Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi tốt nghiệp THPT 2008 môn Ngữ văn (hệ phân ban)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.07 KB, 2 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(2 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2008
Môn thi: VĂN - Trung học phổ thông phân ban
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề






I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ 2 BAN (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Lòng nhân hậu của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp được thể hiện như thế
nào trong đoạn trích Số phận con người (Ngữ văn 12 - sách giáo khoa thí điểm)
của M. Sô-lô-khốp?
Câu 2 (3 điểm)
Anh/ chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi mu
ốn được
là tôi toàn vẹn”.
(Hồn Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)


II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)


A. Thí sinh Ban KHTN chọn câu 3a hoặc 3b
Câu 3a (5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước,
Ôi con sóng nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được,
Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức.

Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh - m
ột phương.

(Theo Ngữ văn 12 - tập một, sách giáo khoa thí điểm
Ban KHTN, bộ 2, tr. 113 - 114, NXB Giáo dục - 2005)

Câu 3b (5 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân.




2
B. Thí sinh Ban KHXH - NV chọn câu 4a hoặc 4b
Câu 4a (5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu

của Chế Lan Viên:
Ơi kháng chiến ! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ
đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(Theo Ngữ văn 12 - tập một, sách giáo khoa thí điểm
Ban KHXH&NV, bộ 1, tr. 204, NXB Giáo dục - 2005)


Câu 4b (5 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
của Nguyễn Tuân
.

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2:

×