Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐỀ THI HSG CỤM HIỆP HÒA - BẮC GIANG môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.49 KB, 2 trang )

1

SỞ GD – ĐT BẮC GIANG
CỤM HIỆP HÒA

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 02 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN THI: VẬT LÍ - LỚP 10
Ngày thi: 22/3/2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (1,5 điểm). Trong chuyển động rơi tự do không vận tốc đầu, vận tốc trung bình
của vật trong giây cuối cùng lớn gấp đôi vận tốc trung bình của nó trong giây liền kề trước
đó. Hỏi thời gian vật rơi và độ cao nơi buông vật? Lấy g = 10 m/s
2
.
Câu 2 (2,0 điểm). Một xe nhỏ trong phòng thí nghiệm
có khối lượng M = 2 kg đang chạy không ma sát với vận tốc
v = 1,05 m/s trên mặt nằm ngang thì một vật nhỏ có khối lượng m = 100 g được thả nhẹ
xuống sàn xe ở mép trước (hình vẽ). Hệ số ma sát giữa vật và sàn xe là µ = 0,2. Lấy g = 10
m/s
2
.
1. Tính gia tốc của vật và xe sau khi thả vật.


2. Sau bao lâu thì vật nằm yên trên sàn xe, lúc đó vật cách mép trước bao nhiêu? (cho
rằng sàn xe đủ dài để vật không rơi trước khi dừng lại).
3. Tìm vận tốc cuối cùng của xe.


Câu 3 (2,0 điểm). Trên trần thang máy có treo một vật nặng, vật này cách sàn h = 0,5
m. Thang máy bắt đầu đi lên từ mặt đất với gia tốc a = 2 m/s
2
. Sau đó 1 s, dây treo bị đốt.
Lấy g = 10 m/s
2
. Tính:
1. Thời gian để vật chạm sàn kể từ lúc đốt dây.
2. Khoảng cách thẳng đứng của vật lúc đốt dây và lúc chạm sàn.
Câu 4 (2,0 điểm). Sườn đồi có thể coi là mặt phẳng
nghiêng, góc nghiêng α = 30
0
so với trục Ox nằm ngang.
Từ điểm O trên sườn đồi, người ta ném một vật nặng với
vận tốc ban đầu v
0
theo phương Ox. Lấy g = 10 m/s
2
.


1. Viết phương trình quỹ đạo của vật.
2. Tính khoảng cách d = OA từ chỗ ném đến điểm rơi A của vật nặng trên sườn đồi?
Biết v
0
= 10 m/s.
3. Điểm B ở chân đồi, gần O nhất, cách O đoạn l = OB = 15 m. Vận tốc ban đầu v
0

phải thế nào để vật nặng không rơi ở sườn đồi mà rơi ở quá chân đồi.

2

Câu 5 (1,0 điểm). Một vật nhỏ có khối lượng m = 160 g gắn vào đầu một lò xo đàn hồi
có độ cứng k = 100 N/m, khối lượng không đáng kể; đầu kia của lò xo được giữ cố định.
Tất cả nằm trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Vật được đưa đến vị trí mà lò xo dãn
5 cm. Sau đó vật được thả ra nhẹ nhàng. Dưới tác dụng của lực đàn hồi, vật bắt đầu chuyển
động. Xác định vận tốc của vật khi:
1. Vật về tới vị trí lò xo không biến dạng.
2. Vật về tới vị trí lò xo dãn 3cm.
Câu 6 (1,5 điểm). Thí nghiệm thực hành
Cho các dụng cụ sau: Một quả nặng có khối lượng m, một đồng hồ đo thời gian hiện
số, trục thẳng đứng có thước đo chiều dài, nam châm điện, các dây nối đủ dùng.
1. Trình bày cơ sở lí thuyết và phương án thực hành đo gia tốc rơi tự do.
2. Nêu các nguyên nhân gây ra sai số.
3. Trình bày các loại sai số đã học và cách viết kết quả đo.
…………………………… Hết…………………………………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh:………………………… SBD ………………………………
Giám thị 1: (Họ tên và chữ kí)……………………………………………………
Giám thị 2: (Họ tên và chữ kí)……………………………………………………

×