Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi thử HSG 11 môn sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.5 KB, 4 trang )

KỲ THI THỬ CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013
Đề thi môn: Lịch sử lớp 11
Dành cho học sinh THPT không chuyên
( Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu I. (1,5 điểm)
Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng : Cách mạng 1905-1907 ở Nga; Cách
mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc và Cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm
1917 theo các nội dung sau: (Nhiệm vụ, Lãnh đạo, lực lượng tham gia, chính quyền
nhà nước, hướng phát triển, tính chất)
Câu II. (3,0 điểm)
Trình bày nét chính về hai sự kiện tiêu biểu của Cách mạng Trung Quốc: Cuộc
Cách mạng Tân Hợi năm 1911, phong trào Ngũ tứ năm 1919? Điểm mới của phong
trào Ngũ tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi là gì?
Câu III. (2,5 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đông Nam Á có những chuyển biến gì về
kinh tế, chính trị, xã hội? Hãy nêu khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông
Nam Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918-1939)
Câu IV. (3,0 điểm)
Tóm tắt diễn biến hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương chống
Pháp cuối thế kỉ XIX, từ đó rút ra điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của hai giai
đoạn này ?
Hết
1
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử lớp 11
Dành cho học sinh THPT không chuyên
( Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu
hỏi
Nội dung Điểm


Câu I
(1,5điểm)
Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng : Cách màng 1905-1907 ở Nga; Cách mạng
Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, và Cách mạng XHCN tháng 10 Nga 1917 theo các
nội dung sau: (Nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng tham gia, chính quyền nhà nước ,
hướng phát triển, tính chất)
Nội dung so
sánh
CM 1905-1907
(Nga)
CM Tân Hợi 1911
(TQ)
CM XHCN tháng
Mười Nga 1917
Nhiệm vụ
-Lật đổ chế độ
phong kiến Nga
hoàng, thực
hiện dân chủ.
- Lật đổ chế độ
phong kiến Mãn
Thanh, thực hiện
dân chủ
- Lật đổ chính phủ
tư sản…
- Thực hiện chế độ
dân chủ
0,25
Lãnh đạo
- Giai cấp vô

sản (Đảng công
nhân xã hội dân
chủ Nga)
- Giai cấp tư sản
( Tổ chức Đồng
minh hội)
- Giai cấp vô sản Nga
(Đảng BônSêVích) 0,25
Lực lượng
tham gia
- Công nhân,
nông dân, binh
lính
- Tư sản, tiểu tư sản,
nông dân
- Công nhân, nông
dân… 0,25
Chính quyền
nhà nước
- Xô viết Đại
biểu CN…
(chuyên chính
công nông)
- Chính quyền tư
sản
- Chính quyền
Xô Viết
( Chuyên chính vô
sản)
0,25

Hướng phát
triển
- Chủ nghĩa xã
hội
- Chủ nghĩa tư bản - Chủ nghĩa xã
hội
0,25
Tính chất
- CM dân chủ
tư sản kiểu mới
- CM dân chủ tư sản
kiểu cũ
Cách mạng XHCN
0,25
Câu II
(3 điểm)
Trình bày nét chính hai sự kiện tiêu biểu của Cách mạng Trung Quốc: Cuộc Cách
mạng Tân Hợi năm 1911 phong trào Ngũ tứ năm 1919 ? Điểm mới của phong
trào Ngũ tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi là gì ?
a.Hai sự kiện tiêu biểu của Cách mạng Trung Quốc.
*Cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 (1,25 điểm)
- Do mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với ách thống trị của đế quốc và
triều đình Mãn Thanh
- 9/5/1911 chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “ quốc hữu hoá đường
sắt”… gây làn sóng căm phẫn trong nhân dân và tầng lớp tư sản… châm ngòi
cho cuộc cách mạng bùng nổ…
0,25
- 10/10/1911 Trung Quốc Đồng minh hội phát động khởi nghĩa tại Vũ
Xương và giành thắng lợi…
- 29/12/1911. Quốc dân đại hội họp… thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu

Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống…
0,25
- Trước thắng lợi bước đầu, một số người lãnh đạo … thương lượng với
Viên Thế Khải
- 3/1912 vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm
Đại Tổng thống…→ Cách mạng chấm dứt…
0,25
+ Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để…
- Đã chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Trung Quốc… mở đường
2
cho chủ nghĩa tư bản phát triển…
- Có ảnh hưởng nhất định đến các nước châu Á…
0,50
* Phong trào Ngũ tứ 1919 (1,25điểm )
- Do âm mưu xâu xé Trung Quốc của các đế quốc bên ngoài….
- 1918 chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc và thắng lợi Cách mạng tháng
Mười Nga 1917 tác động tới phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc…
0,25
- 4/5/1919 hơn 3000 sinh viên yêu nước Bắc Kinh biểu tình… 0,25
- Phong trào lan rộng khắp 22 tỉnh , 150 thành phố, thu hút đông đảo mọi
tầng lớp …(đặc biiệt là giai cấp công nhân)… với các khẩu hiệu… 0,25
+ Phong trào đã mở đầu phong trào chống đế quốc, phong kiến ở Trung Quốc
- Lần đầu tiên giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính
trị…
- Đánh dấu bước chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới…
0,50
b. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ ( 0,50 điểm)
- Giai cấp công nhân lần đầu tiên tham gia với vai trò là lực lượng nòng
cốt…

- Mục tiêu đấu tranh: Chống đế quốc, phong kiến triệt để không dừng lại
chống phong kiến Mãn Thanh như cuộc cách mạng Tân Hợi 1911
0,25
- Qui mô rộng lớn trong cả nước…
- Mang tính chất là cuộc cấch mạng dân chủ tư sản kiểu mới… 0,25
Câu III
(2,5điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đông Nam Á có những chuyển biến gì về nền
kinh tế, chính trị, xã hội ? Nêu khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông
Nam Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918-1939)
A. Những chuyển biến của Đông Nam Á: (1,25 điểm).
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác bóc lột của thực dân
phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến Đông Nam Á… những chuyển biến
quan trọng…
0,25
+Về kinh tế:
- Tuy được đưa vào hệ thống kinh tế của TBCN nhưng chỉ là thị trường tiêu
thụ hàng hoá, cung cấp nguyên liệu…
0,25
+Về chính trị :
- Bị chính quyền thực dân khống chế…Toàn bộ quyền hành tập trung trong
tay một đại diện của chính quyền thuộc địa…
0,25
+Về xã hội:
- Phân hoá giai cấp ngày càng sâu sắc: Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh…
giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành…
0,25
+Cùng chuyển biến trong nước,thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga 1917
và cao trào cách mạng thế giới tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân
tộc ở Đông Nam Á…

0,25
b.Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á… (1,25 điểm)
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở
hầu hết các nước Đông Nam Á…
- So với những năm đầu thế kỉ XX phong trào dân tộc tư sản có những
chuyển biến rõ rệt cùng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
0,25
- Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng: Đòi quyền tự do
kinh doanh,tự chủ về chính trị 0,25
- Một số chính đảng tư sản thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi: Như Đảng
Dân tộc In-đô-nê-xi-a , Đại hội toàn Mã Lai… 0,25
- Từ thập niên 20 giai cấp vô sản Đông Nam Á bắt đầu trưởng thành. Một số
đảng cộng sản được thành lập: Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a (5/1920), các
đảng cộng sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin (1930)
0,25
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào độc lập dân tộc diễn ra
sôi nổi, quyết liệt, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở In-đô-nê-xi-a (1926- 0,25
3
1927); phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam → Đỉnh cao là Xô Viết
Nghệ -Tĩnh…
Câu IV
(3 điểm)
Tóm tắt diễn biến hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương chống Pháp
cuối thế kỉ XIX từ đó rút ra điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của hai giai
đoạn này?
a.Tóm tắt diễn biến.
+ Giai đoạn 1: từ giữa 1885 đến tháng 11/1888. (1,0 điểm)
- Phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết. Ở giai đoạn này họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ. đấu tranh
quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai…

0,25
- Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ diễn ra trên phạm vi cả nước, nhất là ở
Bắc kì và Trung kì… Khởi nghĩa của Phạm Bành . Đinh Công Tráng ( Thanh
Hoá), khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn (Nghệ An), khởi nghĩa của Nguyễn
Thiện Thuật( Hưng Yên,…)
0,25
- Lúc này đi theo vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết còn có nhiều văn thân, sĩ
phu và tướng lĩnh khác: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm…Bộ chỉ huy của
phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây Quảng Bình, Hà Tĩnh…
0,25
- Kết quả : Cuối năm 1888… Hàm Nghi bị bắt…bị đày đi An-giê-ri ( Bắc
Phi ) 0,25
+Giai đoạn 2: Từ tháng 11/1888- 1896 (1,0 điểm)
- Ở giai đoạn này lãnh đạo là các sĩ phu, văn thân yêu nước , không còn sự
chỉ đạo của triều đình kháng chiến ,nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển và
quy tụ thành những trung tâm lớn, tồn tại bền bỉ…
0,25
- Trước những cuộc hành quân dữ dội của thực dân Pháp, phong trào ở
vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp … chuyển lên hoạt động ở trung du và
miền núi.
0,25
- Tiêu biểu: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển lãnh đạo
ở Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh
đạo ở Hà Tĩnh…
0,25
- Kết quả : Khởi nghĩa đều thất bại.
- Cuối năm 1895 - đầu năm 1896 khi tiếng súng chống Pháp tại khởi nghĩa
Hương Khê đã lặng im → Phong trào Cần vương chấm dứt.
0,25
b. So sánh đặc điểm giống và khác nhau… (1,0 điểm)

*Điểm giống nhau:
- Đều là phong trào yêu nước chống Pháp và phong kiến đầu hàng… khôi
phục chế độ phong kiến độc lập…
- Thu hút đông đảo các văn thân, sĩ phu yêu nước và quần chúng nhân dân
(nhất là nông dân) tham gia.
- Đều là khởi nghĩa vũ trang… nhưng kết quả đều thất bại.
0,25
*Điểm khác nhau:
+Về lãnh đạo: Giai đoạn 1: Có sự lãnh đạo thống nhất của triều đình ( vua
Hàm nghi và Tôn Thất Thuyết )
Giai đoạn 2: Không còn sự chỉ đạo của triều đình mà do các sĩ
phu, văn thân yêu nước lãnh đạo
0,25
+ Qui mô : Giai đoạn 1: Có hàng trăm cuộc khởi nghĩa diễn ra nhưng tồn
tại thời gian ngắn
Giai đoạn 2: Qui tụ nhiều cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn, thời
gian tồn tại lâu dài
0,25
+Địa bàn : Giai đoạn 1: Khởi nghĩa nổ ra khắp vùng đồng bằng, trung du
(Bắc kì, Trung kì)
Giai đoạn 2: Thu hẹp ở vùng trung du, miền núi…
0,25
…………………………… Hết ……………………
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×