Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Cơ sở khoa học xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đáp ứng các mục tiêu phòng chống lũ và sản xuất điện năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 115 trang )

LỜI TÁC GIẢ
Luận văn “Cơ sở khoa học xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ
chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đáp ứng các mục tiêu phòng chống lũ
và sản xuất điện năng” bắt đầu được thực hiện từ tháng 1 năm 2012, với sự nỗ lực
hết mình của bản thân và sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, đồng
nghiệp, bạn bè và gia đình tác giả đã hoàn thành luận văn sau 10 tháng thực hiện.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Viết Sơn và thầy giáo
PGS.TS Phạm Việt Hòa đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và cung cấp những thông
tin cần thiết cho tác giả để có thể hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, các
thầy cô giáo tận tâm giảng dạy trong quá trình học tập để học viên có được nền tảng
kiến thức như ngày hôm nay đồng thời đã giúp đỡ cung cấp những tài liệu cần thiết
để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Nước tưới tiêu và Môi trường,
các anh, chị đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện không chỉ về thời gian mà còn cả
về kiến thức thực tế để tác giả đem vào vận dụng trong luận văn.
Tuy nhiên, do trình độ vẫn còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý số liệu với
khối lượng lớn nên những thiếu sót của luận văn là không thể tránh khỏi, tác giả rất
mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô cũng như những ý kiến đóng
góp quý báu của bạn bè và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, 29 tháng 11 năm 2012.
Tác giả


Nguyễn Thành Nam

BẢN CAM KẾT

Tên tác giả: Nguyễn Thành Nam
Học viên cao học CH17Q


Người hướng dẫn: TS Lê Viết Sơn
PGS.TS Phạm Việt Hòa
Tên đề tài Luận văn: “Cơ sở khoa học xây dựng quy trình vận hành hệ thống
liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đáp ứng các mục tiêu phòng
chống lũ và sản xuất điện năng”.
Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà
nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để đưa ra một số đề
xuất giải pháp. Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn hoặc một đề tài nghiên
cứu nào trước đó.


Hà Nội, 29 tháng 11 năm 2012
Tác giả


Nguyễn Thành Nam

MỤC LỤC
37TM ĐU37T 1
37TI. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI37T 1
37TII. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU37T 3
37TIII. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU37T 3
37TIV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU37T 4
37TCHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẬN HÀNH HỒ CHỨA37T 6
37T1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VẬN HÀNH HỒ CHỨA TRÊN THẾ
GIỚI.37T 6
37T1.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VẬN HÀNH HỒ CHỨA Ở VIỆT
NAM.37T 9
37T1.3 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.37T 11

37TCHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MƯA - DÒNG CHẢY TÍNH TOÁN
THỦY VĂN PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ
THỐNG HỒ CHỨA
37T 13
37T2.1. GIỚI THIỆU VỀ LƯU VỰC NGHIÊN CỨU37T 13
37T2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới vùng nghiên cứu37T 13
37T2.1.2 Đặc điểm địa hình37T 14
37T2.1.3. Mạng lưới sông ngòi và cửa sông37T 15
37T2.2. ĐC ĐIM KHÍ HẬU - THU VĂN37T 17
37T2.2.1. Mạng lưới trạm đo khí tượng thủy văn37T 17
37T2.2.2. Đặc điểm khí hậu37T 18
37T2.2.3 Đặc điểm dòng chảy lũ hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn37T 21
37T2.2.4 Phân kỳ lũ lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn37T 26
37T2.2.5 Phân tích tổ hợp lũ lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn37T 28
37T2.3. PHÂN VÙNG TÍNH TOÁN37T 32
37T2.3.1. Sông Vu Gia :37T 32
37T2.3.2. Sông Thu Bồn37T 33
37T2.3.3. Lưu vực tính đến các công trình thủy điện37T 33
37T2.3.4. Các nhập lưu khu giữa nhỏ khác :37T 33
37T2.4 TÍNH TOÁN THỦY VĂN PHỤC VỤ LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH37T 34
37T2.4.1 Giới thiệu về mô hình tính toán mưa – dòng chảy MIKE NAM37T 34
37T2.4.2 Các dữ liệu dùng trong tính toán37T 37
37T2.4.3 Kiểm định mô hình37T 38
37T2.4.4 Tính toán thuỷ văn phục vụ xây dựng quy trình vận hành37T 42
37TCHƯƠNG III: XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG LIÊN
HỒ CHỨA TRÊN SÔNG VU GIA – THU BỒN ĐẢM BẢO CHỐNG LŨ VÀ
SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG
37T 50
37T3.1. MÔ HÌNH MÔ PHỎNG VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA37T 50
37T3.1.1 Nguyên lý tính toán của mô hình37T 50

37T3.1.2 Cấu trúc mô hình37T 63
37T3.2 PHÂN TÍCH TỐI ƯU ĐA MỤC TIÊU PHỤC VỤ VIỆC XÂY DỰNG QUY
TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA37T 66
37T3.2.1 Xây dựng hàm mục tiêu37T 66
37T3.3.2 Các điều kiện ràng buộc37T 67
37T3.3.3 Tính toán phân tích tối ưu cho hệ thống 3 hồ chứa hiện có A Vương, Đăk
Mi 4 và Sông Tranh 2
37T 69
37TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ37T 101
37T1. KẾT LUẬN37T 101



































DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tần suất lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất các trạm
Bảng 2.2. Đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc được tại các trạm
Bảng 2.3. Kết quả phân kỳ lũ tại một số trạm thủy văn
Bảng 2.4. Giá trị lưu lượng các dạng lũ tại các vị trí trên nhánh Vu Gia
Bảng 2.5. Giá trị lưu lượng các dạng lũ tại các vị trí trên nhánh Thu Bồn
Bảng 2.6 : Sự đồng bộ lũ giữa 2 trạm Nông Sơn và Thành Mỹ
Bảng 2.7 : Sự xuất hiện đồng thời lũ trên nhánh Vu Gia và Thu Bồn
Bảng 2.8: Các thông số tiểu lưu vực
Bảng 2.9 : Diện tích của các tiểu lưu vực
Bảng 2.10: Dòng chảy bình quân và lớn nhất trong chuỗi năm tính toán 1998-2008
Bảng 2.11: Lưu lượng ứng với các tần suất trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Bảng 3.1: Các thông số cơ bản của các hồ chứa
Bảng 3.2: Mực nước và dung tích đón lũ theo QĐ 1880
Bảng 3.3: Mực nước đón lũ theo các phương án vận hành
Bảng 3.4: Dung tích đón lũ của các phương án vận hành

Bảng 3.5: Lưu lượng lớn nhất năm tại Hội Khách theo từng phương án t ính toán
Bảng 3.6: Lưu lượng lớn nhất năm tại Nông Sơn theo từng phương án tính toán
Bảng 3.7: Mực nước lớn nhất năm tại i Ngha theo từng phương án tính toán
Bảng 3.8: Mực nước lớn nhất năm tại Câu Lâu theo từng phương án t ính toán
Bảng 3.9: Khả năng cắt giảm lũ ở hạ du tính trung bình cho 10 năm tính toán
Bảng 3.10: Khả năng cắt giảm lũ ở hạ du của năm lũ lớn 2007
Bảng 3.11: Mực nước cuối mùa lũ của hồ A Vương theo các phương án vận hành
Bảng 3.12: Mực nước cuối mùa lũ của hồ Đăk Mi 4 theo các phương án vận hành
Bảng 3.13: Mực nước cuối mùa lũ của hồ Sông Tranh 2 theo các phương án vận
hành
Bảng 3.14: Độ thiếu hụt dung tích cuối mùa lũ của các phương án so với PA00
(bình quân trong 10 năm)
Bảng 3.15: Tng công suất phá t điện bình quân năm của 3 nhà máy
Bảng 3.16: Hiệu quả sản xuất điện năng của từng phương án
Bảng 3.17: Hiệu quả phòng chống lũ và sản xuất điện của PA-TS và PA-TD




















DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ phạm vi vùng thực hiện
Hình 2.1: Bản đồ mạng lưới trạm KTTV trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
Hình 2.2: Lượng mưa mùa cạn, mùa lũ và mưa năm của các trạm
Hình 2.3: Quan hệ giữa lưu lượng lũ trạm Nông Sơn và mực nước lũ trạm Câu Lâu
Hình 2.4: Quan hệ giữa lưu lượng lũ trạm Thành Mỹ và mực nước lũ trạm i
Ngha
Hình 2.5: Phân vùng tính toán thủy văn lưu vực Vu Gia – Thu Bồn
Hình 2.6: Cấu trúc mô hình mưa dòng chảy NAM
Hình 2.7: Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa trên lưu vực
Hình 2.8: Đường quá trình lũ tính toán và thực đo tại trạm Nông Sơn, lũ 11/2007
Hình 2.9: Đường quá trình lũ tính toán và thực đo tại trạm Thành Mỹ, lũ 11/2007
Hình 2.10: Lưu lượng tính toán từ các tiêu lưu vực từ 1998-2008
Hình 2.11: Phân chia tiểu lưu vực tính toán thủy văn
Hình 2.12: Dòng chảy tính toán tại tiểu lưu vực Sông Tranh 2
Hình 3.1: Hệ thống các hồ chứa nối tiếp
Hình 3.2: Cân bằng dung tích theo phương pháp ẩn
Hình 3.3: Minh họa cân bằng dung tích theo phương pháp ẩn
Hình 3.4: Cân bằng dung tích theo phương pháp hiện
Hình 3.5: Minh họa cân bằng dung tích theo phương pháp hiện
Hình 3.6: Cấu trúc của mô hình vận hành hồ chứa Hec-ressim
Hình 3.7: Vị trí các hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2 trên lưu vực sông
Vu Gia – Thu Bồn
Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống hồ chứa A Vương, Sông Tranh 2 và Đăk Mi
Hình 3.9: Kết quả hiệu chỉnh tại trạm Nông Sơn, lũ năm 1998
Hình 3.10: Kết quả hiệu chỉnh tại trạm Thành Mỹ, lũ năm 1998

Hình 3.11: Kết quả kiểm định tại trạm Nông Sơn, lũ năm 2007
Hình 3.12: Kết quả kiểm định tại trạm Thành Mỹ, lũ năm 2007
Hình 3.13: Quy trình vận hành ở mỗi hồ chứa trong một năm
Hình 3.14: Tương quan giữa phòng chống lũ và phát điện
Hình 3.15: Quy trình vận hành trong trường hợp tích nước sớm
Hình 3.16: Khả năng cắt giảm lũ hạ lưu hồ chứa Sông Tranh 2 (lũ lớn năm 2007)
Hình 3.17: Khả năng cắt giảm lũ tại Nông Sơn trên sông Thu Bồn (lũ lớn năm 2007)
Hình 3.18: Khả năng cắt giảm lũ hạ lưu hồ chứa Đăk Mi 4 (lũ lớn năm 2007)
Hình 3.19: Khả năng cắt giảm lũ hạ lưu hồ chứa A Vương (lũ lớn năm 2007)
Hình 3.20: Khả năng cắt giảm lũ tại Thành Mỹ trên sông Vu Gia (lũ lớn năm 2007)
Hình 3.21: Khả năng cắt giảm lũ tại Hội Khách trên sông Vu Gia (lũ lớn năm 2007)




1
M ĐU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc
phục hậu quả tác hại do nước gây ra"(
P0F
1
P) là một trong những nội dung chính của
quản lý nhà nước về tài nguyên nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là một hệ thống sông lớn ở vùng Duyên
Hải Trung Trung bộ bắt nguồn từ địa bàn tỉnh Kon Tum chảy qua tỉnh Quảng Nam,
Thành phố Đà Nẵng đ ra biển Đông ở Cửa Đại và Cửa Hàn. Toàn bộ lưu vực nằm
ở sườn Đông Trường Sơn có tiềm năng lớn về đất đai, tài nguyên nước, thuỷ năng
và rừng. Diện tích lưu vực 10.350 km2.

Lượng mưa hàng năm trên lưu vực từ 2.000 ÷ 4.000 mm và phân bố không
đồng đều theo không gian và thời gian. Sự phân bố không đồng đều theo không
gian và thời gian cũng như địa hình dốc là nguyên nhân chính của tình trạng lũ lụt
và khô hạn trên lưu vực.
Trong vòng 50 năm gần đây có tới 10 trận lũ lớn là lũ năm 1964, 1972, 1978,
1983, 1991, 1996, 1998 và 1999, 2003, 2007. Theo số liệu đo đạc tại trạm thuỷ văn
Giao Thuỷ (sông Thu Bồn) và trạm thuỷ văn i Ngha (sông Vu Gia), thì trung bình
hàng năm có khoảng 3 con lũ đạt mức báo động I trở lên, năm nhiều nhất xảy ra 5÷
6 trận. Tính số lũ đạt mức báo động II trở lên, trung bình mỗi năm có 0,6 ÷ 1 trận,
năm nhiều nhất xảy ra 2 ÷ 3 trận.
Mưa lũ gây ngập lụt và thiệt hại về người và tài sản cho vùng. Thiệt hại do lũ
lụt gây ra có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây:
• Năm 1996: số người chết 99 người, tng thiệt hại 220 tỷ đồng
• Năm 1998: số người chết 55 người, tng thiệt hại 563,7 tỷ đồng
• Năm 1998: số người chết 115 người, tng thiệt hại 757,9 tỷ đồng

1
Luật tài nguyên nước

2
• Năm 1999: Thiệt hại do lũ gây ra khoảng 758 tỷ đồng, trong đó trận lũ tháng
XI thiệt hại 392 tỷ và trận tháng XII thiệt hại 366 tỷ, chưa kể các tác động
xấu đến môi trường tự nhiên, ô nhiễm nguồn nước.
• Năm 2007: Số người chết 26 người, tng thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng.
Xây dựng các công trình thủy lợi lớn phục vụ đa mục tiêu trên lưu vực sông
sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề về lũ, cấp nước, phát điện v.v… phục vụ nền kinh
tế. Tuy nhiên kinh nghiệm cũng cho thấy hiệu quả của việc đầu tư xây dựng công
trình sẽ không cao nếu quản lý, vận hành khai thác không hợp lý.
Hiện tại trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, có nhiều hồ chứa đã được xây
dựng để phục vụ cấp nước, phát điện và phòng chống lũ. Tuy nhiên với quy mô của

các hồ chứa hiện có thì chỉ có 3 hồ chứa có dung tích đáng kể để chống lũ là: A
Vương, Đăk Mi 4, và Sông Tranh 2. Sau khi xây dựng hệ thống các hồ chứa lớn thì
phối hợp vận hành các hồ như thế nào để vừa bảo đảm an toàn cho hồ trong mùa lũ
vừa chống lũ cho hạ du và phát điện theo mục tiêu của hệ thống là rất cần thiết
nhưng cũng khó khăn. Bởi vì thông thường để đảm bảo mục tiêu phòng lũ các hồ
chứa thường giữ ở mực nước hồ rất thấp để đón và chứa lượng nước lũ đ về trong
tương lai điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành điện và cũng dẫn đến khả năng hồ
không tích được đầy nước sau mùa lũ để phục vụ cấp nước cho mùa khô năm sau
phục vụ các nhu cầu cấp nước như phát điện, nước sinh hoạt, tưới, dòng chảy môi
trường v.v Ngược lại nếu giữ hồ nhiều nước sẽ nâng cao sản lượng điện phát ra,
nhưng khi lũ về có thể gây mất an toàn cho hồ chứa và không cắt được nhiều lũ cho
hạ du.
Nghiên cứu của đề tài hướng đến mục tiêu xây dựng được quy trình vận hành
hồ chứa/liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đáp ứng các mục tiêu
phòng chống lũ và sản xuất điện năng.
Để giải quyết vấn đề vận hành liên hồ chứa thỏa mãn các nhu cầu mang tính
cạnh tranh như giảm lũ hạ du và phát điện ở lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Cơ sở
khoa học xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu

3
Gia - Thu Bồn đáp ứng các mục tiêu phòng chống lũ và sản xuất điện năng có
phương pháp luận, công nghệ tiên tiến và cơ sở dữ liệu của vùng nghiên cứu đáp
ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn sản xuất.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính của nghiên cứu là: Xây dựng quy trình vận hành hệ thống
liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đáp ứng các mục tiêu phòng
chống lũ và sản xuất điện năng.
Kết quả dự kiến đạt được:
- Phân vùng tính toán mưa dòng chảy.
- Lượng dòng chảy sinh ra từ các tiểu lưu vực trong vùng nghiên cứu.

- Phân tích hiệu quả phòng chống lũ và phát điện của hệ thống hồ chứa.
- Đề xuất quy trình vận hành đáp ứng các mục tiêu phòng chống lũ và phát
điện.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: 3 hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4, và Sông Tranh 2.
Lnh vực nghiên cứu là xây dựng qui trình vận hành cho hệ thống liên hồ chứa nước
trên.
Phạm vi nghiên cứu về địa lý là lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, có tng
diện tích tự nhiên là 10.350 km2.
Phạm vi nghiên cứu về mặt khoa học bao gồm: Tính toán thủy văn mưa dòng
chảy; Tính toán vận hành hồ chứa, phát điện và công trình điều tiết cắt giảm lũ

4
Hình 1: Sơ đồ phạm vi vùng thực hiện

IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận:
Phương pháp tiếp cận đề xuất cho hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn là tiếp cận
tng hợp trong đó cách tiếp cận: phân tích tối ưu đa mục tiêu; mô hình toán và theo
nhu cầu thực tiễn và có sự tham gia của các bên liên quan là chủ đạo. p dụng cách
tiếp cận cụ thể cho các nội dung trong nghiên cứu đề tài như sau:
Thống kê phân tích
Phân tích đánh giá các tài liệu quan trắc mưa và dòng chảy từ đó tìm ra quy
luật hình thành lũ, nhận dạng lũ trên sông.
Phân tích điều kiện dân sinh kinh tế xã hội trong vùng và dòng chảy trên
sông đưa ra các tiêu chí phòng lũ hạ du.
Phân tích tối ưu đa mục tiêu

5
Xây dựng hàm tối ưu đa mục tiêu Pareto theo các kịch bản lũ

Luận chứng xây dựng quy trình vận hành hồ chứa/liên hồ chứa tối ưu đa mục
tiêu.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, điều tra tng hợp, thu thập và phân tích số liệu từ
thực tế.
- Ứng dụng mô hình tính toán dòng chảy từ mưa và mô hình vận hành hồ
chứa xem xét đến các mục tiêu phòng chống lũ và phát điện.


6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẬN HÀNH HỒ CHỨA
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VẬN HÀNH HỒ CHỨA TRÊN
THẾ GIỚI.
Vận hành hồ chứa là một trong những vấn đề được chú ý nghiên cứu tập
trung nhất trong lịch sử hàng trăm năm của công tác quy hoạch quản lý hệ thống
nguồn nước như nghiên cứu của Rippl ở thế kỷ 19 về dung tích trữ phục vụ cấp
nước (Rippl, W., 1883[
P1F
1
P]) đến các nghiên cứu gần đây của Lund về phương pháp
luận trong vận hành tối ưu hệ thống liên hồ chứa (Lund, J.R., 1999[
P2F
2
P]). Nghiên cứu
vận hành quản lý hệ thống hồ chứa luôn phát triển đồng thời trong quá trình đầu tư
phát triển xây dựng hồ chứa phục vụ yêu cầu của xã hội. Mặc dù đã có những tiến
bộ vượt bậc trong nghiên cứu quản lý vận hành hồ chứa nhưng cho đến thời điểm
hiện tại đối với hầu hết các hệ thống hồ chứa, khoa học thế giới vẫn chưa tìm được
lời giải chính xác phải vận hành hệ thống hồ chứa như thế nào để mang lại lợi ích
tối đa cho xã hội.

Qua kinh nghiệm của thế giới trong việc xây dựng và quản lý hệ thống công
trình trên sông cho thấy cùng với các biện pháp quản lý thì vận hành hệ thống công
trình có thể linh động điều tiết nước về hạ du có thể đáp ứng các mục tiêu về cấp
nước và môi trường cho hạ du (Holy, 1990, WCD, 2000).
Nghiên cứu trong quản lý vận hành hồ chứa có thể phân ra thành các nội dung
chính gồm có nghiên cứu vận hành cho:
• Đơn hồ chứa đơn mục tiêu sử dụng
• Đơn hồ chứa đa mục tiêu sử dụng
• Liên hồ chứa đa mục tiêu sử dụng
Thông thường mỗi hồ chứa có một chế độ vận hành riêng, ngay cả khi hồ chứa
nằm trong cùng một hệ thống. Một trong các mục tiêu sử dụng hồ chứa là chống lũ.
Để chống lũ hồ chứa phải để trống một dung tích nhất định nhằm chứa nước lũ ở

7
thượng nguồn đ về khi có lũ. Dung tích phòng lũ thay đi theo thời gian trong năm
tùy theo diễn biến khả năng xuất hiện và tng lượng lũ có thể xuất hiện.
Đối với hồ sử dụng cho cấp nước nông nghiệp thường mang đặc thù thời tiết
mùa vụ. Vào đầu mùa xuân khi lượng dòng chảy trong sông xuống thấp nhất gây
khó khăn cho việc lấy nước tưới, hồ chứa sẽ b sung một lượng dòng chảy đáng kể
cho sông từ lượng nước mà nó tích được từ mùa mưa năm trước.
Khác với mục tiêu cấp nước nông nghiệp, yêu cầu nước cho đô thị, sinh hoạt
và công nghiệp không có thay đi lớn theo thời gian trong năm. So sánh với yêu cầu
nước nông nghiệp thì lượng nước yêu cầu cho đô thị, sinh hoạt, công nghiệp thường
không lớn. Ở các quốc gia đang phát triển nơi các khu công nghiệp và đô thị lớn
chưa hình thành lượng nước tiêu thụ cho mục đích công nghiệp và đô thị là ít.
Yêu cầu nước cho thủy điện thường được kết hợp với các yêu cầu sử dụng
nước khác ở hạ du như cấp nước, duy trì giao thông thủy. Vì đây là loại hình sử
dụng nước không tiêu thụ nước. Nước sau khi qua tuốc bin phát điện sẽ chảy về hạ
lưu phục vụ các ngành khác. Tùy theo đặc thù các yêu cầu sử dụng nước hạ du mà
hồ chứa có những yêu cầu vận hành riêng. Quy trình vận hành hồ chứa đơn độc khá

đa dạng tùy vào mục tiêu sử dụng của t chức quản lý vận hành.
Vận hành hồ để duy trì dung tích hồ chứa cố định thông thường để phục vụ
mục tiêu du lịch giải trí vùng lòng hồ, đảm bảo n định cột nước phát điện, n định
mực nước thượng lưu hồ phục vụ giao thông thủy vùng lòng hồ, đảm bảo môi
trường phát triển hệ sinh thái lòng hồ. Duy trì cố định dung tích, mực nước thượng
lưu phục vụ phát điện trong trường hợp dòng chảy đến đủ lớn đảm bảo thỏa mãn
các yêu cầu khác. Tương tự đảm bảo lưu lượng xả xuống hạ lưu chủ yếu đảm bảo
yêu cầu cấp nước hạ du (có các hộ dùng nước n định khác nhau), duy trì giao
thông thủy vùng hạ lưu, đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường cũng như phục vụ
nhu cầu các hoạt động du lịch giải trí.
Đối với hồ chứa phục vụ mục đích cấp nước thì mục tiêu chính là xả nước đáp
ứng tối đa yêu cầu nước của hạ du. Nếu dòng chảy đến quá nhỏ, hồ chứa phải tháo

8
dần lượng trữ bù vào lượng thiếu của dòng chảy đến để đáp ứng tối đa có thể yêu
cầu của hạ du. Khoảng thời gian dòng chảy đến vượt quá yêu cầu hạ du thì hồ chứa
trữ nước lại. Khi dòng chảy đến quá lớn vượt quá tng lượng dung tích trống còn lại
của hồ chứa và yêu cầu nước hạ du thì lượng nước chênh lệch sẽ được xả thừa
xuống hạ du. Đối với một số hệ thống khi khả năng dòng chảy đến không thể liên
tục đáp ứng đủ yêu cầu của các hộ dùng nước hạ du và thiệt hại gây ra do thiếu
nước thường rất lớn thì hệ thống thường được vận hành theo chế độ mức đáp ứng
các yêu cầu nước sẽ được giảm dần khi lượng trữ hồ chứa giảm đến một mức độ
nhất định tại các thời gian cụ thể trong năm để hạn chế tối đa tình trạng hạn sẽ xảy
ra trong tương lai.
Đối với mục tiêu phòng lũ giảm thiệt hại lũ do dòng chảy đến quá lớn thông
thường quy trình vận hành chống lũ với mục tiêu giảm tối thiểu đỉnh lưu lượng xả
về hạ du tại các vị trí khống chế cụ thể, để phục vụ mục tiêu này dung tích trữ trong
hồ được dành một lượng lớn được để trống chuẩn bị chứa lượng lũ lớn có thể xuất
hiện trong tương lai. Tuy vậy việc duy trì kéo dài khoảng dung tích trống này sẽ làm
giảm chênh lệch đầu nước thượng hạ lưu của nhà máy thủy điện làm giảm hiệu suất

phát điện, giảm công suất phát gây ra tình trạng thiếu điện nhân tạo trong mùa mưa
khi lượng nước đến rất dồi dào mà đáng ra nhà máy thủy điện có thể phát điện ở
công suất lớn nhất phục vụ cho nền kinh tế (Barros và nnk, 2003, Rinaldi và
Soncini-Sessa, 1986).
Nghiên cứu của Rinaldi và Soncini-Sessa về vận hành hệ thống đơn hồ chứa
Como phục vụ chống lũ, phát điện lưu vực sông Adda miền Bắc nước Ý. Nghiên
cứu đã phân tích số liệu vận hành trong quá khứ, đánh giá các thiệt hại cũng như
hiệu ích đến các mặt phát điện, mức độ ngập lũ, cấp nước cho nông nghiệp để xây
dựng mặt tối ưu Pareto làm cơ sở so sánh được mất, giúp cho nhà hoạch định có thể
chọn được các phương án vận hành hồ Como tốt hơn so với quá khứ (Rinaldi và
Soncini-Sessa, 1986).

9
Nghiên cứu của về phân b dung tích chống lũ của hệ thống 8 hồ chứa lưu vực
sông Paranaiba-Grande, tng diện tích lưu vực 375.000 kmP
2
P, ở Brazin đề xuất
phương án phân b dung tích chống lũ cho từng hồ chứa theo thời gian đảm bảo
mục tiêu chống lũ của hệ thông liên hồ chứa. Trong nghiên cứu này thuần túy chỉ
xem xét đến hiệu quả chống lũ mà chưa tính đến hiệu quả phát điện của hệ thống 8
hồ chứa (Marien và nnk, 1994).
Như đã trình bày ở trên, quản lý vận hành hồ chứa đa mục tiêu là đặc biệt khó
khăn khi mâu thuẫn giữa các mục tiêu sử dụng nước xảy ra thường xuyên. Vấn đề
càng trở lên phức tạp đối với hệ thống nhiều hồ chứa cùng phục vụ nhiều mục tiêu ở
hạ du. Một số mâu thuẫn thường gặp là: (I) giữa cấp nước, phát điện với môi
trường, (II) giữa phát điện với cấp nước, (III) giữa phát điện với giao thông thủy,
(IV) giữa chống lũ với phát điện.
Qua rà soát các phương pháp nghiên cứu đã và đang tiến hành trên thế giới
cho thấy vận hành hệ thống nguồn nước, hệ thống hồ chứa phục vụ đa mục tiêu là
một quá trình phức tạp bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên, trong khi phải thỏa

mãn các yêu cầu hầu như đối nghịch của các ngành dùng nước nên mặc dù đã được
đầu tư nghiên cứu rất bài bản và chi tiết nhưng các ứng dụng thành công chủ yếu
gắn liền với đặc thù từng hệ thống cụ thể, không có phương pháp luận, công cụ có
thể dùng chung cho mọi hệ thống. Do vậy việc phân tích đánh giá điều kiện hệ
thống trước khi lựa chọn phương pháp áp dụng là đặc biệt quan trọng. Qua các
nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy việc đưa vào ứng dụng mô hình toán mô
phỏng kết hợp với phương pháp tối ưu phi tuyến rất thích hợp với bài toán vận hành
hệ thống hồ chứa và hệ thống công trình thủy lợi.
1.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VẬN HÀNH HỒ CHỨA  VIỆT
NAM.
Ở Việt Nam nơi có lượng mưa lớn và phân b không đồng đều theo không
gian và thời gian thì việc xây dựng các hồ chứa nhằm điều tiết giảm dòng chảy lũ,
tích nước mùa mưa để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau vào mùa kiệt là việc

10
làm cần thiết. Các hồ chứa được xây dựng luôn có vai trò và ý ngha hết sức quan
trọng đối với phát triển kinh tế trên lưu vực, bao gồm cả công nghiệp, dân sinh,
năng lượng và nông nghiệp. Hiện tại nhiều hồ chứa lớn đã và đang được xây dựng ở
Việt Nam, khi các hồ chứa cùng nằm trên một lưu vực thì nước xả từ các hồ chứa ở
thượng du lại là dòng chảy đến cho các hồ chứa liền kề ở hạ du. Hệ thống hồ chứa
như vậy được gọi là hệ thống bậc thang liên hồ. Như vậy trong một hệ thống liên hồ
thì các hồ chứa có liên hệ ràng buộc với nhau nên trong việc vận hành hệ thống nếu
chỉ quan tâm đến quy trình riêng rẽ của từng hồ chứa riêng biệt là chưa đủ mà cần
xây dựng được quy trình vận hành chung cho cả hệ thống.
Việc tính toán quy hoạch và vận hành các hồ chứa đã và đang được nhiều cơ
quan nghiên cứu, đặc biệt ở các Viện đầu ngành như Viện Quy hoạch Thủy lợi,
Viện Khoa học Thủy lợi, Viện Cơ học, Đại học Thủy lợi, Viện Khi Tượng Thủy
văn. Việc nghiên cứu đã có những bước phát triển nhanh chóng, nhiều nghiên cứu
đã được áp dụng vào thực tiễn để vận hành các hồ chứa lớn lợi dụng tng hợp như
hồ Thác Bà, Hòa Bình, Tuyên Quang ở Bắc Bộ; hồ Dầu Tiếng ở Bình Dương, hồ

Sông Quao ở Bình Định.
Viện Quy hoạch Thủy lợi đã đưa vào ứng dụng MIKE 11 kết hợp GAMS
trong tính toán vận hành tối ưu hệ thống công trình thủy lợi vùng Thượng du sông
Thái Bình (Tô Trung Ngha và Lê Hùng Nam, 2006). Nghiên cứu này đã đưa vào
tính toán vận hành hệ thống liên hồ chứa vùng thượng du lưu vực sông Thái Bình
đã đề xuất phương pháp vận hành phối hợp giữa các hồ chứa phục vụ mục tiêu cấp
nước, phát điện và bảo vệ môi trường lưu vực sông
Mô hình thủy lực Mike 11 và GAMS cũng đã được ứng dụng để tính toán xác
định chế độ phối hợp vận hành tối ưu hệ thống liên hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà,
Tuyên Quang phục vụ cấp nước và phát điện (Tô Trung Ngha và Lê Hùng Nam,
2007). Nghiên cứu đã đề xuất được quy trình vận hành trong mùa kiệt cho hệ thống
3 hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đảm bảo cung cấp nước cho hạ du và
phát điện. Tuy nhiên, do vẫn tồn tại các mâu thuẫn trong sử dụng nước cho phát

11
điện và cấp nước, nên quy trình hiện vẫn chưa thể áp dụng vào thực tiễn để vận
hành các hồ chứa nêu trên.
Nghiên cứu đề xuất quy trình vận hành các hồ chứa A Vương, Đăk Mi4 và
Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thực
hiện năm 2010 và đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Điểm mấu chốt của quy
trình là quá trình xả nước đón lũ của các hồ chứa trên hệ thống. Trong mùa lũ các
hồ chứa được phép tích nước đến mực nước dâng bình thương, khi dự báo lưu
lượng lũ đạt tới một giá trị nhất định thì tiến hành xả nước để dành dung tích trống
trong các hồ chứa để đón lũ. Mực nước đón lũ của hồ A Vương là 176m, thấp hơn
mực nước dâng bình thường là 4m; mực nước đón lũ hồ Đăc Mi 4 là 255m, hồ Sông
Tranh 2 là 172m, thấp hơn mực nước dâng bình thường của cả 2 hồ là 3m. Khi hồ
đã đạt mực nước trước lũ, căn cứ vào lưu lượng đến hồ để tiến hành cắt lũ, khi mực
nước hồ đạt mực nước dâng bình thường, lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ. Một
số hạn chế của quy trình nêu trên bao gồm:
Để quy trình có thể vận hành đạt hiệu quả, đòi hỏi công tác dự báo phải hết

sức chính xác. Khi có sai số trong việc dự báo, nếu giá trị dự báo thấp hơn lũ đến
thực tế thì hiệu quả cắt giảm lũ lại càng thấp, khi giá trị dự báo cao hơn giá trị lũ
đến thực tế thì gây rủi ro về điện. Việc dự báo lượng mưa, đặc biệt là lưu lượng lũ
đến trên lưu vực hiện vẫn là bài toán chưa có lời giải thỏa đáng ở Việt Nam.
Qua kiểm nghiệm thực tế trong mùa lũ năm 2011, việc áp dụng quy trình vận
hành liên hồ chứa A Vương, Đăc Mi 4 và Sông Tranh 2, trên lưu vực sông Vu Gia –
Thu Bồn chưa đạt hiệu quả.
1.3 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Nước là một nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và sức khỏe của con
người và là một phần quan trọng của hệ sinh thái. Ở nhiều khu vực trên thế giới,
việc cấp nước đang trở nên càng khó khăn do sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho
các mục đích như công nghiệp, sự phát triển của đô thị hóa và gia tăng dân số.

12
Nguồn tài nguyên nước là có hạn, trong khi đó nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
ngày càng cao dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Lưu vực Vu Gia – Thu Bồn là một trong lưu vực sông lớn ở nước ta. Lưu
vực Vu Gia – Thu Bồn thuộc địa phận 2 tỉnh: Quảng Nam và Đà Nẵng. Lưu vực có
vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của khu
vực. Lưu vực có tng diện tích tự nhiên khoảng 10.000 km
P
2
P, dân số tính đến năm
2010 là hơn 1,6 triệu người.
Mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước trên lưu vực Vu Gia – Thu Bồn bao
gồm mâu thuẫn giữa sử dụng nước cho thủy điện và cấp nước, thủy điện và phòng
chống lũ. Các mâu thuẫn về tài nguyên nước thường liên quan đến sự tác động qua
lại giữa các ngành và các hộ sử dụng nước trong quá trình quản lý tài nguyên nước.
Một mô hình quản lý tài nguyên nước hợp lý và hiệu quả là một quá trình kết hợp
giữa việc chia sẻ nguồn nước và giải quyết được mâu thuẫn giữa các hộ sử dụng.

Không thể thể quản lý tài nguyên nước theo cách xem xét một mục tiêu đơn
lẻ mà phải xét theo các mục tiêu tng hợp và phải dựa trên các lợi ích của các
ngành. Vấn đề nghiên cứu đặt ra của đề tài là: xây dựng quy trình vận hành hệ
thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đáp ứng các mục tiêu
phòng chống lũ và sản xuất điện năng.
Quy trình vận hành do Chính Phủ duyệt cũng chưa phân tích, đưa ra các luận
cứ cụ thể về các lợi ích (thiệt hại) về điện năng của các phương án vận hành. Khả
năng cắt giảm lũ ở hạ du cũng chưa được xác định cụ thể cho các phương án vận
hành. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu, phân tích tác động của các phương án vận
hành đến khả năng phòng lũ và sản xuất điện năng là cần thiết.
Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
điều chỉnh quy trình vận hành hiện có.



13
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MƯA - DÒNG CHẢY TÍNH TOÁN
THỦY VĂN PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ
THỐNG HỒ CHỨA
2.1. GIỚI THIỆU VỀ LƯU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới vùng nghiên cứu
Sông Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở vùng Duyên hải Trung Trung
Bộ. Toàn bộ lưu vực nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn có diện tích lưu vực :
10.350 km
P
2
P, trong đó diện tích nằm ở tỉnh Kon Tum : 301,7 kmP
2
P, còn lại chủ yếu
thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng .

Lưu vực có vị trí toạ độ:
16
P
o
P03’ - 14P
o
P55’ v độ Bắc
107
P
o
P15’ - 108P
o
P24’ kinh độ Đông
Có ranh giới lưu vực :
Phía Bắc giáp lưu vực sông Cu Đê
Phía Nam giáp lưu vực sông Trà Bồng và Sê San
Phía Tây giáp Lào
Phía Đông giáp biển Đông và lưu vực sông Tam Kỳ
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn bao gồm đất đai của 17 huyện, thành phố
của 3 tỉnh Kon Tum , Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng , đó là Bắc Trà My , Nam
Trà My, Tiên Phước , Phước Sơn, Hiệp Đức, Đông Giang , Tây Giang , Nam Giang ,
Quế Sơn, Duy Xuyên , Đại Lộc, Điện Bàn , Thành phố Hội An , thành phố Đà Nẵng ,
Hoà Vang và một phần của huyện Thăng Bình , Đăk Glei (Kon Tum).




14
2.1.2 Đặc điểm địa hình
* Đặc điểm địa hình

Nhìn chung địa hình của lưu vực biến đi khá phức tạp và bị chia cắt mạnh .
Địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông đã tạo cho lưu vực có 4 dạng
địa hình chính sau :
* Đa hình vùng ni
Vùng núi chiếm phần lớn diện tích của lưu vực , dãy núi Trường Sơn có độ
cao ph biến từ 500 ÷ 2.000 m. Đường phân thuỷ của lưu vực là những đỉnh núi có
độ cao từ 1.000 m ÷ 2.000 m, được kéo dài từ đèo Hải Vân ở phía Bắc có cao độ
1.700 m sang phía Tây rồi Tây Nam và phía Nam lưu vực hình thành một cánh cung
bao lấy lưu vực . Điều kiện địa hình này rất thuận lợi đón gió mùa Đông Bắc và các
hình thái thời tiết từ biển Đông đưa lại hình thành các vùng mưa lớn gây lũ quét cho
miền núi và ngập lụt cho vùng hạ du .
* Đa hình vùng gò đồi
Tiếp theo vùng n úi về phía Đông là vùng đồi có địa hình lượn sóng độ cao
thấp dần từ Tây sang Đông . Đỉnh đồi tròn , nhiều nơi khá bằng phng , sườn đồi có
độ dốc 20 ÷ 30
P
o
P.
* Đa hình vùng đồng bng
Là dạng địa hình tương đối bằng phng , ít biến đi , tập trung chủ yếu là phía
Đông lưu vực, hình thành từ sản phẩm tích tụ của phù sa c , trầm tích và phù sa bồi
đắp của biển , sông, suối Do đặc điểm đồi núi ăn sát biển nên đồng bằng thường
nhỏ hp chạy dọc theo hướng Bắc - Nam.
* Đa hình vùng cát ven bin
Vùng ven biển là các cồn cát có nguồn gốc biển . Cát được sóng gió đưa lên
bờ và nhờ tác dụng của gió , cát được đưa đi xa bờ về phía Tây tạo nên các đồi cát
có dạng lượn sóng chạy dài hàng trăm km dọc bờ biển .


15

2.1.3. Mạng lưới sông ngòi và cửa sông
2.1.3.1. Mạng lưới sông ngòi
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được bắt nguồn từ vùng núi cao sườn phía
Đông của dãy Trường Sơn , có độ dài của sông ngắn và độ dốc lòng sông lớn . Vùng
núi lòng sông hp , bờ sông dốc đứng , sông có nhiều ghềnh thác , độ uốn khúc từ 1 ÷
2 lần. Phần giáp ranh giữa trung lưu và hạ lưu lòng sông tương đối rộng và nông , có
nhiều cồn bãi giữa dòng , về phía hạ lưu lòng sông thường thay đi , bờ sông thấp
nên vào mùa lũ hàng năm nước tràn vào đồng ruộng , làng mạc gây ngập lụt . Sông
Vu Gia - Thu Bồn gồm 2 nhánh chính :
* Sông Vu Gia
Sông Vu Gia gồm nhiều nhánh sô ng hợp thành, đáng kể là các sông Đak Mi
(sông Cái), sông Bung , sông A Vương, sông Con. Sông Vu Gia có chiều dài đến cửa
ra tại Đà Nẵng là 204 km, đến Cẩm Lệ : 189 km, đến i Ngha : 166 km. Diện tích
lưu vực đến i Ngha là 5.180 km
P
2
P.
Sông có các phụ lưu sau :
* Sông Cái (Đắk Mi): Được bắt nguồn từ những đỉnh núi cao trên 2.000 m
(Ngọc Linh ) thuộc tỉnh Kon Tum . Sông có chiều dài 129 km với diện tích lưu vực
1.900 km
P
2
P có hướng chảy Bắc Nam sau nhập vào sôn g Bung.
* Sông Bung : Bắt nguồn từ những dãy núi cao ở phía Tây Bắc , sông chảy
theo hướng Tây Đông , với chiều dài 131 km có diện tích lưu vực 2.530 km
P
2
P. Sông
Bung có nhiều nhánh nhỏ nhưng đáng kể là sông A Vương có diện tích FR

lv
R = 898
km
P
2
P, chiều dài sông 84 km.
* Sông Con: Được bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Đông Giang , diện
tích lưu vực 627 km
P
2
P, chiều dài sông 47 km với hướng chảy chính Bắc Nam .
* Sông Thu Bồn
Sông được bắt nguồn từ vùng biên giới 3 tỉnh Quảng Nam , Kon Tum và
Quảng Ngãi ở độ cao hơn 2.000 mm sông chảy theo hướng Nam - Bắc, về Phước

16
Hội sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc khi đến Giao Thuỷ sông chảy theo
hướng Tây - Đông và đ ra biển tại Cửa Đại . Diện tích lưu vực từ thượng nguồn
đến Nông Sơn : 3.150 km
P
2
P, dài 126 km, diện tích lưu vực tính đến Giao Thuỷ là
3.825 kmP
2
P, dài 152 km.
Diện tích toàn bộ lưu vực Vu Gia - Thu Bồn tính từ thượng nguồn đến cửa
sông là 10.350 km
P
2
P. Phần hạ lưu dòng chảy của 2 sông có sự trao đi với nhau là :

Sông Quảng Huế dẫn 1 lượng nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn . Cách
Quảng Huế 16 km, sông Vnh Điện lại dẫn 1 lượng nước sông Thu Bồn trả lại sông
Vu Gia.
Có thể nói phần hạ lưu mạng lưới sông ngòi khá dày , ngoài sự trao đi dòng
chảy của hai sông với nhau còn có sự b sung thêm bởi một số nhánh sông khác .
Phía sông Vu Gia có sông Tuý Loan , diện tích lưu vực : 309 km
P
2
P, dài 30 km. Sông
Thu Bồn có nhánh sông Ly Ly , diện tích lưu vực : 275 km
P
2
P, chiều dài: 38 km.
2.1.3.2. Cửa sông
Lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn có ba hệ thống cửa sông là cửa Hàn (Đà
Nẵng) cửa Đại và cửa Lở (Quảng Nam)
* Cửa Hàn
Sông Vũ Gia trước khi chảy qua i Ngh a được phân ra 2 nhánh chính :
nhánh Quảng Huế chảy sang sông Thu Bồn , nhánh chính Vu Gia lại được phân
thành 2 nhánh một nhánh qua cầu Quá Giang đ về sông Vnh Điện, một nhánh qua
Cầu Đỏ rồi đ ra sông Vnh Điện tại Phường Hoà Cường, Hoà Xuân và chạy qua
Thành phố Đà Nẵng và đ ra biển tại cửa Hàn.
* Cửa Đại
Sông Thu Bồn chảy theo hướng Nam - Bắc, về Phước Hội sông chảy theo
hướng Tây Nam - Đông Bắc khi đến Giao Thuỷ sông chảy theo hướng Tây - Đông
và đ ra biển tại Cửa Đại (Thị xã Hội An)


17
* Cửa Lở

Sông Trường Giang chảy theo hướng Bắc – Nam và đ ra biển tại Cửa Lở
(Núi Thành).
2.2. ĐC ĐIỂM KHÍ HẬU - THU VĂN
2.2.1. Mạng lưới trạm đo khí tượng thủy văn
Vùng nghiên cứu (Tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng ) có 2 trạm đo các
yếu tố khí tượng : một trạm đo đại diện cho vùng đồng bằng là trạm Đà Nẵng , một
trạm đại diện cho vùng miền núi là trạm Trà My , ngoài ra trong phân tích tính toán
còn sử dụng tài liệu của trạm Quản g Ngãi, Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi .
Trong vùng nghiên cứu có 18 trạm đo mưa , trong đó trạm Đà Nẵng có tài liệu
từ năm 1907, tuy nhiên những năm trước giải phóng tài liệu bị gián đoạn . Hầu hết
các trạm có tài liệu từ sau n gày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975 bình quân trên
dưới 600 km
P
2
P có một trạm đo mưa.
Trên các hệ thống sông tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có 8 trạm đo
thuỷ văn , trong đó có 2 trạm đo dòng chảy và mực nước và 6 trạm đo mực nước , 2
trạm (Sơn Tân, Hội Khách) vùng trung lưu sông , 4 trạm đo hạ lưu vùng ảnh hưởng
triều .

×