Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

BỘ ĐỀ THI THỬ VÀ ĐÁP AN KÌ THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN CỦA SỞ GD BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.08 KB, 100 trang )

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
Đề 1
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) :
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi,
người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh
con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai
dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này
không?
( Trích Vợ nhặt-Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật
của các thành ngữ đó ?
4. Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa gì?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Phần II (7 điểm):
Câu 1 (3,0 điểm):
Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ cua anh /chị về mối quan
hệ giữa tài và đức.
Câu 2 (4,0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng


Mùa xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người em gái chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng nột mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Việt Bắc-Tố Hữu,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD)
Hết
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo
danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần Nội dung Điểm
I
1) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính .
2) Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (
nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà
3)Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn : dựng vợ gả
chồng , ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái . Hiệu quả nghệ thuật của các
thành ngữ : chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo
ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của
nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người
mẹ thương con.
4) Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa: gợi lời

độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh
giữa người ta với còn mình. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng
của người mẹ già này. Bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn
bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh
phúc của con. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng.
5) Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
- Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
- Ý nghĩa của tình mẫu tử.
- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động.
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
II Câu 1:
-Giới thiệu vấn đề nghị luận.
-Giải thích tài và đức:
+Tài :trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người của con
người.
+Đức: phẩm chất và nhân cách con người.
-Bình luận vấn đề:
0,25
0,5
2,0
+Tài và đức là 2 mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con
người.
+Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn đến sự
sai lệch trong suy nghĩ và hành động ,thiếu sự phấn đấu,tu dưỡng và

rèn luyện bản thân;thậm chí nếu quá chú ý,coi trọng tài mà không chú
ý đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ và hành động gây tác hại cho bản
thân,cộng đồng và xã hội.
+Nếu chỉ lo phấn đấu ,tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc
nâng cao trình đọ ,năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì
cũng jhoong thể có nhiều đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
+Giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa,gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp
con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã
hội.
-Bài học nhạn thức và hành động. 0,25
Câu 2:
- Giới thiệu về tác giả,tác phẩm,nội dung đoạn trích:đoạn trích đã vẽ
nên bức tranh tứ bình,là đỉnh cao nỗi nhớ mà người về xuôi bộc lộ với
Việt Bắc.
- 2 câu đầu:
+ Câu thơ thứ nhất: là một câu hỏi tu từ,là cái cớ đẻ người ra đi bộc lộ
lòng mình.
+ Câu thơ thứ 2: khẳng định nỗi nhớ người ra đi với Việt Bắc nhớ hoa
cùng người.
- 8 câu tiếp:+bức tranh mùa đông.
+ bức tranh mùa xuân
+ bức tranh mùa hạ
+ bức tranh mùa thu
-Đánh giá, khái quát nội dung nghệ thuật đoạn thơ.
0,25
0,5
3,0
0,25
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
Đề 2

ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) :
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi,
người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh
con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai
dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này
không?
( Trích Vợ nhặt-Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật
của các thành ngữ đó ?
4. Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa gì?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Phần II (7 điểm):
Câu 1(3 điểm):
“Tình yêu nâng cao con người khỏi sự tầm thường”
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ cua anh/ chị
về vấn đề trên.
Câu 2 (4,0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về 2 đoạn thơ sau đây:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đem hơi

(Tây Tiến- Quang Dũng-Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD)
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cay núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sát dày
Rừng che bộ đọi rừng vây quân thù
(Việt Bắc-Tố Hữu-Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD)
Hết
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần Nội dung Điểm
I
1) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính .
2) Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (
nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà
3)Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn : dựng vợ gả
chồng , ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái . Hiệu quả nghệ thuật của các
thành ngữ : chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo
ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của
nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người
mẹ thương con.
4) Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa: gợi lời
độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh
giữa người ta với còn mình. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng

của người mẹ già này. Bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn
bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh
phúc của con. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng.
5) Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
- Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
- Ý nghĩa của tình mẫu tử.
- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động.
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
II Câu 1:
-Giới thiệu ý kiến.
-Giải thích:+Tình yêu là gì?
+Sự tầm thường có nghĩa là gì?
Suy ra ý nghĩa của câu nói.
-Giải thích tại sao tình yêu nâng con người thoát khỏi sự tầm thường.
+Nó biểu hiện của nhân tính(phần Người) đẻ nâng cao con người
lên,vượt lên phần bản năng tàm thường(phần Con).
+Nó giúy con người có những cảm xúc đẹp,ý nghĩa đẹp,hành động
đẹp.
+Nó ảnh hưởng tới nhiều mối quan hệ giữa con người – con
người,con người –thiên nhiên,con người –tập thể,con nguoif nghề
nghiệp.
-Bình luận ,mở rộng
+Không phải tình yêu nào cũng nâng cao con người khỏi sụ tầm
thường,có những ty mù quáng,vị kỉ.

+Có Ty thôi chưa đủ,cần phải co trí tuệ,hành động,
-Bài học hành đọng và nhận thức.
0,25
0,5
1,5
0,5
0,25
Câu 2:
-Giới thiệu về tác giả,tác phẩm.
+Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài,tên tuổi của ông gắn liền tác phẩm Tây
0,25
Tiến.
+Việt Bắc là là bài thơ xuất sắc rút từ tập thơ cùng tên được sáng tác
trong những năm tháng chống Pháp của nhà thơ Tố Hữu.
- Cảm nhận :+ về đoạn thơ của nhà thơ Quang Dũng
+ về đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu.
-So sánh giữa 2 đoạn thơ.
+Điểm tương đồng.
+Điểm khác biệt
-Khái quát về 2 đoạn thơ.Đánh giá ,mở rộng.
3,0
0,5
0,25
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
Đề 3
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Phần I. Đọc hiểu ( 3 điểm):
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời
mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc
đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ
chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ Trong nhà tối
bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có
người bước lại Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi,
như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ
thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi " rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ
khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật
sức vùng lên, chạy.
Mỵ đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như
thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ?
4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ?
5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng?
6. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi
trẻ hôm nay.
Phần II (7 điểm):
Câu 1 (3 điểm):
Ngạn ngữ Nga có câu: “Đối xử bản thân bằng lí trí,đối xử người khác bằng tấm lòng”
Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu ngạn
ngữ trên.
Câu 2 (4,0 điểm):
“Qua Tây Tiến ,Quang Dũng đã xây dựng được bức tượng đài về người lính bằng bút
pháp lãng mạn va màu sắc bi tráng”

Anh /chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ đoạn thơ trên:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến-Quang Dũng,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD)
Hết
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần Nội dung Điểm
I 1) Đoạn văn được viết theo
phương thức tự sự là chính.
2) Đoạn văn thể hiện tâm
trạng và hành động của nhân
vật Mị trong đêm cởi trói
cho A Phủ và cùng A Phủ
trốn khỏi Hồng Ngài sang
Phiềng Sa.
3) Các từ láy được gạch

chân: rón rén , hốt hoảng,
thì thào đạt hiệu quả nghệ
thuật diễn tả tâm trạng và
hành động của Mị khi cởi
trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ
tâm trạng lo sợ và hành động
nhẹ nhàng từ bước đi đến lời
nói của Mị. Điều đó phù hợp
với quá trình phát triển tính
0,25
0,25
0,5
0,5
cách và tâm lí nhân vật Mị
4) Hình ảnh cái cọc và dây
mây trong văn bản :
-Ý nghĩa tả thực : nơi
để trói và dụng cụ để trói A
Phủ của thống lí Pá Tra để
đổi mạng nửa con bò bị hổ
ăn thịt.
-Ý nghĩa tượng
trưng : Biểu tượng cho cái
ác, cái chết do bọn chúa đất
miền núi gây ra. Đó cũng là
nơi không hẹn mà gặp giữa
hai thân phận đau khổ cùng
cảnh ngộ. Đó cũng là nơi để
Mị bộc lộ tình thương người
và đi đến quyết định táo bạo

giải cứu A Phủ cũng là giải
thoát cuộc đời mình. Sự
sống, khát vọng tự do toả
sáng từ trong cái chết.
5) Câu văn Mỵ đứng lặng
trong bóng tối. được tách
thành một dòng riêng. Nó
như cái bản lề khép lại quãng
đời tủi nhục của Mị, đồng
thời mở ra một tương lai
hạnh phúc. Nó chứng tỏ tâm
trạng vẫn còn lo sợ của Mị.
Cô cũng không biết phải làm
gì tiếp theo nên chỉ “đứng
lặng trong bóng tối”. Như
vậy hành động của Mị vừa
có tính tự giác (xuất phát từ
động cơ muốn cứu người),
vừa có tính tự phát (không
có kế hoạch, tính toán cụ
thể), nói cách khác là vì lòng
thương người mà cũng là vì
“liều”. Nhưng lòng khao
khát sống, khao khát tự do
đã trỗi dậy, đã chiến thắng sự
sợ hãi, để Mị tiếp tục băng
0,5
1,0
đi, chạy theo A Phủ. Đây là
một câu văn ngắn, thể hiện

dụng công nghệ thuật đầy
bản lĩnh và tài năng của Tô
Hoài.
6) Đoạn văn đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tình thương của
Mị dành cho A Phủ thông
qua tậm trạng và hành động
cởi trói.
- Hiểu thế nào là tình yêu
thương con người nói chung
và của tuổi trẻ hôm nay nói
riêng?
- Ý nghĩa của thình yêu
thương con người của tuổ
trẻ?
- Phê phán thái độ thờ ơ, vô
cảm, ích kỉ của một bộ phận
thanh niên trong xã hội và
hậu quả thái độ đó?
- Bài học nhận thức và hành
động?
II Câu 1:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
nghị luận.
- Giải thích ý kiến:
+ Đối xử bản thân bằng lí trí.
+ Đối xử người khác bằng
tấm lòng.
 Ý nghĩa câu nói: Bài
học về cách ứng xử

của con người với
chính mình và người
khác.
- Giải thích tại sao đối xử với
bản thân bằng lí trí, đối xử
với người khác bằng tấm
lòng.
- Bàn luận, mở rộng ý kiến.
- Bài học nhận thức và hành
động
0,25
0,5
1,5
0,75
Câu 2:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm,
giới thiệu lời nhận định,
đoạn thơ.
- Giải thích ý kiến: ý kiến thể
hiện rõ bút pháp nghệ thuật
bài thơ Tây Tiến là cảm
hứng lãng mạn và màu sắc bi
tráng:
+ Cảm hứng lãng mạn là gì?
+ Màu sắc bi tráng là gì?
- Chứng minh qua đoạn thơ:
Cảm hứng lãng mạn và màu
sắc bi tráng đã dựng lên bức
tượng đài người lính Tây
Tiến qua các phương diện

sau:
+ Ngoại hình.
+ Khí phách, tinh thần.
+ Tâm hồn.
+ Lí tưởng, khát vọng.
+ Sự hy sinh.
- Đánh giá khái quát chung
về nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ.
0,25
0,5
3,0
0,25
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
Đề 4
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai Việt
ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen
thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô
tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời
dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó,
đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp
hùm chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.
Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười
và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên Việt vẫn còn đây,

nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh
chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng.
Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ
đó ?
4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ?
5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay.
Phần II (7,0 điểm):
Câu 1 (3,0 điểm):
Ngạn ngữ Nga có câu: “Đối xử bản thân bằng lí trí,đối xử người khác bằng tấm lòng”
Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu ngạn
ngữ trên.
Câu 2 (4,0 điểm):
“Qua Tây Tiến ,Quang Dũng đã xây dựng được bức tượng đài về người lính bằng bút
pháp lãng mạn va màu sắc bi tráng”
Anh /chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ đoạn thơ trên:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến-Quang Dũng,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD)
Hết
(Đề thi gồm có 01 trang)

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần Nội dung Điểm
I 1) Đoạn văn được viết theo
phương thức tự sự là chính.
2) Đoạn văn kể chuyện nhân
vật Việt bị thương nặng trên
0,5
0,5
chiến trường. Một lần tỉnh
lại, Việt nghe tiếng súng của
ta, nhớ về đồng đội và quyết
tâm tìm về đơn vị.
3) Phép tu từ so sánh trong
văn bản được thể hiện qua
câu văn : Súng lớn và súng
nhỏ quyện vào nhau như
tiếng mõ và tiếng trống đình
đám dậy trời dậy đất hồi
Đồng khởi. Hiệu quả nghệ
thuật: đem tiếng súng lớn,
súng nhỏ của ta so sánh với
tiếng mõ, tiếng trống, nhà
văn gợi lại âm thanh quen

thuộc đã từng gắn bó với
nhân vật Việt khi anh đang
cô độc và bị thương nặng
giữa chiến trường, đồng thời
là sống dây tinh thần quật
khởi của đồng bào miền
Nam trong những ngày đánh
Mỹ. Qua đó, ta thấy được
tình yêu quê hương, ý chí,
nghị lực phi thường của nhân
vật Việt.
4) Đối với nhân vật Việt,
tiếng súng nghe thân thiết
và vui lạ . Bởi vì, đó là tiếng
súng của đồng đội. Nó gọi
Việt tới phía của sự sống.
Tiếng súng đồng đội gọi
chiến đấu đã tiếp thêm sức
mạnh mới để gọi Việt đến.
5) Đoạn văn cần đảm bảo
các ý:
- Dẫn ý bằng tình
huống nhân vật Việt dù bị
thương nặng trên chiến
trường, ngất đi tỉnh lại nhiều
lần như vẫn cố gắng hướng
về nơi có tiếng súng để sẵn
sàng chiến đấu và tìm về với
0,5
0,5

1,0
đồng đội.
-Ý chí, nghị lực của
tuổi trẻ là gì? Biểu hiện ?
- Ý nghĩa tác dụng
của ý chí, nghị lực?
- Phê phán một bộ
phận thanh niên có thái độ
nãn chí, lùi bước trước thử
thách khó khăn và nêu hậu
quả.
- Bài học nhận thức
và hành động?
II Câu 1:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
nghị luận.
- Giải thích ý kiến:
+ Đối xử bản thân bằng lí trí.
+ Đối xử người khác bằng
tấm lòng.
 Ý nghĩa câu nói: Bài
học về cách ứng xử
của con người với
chính mình và người
khác.
- Giải thích tại sao đối xử với
bản thân bằng lí trí, đối xử
với người khác bằng tấm
lòng.
- Bàn luận, mở rộng ý kiến.

- Bài học nhận thức và hành
động
0,25
0,5
1,5
0,75
Câu 2:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm,
giới thiệu lời nhận định,
đoạn thơ.
- Giải thích ý kiến: ý kiến thể
hiện rõ bút pháp nghệ thuật
bài thơ Tây Tiến là cảm
hứng lãng mạn và màu sắc bi
tráng:
+ Cảm hứng lãng mạn là gì?
+ Màu sắc bi tráng là gì?
- Chứng minh qua đoạn thơ:
0,25
0,5
3,0
Cảm hứng lãng mạn và màu
sắc bi tráng đã dựng lên bức
tượng đài người lính Tây
Tiến qua các phương diện
sau:
+ Ngoại hình.
+ Khí phách, tinh thần.
+ Tâm hồn.
+ Lí tưởng, khát vọng.

+ Sự hy sinh.
- Đánh giá khái quát chung
về nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ.
0,25
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
Đề 5
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai Việt
ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen
thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô
tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời
dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó,
đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp
hùm chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.
Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười
và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên Việt vẫn còn đây,
nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh
chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng.
Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ
đó ?

4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ?
5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay.
Phần II (7,0 điểm):
Câu 1 (3,0 điểm):
Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ cua anh /chị về mối quan
hệ giữa tài và đức.
Câu 2 (4,0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng
Mùa xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người em gái chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng nột mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Việt Bắc-Tố Hữu,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD)
Hết
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo
danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Phần Nội dung Điểm
I 1) Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
2) Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến
trường. Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội
và quyết tâm tìm về đơn vị.
3) Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Súng
lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình
đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng
súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống, nhà văn
gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh
đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống
dây tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày
đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực
phi thường của nhân vật Việt.
4) Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì,
đó là tiếng súng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng
0,5
0,5
0,5
0,5
súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt
đến.
5) Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên
chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi
có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm về với đồng đội.
-Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện ?
- Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?
- Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước
trước thử thách khó khăn và nêu hậu quả.

- Bài học nhận thức và hành động?
1,0
II Câu 1:
-Giới thiệu vấn đề nghị luận.
-Giải thích tài và đức:
+Tài :trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người của con
người.
+Đức: phẩm chất và nhân cách con người.
-Bình luận vấn đề:
+Tài và đức là 2 mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con
người.
+Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn đến sự
sai lệch trong suy nghĩ và hành động ,thiếu sự phấn đấu,tu dưỡng và
rèn luyện bản thân;thậm chí nếu quá chú ý,coi trọng tài mà không chú
ý đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ và hành động gây tác hại cho bản
thân,cộng đồng và xã hội.
+Nếu chỉ lo phấn đấu ,tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc
nâng cao trình đọ ,năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì
cũng jhoong thể có nhiều đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
+Giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa,gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp
con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã
hội.
-Bài học nhạn thức và hành động.
0,25
0,5
2,0
0,25
Câu 2:
- Giới thiệu về tác giả,tác phẩm,nội dung đoạn trích:đoạn trích đã vẽ
nên bức tranh tứ bình,là đỉnh cao nỗi nhớ mà người về xuôi bộc lộ với

Việt Bắc.
- 2 câu đầu:
+ Câu thơ thứ nhất: là một câu hỏi tu từ,là cái cớ đẻ người ra đi bộc lộ
lòng mình.
+ Câu thơ thứ 2: khẳng định nỗi nhớ người ra đi với Việt Bắc nhớ hoa
cùng người.
- 8 câu tiếp:+bức tranh mùa đông.
+ bức tranh mùa xuân
0,25
0,5
3,0
+ bức tranh mùa hạ
+ bức tranh mùa thu
-Đánh giá, khái quát nội dung nghệ thuật đoạn thơ.
0,25
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
Đề 6
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
“Đôi mắt băn khoăn của em buồn,
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

(Bài thơ tình số 28 – Tagor, SGK Ngữ văn 11 tập hai, NXB Giáo dục, 2013)
1. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ trên?
2. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
3. Ba câu thơ cuối gợi cho anh/chị liên tưởng tới nghịch lý nào của tình yêu?
4. Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) bày tỏ quan điểm
của mình về khát vọng trong tình yêu.
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là
bởi:
a. Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời.
b. Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu
hôm nay.
Bằng việc cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh (chị) hãy bàn luận về những ý
kiến trên.
ĐÁP ÁN
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1: (0,5 điểm)
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật: So sánh (Như trăng kia muốn vào sâu biển cả)
Câu 2: (0,5 điểm)
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật
+ Thể hiện vẻ đẹp của đôi mắt hay tâm hồn cô gái (như trăng), sự mênh mông bí ẩn trong tâm
hồn của chàng trai (như biển cả).
+ Thể hiện sự khao khát hòa hợp về tâm hồn trong tình yêu.
Câu 3: (1,0 điểm)
Nghịch lý của tình yêu:
Tình yêu gắn liền với với khát vọng hiểu thấu tận cùng, nhưng càng thổ lộ chân thành và
không hề che giấu thì tình yêu ấy càng sâu sắc, thế giới tâm hồn kia càng trở nên bí ấn, không thể
thấu hiểu đến tận cùng. Chính nghịch lý đó làm nên sức hấp dẫn của tình yêu.
Câu 4: (1,0 điểm)
Học sinh có thể tự do nêu suy nghĩ về khát vọng đó, nhưng cần hướng tới ý cơ bản: đó là

một khát vọng trong sáng, mãnh liệt muốn được thấu hiểu và hòa hợp về tâm hồn.
Phần 2: LÀM VĂN
 Tìm hiểu đề:
- Nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học:
- Vấn đề nghị luận:
+ Tính chất truyền thống
+ Tính chất hiện đại qua bài thơ Sóng
 Phương pháp làm bài:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, các ý kiến, nội dung cơ bản của các ý kiến.
* Thân bài:
- Giải thích các ý kiến + kết hợp với kiến thức lí luận văn học.
- Hình thành luận điểm theo yêu cầu của đề bài và chứng minh qua tác phẩm văn học: Chọn lọc
dẫn chứng sao cho phù hợp ở mức cao nhất với luận điểm.
- Bình luận ý kiến.
* Kết bài
Nhận định về ý kiến, giá trị của ý kiến trong xã hội hiện nay.
 Hình thành bài văn:
* M. Bài:
Xuân Quỳnh là một nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh phản chiếu nét
tâm hồn của nhà thơ khát khao tình yêu, hạnh phúc bình dị đời thường. Xuân Quỳnh được đánh
giá là một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Trong thi
đàn Việt Nam, người đọc đã rất thú vị với một phong cách yêu chân quê mộc mạc của nhà thơ
Nguyễn Bính; một phong cách nồng nàn, say đắm của thi sĩ Xuân Diệu và không thể không kể
đến cách bộc lộ tình yêu đầy cá tính và nữ tính trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Từ những
lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng
năm tháng là bởi:
“ Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”và
“Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm
nay”. 2 ý kiến đặt cạnh nhau, bổ sung cho nhau giúp ta cảm nhận được nét độc đáo của bài thơ
cũng như vẻ đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh với sự hòa quyện của tư tưởng truyền thống và hiện

đại.
* T. Bài
1. Giải thích 2 ý kiến và sự thống nhất của 2 ý kiến
Diệp tiếp quan niệm “Thơ là tiếng lòng” Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng
điệu” (Tố Hữu). Nhà thơ Nguyễn đình Thi đặt câu hỏi khi giãi bày mấy ý nghĩ về thơ: Đầu mối
của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng? bài thơ là sợi dây truyền tình cảm
cho người đọc. Thơ là sự thể hiện tâm hồn một cách mãnh liệt nhất. Sóng của Xuân Quỳnh là bài
thơ có sức sống bền bỉ theo thời gian bởi bài thơ đã tìm được sự đồng điệu từ trái tim độc giả
nhất là tuổi trẻ.
- Ý kiến 1: Ở bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc có tính truyền
thống, có tính phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu
- Ý kiến 2: Sự mới mẻ, hiện đại của cách cảm, trong quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh
- 2 ý kiến bổ sung cho nhau giúp ta nhận ra sự độc đáo của bài thơ cũng như vẻ đẹp của tâm hồn
Xuân Quỳnh
2. Làm rõ ý kiến qua bài thơ “Sóng” và bàn luận 2 ý kiến
a, “Sóng” thể hiện một tình yêu “có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”:
+ Mượn hình tượng “sóng” trong tự nhiên, nhà thơ đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc
phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu: hình tượng sóng.
Hình tượng như: Thuyền- bến, sóng- biển … trong văn chương thưòng được sử dụng với
ý nghĩa biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu: Vui- buồn, hợp - tan, gần - xa. …
trong tình yêu.
Xuân Quỳnh có lẽ là người đầu tiên dùng biểu tượng động “Sóng”để phát biểu tình yêu
từ phía tâm hồn người phụ nữ. Sóng còn là một biểu tượng gợi những liên tưởng sâu sắc từ phía
người đọc. Sóng tổng hoà trong đó nhiều sắc màu, những trạng thaí đối cực: Dữ dội- dịu êm. ồn
ào- lặng lẽ….
Sóng và em được đặt trong thế đối sánh, soi chiếu vào nhau, tuy 2 mà một, tuy một mà
hai. Tất cả tạo khả năng biểu cảm và gợi khả năngliên tưởng sâu sắc bất ngờ.
+ Đó là những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong lòng người đang yêu: “dữ dội” –
“dịu êm”, “ồn ào” - “lặng lẽ”. Người con gái khi yêu, tâm lí biến động phức tạp, khi sôi nổi lúc
lại kín đáo trầm tư, lúc buồn lúc vui, khi hạnh phúc, khi đau khổ.

+ Đó là khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao trong tình yêu: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng
tìm ra tận bể”Người phụ nữ khi yêu cũng mang những khát khao mãnh liệt hòa hợp đồng điệu,
muốn vươn tới những điều cao cả tốt đẹp nhất.
+ Con sóng bất biến trong dòng chảy thời gian cũng như tình yêu luôn là ðiều khao khát trong
trái tim tuổi trẻ.Tình yêu đồng hành với khát vọng, sóng ngày xưa, ngày sau vẫn thế, không thay
đổi theo thời gian. Nỗi khát vọng tình yêu là của nhân loại.
Trong cảm nhận của Xuân Quỳnh những khát vọng tình yêu bồi hồi rạo rực trong trái tim tuổi
trẻ.
+ Những bí ẩn về cội nguồn của “sóng” cũng như bí ẩn của tình yêu. Trước biển người phụ
nữ nghĩ về biển và nghĩ về tình yêu đặt ra nhiều câu hỏi khám
những bí ẩn của tự nhiên. Con người làm chủ tự nhiên, song đôi khi vẫn không khám phá hết
những bí ẩn của tự nhiên.
Tình yêu là một hiện tượng tâm lí khác thường đầy ắp những điều bí ẩn, nếu câu hỏi tình yêu
khởi nguồn từ khi nào thì chỉ có một câu trả lời thành thật, rất nữ tính.
“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
+ Tình yêu luôn song hành cùng nỗi nhớ. Tình yêu gắn với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của
người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách mãnh liệt qua hình tượng sóng.
Nhịp sóng là nhịp cảm xúc:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con súng trờn mt nc
ễi con súng nh b
Nỗi nhớ có tầng sâu bề rộng, trải dài theo thời gian, trải rộng giữa không gian. Nh lời giãi bày
của ngời con gái trong ca dao xa.
+ Mun tỡnh yờu bn vng, con ngi cn bit vt qua nhng thỏch thc, gii hn v bit ho
nhp, hin dõng, hi sinh
b, Súng mang Tớnh cht hin i ca tỡnh yờu hụm nay.
- Qua hỡnh tng súng, ta cm nhn c t th v tõm th nhõn vt tr tỡnh. ú l ngi con
gỏi ch ng by t nhng khỏt khao yờu ng mónh lit v nhng rung ng ro rc ca lũng
mỡnh. Khụng cũn s th ng, cam chu, yờn phn ca ngi ph n truyn thng, nhõn vt n

trong bi th rt tỏo bo ch ng trờn hnh trỡnh tỡm kim hnh phỳc: Nu sụng khụng hiu
ni mỡnh thỡ súng tỡm ra tn b. Ngha l dt khoỏt t b cỏi nh bộ, tm thng tỡm n
vi cỏi bao la khoỏng t sc bao dung v mang cha. Cng rt mónh lit v hin i l li
thỳ nhn chõn thnh: tỡnh yờu ó phỏ v mi gii hn khụng gian, thi gian, chim lnh trn vn
tõm hn ngi con gỏi thm chớ ln sõu c vo tim thc. ú cũn l mt tỡnh yờu c cm nhn
ton din vi mi cung bc cm xỳc cú khi i lp nhng vn thng nht.
- Khỏt vng c dõng hin ht mỡnh cho tỡnh yờu gn lin vi khỏt vng c hng mt tỡnh
yờu ớch thc, trng tn: Lm sao c tan ra ngn nm cũn v
3. Bn lun chung
* Hai ý kin tng trỏi chiu nhng gúp phn b sung cho nhau lm ni bt nột c ỏo ca
hn th Xuõn Qunh qua bi th Súng. Mang trong mỡnh v p truyn thng v hin i ca
tỡnh yờu khin Súng tr nờn bt t trong lũng c gi bao th h, tr thnh li t hỏt ca bit
bao trỏi tim tha thit yờu ng.
* Kt bi:
Bi th l li t hỏt tỡnh yờu hn nhiờn, chõn thnh mónh lit ca ngi ph n ang yờu:
mt tỡnh yờu hin i mi m nhng vn khụng tỏch ri truyn thng

S GD & T BC NINH
7
THI MINH HA Kè THI THPT QG 2015
Nm hc 2014 2015
Mụn: Ng Vn Lp 12
Thi gian lm bi: 180 phỳt
(Khụng k thi gian phỏt )
PHN 1: C HIU
Cõu 1 (1,5 im)
Sut my hụm ry au tin a
i tuụn nc mt, tri tuụn ma
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.
2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ
cuối ở đoạn thơ thứ 2?
Câu 2 (1,5 điểm)
"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn
chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao:
đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả
làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ!
Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không
chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế
thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến
nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra
thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí
Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả
làng Vũ Đại cũng không ai biết… "
( Trích Chí Phèo-
Nam Cao)
1) Nêu ý chính của đoạn trích?
2) Cách sắp xếp tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo: Bắt đầu hắn chửi trời…Rồi hắn
chửi đời…chửi ngay tất cả làng Vũ Đại…chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái
thằng Chí Phèo …được sử dụng biệp pháp tu từ cú pháp như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp tu từ đó?
3) Đoạn trích sử dụng nhiều câu văn ngắn. Nêu ý nghĩa nghệ thuật của việc sử

dụng nhều câu ngắn đó

PHẦN 2: LÀM VĂN
Câu 1 (3.0 điểm):
Tuyên dương 16 thanh niên tham gia cứu nạn tại Lào Cai
Ngày 6/9/2014, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên TP Hà Nội đã gặp mặt, tuyên
dương 16 thanh niên, sinh viên tham gia đã cứu nạn trong vụ tai nạn xe khách xảy ra
ngày 1/9/2014 tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
16 thanh niên, sinh viên được tuyên dương là thành viên của nhóm du lịch mạo
hiểm Phong Vân đang trên đường từ Hà Nội lên Sa Pa du lịch.
Trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc là chiếc xe khách lao xuống vực khiến
12 người tử nạn và 41 người khác bị thương, cả nhóm đã kịp thời thông báo tới các đơn
vị chức năng tham gia ứng cứu và dùng đèn pin, điện thoại soi đường, mò mẫm xuống
vực sâu gần 200 mét để cấp cứu, hỗ trợ các nạn nhân trên chuyến xe gặp nạn…
(Theo cand.com.vn)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra từ thông tin trên (bài viết khoảng
600 từ)
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
( Trích Mặt đường khát vọng- Chương Đất Nước- Nguyễn
Khoa Điềm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
( Trích Sóng – Xuân Quỳnh)
-HẾT-
ĐÁP ÁN
I. Đọc hiểu (2,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Câu 1 (0,5 điểm)
Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
( Nếu nêu đúng 1 trong ba phương thức trên cho 0,25đ)
Câu 2 (0,5 điểm)
Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn
thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần. (0,5đ)
Câu 3 (1,5 điểm)
- Nhịp thơ 2/2/3 ( 0,5đ)
- Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạng đau đớn
đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để
nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc.( 0,5đ)
( Nếu không có câu dẫn, cả phần đọc hiểu – 0,25đ)
1) Ý chính của đoạn trích: (0,5 điểm)
- Đoạn trích miêu tả cảnh Chí Phèo uống rượu say và vừa đi vừa chửi giữa sự thờ
ơ của tất cả mọi người.
2) Cách sắp xếp tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo: Bắt đầu hắn chửi trời…Rồi hắn
chửi đời…chửi ngay tất cả làng Vũ Đại…chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái
thằng Chí Phèo …được sử dụng biệp pháp tu từ cú pháp: điệp cú pháp, liệt kê (hắn chửi
trời…hắn chửi đời…chửi ngay …chửi đứa …)và chêm xen.(0,5 điểm)

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: Phép điệp cú pháp và liệt kê nhằm
nhấn mạnh đối tượng của tiếng chửi được sắp xếp từ xa đến gần, từ cao đến thấp, có thứ
tự, có lớp lang. Nghệ thuật chêm xen ở cuối câu chửi đẻ ra cái thằng Chí Phèo nhằm
nhấn mạnh bi kịch bị từ chối của Chí Phèo. Đồng thời, tác giả gián tiếp tố cáo chính xã
hội thực dân nửa phong kiến đã đẻ ra Chí Phèo (0,5 điểm)
3) Đoạn trích sử dụng nhiều câu văn ngắn tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập và tạo nên
kịch tính cho truyện. "Tức mình", rồi "tức thật! Thế này thì tức thật. Tức chêt đi mất",
"mẹ kiếp",, "nghiến răng mà chửi". Những câu văn ngắn đã cho ta cảm nhận được trực
tiếp nỗi đau của Chí. Hiện lên trong đoạn văn là hình ảnh Chí Phèo đang vật vã, đang
quằn quại trong nỗi đau khổ, trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của mình. Dùng
tiếng chửi, dù là có cố gắng giao tiếp với loài người nhưng cuộc đời Chí vẫn là con số
không, không bè bạn, không ai coi hắn như một con người; duy chỉ có trong hắn một cái
mang hình hài rõ rệt: đó là khối cô đơn ngày càng kết tụ sâu sắc, gay gắt, xót xa. (0,5
điểm)
II. Làm văn (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng
đời sống qua một bản tin. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu tóm tắt nội dung bản tin. Khẳng định
đây là hiện tượng tốt, cần học tập và nêu gương.
-Phân tích
+ Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn. 16 thanh niên, sinh viên trên đã
có mặt kịp thời, vượt qua nỗi sợ hãi, tìm mọi cách để cứu người bị nạn.
+ Hành động này thể hiện tinh thần nhân ái cao cả, một lối sống đẹp của tuổi trẻ
hiện nay
-Bình luận
+ Việc cứu người bị tai nạn giao thông của nhóm thanh niên, sinh viên là một hành
động có ý nghĩa tích cực, phát huy truyền thống thương người của dân tộc, biết lựa chọn

đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lợi cá nhân ( đi du lịch) với việc tham gia cứu hộ, cứu
nạn, không hề tính toán thiệt hơn; bộc lộ trí thông minh, sáng tạo của tuổi trẻ, có kĩ năng
sống khi xử lí hiệu quả tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Đó là kết quá của quá
trình được giáo dục từ gia đình, nhà trường và ý thức tu dưỡng rèn luyện nhân cách của
bản thân.
- Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm của một bộ phân thanh niên hiện nay. Hậu quả:
bị xã hội lên án, bạn bè xa lánh, xuống dốc đạo đức, vi phạm pháp luật…
Đề xuất phương hướng hành động: học tập và rèn luyện đạo đức, có kĩ năng
sống để xử lí tình huống thực tế…
Lưu ý:
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp
nhận.
- Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cơ
bản thì vẫn đạt điểm tối đa.
- Không cho điểm những bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
III. Làm văn (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, đặc biệt là so sánh để tìm ra nét
tương đồng và dị biệt độc đáo của hai đoạn thơ.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về 2 tác giả Nguyễn Khoa Điềm và Xuân Quỳnh, chương V
Đất Nước và bài thơ Sóng, thí sinh có thể phân tích và so sánh để phát hiện nét tương
đồng và dị biệt giữa 2 đoạn thơ như đề ra. Sau đây là một số gợi ý:
a/Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Đất Nước thuộc chương V trong chín
chương của trường ca Mặt đường khát vọng, được sáng tác năm 1971 ở chiến khu Bình-

Trị-Thiên, là một trong những tác phẩm xuất sắc của thơ ca chống Mỹ. Đoạn thơ gồm 6
câu thuộc phần một của chương Đất Nước ( trích thơ)
- Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường, được xem là một trong số
những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau năm 1975. Tình yêu
trong thơ chị vừa nồng nhiệt, táo bạo vừa thiết tha, say đắm, dịu dàng; vừa hồn nhiên,
giàu trực cảm vừa lắng sâu những trải nghiệm suy tư. Sóng được sáng tác năm
1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào ( 1968), là một bài thơ tiêu biểu cho phong
cách thơ độc đáo của chị. Đoạn thơ gồm 6 câu thuộc phần giữa của bài thơ ( trích thơ)
b/Về đoạn thơ trong Đất Nước (1,5 điểm)
a.1/ Về nội dung (1,0 điểm)
- Ở lần định nghĩa thứ nhất, cả Đất và Nước đều là không gian tồn tại rất thân thuộc,
rất riêng tư gắn bó của “anh” và “em”. Kết hợp chất liệu thực tế, diễn tả giản dị, cách giải
thích tỉ mỉ của nhà thơ khiến ta hình dung ra được một cách cụ thể: Đất Nước là con
đường, mái trường, dòng sông, bến nước…gắn bó thân thuộc với đời sống học tập, sinh
hoạt của con người. Đất nước còn gắn bó với những tình cảm riêng tư, chứng kiến tình
yêu lứa đôi với bao niềm thương, nỗi nhớ.
- Ở lần định nghĩa thứ hai, từ không gian gần gũi, Đất Nước trở nên xa xôi, mênh
mông như huyền ảo. Nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của
nhân dân.Từ đó có thể hiểu rằng: Đất nước là núi, là rừng, là sông, là biển với tài nguyên
phong phú.
a.2/ Về nghệ thuật (0,5 điểm)
- Đọan thơ sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian, với cấu
trúc ngôn ngữ “ Đất là…, Nước là…Đất Nước là…”, nhà thơ đã định nghĩa bằng cách
tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng liêng.
- Giọng thơ trữ tình-chính luận
b/Về đoạn thơ trong bài Sóng (1,5 điểm)
b.1/ Về nội dung (1,0 điểm)
- Nhà thơ suy tư về nỗi nhớ của con sóng. Nỗi nhớ choáng ngợp cả không gian “
dưới lòng sâu – trên mặt nước”, trải dài theo thời gian “ ngày đêm không ngủ được”. Dù
ở bất kì đâu sóng cũng chỉ có một nơi để nhớ, để thương đó là bờ.

- Mượn hình tượng sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả, Xuân
Quỳnh còn bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình một cách chân thành, bạo dạn “Lòng em
nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ tràn cả vào trong cõi vô thức.
b.2/ Về nghệ thuật (0,5 điểm)
- Lối điệp cú pháp kết hợp với hình thức đối lập: trên - dưới; ngày – đêm; thức -
ngủ…đã góp phần thể hiện một nỗi nhớ cháy bỏng, da diết của sóng với bờ hay cũng
chính là nỗi nhớ của người con gái khi yêu.
- Sóng là hình ảnh ẩn dụ. Đến khổ thơ này, em đã tách ra khõi sóng để diễn tả
chân thực nỗi nhớ lạ lùng, biểu hiện của lòng chung thuỷ của người con gái trong tình
yêu.
c/Về sự tương đồng và khác biệt (1,5 điểm)
- Tương đồng: Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, hai thi phẩm, trong
đó có hai đoạn thơ đề hướng đến vẻ đẹp tình yêu đôi lứa. Nỗi nhớ không chỉ là xúc cảm,
là biểu hiện thường nhật trong tình yêu lứa đôi mà đó còn là vẻ đẹp của nhân tính, là
thước đo của một tình yêu thuỷ chung, son sắc. Mỗi đoạn thơ đều gồm 6 câu, thể
hiện cảm hứng lãng mạn, một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai
đoạn 1945-1975. (0,5 điểm)
- Khác biệt: Ở Đất Nước, sử dụng thể thơ tự do, đậm đặc chất văn hoá dân gian,

×