Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi HKI môn Ngữ văn THPT LỚP 12 NĂM HỌC 2010 2011 TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.13 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẾN TRE
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 LỚP 12 THPT
Môn : Ngữ văn
Thời gian : 150 phút (không kể phát đề)
I. PHẦN BẮT BUỘC (5 điểm)
Câu 1 : (2 điểm)
Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu 2 : (3 điểm)
Hiện nay, ở nước ta, có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang
thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp
các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng được nêu trên ?
II. PHẦN TỰ CHỌN (5 điểm)
Thí sinh chọn 1 trong 2 câu :
Câu 1 :
Bàn về Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), có ý kiến cho rằng :
Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã quy tụ mọi cách nhìn và đưa đến những phát hiện độc
đáo của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ?
Câu 2 :
Cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ Việt Bắc
của Tố Hữu :
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình


Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn : Ngữ văn
Phần Câu Ý Nội dung Điểm
I. 1. a)
Tây Tiến là phiên hiệu của một đơn vị quân đội ta được thành
lập vào đầu năm 1947, gồm nhiều thanh niên học sinh Hà Nội,
chiến đấu trên núi rừng miền Tây Thanh Hóa, tỉnh Hòa Bình tiếp
giáp với Sầm Nứa, Lào.
1.0
b) Sau hơn một năm chiến đấu trong đoàn binh Tây Tiến, Quang
Dũng đi nhận nhiệm vụ mới, mùa xuân 1948, ông viết “Nhớ Tây
Tiến”, sau đổi thành “Tây Tiến”.
1.0
2. a)
Nêu vấn đề : cưu mang trẻ em cơ nhỡ, sống lang thang
0.5
b)
Giới thiệu truyền thống tương thân tương ái của dân tộc
0.5
c)
Hiện tượng ở nước ta hiên nay, có nhiều cá nhân, gia đình, tổ
chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các
thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,
giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp
là một việc làm có ý nghĩa phù hợp với truyền thống của dân tộc
ta.
1.5

d)
Kêu gọi, vận động mọi người nên ủng hộ, góp sức
0.5
II. 1. a)
Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã được tác giả phát biểu trực tiếp
trong phần hai Đất nước nhưng đó cũng chính là tư tưởng bao trùm, là
điểm xuất phát và nơi quy tụ mọi cảm xúc và phát hiện của tác giả về
đất nước trong đoạn thơ.
0.5
b)
Đất nước được cảm nhận trong chiều rộng của không gian, trong vẻ
đẹp và sự phong phú của núi sông với những thắng cảnh kì thú.
Nhìn vào thiên nhiên đất nước, nhà thơ đã “đọc” được tâm hồn, những
ước vọng và sự gửi gắm của bao thế hệ con người.
1.0
c)
Khi nói về lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc,
tác giả nhắc đến những con người bình thường, vô danh “đã lànm ra
đất nước”.
1.5
d)
Đất nước còn được cảm nhận trong chiều sâu của văn hóa, lối sống,
phong tục, của tâm hồn và tính cách dân tộc.
Để nói về những phương diện đó, Nguyễn Khoa Điềm cũng lại tìm về
với nguồn phong phú của văn hóa dân gian.
1.5
e)
Có thể nói ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn.
0.5
2 a)

Giới về ngắn gọn về đoạn thơ (tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích)
1.0
b)
Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian,
không gian khác nhau ; con người Việt Bắc gắn bó, hài hoà với thiên
nhiên thơ mộng.
1.5
c)
Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp ; giọng thơ ngọt ngào, sâu lắng,
thiết tha
1.5
d)
Nhận định chung về cái hay cái đẹp củađoạn thơ
1.0
Chú ý :
– Những bài làm sáng tạo (có thể khác với đáp án nhưng thuyết phục được người đọc…) vẫn
cho đến điểm tối đa.
– Cần có cái nhìn tổng quát đánh giá bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm ; chú ý đến
kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài một cách hợp lí.

×