Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Phước Thắng năm học 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.9 KB, 3 trang )

ĐỀ
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9
Trường THCS Phước Thắng
Thời gian: ….
Câu I: (2,0 điểm)
Nêu nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. (1954)
Câu II: (2,0 điểm)
Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
Câu III:(2,0 điểm)
Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí
Minh trong cách mạng tháng tám thể hiện ở những điểm nào?
Câu IV:(2,0 điểm)
Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến
tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
Câu V: (2,0 điểm)
Vì sao Thu - đông năm 1950 ta quyết định mở chiến dịch Biên giới?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu I: (2,0 điểm)
• Nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. (1954)
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của ba nước việt
Nam, Lào, Cam-Pu-Chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội
cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ
tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức
vào tháng 7 – 1956 dưới sự kiểm soát của một Uỷ ban quốc tế…
Câu II: (2,0 điểm)
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
• Trong nước:


- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
- Giải phóng Miền Bắc, tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.
• Quốc tế:
- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa
đế quốc sau thế chiến thứ hai.
- Làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới (đặc biệt ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La – tinh.
Câu III: (2,0 điểm)
Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ
Chí Minh trong cách mạng tháng tám thể hiện ở những điểm nào?
- Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Đức và Nhật đầu
hàng Đồng minh không điều kiện (8 – 1945), bọn Nhật ở Đông Dương cũng hoang
mang.
- Thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
- Đảng đã họp Hội nghị toàn quốc (14 và 15 – 8 – 1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang),
quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân
đồng minh vào.
- Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16 – 8 – 1945) tán thành quyết định khởi nghĩa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa.
Câu IV: (2,0 điểm)
- Pháp - Mĩ đã biến Điện Biên Phủ thành một “pháo đài bất khả xâm phạm”, là trung
tâm của kế hoạch Na-va.
- Ta đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ được chia thành 3 đợt.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava và mọi mưu đồ chiến
lược của đế quốc Pháp - Mĩ, góp phần quyết định vào thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ,
lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
 Như vậy, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến
tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
Câu V: (2,0 điểm)

Thu - đông năm 1950, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới vì:
- Sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, cách mạng Việt Nam có những thuận lợi
mới: cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1949), tình hình thế giới thay đổi có lợi cho
ta không có lợi cho Pháp.
- Bị thất bại trên chiến trường Đông Dương, Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc
Mỹ, Mỹ can thiệp và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
- Để cứu vãn tình thế, Pháp thực hiện kế hoạch Rơve nhằm khóa chặt biên giới Việt-
Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông- Tây và chuẩn bị tấn
công Việt bắc lần thứ hai.
- Để phá vỡ âm mưu của địch, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên
giới, nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố
căn cứ địa Việt Bắc.

×