Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề thi HSG tỉnh Hà tỉnh, môn vật lý lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.72 KB, 1 trang )

Tặng đọc giả Thuvienvatly.com
Ra đề : Ngọc Hiếu Phản biện : Vĩnh An
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi : VẬT LÝ
Thời gian làm bài : 180 phút
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
Câu 1 :
Cho mạch điện như hình vẽ. Suất điện động của nguồn, điện dung
của các tụ điện và hệ số tự cảm của cuộn cảm được ghi trên hình.
Ban đầu cả K
1
và K
2
đều mở, các bản tụ chưa tích điện.
1. Đóng K
1
. Khi ổn định, tính điện tích cực đại của các tụ điện
và hiệu điện thế giữa hai điểm A, B ;
2. Mở K
1
, đóng K
2
. Xác định cường độ dòng điện cực đại chạy
qua cuộn cảm.
Câu 2 :


1. Trước thấu kính hội tụ L đặt vật sáng AB, sau L đặt gương phẳng G tại tiêu điểm. Cả G và
AB đều vuông góc với trục chính của L. Gương quay mặt phản xạ về phía vật sáng. Biện
luận đặc điểm và tính chất của ảnh A'B' của AB qua quang hệ theo vị trí đặt AB ;
2. Một quang hệ tương tự như ý 1 đang cần tìm vị trí đặt gương, sao cho khi đặt AB cách thấu
kính khoảng 4l thì qua quang hệ cho ảnh A'B' là ảnh thật, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật 2
lần và cách thấu kính khoảng 3l. Hãy xác định vị trí đặt gương.
Câu 3 :
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 25N/m và vật
nặng khối lượng m = 1,0kg. Ban đầu vật nặng được đặt trên mặt
bàn nằm ngang, còn lò xo được giữ nằm ngang ở trạng thái
không bị biến dạng. Sau đó, người ta kéo đầu C của lò xo chuyển động thẳng đều với vận tốc có
độ lớn v
o
= 20cm/s hướng dọc theo trục lò xo (hình vẽ). Cho hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt
bàn là µ = 0,10 ; coi hệ số ma sát nghỉ bằng hệ số ma sát trượt.
1. Tính độ dãn cực đại của lò xo ;
2. Tìm thời gian kể từ khi bắt đầu kéo đến lúc lò xo dãn cực đại lần đầu.
Câu 4 :
1. Khối lượng mol trung bình của không khí là 29g/mol. Tính khối lượng riêng của không khí
ở 20
o
C, áp suất 1,0atm ;
2. Một đồng hồ quả lắc đếm giây (có chu kỳ T
o
= 2,0s), quả lắc được coi như một con lắc đơn
với dây treo và vật nặng làm bằng đồng có khối lượng riêng ρ = 8900kg/m
3
và hệ số nở dài
vì nhiệt α = 17.10
-6

K
-1
. Giả sử đồng hồ chạy đúng trong chân không ở nhiệt độ 20
o
C, tại nơi
có gia tốc trọng trường là g = 9,813m/s
2
.
a. Tính chiều dài dây treo ở 20
o
C ;
b. Trong chân không, ở 30
o
C đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu giây trong một
ngày đêm ?
c. Đưa đồng hồ ra ngoài không khí, ở 20
o
C đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu
giây trong một ngày đêm ?
Câu 5 :
Một nguồn âm điểm đẳng hướng đặt tại N trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của một
vòng tròn và đi qua tâm O của nó. Khoảng cách giữa N và O là 1,2m ; bán kính của vòng tròn là
90cm. Cho biết cường độ âm tại điểm O là 30µW/m
2
. Lấy cường độ âm chuẩn là I
o
= 10
-12
W/m
2

.
1. Tính mức cường độ âm tại điểm M trên vòng tròn ;
2. Tính năng lượng âm chuyển qua vòng tròn trong thời gian 1 phút.
Bỏ qua sự hấp thụ cũng như phản xạ âm của môi trường.
Gợi ý toán học sau đây có thể sử dụng : Một mặt cầu bán kính R bị chia đôi thành hai đới cầu bởi 1 mặt
phẳng cách tâm mặt cầu khoảng h có diện tích tương ứng S
nhỏ
= 2πR(R – h) và S
lớn
= 2πR(R + h).

***
HẾT
***

• Thí sinh không được sử dụng tài liệu ;

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

v
o

C

m
k
4C
C
C


L

K
1

K
2

B

A

E,r
4C

×