Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề văn 10 - sưu tầm đề kiểm tra, thi học kỳ, học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (36)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.78 KB, 2 trang )

Sở GD & ĐT Trà Vinh
TRƯỜNG THPT TÂN AN

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: NGỮ VĂN. Khối 10 hệ GDTX.
Thời gian làm bài: 120 phút.

CÂU HỎI GIÁO KHOA ( 2 điểm ):
Chép lại bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (phần phiên âm và phần dịch
thơ) và nêu ý nghĩa văn bản.
PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3 điểm ):
Tục ngữ có câu : “Uống nước nhớ nguồn.”
Viết một bài văn ngắn để bày tỏ ý kiến của mình về câu tục ngữ đó như thế
nào?
PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm ):
Trong một gia đình nọ, người cha mới mua chiếc xe máy bị cậu con trai -
một học sinh học lớp 10 - đem ra dùng mà không xin phép cha. Những sự việc gì
sẽ xảy ra ?. Hãy kể lại câu chuyện đó với ngôi thứ nhất.(Câu chuyện có thể có thật,
có thể tưởng tượng)
…………………………………………………………………………………………
Sở GD & ĐT Trà Vinh
TRƯỜNG THPT TÂN AN

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: NGỮ VĂN. Khối 10 hệ GDTX.
Thời gian làm bài: 120 phút.

CÂU HỎI GIÁO KHOA ( 2 điểm ):
Chép lại bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (phần phiên âm và phần dịch


thơ) và nêu ý nghĩa văn bản.
PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3 điểm ):
Tục ngữ có câu : “Uống nước nhớ nguồn.”
Viết một bài văn ngắn để bày tỏ ý kiến của mình về câu tục ngữ đó như thế
nào?
PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm ):
Trong một gia đình nọ, người cha mới mua chiếc xe máy bị cậu con trai -
một học sinh học lớp 10 - đem ra dùng mà không xin phép cha. Những sự việc gì
sẽ xảy ra ?. Hãy kể lại câu chuyện đó với ngôi thứ nhất.(Câu chuyện có thể có thật,
có thể tưởng tượng)
………………………………
ĐÁP ÁN MÔN VĂN 10 HỆ GDTX
Học sinh có thể hiểu và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên cần phải đạt
được một số yêu cầu sau :
1/ Câu giáo khoa :
- Chép lại bài thơ “ Tỏ Lòng” của Phạm Ngũ lão.
+ Phần phiên âm :
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu.
+ Phần dịch thơ :
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu.
- Ý nghĩa văn bản : Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ lão,
khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
2/ Nghị luận xã hội:
a/ Mở bài : (0.5đ)

- Giáo dục đạo lí làm người cho con người: là việc làm thường xuyên rất được
coi trọng của ông cha ta từ trước đến nay.
- Câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn” là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân
trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân được hưởng thụ.
b/ Thân bài :
- Giải thích câu tục ngữ (1đ)
- Tại sao uống nước phải nhớ nguồn (0.5đ)
- Thái độ và hành động của người uống nước nhớ nguồn như thế nào ?(0.5đ)
c/ Kết bài : Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta. Mỗi học sinh phải có ý thức
thường xuyên trau dồi cho mình thái độ quý trọng cha mẹ, thầy cô và những người làm ra
của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.(0.5đ)
3/ Nghị luận văn học :
a/ Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh gia đình và em học sinh đó.( 0.5đ)
b/ Thân bài : (4đ)
- Nguyên nhân nào khiến cho em học sinh có hành động như thế ? (1đ)
- Khi em sử dụng thì những sự việc gì sẽ xảy ra ? (1đ)
+ Đối với bản thân (0.25đ)
+ Đối với mọi người(0.25đ)
+ Đối với xã hội (0.25đ)
+ Đối với gia đình (0.25đ)
- Trước sự việc xảy ra em có hướng khắc phục như thế nào ? (0.5đ)
- Đưa dẫn chứng từ thực tế cuộc sống.(1đ)
- Cách trình bày bố cục + kết hợp với miêu tả, biểu cảm (0.5đ)
c/ Kết bài : Nêu suy nghĩ của em về sự việc xảy ra (0.5đ)

×