Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ THI ĐÁP ÁN KT HKI 2011-2012 môn LỊCH SỬ 12 THPT TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 4 trang )


1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 - 2012
BẾN TRE MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 - Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (7.5 điểm)
Câu 1. (3đ)
Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra những định hướng gì trong Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương lần thứ 6 (11/1939) và lần thứ 8 (5/1941) ? Em có những nhận
xét gì về tầm quan trọng của hai Hội nghị này ?
Câu 2. (2đ)
Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào ? Trình bày nội dung Hiệp ước Bali.
Câu 3. (2.5đ)
Nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ?
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (2.5 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (4.a hoặc 4.b)
Câu 4a. Theo chương trình chuẩn (2.5đ)
Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm
1947.
Câu 4b. Theo chương trình nâng cao (2.5đ)
Trình bày những cuộc đấu tranh của công nhân trong phong trào cách mạng 1930 -
1931. Nêu nhận xét về các cuộc đấu tranh đó.

HẾT

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.


























2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẨN CHẤM
BẾN TRE KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 - Giáo dục trung học phổ thông

A. Hướng dẫn chung:
- Giáo viên dựa theo khung điểm (mục B) để đánh giá điểm bài làm của học sinh.
- Căn cứ vào trình độ chung của từng đối tượng học sinh, tổ chuyên môn có thể thống nhất

phần điểm chi tiết cho từng ý sao cho phù hợp, nhưng không sai lệch với khung điểm chung.
- Những phần mở rộng, học sinh có thể diễn đạt theo cách riêng nhưng phải đáp ứng được
yêu cầu của hướng dẫn chấm.
B. Đáp án và thang điểm:
Đáp án Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (7.5 điểm)

Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra những định hướng gì trong Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (11/1939) và lần thứ 8 (5/1941)
? Em có những nhận xét gì về tầm quan trọng của hai Hội nghị này ?

* Hội nghị 6 nêu lên những định hướng cơ bản sau:

- Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông
Dương độc lập.
- Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của
đế quốc và địa chủ phản bội cách mạng …, nêu khẩu hiệu lập Chính phủ dân
chủ Cộng hòa.
0.5
- Hình thức và phương pháp cách mạng: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân
chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, từ hoạt động
hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp.
- Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
nhằm đoàn kết nhân dân, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu trước
mắt là đế quốc - phát xít.
0.5
* Hội nghị 8 nêu lên những định hướng cơ bản sau:

- Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc và đưa

nhiệm vụ này lên hàng đầu.
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu, giảm tô, tức,
chia lại ruộng công, tiên tới người cày có ruộng, sau đánh đuổi Pháp - Nhât
thành lập Chính phủ nước VNDCCH, …
0.5
- Chủ trương thành lập Mặt trận VN độc lập đồng minh, giúp đỡ việc lâp mặt
trận ở Lào, Campuchia.
- Nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn này là chuẩn bị khởi nghĩa vũ
trang.
- Xác định hình thái khởi nghĩa: từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
0.5
* Tầm quan trọng của hai Hội nghị

- HN6: Đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn của Đảng về chỉ đạo chiến lược
và phương pháp cách mạng, mở đường cho thắng lợi của cách mạng tháng
Tám, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
0.5
Câu 1
- HN8: Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ Hội
nghị 6, giải quyết vấn đề số 1 là độc lập dân tộc. Động viên toàn Đảng toàn
dân tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng Tám.
0.5
Câu 2 Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào ? Trình bày nội dung Hiệp
ước Bali.


3
* Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN

- Do các tổ chức khu vực quốc tế hoạt động có hiệu quả (như Cộng đồng châu

Âu).
0.25
- Các nước trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập cần có sự hợp tác
với nhau để cùng phát triển.
0.5
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc thế giới, nhất là cuộc chiến tranh
xâm lược VN của Mĩ.
0.25
* Nội dung Hiệp ước Bali

Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), xác định những
nguyên tắc cơ bản: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với
nhau; giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; hợp tác phát triển
có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.0
Nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ? 2.5đ
* Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và
tinh thần ngày càng cao của con người.
0.5
- Diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt của tài
nguyên thiên nhiên, chiến tranh…
0.5
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách
mạng khoa học kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.
0.5
* Đặc điểm:


Câu 3
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kỹ thuật đều
bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước
mở đường cho kỹ thuật. Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa
học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
1.0
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (2.5 điểm)
Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Việt Bắc thu -
đông năm 1947.
2.5 đ
* Diễn biến

- Khi Pháp tấn công Việt Bắc, quân ta bao vây tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ
Mới, Chợ Đồn Chợ Rã, buộc Pháp rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng
11/1947.
0.25
- Mặt trận hướng Đông, chặn đánh địch trên Đường 4, tiêu biểu là trận Đèo
Bông Lau (30/10/ 1947).
0.5
- Phía Tây, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu
chiến, canô và diệt hàng trăm tên địch.
- Ngày 19/12/1947, Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
0.5
- Ở các mặt trận khác: quân ta kiềm chế, không cho địch tập trung binh lực
vào các chiến trường chính.
0.25
* Kết quả - ý nghĩa

- Diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô.
- Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng

thành.
0.5
Câu 4a
(Chuẩn)

- Giáng đòn quyết định vào chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp,
đưa cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới, Pháp buộc phải
chuyển sang đánh lâu dài với ta.
0.5
Câu 4b
Trình bày những cuộc đấu tranh của công nhân trong phong trào
2.5 đ

4
cách mạng 1930 - 1931. Nêu nhận xét về các cuộc đấu tranh đó.
* Những cuộc đấu tranh của công nhân trong phong trào cách mạng
1930 - 1931

- 02/1930 nổ ra một số cuộc đấu tranh của công nhân: đồn điền cao su Phú
Riềng, đồn điền cao su Dầu Tiếng…
0.5
- Sang tháng 3, tháng 4/1930: đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam
Định, công nhân nhà máy diêm Bến Thủy.
0.5
- 01/5/1930 công nhân VN biểu tình nhân ngày Quốc tế lao động thể hiện tinh
thần quốc tế vô sản.
0.5
- Tháng 12/9/1930, công nhân Vinh - Bến Thủy đấu tranh để ủng hộ phong
trào nông dân, phản đối chính sách khủng bố của địch.
0.5

* Nhận xét

(N.cao)
Phong trào diễn ra với quy mô rộng khắp cả nước, càng mạnh mẽ, đạt đến
đỉnh cao vào tháng 9/1930; đấu tranh kinh tế kết hợp với chính trị. Qua phong
trào đã hình thành khối liên minh công - nông.
0.5

Hết





×