KINH NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP
Đơn vị: Tổ Văn – Trường Quốc học Quy Nhơn
Để giúp học sinh hệ thống hóa lại kiến thức đã học và có kĩ năng vận dụng tốt vào một
bài thi cuối cấp đạt hiệu quả, tổ chúng tôi đã xây dựng chương trình ôn tập cho thời gian 3 tuần,
mỗi tuần 6 tiết. Nội dung chương trình ôn tập này được tất cả các thành viên trong tổ có giảng
dạy lớp 12 thực hiện nghiêm túc. Từ chương trình có tính định hướng, mỗi giáo viên vận dụng
linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình giảng dạy.
Tuần Nội dung
(1) Giúp HS nắm được yêu cầu và hình thức đề thi tốt nghiệp. Ôn lại kĩ năng đọc
– hiểu một văn bản. Hướng dẫn HS ôn tập những kiến thức thuộc phân môn
Làm văn: lập luận trong văn nghị luận; diễn dạt trong văn nghị luận; các loại
lỗi thường mắc… (Phong cách ngôn ngữ khoa học, PCNN hành chính; các
phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận; lỗi lập luận…)
(2) Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức thuộc phân môn tiếng Việt: phong cách ngôn
ngữ; các phép tu từ ngữ âm, cú pháp; các biện pháp tu từ vựng…
(3) Lựa chon ngữ liệu phù hợp trình độ nhận thức và năng lực của HS để luyện
tập (Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản; nhận diện về từ ngữ, cú pháp, cấu
trúc, thể loại của văn bản, một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác
dụng của chúng)
(4) Lựa chon ngữ liệu phù hợp trình độ nhận thức và năng lực của HS để luyện
tập – Văn bản thuộc các phong cách chức năng…(Hiểu nội dung, ý nghĩa của
văn bản; nhận diện về từ ngữ, cú pháp, cấu trúc, thể loại của văn bản, một số
biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng)
(5) Ôn lại kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí; về một
hiện tượng đời sống. Nhận diện đề - kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
hay hiện tượng đời sống, phân tích đề - chú ý yêu cầu của đề bài.
(6) Luyện tập kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội (lập dàn ý; viết đoạn văn, bài
văn ngắn.)
(1) Luyện tập kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội (lập dàn ý; viết đoạn văn, bài
văn ngắn.).
(2) Kĩ năng phân tích bài thơ, đoạn thơ. Thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (Tây
Tiến – Quang Dũng, Trích Việt Bắc - Tố Hữu).
(3) Thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ và sau 1975 (Trích đoạn Đất Nước -
Nguyễn Khoa Điềm, Sóng- Xuân Quỳnh, Đàn ghi ta của Lorca – Th. Thảo).
(4) Luyện tập - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
(5) Hình ảnh ông lái đò; Hình ảnh sông Đà và sông Hương trong 2 bài kí của
Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(6) Kĩ năng phân tích một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Giá trị hiện thực và
nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
(1) Giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt của Kim Lân.
(2) Vẻ đẹp của con người Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ; Hình tượng cây
xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
(3) Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ trong Những đứa
con trong gia đình của Nguyễn Thi.
(4) Ý nghĩa tình huống truyện và hình ảnh nhân vật người đàn bà hàng chài trong
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
(5) Ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc qua những màn đối thoại trong trích đoạn vở
kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
(6) Ôn tập phần Văn học nước ngoài – Nắm kiến thức cơ bản về tác giả, tóm tắt
tác phẩm, hiểu nội dung ý nghĩa của những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
1
(Những nội dung còn lại:các văn bản chính luận, văn bản khoa học,
văn bản nhật dụng…; những bài đọc thêm… GV hướng dẫn HS tự ôn)
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
Người biên soạn: Tôn Nữ Thị Hà
Đơn vị: Tổ Văn – Trường Quốc học Quy Nhơn
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi cho ở dưới:
“Nước non nặng một lời thề
Nước đi, đi mãi không về cùng non.
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Sương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.”
(Thề non nước – Tản Đà)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể loại gì? Nêu nội dung của đoạn thơ? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của những
biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm)
Câu 3: Hình ảnh “non còn đứng không” trong câu thơ “Nước đi chưa lại non còn đứng không”
có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 4: Ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà anh/chị cảm nhận được qua đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tự trọng
của con người trong cuộc sống.
2. Nghị luận văn học (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)
2
MA TRẬN ĐỀ
Cấ
p độ
Nhận biết - Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Đọc –
hiểu
Nhận biết thể loại, nội dung của
một đoạn thơ. Hiểu ý nghĩa từ ngữ,
hiệu quả nghệ thuật, cảm xúc của
nhà thơ được gửi gắm trong đoạn
thơ.
Số câu
Số điểm (Tỉ
lệ)
4
3,0(30%)
4
3,0
(30%)
2. Làm
văn
Biết cách làm bài
văn nghị luận xã
hội về một tư tưởng
đạo lí
Biết cách
làm bài văn
nghị luận
văn học –
cảm nhận về
một đoạn
thơ trong
bài thơ
Sóng của
Xuân
Quỳnh.
Số câu
Số điểm (Tỉ
lệ)
1
3,0 (30%)
1
4,0 (40%)
2
7,0
(70%)
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ
4
3,0
30%
1
3,0
30%
1
4,0
40%
6
10
100%
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. (0,25 điểm)
Đoạn thơ nói về lời thề non – nước và tình cảnh của non trong nỗi sầu đợi chờ, mong nhớ
nước. (0,25 điểm)
Câu 2: Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ ngữ (0,5
điểm)
Tác dụng: Làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh sinh động, kín đáo, giàu ý nghĩa sâu sắc
(nước non chỉ thiên nhiên, chỉ non sông đất nước, chỉ tình nghĩa lứa đôi), non nước trở nên có
linh hồn biết chờ đợi, nhớ thương; tạo giọng thơ tha thiết xúc động. (0,5)
Câu 3: Hình ảnh ”non còn đứng không” trong câu thơ ”Nước đi chưa lại non còn đứng không”
có nghĩa là: nước đi mãi không về non phải đứng trơ trọi một mình (0,5 điểm); nước đi mãi
không về khiến non cô đơn, trống vắng trong tâm hồn (0,5 điểm).
Câu 4: Cảm xúc của nhà thơ: nhớ nhung, buồn thương, mong đợi trong hoàn cảnh kẻ ở người đi,
đất nước mất chủ quyền. (0,5 điểm)
3
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục, diễn đạt
mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm
rõ được các ý cơ bản sau:
Giới thiệu vấn đề (0,25 điểm)
Lòng tự trọng của con người trong cuộc sống.
0,25
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Tự trọng là tự coi trọng, giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Lòng tự trọng là một
trong những phẩm chất tốt đẹp của con người, là một thái độ sống đúng đắn.
- Trong cuộc sống, người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương; biết tự ý
thức, nhận thức về cái xấu, đấu tranh với chính mình để không làm điều xấu, việc ác;
biết xấu hổ khi lỡ làm điều sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.
0,25
0,25
Luận bàn vấn đề: (2,0 điểm)
- Lòng tự trọng là một tư tưởng đúng đắn và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của
mỗi con người.
+ Biết tôn trọng bản thân sẽ thấy tự tin, hạnh phúc, là động lực cho mỗi người đi tới
thành công. Đây cũng là động lực để người khác đặt niềm tin vào mình.
+ Trong cuộc sống, lòng tự trọng là sự tự nhận thức giá trị của bản thân mình để phát
huy sức mạnh vốn có. Mặt khác, hiểu được giá trị của mình, ta sẽ hiểu được giá trị của
những người khác.
0,5
0,5
- Lòng tự trọng không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân mà còn là vấn đề của cả một
cộng đồng, dân tộc. Càng có nhiều người có lòng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, danh
dự đất nước mới được bạn bè quốc tế yêu mến, khâm phục.
0,5
- Phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao. Phê phán những kẻ thiếu lòng tự trọng. Đó là
những biểu hiện tự hạ thấp nhân cách, phẩm giá của bản thân, bị mọi người chê cười,
khinh bỉ…
0,5
Bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)
Đây là tư tưởng có nhiều tác dụng ý nghĩa cao đẹp. Cần rèn luyện nhân cách, phẩm giá
để có lòng tự trọng.
0,25
2. Nghị luận văn học (4,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh, về bài thơ Sóng, đoạn thơ trích, học
sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm)
Nêu được vấn đề nghị luận: tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ. 0,25
Cảm nhận về đoạn thơ (3,5 điểm)
- Sáu câu thơ đầu:
+ Biển mang trong lòng những con sóng; tâm hồn, trái tim của những người đang yêu
cũng vậy: luôn được kết dệt bởi vô vàn những con sóng nhớ nhung. Nhà thơ tiếp tục
mượn hình tượng sóng để thể hiện nỗi nhớ bao trùm lên cả không gian và thời gian.
1,0
+ Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ dường như vẫn chưa đủ, chưa
4
thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ lòng mình: nỗi lòng em nhớ anh cuồn cuộn, dạt dào như
những đợt sóng biển triền miên, vô hạn. Nó thường trực trong cõi thực và cả cõi mơ, len
lỏi trong tiềm thức, xâm nhập vào cả giấc mơ. Ý thơ khẳng định một tình yêu tha thiết,
nồng nàn, đắm say.
1,0
- Bốn câu thơ sau:
+ Không gian cuộc đời có nhiều phương, nhiều hướng nhưng tình yêu và trái tim yêu chỉ
có một phương duy nhất để hướng đến tìm về.
+ Ý thơ khẳng định sự son sắt, thủy chung của một tình yêu trong sáng, lành mạnh.
1,0
- Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt; sử dụng ngôn từ chọn lọc; xây
dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết…
0,5
Kết luận chung (0,25 điểm)
Với những hình thức nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ đã thể hiện một tình yêu vừa thiết tha
mãnh liệt, vừa thủy chung son sắt – nét đẹp trong tâm hồn người phụ nữ yêu, Xuân
Quỳnh.
0,25
5
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Người biên soạn: Tôn Nữ Thị Hà
Đơn vị: Tổ Văn – Trường Quốc học Quy Nhơn
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Đoạn văn dưới đây có mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp, anh/chị hãy
chỉ ra những lỗi sai đó. (1,0 điểm)
”Đàn ghi ta của Lor – ca” là một thi ca tiêu biểu của nhà thơ Thanh Thảo. Bài thơ thể
hiện thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khác vọng cách tân nghệ
thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phủ phàng. Tuy nhiều hình ảnh trong bài thơ mang dấu
ấn thơ tượng trưng mà nó từ lâu vẫn để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc.
Câu 2. Đoạn văn sau được viết theo thể loại gì? Nó đề cập đến nội dung gì? Hãy đặt tựa
đề cho đoạn văn ấy. (1,0 điểm)
Thống kê của Bộ Tài nguyên, môi trường cho thấy, trong 10 năm trở lại đây, thiên tai làm
chết và mất tích khoảng 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP mỗi
năm. Chỉ trong năm 2013 cho đến thời điểm này, đã có hơn 10 cơn bão xuất hiện trên biển Đông,
trong đó có 5 cơn bão đổ bộ vào đất liền. Trong tháng 11/2013, thiên tai làm 54 người chết, mất
tích và 93 người bị thương; hơn 600 ngôi nhà bị sập, cuốn trôi; gần 260.000 ngôi nhà bị ngập
nước, sạt lở, tốc mái,v.v Như vậy có thể thấy thách thức từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với
Việt Nam là rất lớn. Nêu Việt Nam không có những giải pháp ứng phó phù hợp hiệu quả thì hậu
quả sẽ rất lớn, có thể là 8 – 10% GDP theo một số nghiên cứu gần đây.
(Biến đổi khí hậu: ”Thách thức với Việt Nam rất lớn” – Vietnamnet 29/12/2013)
Câu 3. Hãy cho bi t nh ng bi n pháp tu t nào đ c s d ng trong đo n th sau? Nêu tácế ữ ệ ừ ượ ử ụ ạ ơ
d ng c a nh ng bi n pháp tu t đó. (1,0 đi m)ụ ủ ữ ệ ừ ể
”Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
(Con cò – Chế Lan Viên)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình quan điểm của anh/chị về vấn đề: Phía sau
lời nói dối
2. Nghị luận văn học (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu (Sách Ngữ
văn 12, tập II, NXB Giáo dục 2008) của Nguyễn Trung Thành.
6
MA TRẬN ĐỀ
Cấ
p độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Đọc –
hiểu
Nhận biết những lỗi sai về chính tả,
dùng từ, ngữ pháp
Hiểu nội dung của một văn bản.
Phát hiện những biện pháp nghệ
thuật và hiểu tác dụng của biện
pháp nghệ thuật đó trong văn bản.
Số câu
Số điểm (Tỉ
lệ)
3
3,0 (30%)
3
3,0
(30%)
2. Làm
văn
Biết cách làm bài
văn nghị luận xã
hội về một tư tưởng
đạo lí
Biết cách
làm bài văn
nghị luận
văn học –
cảm nhận về
hình tượng
cây xà nu
trong tác
phẩm Rừng
xà nu của
Nguyễn
Trung
Thành.
Số câu
Số điểm (Tỉ
lệ)
1
3,0 (30%)
1
4,0 (40%
2
7,0
(70%)
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ
3
3,0
30%
1
3,0
30%
1
4,0
40%
5
10
100%
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
- Lỗi chính tả: khác vọng (khát vọng), phủ phàng (phũ phàng). (0,25 điểm)
- Lỗi dùng từ: thi ca (thi phẩm). (0,25 điểm)
- Lỗi ngữ pháp: câu cuối “Tuy nhiều hình ảnh trong bài thơ mang dấu ấn thơ tượng trưng
mà nó từ lâu vẫn để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc.” (Tuy nhiều hình ảnh trong
bài thơ mang dấu ấn thơ tượng trưng nhưng từ lâu nó vẫn để lại trong lòng người đọc nhiều cảm
xúc sâu sắc.) (0,5 điểm)
Câu 2 (1,0 điểm)
- Thể loại của văn bản: văn bản khoa học phổ cập. (0,25 điểm)
- Nội dung của văn bản đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của sự biến đối khí hậu đối với Việt
Nam là rất lớn. (0,5 điểm)
- Tựa đề của đoạn văn: Hậu quả của biến đổi khí hậu (Biến đổi khí hậu – thách thức với
Việt Nam) (0,25 điểm)
Câu 3 (1,0 điểm)
7
- Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: ẩn dụ, điệp ngữ, điệp cú pháp,
phép đối từ ngữ. (0,5 điểm)
- Tác dụng: làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa sâu sắc, nhấn mạnh tấm
lòng người mẹ thương con vô bờ bến; tạo nhịp thơ uyển chuyển, nhịp nhàng, giọng thơ da diết
xúc động (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục, diễn
đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần
làm rõ được các ý cơ bản sau:
Giới thiệu vấn đề (0,25 điểm)
Phía sau lời nói dối… 0,25
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường gặp trong cuộc sống. 0,5
Luận bàn vấn đề: (2,0 điểm)
- Phía sau lời nói dối có thể là:
+ Những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính, thủ đoạn của kẻ không
trung thực; sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối diện với sự thật…
+ Những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn - vui, đau khổ - hạnh phúc, hối
hận – hả hê…
+ Những hậu quả không ai mong muốn, những hệ lụy khôn lường: lời nói dối có thể
kéo theo những hành động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người
với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội.
0,5
0,5
0,5
- Nói dối là một thói xấu, cần phê phán nghiêm khắc kẻ nói dối và những hành vi gian
dối. Trong những tình huống, cảnh ngộ cụ thể nhất thời con người có thể buộc phải
nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối bởi không ai muốn nghe lời nói
dối và cũng chẳng ai muốn nói lời gian dối.
0,5
Bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)
Nói dối là thói xấu. Vì thế, con người cần rèn luyện cho mình phẩm chất trung thực,
không được gian dối cả trong lời nói lẫn hành vi.
0,25
2. Nghị luận văn học (4,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trung Thành, về tác phẩm Rừng xà nu,
học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận. 0,5
Cảm nhận về hình tượng cây xà nu(3,5 điểm)
- Cây xà nu trước hết mang ý nghĩa tả thực. Đó là hình ảnh thiên nhiên Tây Nguyên
đẹp hùng vĩ, man dại, đầy sức sống; gắn bó máu thịt trong đời sống vật chất và tinh
thần của người dân làng Xô Man (Dẫn chứng, phân tích)
0,5
- Cây xà nu là biểu tượng cho con người. Trong tác phẩm, cây xà nu được miêu tả
8
trong sự đối sánh với con người.
+ Cây xà nu phải hứng chịu nhiều bom đạn tàn phá của kẻ thù. Cuộc sống đau thương,
mất mát của con người Tây Nguyên. (Dẫn chứng, phân tích)
1,0
+ Cây xà nu ham ánh nắng mặt trời như con người Tây Nguyên yêu tự do, quí cách
mạng. (Dẫn chứng, phân tích)
0,5
+ Cây xà nu có sức sống bất diệt, không gì tàn phá nổi. Sức sống kiên cường, bất
khuất của con người Tây Nguyên. (Dẫn chứng, phân tích)
1,0
- Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, ngôn ngữ có giá trị tạo hình, gợi cảm… 0,5
- Đánh giá chung: cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất, số phận của nhân dân Tây
Nguyên trong chiến tranh cách mạng.
0,5
Kết luận chung (0,5 điểm)
Khẳng định lại vấn đề. 0,5
9