Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề thi học sinh giỏi ngữ văn 6, đề tham khảo số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.76 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN NÔNG SƠN KHẢO SÁT HỌC
SINH GIỎI
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 6
Thời gian: 120 phút (Không kể thời
gian giao đề)
Câu 1: (2.5 điểm)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử
dụng trong đoạn thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh – Mẹ)
Câu 2: (2.5 điểm)
Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) tả cánh đồng quê em vào một
buổi chiều hè nắng đẹp, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hóa.
Câu 3: (5.0 điểm)
Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái
nhà của một khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau
về cuộc sống của họ luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam.
Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại câu chuyện đó.
UBND HUYỆN NÔNG SƠN HƯỚNG DẪN
CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KHẢO SÁT HSG MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6
NĂM HỌC 2011 – 2012


Câu 1: (2.5đ)
*Yêu cầu: Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác


dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn:
ĐỀ CHÍNH THỨC
- Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh (0.5đ)
+ Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt
đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho
con. (0.5đ)
+ Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc
đời của con. (0.5đ)
Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu
thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của
người con đối với mẹ. (1.0đ)
HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình
thành một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc,
giàu cảm xúc, tự nhiên; không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK
căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp.
GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm
Câu 2: (2.5đ)
* Yêu cầu:
- Về kĩ năng: - HS nắm được kĩ năng làm văn miêu tả cảnh vật: Xác định
đúng đối tượng miêu tả; quan sát , lựa chon được những hình ảnh tiêu biểu;
trình bày theo một trình tự hợp lí.
- HS có kĩ năng vận dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa
trong miêu tả một cảnh vật để tăng sức gợi hình, gợi cảm, thể hiện được tình
cảm của con người trước cảnh vật .
- Về kiến thức: HS tập trung miêu tả một cảnh vật cụ thể: cảnh một chiều
hè trên cánh đồng ở quê em. với những quan sát và cảm nhận riêng của bản
thân.
HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình
thành một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu trên; câu văn mạch
lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ

vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp.
GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm
Câu 3: (5.0đ)
* Yêu cầu:
- Yêu cầu về kĩ năng:
-HS xác định được đây là bài văn kể chuyện tưởng tượng; HS phải thể
hiện được sự sáng tạo của mình trong khi kể qua việc chọn ngôi kể, sắp xếp
các tình tiết, ngôn ngữ đối thoại tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh, hấp
dẫn.
-Trong lời kể, khóm tre phải nói được mình và anh bạn trâu đã gắn bó
với con người và đất nước Việt Nam ở những lĩnh vực nào.
-Bài văn tự sự có bố cục chặt chẽ, rõ ràng; lời văn trôi chảy, mạch
lạc, các sự việc diễn ra theo đúng trình tự; không sai sót về lỗi chính tả và lỗi
diễn đạt
- Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể kể theo trình tự các ý cơ bản sau:
a- Mở bài: (0.5 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre
b- Thân bài: (3.0 điểm)
- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình:
Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người
từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó
khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước,
trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và là hình ảnh của con
người Việt Nam (1,5 điểm)
- Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của
mình: Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của
người nông dân; có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ
hội; người bạn thân thiết và giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công
việc đồng áng (1.5 điểm)

* Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự
đơn điệu nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân
vật.nói về mình.
c- Kết bài: (0.5 điểm)
- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê
hương Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình ); tự hào là biểu tượng của con
người và đất nước Việt Nam.
- Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con
người và xứ sở yêu quý này.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài,
giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài
làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý.
GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm.




×