Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề thi HSG tỉnh Quảng Bình lớp 12 vòng 2 năm 2011 môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.63 KB, 1 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Số báo danh:
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2011 - 2012

Môn: VẬT LÍ - Vòng 2
Khóa ngày: 12/10/2011
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (1,0 điểm) Hai con lắc lò xo I và II hoàn toàn giống nhau, có thể dao động tự do theo
phương ngang. Kéo con lắc I và con lắc II lệch khỏi vị trí cân bằng các đoạn lần lượt 8 cm và 4 cm.
Ban đầu thả nhẹ con lắc I cho đến khi nó cách vị trí cân bằng 4 cm lần đầu tiên thì thả nhẹ con lắc
II, sau khi được thả, các con lắc dao động điều hòa. Khi con lắc I về lại vị trí ban đầu lần đầu tiên
thì con lắc II cách vị trí cân bằng một đoạn bao nhiêu?

Câu 2. (2,5 điểm) Cho 7 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện
động E = 6 V, điện trở trong r =
2
3
 mắc thành bộ và nối với mạch ngoài có
điện trở R = 4  như hình vẽ.
a) Mắc vào giữa hai điểm B, C một vôn kế có điện trở rất lớn thì số chỉ
vôn kế là bao nhiêu?
b) Thay vôn kế ở câu a) bằng ampe kế có điện trở không đáng kể. Tính số
chỉ ampe kế khi đó.

Câu 3. (2,5 điểm) Sợi dây AB dài l = 12 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A được gắn vào cần
rung với chu kì T = 7,5.10


-3
s, biên độ 3 cm, trên sợi dây có sóng dừng ổn định. Biết tốc độ truyền
sóng trên sợi dây này là v = 8 m/s.
a) Tính số điểm dao động với biên độ 3 cm trên sợi dây và khoảng cách nhỏ nhất giữa một nút
sóng với một điểm dao động với biên độ 3 cm.
b) Gọi khoảng giữa hai nút sóng liên tiếp trên sợi dây là một bó sóng. Chứng minh rằng tất cả các
phần tử vật chất trên cùng một bó sóng luôn dao động cùng pha, hai phần tử vật chất trên hai bó
sóng cạnh nhau luôn dao động ngược pha.

Câu 4. (2,5 điểm) Hệ gồm vật lớn khối lượng M có gắn hai ròng rọc nhẹ, được đặt trên mặt bàn
nằm ngang. Hai vật nhỏ khối lượng bằng nhau m
1
= m
2
=
M
5
nối với nhau bằng sợi dây nhẹ không
giãn, một đầu dây được tác dụng bởi lực


F thẳng đứng hướng
xuống như hình vẽ. Bỏ qua ma sát giữa các vật nhỏ với vật lớn và
trong thời gian khảo sát, các vật nhỏ chưa va chạm với ròng rọc.
a) Tìm điều kiện cho hệ số ma sát giữa vật lớn và mặt bàn để vật
này đứng yên.
b) Hệ số ma sát giữa vật lớn và mặt bàn là bao nhiêu để cho vật
này có thể đứng yên với mọi giá trị của lực F?

Câu 5. (1,5 điểm) Có thể đo gia tốc trọng trường g trong một thang máy bằng một con lắc đơn. Hãy

trình bày phương án đo và thiết lập công thức tính g theo các đại lượng đo được với những dụng cụ
và dữ kiện sau đây: Một con lắc đơn (trần thang máy có thể treo con lắc đơn); thang máy chuyển
động lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a từ tầng 1 đến tầng 3, ngay sau đó chuyển động lên
chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a từ tầng 3 đến tầng 6; trong thang máy có bảng báo số
tầng mà thang máy đang đi qua.

…………………… Hết ……………………
Hình cho câu 4
m
1
m
2
R
E, r
A
B
C
.
.
Hình cho câu 2

×