Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Khảo sát đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 4 giống lúa CDN, DN1, CDV, CDT trồng vụ xuân năm 2012 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.51 KB, 46 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đăt vấn đề
Lúa gạo {Oryza satíva. L) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số
thế giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Lúa gạo có
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Theo
dự báo của FAO, thế giới đang có nguy cơ khủng hoảng lương thực do dân số tăng
nhanh. Theo liên hiệp quốc ước lượng trên cơ sở dữ liệu quốc tế, dân số thế giới sẽ
là 7 tỷ năm 2013, và theo thống kê của FAO năm 2010 đã có 925 triệu người thiếu
đói đã giảm so với năm 2009 là 1,02 tỷ người tuy nhiên tình trạng thiếu đói này
vẫn là mức cao “không thể chấp nhận được” (Hà Nội mới, 16/09/2010) [12].
Ở Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, việc sản xuất lúa có
nhiều thuận lợi. Yào thập niên 70 - 80 nước ta còn là nước thiếu lương thực triền
miên, sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước, phải thường xuyên
nhập khẩu lúa gạo. Qua gần một thập kỷ sản xuất lương thực, sản lượng lúa ở Việt
Nam tăng trưởng khá nhanh. Bước đầu đã có một lượng lương thực dư thừa, điều
đó đã làm cho nước ta từ một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo
đứng hàng thứ hai thế giới sau Thái Lan trong một thời gian dài. Hiện nay nước ta
đã vươn lên vị trí số một thế giới [15].
Ở những nước sử dụng lúa gạo làm lương thực việc phát triển cây lúa được
coi là chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Yới thành tựu của
cuộc cách mạng xanh, hàng loạt các giống mới có năng suất cao đã được đưa vào
gieo trồng giúp cải thiện cơ bản về sự thiếu hụt về lương thực cho mỗi quốc gia.
Ngày nay, khi nước ta chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng
với sự đô thị hóa, thì diện tích lúa bị giảm xuống. Do dó đòi hỏi thâm canh tăng vụ,
giống lúa ngắn ngày, tăng năng suất, kháng nhiều sâu bệnh hại, phẩm chất tốt,
thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, để đáp ứng nhu cầu gạo có chất lượng
tốt phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Xuất phát từ tình hình tực tiễn, đồng thời bổ sung thêm nguồn giống cho địa
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
phương tạo ra giống lúa năng suất cao chất lượng giống tốt, chống chịu sâu bệnh


cao tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống
của 4 giống lúa CDN, DN1, CDV, CDT trồng vụ xuân 2012 tại Cao Minh, Phúc
Yên, Vĩnh Phúc”
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Tìm ra những giống lúa tốt nhất, năng suất cao, phẩm chất tốt thích họp với
điều kiện sinh thái ở địa phương. Nhằm khuyến cáo các giống lúa mới cho sản xuất
lúa, thay thế giống cũ bị nhiễm bệnh làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho
người dân trồng lúa.
2.2. Yêu cầu
Theo dõi đặc trưng về hình thái, các chỉ tiêu nông học, năng suất các giống
lúa và đánh giá khả năng nhiễm sâu bệnh hại, đánh giá phẩm chất, ưu khuyết điểm
của từng giống nhằm xác định giống thích nghi với địa phương, có triển vọng cho
năng suất cao, phẩm chất tốt để đưa vào sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp các dữ liệu khoa học về
các đặc điểm nông học, hình thái, khả năng chống chịu sâu bệnh và các chỉ tiêu
chất lượng của 4 giống lúa nghiên cứu.
Góp phần tuyển chọn được một số dòng lúa có triển vọng: thời gian sinh
trưởng ngắn, khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh tốt, năng suất cao, chất
lượng tốt thích hợp với vùng Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc để đưa đi khảo
nghiệm, phát triển ra sản xuất trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại lúa
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa trồng
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
2
Theo Nguyễn Yăn Hoan, 1995 [3]: Cây lúa trồng (Oryza saiiva. L) là một
loài cây thân thảo, sinh sống hàng năm. Thời gian sinh trưởng của các giống dài,
ngắn khác từ 60 - 250 ngày.

về phương diện Thực vật học, lúa trồng hiện nay là do lúa dại Oryza fatua
hình thảnh thông qua quá trình chọn lọc nhân tạo lâu dài.
Đông Nam Á là nơi cây lúa đã được trồng sớm nhất, ở thời đại đồ đồng nghề
trồng lúa đã rất phồn thịnh (Đinh Văn Lữ, 1978) [4].
Cây lúa trồng ngày nay có thể được thuần hóa từ nhiều nơi khác nhau thuộc
châu Á như: Myanma, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
Tại nơi phát sinh cây lúa hiện còn vì loài lúa dài và ở những địa điểm trên để
tìm được đầy đủ bộ gen của cây lúa.
1.1.2. Phăn loại
Phân loại cây lúa có nhiều quan điểm khác nhau:
1.1.2.1. Phân loại cây lúa theo hệ thống phân loại thực vật
- Theo phân loại học thực vật, cây lúa được xếp theo trình tự sau:
+ Giới (Regrum): plantae - Thực vật + Ngành:
Angiospermac - Thực vật có hoa + Lớp:
Monocotyledones - Lóp 1 lá mầm + Bộ: Poales
(Graminales) - Hòa thảo có hoa + Họ: Poales
(Graminales) - Hòa thảo + Họ phụ: Poidae - Hòa
thảo ưa nước + Chi: Oryza - Lúa + Loài: Oryza
sativa - Lúa trồng
1.1.2.2. Phân loại cây lúa theo hệ thống của các nhà chọn giống
• Phân loại theo loại hình sinh thái địa lí
• Phân loại theo nguồn gốc hình thành
• Phân loại theo tính trạng đặc trưng (IRRI - INGER - 1996)
• Phân loai theo loai hình sinh thái đia lí:
• • •
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
3
-Theo Liakhovkin A.G (1992) [3], lúa trồng có 8 nhóm sinh thái địa lí sau:
+ Nhóm Đông Á: Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc. Đặc trưng của nhóm
này là chịu lạnh tốt, hạt khó rụng.

+ Nhóm Nam Á: Từ Pakistan sang vùng bờ biển phía Nam Trung Quốc và
Bắc Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của nhóm sinh thái này là chịa lạnh kém, hạt dài
và nhỏ.
+ Nhóm Philippin: Nhóm lúa điển hình nhiệt đới không chịu lạnh toàn bộ
vùng Đông Nam Á.
+ Nhóm Trung Á: các nước Trung Á. Lúa hạt to, chịu lạnh và chịu nóng
(1000 hạt/32gr)
+ Nhóm Iran: gồm các nước Trung Đông xung quanh Iran. Hạt chịu lạnh, hạt
to, đục và gạo dẻo.
+ Nhóm châu Âu: Nga, Italia, Tây Ban Nha, loại hình Japonica chịu lạnh,
hạt to, gạo dẻo nhưng kém chịu nóng.
+ Nhóm châu Phi: lúa trồng thuộc loài Oryza gỉaberrima.
+ Nhóm châu Mĩ La tinh: gồm các nước Trung Mĩ và Nam Mĩ. Nhóm cây lúa
cao, thân to, khỏe, hạt to, gạo trong và dài, chịu ngập và chống đỗ tốt.
+ Nhóm quần thể địa phương: được hình thành trong một khoảng thời gian
dài ở từng địa phương khác nhau.
+ Nhóm quần thể lai: được tạo ra bằng phương pháp lai trong các chương
trình chọn giống khác nhau.
❖ Phân loại theo nguồn gốc hình thành
+ Nhóm quần thể địa phương: được hình thành trong một khoảng thời gian
dài ở từng địa phương khác nhau.
+ Nhóm quần thể đột biến: được tạo ra bằng phương pháp đột biến.
+ Nhóm quần thể tạo ra bằng CNSH: gồm các quần thể chuyển gen, nuôi cấy
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
4
bao phấn hoặc chọn dòng tế bào.
+ Nhóm các dòng bất dục đực: là nhóm chứa kiểu gen gây bất dục đực +
Nhóm quần thể lai: được tạo ra bằng phương pháp lai trong các chương trình chọn
giống khác nhau
❖ Phân loại theo tính trạng đặc trưng (IRRI - INGER -1996) [11]

+ Tập đoàn năng suất cao.
+ Tập đoàn chất lượng cao + Tập đoàn giống chống
bệnh + Tập đoàn giống chống và chịu sâu + Tập đoàn
chống chịu rét + Tập đoàn chống chịu hạn + Tập
đoàn chịu chua, mặn, phèn + Tập đoàn giống chịu
ngập úng +Tập đoàn giống và thời gian sinh trưởng
đặc thù
1.2. Tầm quan trọng của lúa gạo đối với con người Việt Nam
Lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng của thế giới và Việt Nam. Lúa gạo
là cây lương thực đứng vị trí hàng đầu, do có nhiều giá trị dinh dưỡng và công
dụng quan trọng thông qua việc chế biến thành cơm, bánh cung cấp năng lượng
cho con người sống và hoạt động.
Cây lúa từ ngàn đời nay đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam. Đồng
thời cũng trở thảnh tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước. Cây
lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn
hóa và tinh thần của người Việt Nam. Cây lúa là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,
lúa cũng là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói riêng và hơn một
nửa dân số thế giới nói chung. Cây lúa không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống
kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với
lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu trong từng thời kỳ thăng trầm
của đất nước.
Nếu trước đây cây lúa, hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
5
cây lúa có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước. Nước ta là một
nước có nền kinh tế nông nghiệp từ ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực
trầm trọng trong những năm chiến tranh, đến nay nền nông nghiệp nước ta không
chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn
xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước
ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được

những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 1
thế giới.
1.3. Giá trị kỉnh tế của lúa gạo
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Gạo là thức ăn giàu chất dinh dưãng chứa nhiều đường bột và protein. Phân
tích thành phần dinh dưỡng của gạo có: 62,4% tinh bột, 7,9 % protein (ở gạo nếp
thường cao hơn gạo tẻ), lipit ở gạo xay là 2,2% nhưng ở gạo xát chỉ còn 0,2%. Bột
gạo có nhiều vitamin BI (0,45 mg/100 hạt), B2, B6 và phốt pho.
Theo Trần Duy Quý,1994 [5]: Protein ở lúa gạo Việt Nam có thành phần các
nhóm như sau: albumin 4% - 10%, globumin 6% - 12%, prolamin 5% - 9%,
glutein 70,5% - 80%. Hàm lượng glutein cao chứng tỏ phẩm chất và giá trị dinh
dưỡng của lúa gạo Việt Nam.
Trong hạt gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lóp ngoài và giảm dần
vào trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu là chất đường bột. Cám
hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo chiếm khoảng 10% trọng lượng khô là thành phần rất
bổ dưỡng của lúa, chứa nhiều protein, chất béo, khoáng chất và Vitamin, đặc biệt
là các Vitamin nhóm B. Tấm gồm có mầm hạt lúa bị tách ra khi xay chà, cũng là
thành phần rất bổ dưỡng, chứa nhiều protein, chất béo, đường, chất khoáng và
Vitamin.
1.3.2. Giá trị sử dụng
Gạo được dùng để chế biến thành cơm, bánh, làm môi trường để nuôi cấy
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
6
niêm khuẩn, men, cơm mẻ, Ngoài ra gạo còn dùng để chưng cất rượu, cồn,
Cám, hay đúng hơn là các lóp vỏ ngoài của hạt gạo, do chứa nhiều protein,
chất béo, chất khoáng, Vitamin, nhất là Vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột
dinh dưỡng trẻ em và điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp, phù thũng .Cám là
thành phần cơ bản, giàu chất dinh dưỡng trong thức ăn gia súc, gia cầm.
Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép,
vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic. Rơm rạ là thức ăn cho trâu bò,

làm chất đốt, lọp nhà, làm giấy, sản xuất nấm rơm.
1.3.3. Giá trị thương mại
Xuất khẩu lúa gạo hàng năm đã đem lại hàng tỷ USD cho đất nước ta, góp
phần đáng kể để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Kết quả xuất khẩu gạo năm 2012 không chỉ ở con số ấn tượng mà còn là sự
đóng góp quan trọng vào việc góp phần cải thiện cán cân thương mại nhờ giá trị
kim ngạch mang về cho quốc gia 3,7 tỷ USD. Theo Bộ NN&PTNT, tổng kim
ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm 2012 ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng
9,7%, thặng dư thương mại trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu. Đồng thời,
năm 2012, nước ta xuất siêu 284 triệu USD, là năm đầu tiên xuất siêu hàng hóa kể
từ năm 1993 [17].
1.4. Một Số đặc điểm nông sinh học của cây lúa
* Một số bộ phận quan trọng của lúa:
- Rễ lúa
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, gồm 2 loại: rễ mầm và rễ phụ. Rễ mầm phát triển
từ khi hạt bắt đầu nảy mầm, chỉ có một chiếc duy nhất. Rễ phụ được hình thành sau
và được tạo trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa. Cả hai loại rễ đều có
nhiệm vụ hút nước và muối khoáng cho cây.
- Thân lúa
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
7
Thân phát triển từ thân mầm, có dạng ống tròn, thân lúa gồm nhiều mắt và
lóng, số lóng trên thân phụ thuộc vào giống. Các giống có thời gian sinh trưởng
trung ngày thường có 6-1 lóng, các giống ngắn ngày có khoảng tò 4
- 5 lóng (Bùi Huy Đáp, 1970) [1]. Thân lúa làm nhiệm vụ vận chuyển và giữ
nước, muối khoáng lên lá để quang họp, vận chuyển oxy và các sản phẩm
khác tới các bộ phận khác của cây.
- Lá lúa
Lá lúa có hai loại:
+ Lá không hoàn toàn (lá bao): chỉ có ở bẹ ôm lấy thân, không có phiến lá,

phát triển ngay sau khi hạt nảy mầm.
+ Lá hoàn toàn (lá thật): gồm bẹ lá, cổ lá, phiến lá, tai lá và thìa lá.
Lá lúa là trung tâm hoạt động sinh lý của cây lúa (hô hấp, quang họp, tích lũy
chất khô ).
Theo Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997) [6]: trong một phạm vi nhất định có
sự liên quan thuận giữa diện tích lá và khả năng quang hợp. Vượt quá giới hạn này
lượng chất khô thực tế lại giảm vì quá trình hô hấp cũng có mối thương quan thuận
với chỉ số diện tích lá. Hệ số diện tích lá phụ thuộc vào giống và tăng dần trong
thời gian sinh trưởng của cây lúa.
- Bông lúa
Gồm: cuống bông, thân bông, gié, hoa, hạt.
+ Cuống bông: là phần cuối của thân bông.
+ Thân bông: có 5 - 10 đốt, trên mỗi đốt mọc 1 gié chính gọi là gié cấp
1, trên gié cấp 1 mọc 1 gié thứ cấp 2 chia nhiều chẽn, mỗi chẽn đính 1 hoa.
+ Cuống bông và thân bông được nối với nhau bằng đốt cổ bông.
- Hoa lúa
Hoa lúa là hoa lưỡng tính, gồm: đế hoa, lá bắc, vẩy cá, nhị và nhụy.
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
8
+ Lá bắc có 4 lá, 2 lá phía trong phát triển thảnh 2 vỏ trấu, 2 lá phía ngoài là
mày hoa.
+ Vẩy cá là một màng mỏng không màu, nằm ở giữa bầu nhụy và vỏ trấu,
điều khiển sự đóng mở của vỏ trấu khi hạt lúa phơi màu
- Hạt lúa
Gồm: gạo lức và vỏ trấu.
+ Gạo lức gồm: phôi và phôi nhũ.
+ Yỏ trấu gồm: Trấu trên và trấu dưới. Trấu dưới lớn hơn trấu trên và bao
khoảng hai phần ba bề mặt gạo lức trưởng thành.
Ở ẩm độ 0%, một hạt lúa nặng khoảng 12-44 mg. Chiều dài, rộng, độ dày của
hạt thay đổi nhiều giữa các giống.

Quá trình chửi của hạt gồm: chín sữa, chửi sáp và chín hoàn toàn. Thời gian
chín tò 30 - 35 ngày tuỳ theo giống, môi trường và biện pháp canh tác.
1.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
1.5.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa là cây lươngthực chính của rất nhiều quốc gia trên thế giới, có khả năng
thích ứng rộng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Nó có thể sống được ở
những vùng ẩm ướt nhất cho đến những vùng khô hạn, vùng ven biển hay trên núi
cao chỉ trừ những vùng sa mạc, biển hồ, băng tuyết.
về phương diện sinh thái, cây lúa rất thích hợp với những vùng có khí hậu
nóng ẩm. Nhìn chung có 4 loại lúa đang được canh tác chủ yếu trên thế giới:
- Lúa tưới tiêu: chiếm trên 50% diện tích trồng lúa thế giới và đóng góp 75%
tổng sản lượng lúa toàn cầu do có năng suất cao (6-9 tấn/ha).
- Lúa nước trời: chiếm 24% tổng diện tích canh tác lúa trên thế giới, năng
suất chỉ 2 - 3 tấn/ha.
- Lúa rẫy (lúa cạn): chiếm khoảng 10% diện tích trồng lúa.
- Lúa phèn mặn: chiếm khoảng 9%với năng suất từ 1 - 3 tấn/ha
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
9
Theo Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO [2]:
Sản lượng lúa thế giới đạt 721 triệu tấn (tương đương 480 triệu tấn gạo) so
với 700 triệu năm 2010, tăng 3%. Sản lượng tăng cao do mở rộng diện tích canh
tác lên đến 164 triệu ha, chủ yếu diễn ra ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung
Quốc, Ấn Độ và Indonesia là 3 nước chiếm 2/3 sản lượng gạo thế giới trên thị
trường.
Tại châu Á sản lượng lúa đạt 653 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2010 do
trúng mùa diển ra ở Pakistan, Kampuchia, Nepal, Philippines và Việt Nam hoặc
mở rộng diện tích canh tác ở Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt
Nam.
Tại châu Phi sản lượng cũng đạt 25,5 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2010 do
được mùa ở Ai Cập, Guinea, Nigeria a Sierra Leone. Nhưng mất mùa cũng diển ra

ở Mali và Madagascar. Châu Mỹ La-tinh và vịnh Caribea cũng được mùa ở các
nước ngoại trừ Ecuador và Peru. Những châu lục khác như úc, Nga và Mỹ sản
lượng giảm chút ít.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống lúa trên thế giới
Các điều kiện sinh thái vùng Nam và Đông Nam châu Á đã sản sinh ra giống
lúa thuộc loại hình Indica thường có tiềm năng năng suất thấp, phản ứng không tốt
với đạm, đẻ nhánh mạnh, vươn cao nhanh, đổ sớm. Còn giống lúa thuộc loại hình
Japonica có lá ngắn, hẹp, thẳng và xanh, dày thân ngắn và cứng, phản ứng với
lượng đạm tăng lên và làm tăng năng suất.
Năm 1962 các nhà chọn giống ở IRRI đã lai tạo giống Deo - Geo - Woo
- Gen và giống Peta. Giống Peta có đặc tính cho cây đẻ nhánh nhiều, có
nguồn gốc Indonesia và được trồng phổ biến ở Philippin. Đến năm 1966,
giống IR8 đã chọn từ cặp lai này và đã được đưa ra trồng trong sản xuất.
Giống IR8, có lá thẳng, đẻ nhánh cao, không mẫn cảm với quang kỳ, thân
cao khoảng 100cm và cây cứng. Giống IR8 phản ứng với đạm cao và cho
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
0
năng suất khoảng 6 tấn/ha trong mùa mưa và 9 tấn/ha trong mùa khô.
Giống IR8 được coi là giống lúa Indica có năng suất cao đầu tiên thích nghi
với khí hậu nhiệt đới.
Do yêu cầu về giống lúa thâm canh, đòi hỏi khá cao về chế độ dinh dưỡng,
khó thích nghi với hoàn cảnh sản xuất quảng canh, kèm theo đó cơ sở vật chất
nghèo nàn, thủy lợi không chủ động, phân bón thiếu thốn, phòng trừ sâu bệnh
không hiệu quả cho nên năng suất các giống lúa mới giảm dần. Từ năm 1970 -
1973 do bệnh đạo ôn, bệnh Tungro cùng với phẩm chất xấu của gạo đã buộc phải
loại dần IR8 Cũng từ năm 1970 - 1973 do dịch rầy nâu phát triển mạnh, các nhà
chọn giống đã lai tạo, chọn ra những giống kháng lại rầy nâu như giống IR26,
IR34, IR36, v.v
Do tình hình trên tò năm 1970 đến nay các nhà lai tạo giống ở IRRI ngoài

mục tiêu chọn giống cho năng suất cao, ngắn ngày chống đổ ngã cũng chú trọng
đến các mục tiêu khác như khả năng thích nghi rộng rãi với điều kiện bất lợi của
môi trường và có khả năng kháng một số loại sâu bệnh.
Xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp hiện nay là tập
chung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng cách đưa
thêm một số loại cây trồng mới vào hệ canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản trên
một đơn vị diện tích canh tác trên một năm với mục đích xây dựng nền nông
nghiệp sinh thái phát triển bền vững (Phạm Văn Tiêm, 2005) [7].
1.6. Tình hình sản xuất và nghiền cứu lúa ở Việt Nam
1.6.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Hiện nay lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất ở nước ta, cây lúa cung
cấp 85-87% tổng sản lượng lương thực trong nước.Trong những năm gần đây diện
tích cấy lúa không tăng nhưng do năng suất được cải thiện đáng kể mà sản lượng
không ngừng tăng lên từ 24,9 triệu tấn năm 1995 đến năm 2001 đã đạt 32 triệu tấn.
Năm 2007, diện tích lúa cấy là 7,2 triệu ha, năng suất trung bình là 49,8 tạ/ha và
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
1
sản lượng là 35,9 triệu tấn (Niên giám thống kê năm, 2008) [10].
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam
Theo ước tính của bộ NN & PTNT, tổng diện tích lúa cả năm 2012 đạt gần
7,76 triệu ha, tăng 1,2% so với năm 2011, năng suất bình quân ước đạt 56 tạ/ha,
tăng 0,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 43,6 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn (+26%) so với
năm trước (Hà Nội mới.com.vn) [13].
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến 31/10/2012, Việt Nam
đã vươn lên trị trí số lvề xuất khẩu gạo [15].
1.6.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống lúa ở Việt Nam
Ở nước ta nghề trồng lúa nước đã có từ rất lâu và năng suất lúa ngày càng
tăng một phần là do sự góp phần quan trọng của công tác chọn giống lúa, bằng
phương pháp cổ truyền, chọn lọc theo phả hệ, lai hữu tính, ứng dụng công nghệ

từ năm 2000 - 2012
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suât(tân/ha) Sản lượng (triệu tân)
2000 7,67 4,24 32,53
2001 7,49 4,29 32,11
2002 7,5 4,59 34,45
2003 7,45 4,64 34,57
2004 7,44 4,86 36,15
2005 7,33 4,89 35,83
2006 7,32 4,89 35,85
2007 7,21 4,99 35,94
2008 7,41 5,23 38,73
2009 7,44 5,23 38,90
2010 7,49 5,34 39,99
2011 7,65 5,53 42,31
2012 7,76 5,65 43,66
(Nguồn từ bộ nông nghiệp và PTNN năm 2013) [9]
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
2
sinh học như tạo biến dị, nuôi cấy mô, biến đổi gen. Nhờ chính sánh đổi mới và
khoa học kỹ thuật trong công tác lai tạo, chọn lọc giống lúa ở các viện, trường,
trung tâm và cá nhân trong nước, qua nhiều năm đã tạo ra rất nhiều giống lúa có
năng suất cao, ngắn ngày thích họp với điều kiện khí hậu, đát đai ở từng địa
phương.
Nghiên cứu ứng dụng về cây lúa trong thời gian qua đóng góp vào sự phát
triển nông nghiệp Việt Nam là kết quả với sự họp tác giữa nhà quản lý, các tổ chức
nghiên cứu ứng dụng trong nước và hợp tác Quốc tế.
Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa ở Việt Nam [14]:
- Thu thập đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn tạo
giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc Việt Nam của

Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội đã tạo ra một số giống lúa cho vùng
núi nước trời phía Bắc Việt Nam như G4, G6, GIO, G13, G14,
G19,G22,G24
- Chọn giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 của Trường Đại học nông nghiệp 1
Hà Nội với phương pháp cách ly toàn cá thể với nguồn gen dòng bất dục
ĐH4 và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng phổ biến
trong sản xuất đã chọn ra tổ họp Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng 110-
115 ngày, tiềm năng năng suất 8-10 tấn/ha, chất lượng dinh dưỡng cao,
thích họp cho hệ thống canh tác 3-4vụ/năm ở các tỉnh phía Bắc.
- Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản xuất
lượng thực ở vùng cao của Viện Bảo Vệ Thực Vật Từ Liêm, Hà Nội với
phương pháp chọn lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn
được giống LC93-1 có thời gian sinh trưởng 115-125 ngày, năng suất 3-4
tấn/ha, chịu hạn khá, chất lượng gạo tốt, thích họp cho vùng đồng bào dân
tộc nghèo ở vùng cao.
- Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông Cửu Long
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
3
của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương pháp ứng
dụng công nghệ sinh học (marker phân tà, nuôi cấy túi phấn) kết họp với
khảo nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao,
chất lượng gạo tốt như ƠM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718,
OM34Ơ5, OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất
ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
- Tạo giống lúa biến đổi gen giàu chất vi dinh dưỡng của Viện nghiên cứu lúa
đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp Agrobacterium và hệ thống
chọn lọc manose chuyển gen với vector pCaCar, pEun3 mang gen psy, crtl
vào giống lúa IR6, MTL250, Tapei309 tạo ra các dòng lúa giàu Vitamine A
giúp giảm suy dinh dưỡng của cộng đồng dân cư nghèo với gạo là thực

phẩm chính.
- ứng dụng kết quả điện di protein SDS-Page trong công tác chọn tạo giống
lúa chất lượng cao của Trường Đại học cần Thơ đã tuyển chọn các giống
lúa thuần như lúa Nếp Bè Tiền Giang, VĐ20, Klong Kluang
- Xác định gen FGR điều khiển tính trạng mùi thơm bằng phương pháp Fine
Mapping với microsatellite của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông
Cửu Long cho thấy rằng gen FGR điều khiển mùi thơm là gen lặn trên nhiễm sắc
thể số 8. Gen thơm là tính trạng phức tạp chịu ảnh hưởng rất mạnh của điều kiện
ngoại cảnh.
- Phân tích sự bắt cặp nhiễm sắc thể tương tự trong các dòng lai xa thuộc
giống o.sativa bằng phương pháp lai in situ huỳnh quang (Fluorescence in
situ hybriddization) của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long. Đã
tiến hành lai xa giữa lúa trồng (Oryza sativa) và lúa hoang {O.Officinalis,
O.Brachyyantha, O.Granulata) giúp đa dạng hóa nguồn gen cây lúa.
- Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn của Viện cây lương thực
thực phẩm với phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạn
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
4
địa phương và các dòng lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai
hữu tính kết họp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu
hạn khá và năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở
vùng trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây nguyên.
- Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở Miền Bắc của Trường
Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội dùng phương pháp thu thập mẫu bệnh, ứng
dụng công nghệ sinh học phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh
bang PCR đã xác định 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây bệnh
khác nhau. Các dòng chỉ thị IRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21
(Xa2) có tính kháng đa số các chủng vi khuẩn gây bệnh.
- Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá của Trường Đại học nông

nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp lai giữa dòng bất dục 103s và dòng phục
hồi chứa gen kháng bệnh bạc lá tạo ra các tổ hợp lai như Việt lai 24, Việt
lai 27 kháng bệnh bạc lá, thời gian sinh trưởng 108-110 ngày, năng suất
7,2-7,6tấn/ha.
- Áp dụng chỉ thị phân tử để chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá của Viện
nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp chỉ thị marker
kết hợp với chọn giống truyền thống thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu
gen các giống lúa mùa địa phương xác định gen kháng bạc lá Xa5, Xal3
trên nhiểm sắc thể số 5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính
kháng rộng của giống lúa.
- Nghiên cứu chất kích kháng và khả năng ứng dụng trong quản lý tổng họp
bệnh cháy lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa
đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu sử dụng chất kích thích tính
kháng đối với bệnh cháy lá lúa như dipotassium hydrogen phosphat
(K2HP04), oxalic acid (C2H204), natritetraborac (Na2B407) dùng xử lý hạt
giống trước khi sạ hàng giúp giảm bệnh cháy lá, tăng cường lực mạ, tăng số
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
5
hạt chắc và năng suất.
- Nghiên cứu di truyền phân tử tính trạng kháng rầy nâu của cây lúa của Viện
nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp PCR chọn
giống kháng rầy nâu có gen Bph-10 ở nhiễm sắc thể số 12 liên kết với
marker RG457 (tổ hợp lai PTB33/TN1) và RM227 (IR 64/Hoa lài).
Trước những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng mực
nước biển dâng lên đã và đang làm giảm đi diện tích đất liền nói chung và đất canh
tác nói riêng cùng với đó là các hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu như hạn
hán, lũ lụt, dịch bệnh Đặt ra vấn đề lớn cho các nhà khoa học nghiên cứu, chọn
tạo giống ngoài mục tiêu chọn giống có năng suất cao, phẩm chất tốt thì các giống
mới tạo ra cần phải có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh ngày càng

phức tạp và khắc nghiệt như hiện nay như khả năng chịu rét, chịu hạn, chịu mặn,
kháng sâu bệnh tốt
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 4 giống lúa: giống CDN, giống DN1, giống CDV,
giống CDT do bộ môn Chọn giống, trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội cung
cấp và giống Khang dân 18 làm đối chứng.
* Giống Khang dân
- Nguồn gốc xuất xứ:
Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc. Được công nhận theo quyết định
số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999 (www.vaas.org.Yti)
[16].
- Đặc tỉnh nông sinh học:
+ Khang dân 18 là giống lúa ngắn ngày. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân
muộn là 135 - 140 ngày, ở trà Mùa sớm là 105 - 110 ngày, ở trà Hè thu là 95 ngày.
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
6
+ Chiều cao cây: 95 - 100 cm. Phiến lá cứng, rộng, gọn khóm, màu xanh
vàng.
+ Khả năng đẻ nhánh trung bình đến kém. Hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp.
+ Chiều dài hạt trung bình: 5,93 mm.
+ Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là 2,28.
+ Trọng lượng 1000 hạt 19,5 - 20,2 gram.
+ Gạo trong. Hàm lượng amylose (%): 24,4.
+ Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha.
+ Khả năng chống đổ trung bình đến kém, bị đổ nhẹ - trung bình trên chân
ruộng. Chịu rét khá.
+ Là giống nhiễm rầy nâu. Nhiễm vừa bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn.Nhiễm nhẹ

với bệnh khô vằn [16].
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các chỉ tiêu nông sinh học của 4 giống lúa: CDN, DN1, CDY,
CDT.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh của 4 giống lúa: CDN, DN1,
CDY, CDT.
2.3. Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài tập chung nghiên cứu đặc tính nông sinh học và giá trị chọn giống của
4 giống lúa: CDN, DN1, CDY, CDT.
2.4. Địa điểm và thòi gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Phòng thực hành khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư Phạm Hà Nội +
Khu thí nghiệm tại: Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
- Thời gian: vụ xuân năm 2012 từ tháng 12/2011 đến tháng 6/2012.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
7
lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m
2
Mạ của mỗi giống được gieo thành từng ô (mỗi giống một ô), khi mạ được 3
- 4 lá thật (18-20 ngày tuổi) thì đem cấy vào các luống đã được làm đất kỹ san
phẳng. Luống có chiều rộng l,5m dài theo chiều dài của cả ruộng. Mật độ cấy 40
khóm/lm
2
(cấy 3 dảnh/khóm).
Chăm sóc theo một quy trình chung, khi gặt theo từng luống quy định.
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp đánh giá bằng mắt được thực hiện qua quan sát toàn ô thí
nghiệm, trên từng cây hay các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định
lượng đo đếm trên mẫu cây hoặc toàn ô thí nghiệm. Các mẫu lấy ngẫu nhiên, trừ
cây ở rìa ô. Các chỉ tiêu được theo dõi theo đúng giai đoạn sinh trưởng thích họp
của cây lúa.
Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây
lúa” - 1996 của IRRI và “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng của giống lúa”, được so sánh với giống đối chứng.
Các tính trạng của các giống được đánh giá và đo theo tiêu chuẩn của IRRI
[11].
Theo IRRI, quá trình phát triển cá thể ở cây lúa gồm 9 giai đoạn sinh
trưởng và phát triển được biểu thị bằng số như sau:
r
của các giông lúa
1. Nảy mầm 4. Vươn lóng 7. Chín sữa
2. Vươn lóng 5. Trỗ bông 8. Vào chắc
3. Đẻ nhánh 6. Làm đòng 9. Chín hoàn toàn
Bảng2.1.Chĩ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh
trưởng
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
8
Chỉ tiêu theo
dõi
Giai đoạn
đánh giá
Phương pháp và thang điểm
1. Sức sống của
mạ
2

Quan sát quân thê mạ trước khi nhô cây 1.
Mạnh: cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây
có hơn 1 dảnh
5.Trung bình: cây sinh trưởng trung bình, hầu
hết có 1 dảnh
9. Yếu: cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng
2. Độ thoát cổ
bông
7-9
Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần
thể
1. Thoát tốt 3. Thoát trung bình 5.Vừa đúng
cổ bông 7.Thoát được một phần 9.Không
thoát được
3. số bông hữu
hiệu
9
Đêm sô bông có ít nhât 10 hạt chăc của một
cây.
Số cây mẫu: 5
4. Độ tàn lá 9
Quan sát sự chuyên màu của lá 1. Muộn và
chậm: lá giữ màu xanh tự nhiên 5. Trung
bình: các lá trên biến vàng 9.Sớm và nhanh:
tất cả lá biến vàng hoặc chết
5. Thời gian sinh
trưởng (ngày)
9
Tính số ngày từ khi gieo hạt đến khi 85% số
hạt/bông đã chín

KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
1
9
6. Khả năng đẻ
nhánh (dảnh)
Đếm số dảnh/cây 1. Rất cao (hơn 25
dảnh/cây) 3.Tốt (20-25 dảnh/cây)
5. Trung bình (10-19 dảnh/cây) 7.Thấp (5-9
dảnh/cây)
9. Rất thấp (<5 dảnh/cây)
7. Độ cứng cây 8-9
Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch 1.
Cứng: cây không bị đổ 3. Cứng vừa: hầu hết
cây nghiêng nhẹ 5.Trung bình: hầu hết cây bị
nghiêng đổ 7.Yếu: hầu hết cây bị đổ rạp 9.
Rất yếu: tất cả cây bị đổ rạp
Bảng 2.2. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá đặc điểm hình thái của
các giống lúa
Chỉ tiêu theo dõi Giai
đoan •
đánh
Phương pháp, thang điểm
1. Chiều cao cây 9
Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất
(không kể râu hạt).
Số cây mẫu: 10
1. Bán lùn (vùng trũng <1 lOcm, vùng
cao <90cm)
5.Trung bình (vùng trũng <110-130cm,
vùng cao <90-125cm)

9. Cao (vùng trũng >130cm, vùng cao
>125)
2. Chiều dài bông 8 Đo từ cổ bông đên đỉnh bông (n=30)
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
2
0
3. Chiều dài lá đòng 9 Đo từ cổ lá đến đầu mút lá đòng (cm)
4. Chiều rộng lá đòng 9 Đo từ chỗ rộng nhất của lá đòng (cm)
5. Độ dài thìa lìa 4-5 Đo từ cổ lá đến đỉnh thìa lìa (cm)
Bảng 2.3. Phương pháp đánh giá các yếu tổ cẩu thành năng suất
của các giống lúa
Chỉ tiêu theo dõi Giai
đoan •
đánh
Phương pháp đánh giá và thang
điểm
1. Số bông/m
2
Đếm số bông trên một m
2
2. Số hạt/bông 9 Đếm tổng số hạt có trên bông
3. Độ rụng hạt 9
Một tay giữ chặt cổ bông tay kia
vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt
rụng. Số bông mẫu: 5
4. Tỷ lệ hạt lép 9
Tính tỷ lệ (%) hạt lép/bông :
1. Khó rụng: <10% số hạt rụng 5.
Trung bình: 10-50% số hạt rụng
9. Dễ rụng: >50% số hạt rụng

5. Khôi lượng 1000 hạt 9 Cân 1000 hạt X 10 lân, âm độ 13%
6. Năng suất lý thuyết
NSLT = số bông/m
2
X số hạt/bông
X tỷ lệ % hạt chắc X khối lượng
1000 hạt X 1(T
5
7. Năng suât thực thu 9
Cân khôi lượng hạt trên môi ô ở độ
ẩm hạt 14%
Bảng 2.4. Phương pháp đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh
của các giống lúa
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
2
1
Chỉ tiều theo dõi Phương pháp đánh giá và thang điềm
1. Bệnh đạo ôn cổ
bông
Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông
0. Không có vết bệnh hay chỉ có vết trên vài cuống
bông
1. vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp
2 3. vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc giữa trục
bông 5. vết bệnh bao quanh một phần gốc bông
hay thân rạ dưới trục bông
7. vết bệnh bao quanh cổ bông hay trục gần cổ bông, có
hơn 30% hạt chắc
9. vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hay phần thân
rạ cao nhất, hay phần trục gần gốc bông, số hạt chắc

<30%
2. Bệnh khô vằn
Quan sát độ cao tương đôi của vêt bệnh trên lá hoặc bẹ

0. Không có triệu chứng bệnh
1. vết bệnh <20% chiều cao cây 3. 21-30%
5.31-45%
7. 46-65%
9. >65%
3. Bệnh bạc lá
Quan sát diện tích vêt bệnh trên lá 1. 1-5% diện tích vết
bệnh trên lá 3. 6-12%
5. 13-25%
7. 26-50% 9. 51-100%
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
2
2
4. Rầy nâu
Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết
0. Không bị hại
1. Hơi biến vàng trên một số ít cây
3. Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”.
5. Lá biến vàng rõ, cây lùn và héo, đã bị cháy rầy số cây
còn lại lùn nặng.
7. Hơn V2 số cây héo, cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng.
9. Tất cả số cây bị chết
5. Sâu đục thân
Tính tỷ lệ dảnh chêt và bông bạc do sâu hại
0. Không bị hại
1. 1-10% số dảnh bị chết 3.11-20%

5. 21-30%
7.31-60%
9. 51-100%
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thô sau khi thu thập được xử lý thống kê theo phương pháp
thống kê toán học trên phần mềm MS theo chương trinh Excel gồm các tham
số sau:
• Trung bình mẫu
n
■=
t
x
‘ x
= m—
n
KHÓA L UẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nga
2
3
ẳ№-
1
)
2
ổ = \— n>30
11 n
đ = :— n<30
• Hệ số biến động
cv% = £x 100%
X
• Sai số trung bình
8

m = -ị ị=
- ~Jn
Mức độ biến động được xác định theo các mức sau:
Nếu cv% < 10%: Biến động không đáng kể Nếu cv
% = 10-20%: Biến động trung bình Nếu cv% >
20%: Biến động cao Yới n: Số lượng cá thể trong
mẫu Xị= Giá trị các biến số
1 Độ lệch chuẩn
Ỷ,(X , - X )
7=1 ___________
n - 1
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1. Đặc tính nông sinh học của các giống
lúa nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng của 4 giống lúa
trồng vụ xuân 2012, kết quả trình bày ở bảng 3.1
Qua thực nghiệm cho thấy: Sức sống mạ của 4
giống lúa nghiên cứu đều có sức sống mạnh, cây sinh
trưởng tốt, lá xanh, đa số cây trong quần thể có hơn 1
dảnh, đạt điểm 1 tương đương như giống Khang Dân
18.
Bảng 3.1. Khả năng sinh trưởng của các giống lúa
trồng vụ xuân 2012 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh
Phúc
Đặcđiê
m Giống
Khả năng đẻ
nhánh
Sô bông hữu
hiệu

Độ tàn lá
(điểm)
Thời gian
sinh
x ± m
cv
%
x ± m
cv
%
CDN 7,5±2,7 13,7
5,1±1,
4
22,1 5 145
Biểu đồ 3.1. Thể hiện khả năng đẻ nhánh và số bông hữu hiệu
của các giống lúa

×