SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT MINH KHAI
ĐỀ THI THỬ ĐH – CĐ LẦN 2, NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,5điểm)
Vì sao đầu năm 1930 phải tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một
đảng duy nhất ? Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Câu 2 (2,5 điểm)
Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam trong chiến
đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Thắng lợi nào buộc Mĩ phải
tuyên bố “ Phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược?
Câu 3 (2,0 điểm)
Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào Đảng quyết định giải phóng hoàn toàn miền
Nam ? Nêu kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4.a hoặc 4.b)
Câu 4.a.Theo chương trình Chuẩn (3,0điểm)
Trình bày thành tựu khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến năm 2000. Nguyên nhân giúp Nhật Bản đạt được những thành tựu đó.
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân chung và riêng dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mĩ và
Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong những nguyên nhân ấy, nguyên nhân
nào quan trọng nhất ?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……………………………………………;Số báo danh …… …
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN CHÂM
TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ THI THỬ ĐH-CĐ LẦN 2, NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: LỊCH SỬ - khối C
( Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)
Câ
u
Nội dung
Điểm
1
Nguyên nhân vì sao phải hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng
duy nhất ? Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2,5 đ
Nguyên nhân vì sao phải hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng
duy nhất ?
1,5
-Ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời trong năm 1929 là xu thế khách quan
của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách
mạng vô sản.
0,25
- Mặc dù cả ba tổ chức cùng một xu hướng và nhiệm vụ nhưng không thể
cùng tồn tại vì
+ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là giành độc lập cho dân tộc Để thực
hiện được nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, cách mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo
của một đảng duy nhất
+Sự tồn tại các tổ chức cộng sản sẽ dẫn đến việc tranh giành quần chúng, làm
cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Mặt
khác nó vi phạm nguyên tắc“ Sức mạnh của một Đảng chính là tính thống
nhất’’
+ Sự tồn tại các tổ chức cộng sản sẽ làm cho kẻ thù lợi dụng để phá hoại
0,5
- Hợp nhất các tổ chức cộng sản là một yêu cầu cấp thiết . Trước yêu cầu đó,
Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Xiêm sang Trung Quốc.
0,25
- Với cương vị là phái viên của Quốc tế Cộng sản , Nguyễn Ái Quốc đã chủ
động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng
sản đảng để bàn việc hợp nhất
0,25
- Ngày 6-1-1930 Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra tại Cửu Long
( Hương Cảng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và đã thành công tốt đẹp
0,25
* Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng. 1,0
- Với sự nhạy bén về chính trị, trước yêu cầu của cách mạng NAQ từ Xiêm
về TQ ,
chủ động đứng ra triệu tâp hội nghị hợp nhất các tổ chức CS để thành lập
ĐCS VN
0,25
2
- NAQ với kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị, khéo léo che mắt mật thám,
chọn địa điểm
và thời gian phù hợp để hội nghị diễn ra thuận lợi và kết thúc thành công
- NAQ chủ trì hội nghị Chính uy tín và năng lực của Người đã làm cho các
ĐV dự hội nghị nhanh chóng thống nhất ý kiến ( Đồng ý hợp nhất, thống
nhất tên Đảng ), dẫn đến sự thành công to lớn của hội nghị
0,25
- NAQ soạn thảo Chính cương , là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,
là kim chỉ nam quyết định sự thắng lợi to lớn của CMVN sau này.
0,5
2 Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân miền Nam trong
chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Thắng lợi nào
buộc Mĩ phải tuyên bố “ Phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược ?
2,5đ
* “Chiến tranh Cục bộ” (1965-1968) là loại hình chiến tranh xâm lược thực
dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ …
-Dựa vào ưu thế quân sự…mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ quân
giải phóng ở Vạn Tường, hai cuộc phản công chiến lược mùa khô bằng hàng
loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “ Đất thánh Việt
Cộng”
0,25
- Chiến thắngVạn Tường : +mờ sáng ngày 18/8/1965 Mĩ huy động 9.000
quân, 105 xe tăngvà xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản
lực chiến đấu, 6 tàu chiến mở cuộc hành quân vào Thôn Vạn Tường nhằm
tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta
+ Sau một ngày chiến đấu ta loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên địch, bắn cháy
22 xe tăng và bọc thép, hạ 13 máy bay
+ Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “ tìm
Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam
0,5
- Chiến thắng mùa khô 1965-1966: + Với 72 vạn quân địch mở 450 cuộc
hành quân trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt”lớn nhằm vào Đông Nam
Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng
+ Ta loại khỏi vòng chiến đấu 104.000 địch, bắn rơi 1430 máy bay.
0,5
- Chiến thắng mùa khô 1966-1967 : +Với lực lượng 98 vạn ( trong đó Mĩ và
đồng minh chiếm 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân ….
Lớn nhất là cuộc hành quân Gian xơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh
Châu nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta
+ Ta loại khỏi vòng chiến đấu 151.000, bắn rơi 1231 máy bay.
0,5
3
- Cuộc Tổng tién công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
- Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 ( Đêm giao thừa tết Mậu Thân) quân chủ lực
tấn công vào hầu hết các đô thị miền Nam
- Ta mở ba đợt tiến công ( 30/1- 25/2; tháng 5,6; tháng 8,9) vào các cơ quan
đầu não như toà Đại sứ Mĩ, Dinh Độc lập loại khỏi vòng chiến 147 000 địch
trong đó có 43 000 lính Mĩ.
Trong đợt 2 và 3, lực lượng ta gặp khó khăn và chịu tổn thất do lực lượng
địch vẫn còn mạnh.
0,25
* Cuộc Tổng tién công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí
xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hoá “ chiến tranh
( tức là thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”) chấm dứt không điều
kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pa-ri để bàn
về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước
0,5
Câ
u
3
Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào Đảng quyết định giải phóng hoàn toàn
miền Nam? Nêu kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị Trung
ương Đảng.
2,0
điểm
Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào Đảng quyết định giải phóng hoàn toàn
miền Nam
1,0
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch ở
miền Nam thay đổi nhanh chóng có lợi cho cách mạng ( Về phía ta,lực
lượng cách mạng hai miền trưởng thành, lớn mạnh. Hậu phương miền Bắc đạt
nhiều thành tựu trong quá trình XDCNXH. Miền Nam đã có sự chuẩn bị để
tạo “ Thế và lực” đặc biệt là chiến thắng Đường 14 –Phước Long . Về phía
Nguỵ….)
- Trước tình hình đó, Đảng ta họp Hội nghị Bộ chính trị ( từ 30/9- 7-10-1974)
và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam
0,75
0,25
* Kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng 1,0
- Năm 1975 tranh thủ thời cơ bất ngở tiến công trên quy mô lớn, rộng khắp,
tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành tổng công kích giải phóng hoàn toàn
miền Nam ( Giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm)
0,5
- Bộ chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “ nếu thời cơ đến
vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm
1975”
0,25
- Tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của
cho nhân dân…giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh
0,25
Câ
u
Trình bày thành tựu khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản từ sau sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Nguyên nhân giúp Nhật Bản đạt
3,0 đ
4
4a được những thành tựu đó
*Thành tựu khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản từ sau sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến năm 2000 1,5
- Đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực sản xuất phục vụ dân dụng như ti
vi, tủ lạnh, ô tô 0,5
- Nhật Bản đóng được tàu chở dầu có trọng tải 1 triệu tấn
- Xây dựng các công trình giao thông thế kỉ như đường ngầm dưới biển dài
53,8 km nối hai đảo Hônsu và Hốccaiđô; cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo
Hônsu và Sicôcư
0,5
-Trong những năm 1991-2000, khoa học- kĩ thuật Nhật Bản tiếp tục đạt được
nhiều thành tựu trên các lĩnh vực và phát triển ở trình độ cao.
- Năm 1992 Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác với Mĩ, Liên
Xô có hiệu quả trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
0,5
* Nguyên nhân 1,5
+ Nhật Bản rất coi trọng phát triển và đầu tư cho khoa học- kĩ thuật, giáo dục 0,5
+ Nhật Bản tìm cách rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật
như mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ. Tính đến 1968
Nhật Bnả đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD
0,5
+ Chi phí cho nghiên cứu phát triển khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản đứng
thứ hai thế giới sau Mĩ ( Tính đến giữa thập kỉ 70)
0,5
Câ
u
4b
Trình bày nguyên nhân chung và riêng dẫn tới sự phát triển kinh tế của
Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong những nguyên
nhân ấy, nguyên nhân nào quan trọng nhất?
3,0 đ
* Nguyên nhân chung và riêng dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mĩ và Tây Âu
sau chiến tranh thế giới thứ hai
2,5
- Nguyên nhân chung :
+ Biết áp dụng khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến
kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm
0,5
+ Vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết thúc đâỷ nền kinh tế 0,5
+ Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao có sức sản xuất, cạnh
tranh lớn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước
0,5
- Nguyên nhân riêng
+ Mĩ: Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và
phương tiện chiến tranh ; Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, nguồn nhân lực dồi dào
0,5
+ Tây Âu : Biết lợi dụng nguồn vốn nước ngoài để tập trung vào ngành kinh
tế then chốt, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ
0,5
5
ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC
- Nguyên nhân quan trọng nhất
0,5
+ Đầu tư phát triển khoa học- kĩ thuật, tận dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật
điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật… 0,25
+ Giải thích : Đầu tư…là sự phát triển bền vững, lâu dài, giúp hạ giá thành,
tăng năng suất lao động, khắc phục sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên
0,25
…………………Hết ……………………………
6