Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN NGUYỄN MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.39 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN NGUYỄN MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 12
Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề
=================================================================================
I. MA TRẬN ĐỀ:
Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
PHẦN I:
ĐỌC – HIỂU
( 2.0 điểm)
- Nhớ được nội
dung chính của
đoạn văn trong
bài tùy bút
Người lái đò
Sông Đà của
Nguyễn Tuân.
- Nhận biết
được biện pháp
nghệ thuật so
sánh ví von
trong đoạn
trích.
- Nêu được nội
dung chính của
đoạn văn trong
bài tùy bút
Người lái đò
Sông Đà của
Nguyễn Tuân.


- Phân tích tác
dụng của biện
pháp nghệ thuật
so sánh ví von
trong đoạn
trích.
Vận dụng những kiến thức về tác
giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại,
kết hợp các thao tác nghị luận và
phương thức biểu đạt; biết cách làm
bài nghị luận văn học: cảm nhận
những nét nổi bật về nội dung và
nghệ thuật của một đoạn trích trong
bài tùy bút Người lái đò Sông Đà
của Nguyễn Tuân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2,0
Tỉ lệ:20%
Số câu: 1
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ:10%
Số câu:3.
Số điểm:
3,0 Tỉ
lệ:30%
PHẦN I:
LÀM VĂN

( 8.0 điểm)
Vận dụng những kiến thức về tác
giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại,
kết hợp các thao tác nghị luận và
phương thức biểu đạt; biết cách làm
bài nghị luận văn học về một đoạn
thơ trong bài thơ Đất Nước (trích
trường ca Mặt đường khát vọng
của Nguyễn Khoa Điềm).
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ: 0
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ: 0
Số câu:1
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ: 70%
Số câu:1
Số điểm:
7,0 Tỉ lệ:
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 8
Tỉ lệ: 80%
Số câu: 4
Số điểm:
10
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN NGUYỄN MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 12
Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề
=================================================================================
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)
Cho văn bản sau:
“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê,
quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô
non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu
cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên
như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một
chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung
khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của
con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm
xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu
vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của
“một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những
hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.
(Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2: Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi

niềm cổ tích tuổi xưa…” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện pháp tu từ đó.
(0,5 điểm)
Câu 3: Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng
sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên? (1,0 điểm)
PHẦN I: LÀM VĂN ( 8.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
(Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)
Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày
nay đối với đất nước?
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN I:
ĐỌC – HIỂU
( 2.0 điểm)
Đáp án Điểm
Câu 1 Ý Nội dung chính của đoạn trích. 0,5
Đây là đoạn văn tiêu biểu cho phong cách tùy bút Nguyễn
Tuân. Nhà văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình thơ thơ mộng của
sông Đà ở đoạn hạ lưu.
Câu 2 Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn Tác dụng của của biện pháp tu
từ đó.
0,5
a Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn: so sánh. 0,25
b
Những hình ảnh so sánh, liên tưởng mới lạ, độc đáo, bất ngờ giúp nhà

văn khắc họa những vẻ đẹp hết sức đa dạng, thơ mộng, trữ tình của
cảnh vật ven sông Đà nơi hạ lưu.
0,25
Câu 3 Viết một văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nhận về đoạn văn 1.0
a - Về nội dung: Cần làm rõ:
Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, trữ tình của sông Đà - một vẻ đẹp vừa tĩnh
lặng, yên ả, thanh bình, hoang sơ, cổ kính vừa tươi mới, tràn trề nhựa
sống của cảnh vật ven sông Đà.
0.5
b
- Về nghệ thuật:
+ Cách cảm nhận, miêu tả và liên tưởng tài hoa, phóng túng.
+ Kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm nhận chủ quan: “Thuyền tôi trôi trên
Sông Đà…Chao ôi, thấy thèm được giật mình…”
+ Ngôn từ chọn lọc, tinh tế: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi
áng cỏ sương”…
0.5
PHẦN I:
LÀM VĂN
( 8.0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích trường
ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. Từ sự cảm nhận
về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của
thanh niên ngày nay đối với đất nước?
8,0
a
Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt
đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. 5,0
- Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện những nhận thức sâu sắc về đất
nước, trong đó nổi bật là hình ảnh đất nước hiện lên trong quan hệ gắn

bó với mỗi con người.
+ Em ơi em vừa là cách xưng hô gần gũi, thân thiết, vừa là lời tâm tình
tha thiết. Nhà thơ chọn hình thức đối thoại tâm tình để thể hiện sự tự ý
thức, tự nhận thức về một vấn đề sâu sắc “Đất Nước là máu xương của
mình”. Đất Nước không còn là khái niệm xa lạ, trừu tượng mà là máu
thịt đối với mỗi con người. Đất Nước có ngay trong chính bản thân mỗi
con người, là một phần tâm hồn của mỗi người.
+ Vì vậy, mỗi người phải biết: Gắn bó - san sẻ - và hoá thân. Gắn bó
là biết yêu đất nước bằng tâm hồn và suy nghĩ; san sẻ là gánh vác một
phần trách nhiệm bằng hành động cụ thể; và hoá thân là mức độ cao
nhất, nếu cần phải biết hi sinh cả tính mạng của mình.
+ Nếu mỗi người đều ý thức được điều đó thì sẽ “Làm nên Đất Nước
3,0
1,0
1,0
muôn đời” - có nghĩa là đất nước sẽ vững mạnh, trường tồn.
1,0
- Về nghệ thuật: Đoạn thơ không chỉ thể hiện tập trung chủ đề mà còn
tiêu biểu cho chất trữ tình - triết luận của toàn bài.
2,0
+ Hình thức đối thoại kết hợp với độc thoại, vừa nói với mọi người,
vừa nói với chính mình: là lời nhắn nhủ tâm tình chân tình. Giọng điệu
trữ tình đằm thắm.
1,0
+ Đoạn thơ vừa đậm chất triết lí, chất trí tuệ lại giàu chất trữ tình, chan
chứa tình cảm, cảm xúc. 0,5
+ Giọng điệu đoạn thơ vừa tha thiết, sâu lắng, vừa trang nghiêm. Nhờ
đó mà ý thơ dễ đi vào cảm xúc và suy nghĩ của người đọc. 0,5
b Suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất
nước?

3,0
- Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm đúng đắn
về đất nước và ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình và thế hệ mình
trước vận mệnh của dân tộc. Tư tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh,
mọi thời đại.
- Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắc xích quan trọng trong cuộc chạy
tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc. Đặc
biệt là thanh niên. Thanh niên chính là hiện tại và tương lai của đất
nước. Mỗi thanh niên phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những
công việc chung của đất nước (Học tập, trau dồi tri thức, bắt kịp yêu
cầu của thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng về tư tưởng, rèn luyện
sức khỏe… để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc).
1,5
1,5

×