Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI MINH HỌA VÀ ĐÁP ÁN–KÌ THI THPT QG 2015 MÔN NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.17 KB, 3 trang )

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
Đề 2
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) :
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu
ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao
ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong
sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ
xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn
đói khát này không?
( Trích Vợ nhặt-Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ
thuật của các thành ngữ đó ?
4. Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa gì?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Phần II (7 điểm):
Câu 1(3 điểm):
“Tình yêu nâng cao con người khỏi sự tầm thường”
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ cua anh/
chị về vấn đề trên.
Câu 2 (4,0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về 2 đoạn thơ sau đây:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi


Mường Lát hoa về trong đem hơi
(Tây Tiến- Quang Dũng-Ngữ văn 12 tập 1
NXBGD)
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cay núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sát dày
Rừng che bộ đọi rừng vây quân thù
(Việt Bắc-Tố Hữu-Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD)
Hết
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo
danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần Nội dung Điểm
I
1) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính .
2) Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (
nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà
3)Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn : dựng vợ gả
chồng , ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái . Hiệu quả nghệ thuật của các
thành ngữ : chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo
ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của
nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người
mẹ thương con.

4) Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa: gợi lời
độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh
giữa người ta với còn mình. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng
của người mẹ già này. Bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn
bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh
phúc của con. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng.
5) Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
- Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
- Ý nghĩa của tình mẫu tử.
- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động.
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
II Câu 1:
-Giới thiệu ý kiến.
-Giải thích:+Tình yêu là gì?
+Sự tầm thường có nghĩa là gì?
Suy ra ý nghĩa của câu nói.
-Giải thích tại sao tình yêu nâng con người thoát khỏi sự tầm thường.
+Nó biểu hiện của nhân tính(phần Người) đẻ nâng cao con người
lên,vượt lên phần bản năng tàm thường(phần Con).
+Nó giúy con người có những cảm xúc đẹp,ý nghĩa đẹp,hành động
đẹp.
+Nó ảnh hưởng tới nhiều mối quan hệ giữa con người – con
0,25
0,5

1,5
người,con người –thiên nhiên,con người –tập thể,con nguoif nghề
nghiệp.
-Bình luận ,mở rộng
+Không phải tình yêu nào cũng nâng cao con người khỏi sụ tầm
thường,có những ty mù quáng,vị kỉ.
+Có Ty thôi chưa đủ,cần phải co trí tuệ,hành động,
-Bài học hành đọng và nhận thức.
0,5
0,25
Câu 2:
-Giới thiệu về tác giả,tác phẩm.
+Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài,tên tuổi của ông gắn liền tác phẩm Tây
Tiến.
+Việt Bắc là là bài thơ xuất sắc rút từ tập thơ cùng tên được sáng tác
trong những năm tháng chống Pháp của nhà thơ Tố Hữu.
- Cảm nhận :+ về đoạn thơ của nhà thơ Quang Dũng
+ về đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu.
-So sánh giữa 2 đoạn thơ.
+Điểm tương đồng.
+Điểm khác biệt
-Khái quát về 2 đoạn thơ.Đánh giá ,mở rộng.
0,25
3,0
0,5
0,25

×