Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KỲ THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn Ngữ văn .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.66 KB, 3 trang )

Bộ đề luyện thi Đại học- Cao đẳng . Năm học 2013-2014. Môn Ngữ Văn
TY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn . Ngày thi: 10/7 /2014
Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề)
────────
Đề thi số 9.
Câu I (2 điểm):
Trong chương XV, Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng), tác giả miêu
tả từ xa “đám ma gương mẫu” trong câu văn lặp lại nhiều ẩn ý. Hãy chép câu văn và nêu rõ những
ẩn ý Vũ Trọng Phụng muốn gửi đến người đọc qua chi tiết đó.
Câu II (3 diểm):
Một số bạn trẻ hiện nay cho rằng: “trước hết phải sống cho mình”. Theo anh, chị trách
nhiệm của bản thân khác với tính vị kỷ như thế nào?
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày những suy nghĩ của mình.
Câu III 5 điểm .
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kết hợp được tài và tâm khi miêu tả vẻ đẹp sông Hương
qua đoạn trích“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Bài kí còn khơi dậy lòng yêu quê tha thiết và nồng
nàn trong mỗi người Việt về vùng đất linh thiêng cố đô Huế.
Anh, chị hãy bày tỏ ý kiến về nhận xét trên.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Người biên soạn và giảng dạy: nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, @Vĩnh Phúc
ĐỀ THI THAM KHẢO @ VinhPhuc
Bộ đề luyện thi Đại học- Cao đẳng . Năm học 2013-2014. Môn Ngữ Văn
TY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn . Ngày thi: 09/7 /2014
Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề)
────────
Đề thi số 10.
Câu I (2 điểm): Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi.
“Người đọc tiếp nhận tác phẩm văn học với những nhu cầu khác nhau. Thông thường là bắt đầu từ
nhu cầu giải trí, tìm đến những điều thú vị, hấp dẫn. Tiếp đến là nhu cầu hiểu biết, nâng cao năng lực cảm


thụ. Người đọc có nhu cầu phát hiện, nhận xét đánh giá và có người còn có nhu cầu đọc để học tập, để sáng
tác nữa. Dù nhu cầu tiếp nhận văn học có đa dạng như thế nào thì vai trò chủ thể của người đọc vẫn được thể
hiện.
Quá trình tiếp nhận văn học trải qua các giai đoạn: đọc văn bản, phát hiện, kiến tạo ý nghĩa của tác
phẩm, thưởng thức các giá trị tư tưởng, nghệ thuật, đọc thuộc những chỗ hay và ghi nhớ những điều tâm đắc.
Trong quá trình tiếp nhận, không những những giá trị văn học được khám phá mà thế giới tinh thần của
người đọc cũng thay đổi.”
( Trích Tiếp nhận văn học, Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2, NXB GD 2010, trang 173)
1. Nội dung chính của ngữ liệu.
2. Anh, chị hiểu ý nghĩa của câu văn “Trong quá trình tiếp nhận, không những những giá trị văn
học được khám phá mà thế giới tinh thần của người đọc cũng thay đổi.” như thế nào?
3. Hãy nêu ngắn gọn vì sao anh chị chỉ thích đọc hoặc thơ hoặc văn xuôi.
Câu II (3 diểm):
Chúng ta nhận ra sức cuốn hút dữ dội của các phương tiện truyền thông. Văn hóa nghe nhìn và văn hóa
đọc vẫn vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.
Anh, chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về văn hóa đọc của
giới trẻ hiện nay.
PHẦN RIÊNG (5 điểm) Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b.
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn
Cảm nhận của anh, chị về nhân vật cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân. Hình ảnh người mẹ
trong câu chuyện gợi anh chị những điều gì về người mẹ trong trái tim mình.
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao
Trong “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã để cho viên Quản ngục nghĩ ngợi về thầy thơ lại “Một kẻ
biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hắn không phải là kẻ xấu hay vô tình…”.
Và ông cũng để nhân vật Huấn Cao thổ lộ “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết
đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất
một tấm lòng trong thiên hạ”.
Anh, chị trình bày cảm nhận về nhân cách của hai nhân vật qua suy nghĩ của họ?
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Người biên soạn và giảng dạy: nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, @Vĩnh Phúc

ĐỀ THI THAM KHẢO @ VĩnhPhúc
Bộ đề luyện thi Đại học- Cao đẳng . Năm học 2013-2014. Môn Ngữ Văn
Người biên soạn và giảng dạy: nhà giáo Nguyễn Văn Lự- THPT Vĩnh Yên, @Vĩnh Phúc

×