Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TTGDTX NGHĨA HƯNG các dạng đề thi thử tốt nghiệp ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.3 KB, 4 trang )

TTGDTX NGHĨA HƯNG
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TTGDTX NGHĨA HƯNG
CÁC DẠNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LỚP
12
Môn: Ngữ văn
Năm học 2013- 2014
Thời gian: 120phút
Đề 1
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau
“Thơ phải có tư tưởng, có ý thức vì bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính
liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong
cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự. Không ai đọc thơ riêng
bằng trí thức mà yêu thơ. Hiểu thơ kì thực là vấn đề của cả tâm hồn”
Trả lời câu hỏi
a.Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào đã học trong chương trình?
b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng trong đoạn trích?
c.Nêu nội dung đoạn văn trên và đặt nhan đề cho văn bản
Câu 2. (3điểm):
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về nghị lực vượt lên
số phận của con người
Câu 3(4 điểm)
Nhà văn Kim Lân tâm sự “Phần gây xúc động nhất cho tôi khi đọc lại truyện là đoạn bà
cụ Tứ trở về. Ở đấy tình của người mẹ thật lớn. Bà nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh và chấp
nhận ngay. Bà không chỉ thương con trai mà còn đầy long thương xót với người đàn bà
cùng quẫn kia dù hoàn cảnh bà cũng không khá hơn lắm. Đó chính là bản chất nhân đạo
trong tâm hồn con người Việt. Đó cũng là chủ đề của câu chuyện”
Anh chị có suy nghĩ gì về tâm sự trên?
Đề 2
Câu 1 (4,0 điểm):


Đọc văn bản sau
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp , muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì
,muốn ra cắn cổ.
GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ LỤA
TTGDTX NGHĨA HƯNG
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu
dung lũ treo dê bán chó
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi,
chuyến này dốc ra tay bộ hổ”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc-Nguyễn Đình Chiểu)
Trả lời các câu hỏi
a.Thể loại của văn bản trên? Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
b.Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Tác dụng ?
c.Nội dung khái quát của văn bản
Câu 2. (6 điểm):
Thí sinh chọn một trong hai câu sau để làm bài
1. “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ
hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” (Hồ Chí Minh)
Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên .
2. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng Người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của
nhà văn Nguyễn Tuân
Đề 3
Câu 1(4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Trả lời câu hỏi
a.Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
b.Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ và phân tích tác dụng của chúng
c.Đặt nhan đề cho văn bản
Câu 2(6 điểm)
2a.
GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ LỤA
TTGDTX NGHĨA HƯNG
2b.
Có ý kiến cho rằng “Dòng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn
Nguyễn Tuân hung bạo dữ tợn, là kẻ thù số một của người dân Tây Bắc, là tiềm năng to
lớn về mặt thủy điện của đất nước ta ”
Hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên .
Đề 4
Câu 1(3 điểm)
Cho văn bản sau
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao,
nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương
chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm
việc đầu tiên.Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ
không biết thế nào là cùng.Đã yêu mến cho khoa danh ,lại đề cao bằng tước trật.Ban ân rất
lớn mà vẫn cho là chưa đủ”
Trả lời câu hỏi
a.Cho biết đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
b.Giải thích từ: hiền tài, nguyên khí
c.Tìm luận điểm trong đoạn văn trên.
d.Đặt tên cho đoạn trích
Câu 2(7 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu để làm bài
1 “Không có người mẹ thì không có anh hùng và nhà thơ”

Anh chị suy nghĩ gì về câu nói trên?
2.Anh chị có suy nghĩ gì về đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ LỤA
TTGDTX NGHĨA HƯNG
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Đất Nước-Nguyễn Khoa Điềm)

GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ LỤA

×