi ích của điểm giải trí thông qua số lần
viếng thăm.
Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong khoảng thời gian di
chuyển tới điểm giải trí để đảm bảo chi phí đi lại không bị tính vượt quá mức.

1.2.5. Ưu điểm
Đây là phương pháp dễ chấp nhận về mặt lý thuyết và thực tiễn vì việc
đánh giá môi trường thông qua hưởng thụ là chính xác.
Xem xét trên các góc độ kinh tế, phương pháp chi phí du lịch cho chúng
ta cách nhìn nhận tương đối dễ hiểu, dễ tiếp cận.
Nếu công việc điều tra, phỏng vấn khách quan và đúng quy trình thì kết
quả mang lại sự phục vụ tốt cho công tác chính sách.
1.2.6. Hạn chế
Trong thực tế vẫn có thể xảy ra trường hợp có những khách du lịch cho
rằng vị trí đánh giá rất có ý nghĩa với họ. Vì vậy, thay vì thường xuyên đến họ
lại mua luôn nhà gần vị trí đó để ở. Trong trường hợp đó việc xác lập cự ly sẽ
được xem xét và tính toán lại.
Cũng có trường hợp khi chúng ta điều tra và gặp phải những đối tượng
không phải bỏ chi phí (thường xảy ra ở những vị trí gần với địa bàn cư trú)
nhưng lại đánh giá cao chất lượng môi trường ở đó. Như vậy, không thể định
giá môi trường bằng phương pháp chi phí du lịch được mà phải sử dụng
phương pháp khác.
Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này chúng ta còn gặp phải một số trở
ngại khác như: việc trả lời không chính xác theo mẫu hoặc những vấn đề liên
quan đến lợi ích của số người không sử dụng trực tiếp… Trong trường hợp đó
đòi hỏi người đánh giá phải có các cách xử lý về mặt kỹ thuật phù hợp.
Phần 2: Tổng Quan Về Vườn Quốc Gia Cát Bà
2.1. Đặc điểm chung của Vườn Quốc Gia Cát Bà, Thành phố Hải
Phòng
Vườn Quốc Gia Cát Bà được thành lập theo quyết định 79/CP ngày
31/3/1986 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, có diện tích 15.200 ha (9.800 ha
rừng và 5.400 ha mặt biển) trên hải đảo Cát Bà, cách thành phố Hải Phòng 60
km và cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Đông Nam.
Người dân trên đảo Cát Bà hầu hết là bộ phận dân cư di cư từ đất liền ra,
sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt và

kinh doanh dịch vụ. Đời sống cư dân nơi đây khá ổn định, tuy khu vực vùng
đệm vẫn còn nhiều khó khăn, dân sống dựa vào săn bắn, làm nương rẫy hoặc
trôi nổi trên biển. Đảo Cát Bà có diện tích không lớn những có nhiều phong
tục tập quán, lễ hội phong phú vì cư dân tới đây đa vùng miền. Vườn Quốc
Gia Cát Bà sở hữu một vị trí hết sức quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh
thái rừng nhiệtvà nay được công nhận là một trong những trung tâm đa dạng
sinh học của khu vực Đông Dương. Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành
phố Hải Phòng khai thác hợp lý tiềm năng, nguồn lợi to lớn của Khu dự trữ
sinh quyển, gắn liền với kiểm soát chất lượng môi trường để phát triển bền
vững kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển ngành du lịch và ngành thủy sản.
Bảo tồn tính đa dạng hệ sinh thái quần đảo biển vùng Đông Bắc của VN, bảo
tồn các nguồn gen bao gồm các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu tiêu biểu, đại
diện cho toàn khu vực Cát Bà - Hạ Long; đại diện cho toàn bộ hệ thống đảo
đá vôi của VN cả về sinh thái, cảnh quan, địa hình; bảo vệ và phát triển hệ
sinh thái thực vật ngập mặn, phục hồi và phát triển hệ sinh thái san hô, cỏ
biển. Vườn quốc gia Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới vào năm 2003 và đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ ba
của Việt Nam sau Cần Giờ và Cát Tiên. Khách du lịch có thể đến Cát Bà bằng
đường biển và đường bộ. Thành phố đã đầu tư nâng cấp tuyến đường xuyên
đảo Đình Vũ - Cát Hải - Cát Bà dài hơn 30 km. Hiện Cát Bà đang triển khai
xây dựng tuyến đường nối liền Cát Bà với Tuần Châu của tỉnh Quảng Ninh.
Với những tiềm năng về tự nhiên, Vườn Quốc Gia Cát Bà có đủ điều kiện để
phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch thể thao
mạo hiểm, lặn biển, đua thuyền và nghiên cứu khoa học.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 35 hải
lý về hướng Đông. Có tọa độ địa lý: 20°43′50″-20°51′29″ vĩ Bắc, 106°58′20″-
107°10′50″ kinh Đông. Toàn bộ Vườn Quốc Gia Cát Bà gồm một vùng núi
non hiểm trở có độ cao dưới 500 m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng

50-200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp
chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Vườn Quốc Gia Cát Bà được phân
thành 6 vùng với:
2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người),
vùng lõi phía Đông Nam có diện tích 6.900 ha, trong đó 5300 ha thuộc phần
đảo, 1600 ha phần biển; vùng lõi phía Tây Bắc có diện tích 1600 ha, trong đó
1200 ha thuộc phần đảo, 400 ha phần biển.
2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo
tồn), vùng đệm là vùng có chức năng phát triển điều hòa, tôn trọng hiện trạng,
phù hợp với các tiêu chí nhằm phục vụ công tác bảo tồn vùng lõi. Vùng đệm
trung tâm nằm giữa vùng lõi Đông Nam ( vùng đệm thuộc xã Việt Hải) có
diện tích 141 ha, vùng đệm tiếp giáp có diện tích 7600 ha, trong đó 4800 ha
phần đảo, 2800 ha phần biển.
Vùng chuyển tiếp ở ngoài cùng. Các hoạt động kinh tế ở đây vẫn duy trì
bình thường, trong đó nhân dân địa phương cùng các nhà khoa học công ty tư
nhân, các tổ chức xã hội...phối hợp cùng khai thác, quản lý và phát triển bền
vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà Vườn Quốc Gia Cát Bà đem lại.
Vườn Quốc Gia Cát Bà có 2 vùng chuyển tiếp: vùng chuyển tiếp phía Bắc
( xã Gia Luận) có diện tích 1300 ha;. vùng chuyển tiếp phía Nam 8700 ha.
Vùng chuyển tiếp là nơi tập trung đông dân cư nên chú trọng khuyến khích
phát triển mang tính cộng đồng, hướng các dự án vào phát triển nông thôn,
các hoạt động phục vụ dân sinh như nuôi trồng thủy sản, thu hút bộ phận dân
cư chuyển sang dịch vụ du lịch và đào tạo những lao động có tay nghề kỹ
thuật cao về đánh bắt hải sản để phát triển nghề cá và dịch vụ du lịch. Khu dự
trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá
vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang
động.
2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
Do có địa hình đặc biệt là đồi núi xen kẽ với đồng bằng và nằm sát biển
nên các khu vực của Vườn Quốc Gia Cát Bà gần nhau nhưng lại có sự khác

biệt nhau về khí hậu. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng
của đại dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa cũng
tương đương như các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa
đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền. Cụ thể là:
Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là
tháng 7, 8. Nhiệt độ trung bình: 25-28°C, dao động theo mùa. Về mùa hè có
thể lên trên 30°C, về mùa đông trung bình 15-20°C nhưng có thời điểm có thể
xuống dưới 10°C (khi có gió mùa đông bắc). Độ ẩm trung bình: 85%. Dao
động của thủy triều: 3,3-3,9 mét. Độ mặn nước biển: Từ 0,930% (mùa mưa)
đến 3,111% (mùa khô)
2.1.1.3. Thực vật
Tài nguyên rừng ở Vườn Quốc Gia Cát Bà:
Với kiểu rừng nhiệt đới thưòng xanh mưa mùa ở đai thấp. Rừng chỉ còn
ở 2 trạng thái là rừng nghèo và rừng non phục hồi,. Tầng cây gỗ cao từ 18-
25m. Tán cây không liên tục nên độ cho phủ biến động từ 0,2-0,6. Cấu trúc
rừng phức tạp, có 5 tầng: Tầng vượt tán Cây cao trên 40 m, các loài phổ biến,
đặc trưng cho tầng này như: sấu thung sâng, chò nhai. Tầng ưu thế sinh thái
gồm những cây gỗ cao từ 20 đến 30m, thân thẳng, tán tròn giao nhau làm nên
tán rừng liên tục. Tầng dưới tán gồm những cây cao dưới 15 m, mọc rải rác.
Tầng bụi gồm những cây bụi, gỗ nhỏ cao dưới 8 m. Tầng thảm tươi gồm các
cây thân thảo thấp (dưới 2 m).
Với nhiều kiểu phụ rừng như: Rừng trên sườn núi đá vôi, rừng trên đỉnh,
rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi và rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn
nằm ở phía tây Bắc đảo với chủ yêu các loài họ đước, O zô, ráng, cỏ roi ngựa,
thầu dầu, trang, sú...
Tuy nhiên khu vực rừng nguyên sinh tại đây đang gặp phải sự đe dọa từ
nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là con người. Nếu tác động phá hoại của con
người không được ngăn chặn mà vẫn tiếp tục đốt rừng và khai thác lâm sản
quá mức lặp lại nhiều lần thì không chỉ thành phần thực vật bị xáo trộn mà đất
rừng cũng bị thoái hoá, cằn cỗi làm cho rừng không thể tồn tại được và biến

thành trảng cây bụi, trảng cỏ. Những hệ sinh thái này không chỉ chịu sự tác
động trực tiếp của con người mà còn chịu tác động của điều kiện thổ nhưỡng
thoái hoá. Do vậy, những quần thể rừng này được xếp vào kiểu phụ thổ
nhưỡng nhân tác. Ở đây nhân tố thổ nhưỡng trở thành nhân tố quyết định làm
cho quần thể thực vật rừng không thể diễn thế phục hồi lại trạng thái ban đầu
Hệ thực vật:
Hệ thực vật mang nguồn gốc thực vật Hymalaya - Myanma, Nam Trung
Hoa và đảo Hải Nam với 149 họ, 495 chi, 745 loài thực vật bậc cao; trong số
đó có 145 loài gỗ lớn, 120 loài gỗ nhỏ, 81 loài cây bụi, cây nửa bụi, cây leo
50 loài, cây thân thảo đứng 237 loài, cây thân thảo leo 56 loài và 56 loài
quyết. Nhiều cây cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao và cọ Bắc
Sơn. Rừng ngập mặn dày đặc, bãi cát rải rác, có ngấn sóng vỗ, có rạn san hô
ngầm viền quanh chân đảo và năm 2004, UNESCO đã công nhận đây là khu
dự trữ sinh quyển quần đảo, trong đó có 58 loài nằm trong Sách Đỏ Việt
Nam, 29 loài được Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới IUCN xếp loại bị đe
dọa. Nhiều loài thực vật đặc hữu của địa phương và Đông Dương cũng có mặt
tại đây. Các loại nấm cũng có khá nhiều. Cán bộ khoa học đã thống kê có tới
44 loài nấm thuộc 22 chi. Ngoài ra, trên núi đá vôi có cả ao, hồ, suối ngầm,

×