BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN
610 VÀ 620.
SO SÁNH GIỮA CHUẨN MỰC HIỆN HÀNH
VÀ DỰ THẢO.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Giang Tân
Sinh viên thực hiện:
Dương Nguyễn Ngọc Huy KI 04
Nguyễn Thị Thùy Nga KI 04
Nguyễn Cao Khôi Nguyên KI 04
MỤCLỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
A. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN 1
CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5
I. Sơ lược về kiểm toán nội bộ: 5
1. Định nghĩa: 5
2. Phạm vi và mục đích của chức năng kiểm toán nội bộ 5
3. Vai trò và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ: 5
II. Mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ 7
1. Khái quát 7
2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập 8
3. Sự giống và khác nhau giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập 10
a. Giống nhau: 10
b. Khác nhau: 10
III. Tìm hiểu mô hình dùng trong việc đánh giá của kiểm toán độc lập về chức năng của
kiểm toán nội bộ 11
1. Mô hình phân tích đánh giá dành cho kiểm toán độc lập về chức năng của kiểm
toán nội bộ dựa trên mức độ tin cậy 12
2. Ý nghĩa của việc phân tích mô hình: 17
a. Ảnh hưởng tính khách quan đến chức năng kiểm toán nội bộ 17
b. Ảnh hưởng hiệu suất làm việc tới mức độ mạnh của chức năng kiểm toán nội bộ. 18
c. Ảnh hưởng mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố 18
d. Ảnh hưởng chất lượng quản trị tới chức năng kiểm toán nội bộ 18
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC HIỆN HÀNH VÀ DỰ THẢO 20
IV. So sánh chuẩn mực hiện hành và bản dự thảo VSA 610 20
V. So sánh chuẩn mực hiện hành và bản dự thảo VSA 620 24
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới, sự
ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán đòi hỏi Việt Nam phải dần tiêu chuẩn hoá dịch
vụ kiểm toán theo thông lệ quốc tế để đảm bảo cho nền tài chính được an toàn và làm nó thêm
bền vững trước sự thay đổi của tình hình thế giới. Kiểm toán làm gia tăng giá trị cho các Báo cáo
tài chính (BCTC). Từ đó những người quan tâm tới tình hình tài chính của đơn vị như: nhà đầu
tư, các ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, Nhà nước… đưa ra các quyết định
kinh tế như: đầu tư, cho vay, cấp tín dụng thương mại, bán hàng, đưa ra các chính sách thuế phù
hợp… Những nhận xét đánh giá của những công ty kiểm toán chính là căn cứ cho các nhà đầu tư
khi họ cân nhắc có nên đầu tư hay không dựa vào các báo cáo kiểm toán về tính trung thực và
hợp lý của các số liệu kế toán của một công ty. Để đáp ứng với những đòi hỏi khắc khe về chất
lượng kiểm toán độc lập, nhất thiết phải ban hành bộ chuẩn mực kiểm toán để làm thước đo
chung cho chất lượng của cuộc kiểm toán, đồng thời điều tiết hành vi của các thành viên theo
hướng đảm bảo uy tín nghề nghiệp nói chung và chất lượng của công việc nói riêng. Các chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam bắt đầu ra đời từ 1999, cho tới 2005 thì đã có tất cả 37 chuẩn mực kiểm
toán được ban hành. Nhưng cho tới hiện tại, trước tình hình thay đổi nhanh chóng của nền kinh
tế Việt Nam đã đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hơn nữa những chuẩn mực kiểm toán hiện tại để
đáp ứng nhu cầu cấp thiết, chính vì lý do đó các dự thảo về sửa đổi hệ thống chuẩn mực kiểm
toán đã được ban hành và đang được Bộ tài chính xem xét.
Để đảm bảo chất lượng của một cuộc kiểm toán việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ đơn vị kiểm toán rất quan trọng. Trong đó, sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ (nếu có)
là một phần của việc hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Bên cạnh đó, kiểm toán
viên cũng không thể có hiểu biết chuyên môn về tất cả các lĩnh vực mà đơn vị được kiểm toán
hoạt động, do đó chuẩn mực cho phép họ được sử dụng ý kiến của những chuyên gia có năng
lực, kiến thức và kinh nghiệm cụ thể trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, ngoại trừ kế toán và
kiểm toán. Chuẩn mực VSA 610: “Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ” và chuẩn mực VSA
620: “Sử dụng tư liệu của chuyên gia” là 2 chuẩn mực làm thước đo khi kiểm toán viên sử dụng
những tư liệu trên. Việc sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ hoặc chuyên gia như thế nào để
đảm bảo kiểm toán viên có thể dựa trên đó để đưa ra ý kiến của mình được quy định rõ trong 2
chuẩn mực này. Sau đây là phần trình bày của nhóm về tìm hiểu 2 chuẩn mực kiểm toán 610,
620 và phần so sánh giữa 2 chuẩn mực này với 2 bản dự thảo của 2 chuẩn mực.
Trang 3
A. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN.
Kiểm toán là một hoạt động có từ rất lâu đời kể từ thời kỳ các thông tin được phê chuẩn bằng
cách đọc lên trong một buổi họp báo công khai. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu kiểm toán chủ yếu
là sự phát triển của kiểm toán tuân thủ do các kiểm toán viên nhà nước thực hiện. Sau này với sự
ra đời của thị trường chứng khoán và công ty cổ phần cũng như do sự mở rộng quy mô của các
doanh nghiệp, nên dần dần đã có sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng
điều hành của nhà quản lý. Từ đó kiểm toán độc lập ra đời giống như một nhu cầu thiết yếu
nhằm chống lại sự gian lận của các nhà quản lý lẫn người làm công.
Đến đầu thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với sự xuất hiện
của hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán, thì một thực tế xảy ra là vấn đề về gian lận tài chính
ngày càng gia tăng.Từ đó xuất hiện sự cần thiết của kiểm toán để điều tra nhằm làm sáng tỏ
những mối quan hệ tài chính, với mục đích phát hiện tác giả của những cuộc phá sản gian lận
cũng như để giúp các bên thứ ba đánh giá về độ tin cậy của báo cáo tài chính khi họ sử dụng.
Vào 8/10/1977, liên đoàn kế toán quốc tế IFAC (International Federation of Accountants) đã
quyết định thành lập ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế IAPC (International Auditing Practices
Committee), là một trong những ủy ban quan trọng nhất của IFAC, IAPC đã phát triển các
hướng dẫn kiểm toán quốc tế IAGs (International Auditing Guidelines), đó là một trong những
tiền đề để hình thành nên chuẩn mực kiểm toán quốc tế. IAGs đã khảo sát các công ty kiểm toán
lớn trong lĩnh vực tài chính và xem xét nguồn gốc thông tin tài chính vào thời gian đó, hướng
dẫn đầu tiên đã giải quyết mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán đã được phê chuẩn vào
10/1979. Bảng sau đây cung cấp các hướng dẫn và dự thảo đã được ban hành:
Chuẩn
mực
Nội dung chuẩn mực
Ngày ban
hành
Ngày
hoàn thiện
chuẩn mực
ISA 200
Mục tiêu và nguyên tắc chi phối cơ bản chi
phối kiểm toán báo cáo tài chính.
10/1979 6/2008
ISA 210 Hợp đồng kiểm toán. 6/1980 6/2008
ISA 220 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. 9/1981 9/2008
ISA 230 Hồ sơ kiểm toán. 1/1982 9/2007
ISA 240
Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến
các sai sót trong cuộc kiểm toán báo cáo tài
chính.
10/1982 12/2006
ISA 250
Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy
định trong kiểm toán báo cáo tài chính.
7/1993 3/2008
ISA 260 Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi
kiểm toán với ban lãnh đạo của đơn vị được
6/1999 9/2007
PHẦN A. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
kiểm toán.
ISA 300 Lập kế hoạch kiểm toán. 2/1981 12/2006
ISA 315
Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng
yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm
toán và môi trường của đơn vị.
10/2003 12/2006
ISA 320 Tính trọng yếu trong kiểm toán. 10/1987 12/2007
ISA 330 Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. 10/2003 12/2006
ISA 402
Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị
có sử dụng dịch vụ bên ngoài.
3/1994 9/2008
ISA 450
Đánh giá các sai sót được xác định trong suốt
cuộc kiểm toán.
12/2007
ISA 500 Bằng chứng kiểm toán. 1/1982 6/2008
ISA 501
Bằng chứng kiểm toán – xem xét về các bằng
chứng đặc biệt.
3/1994 9/2008
ISA 505 Thông tin xác nhận từ bên ngoài. 6/2000 12/2008
ISA 510 Kiểm toán năm đầu tiên-số dư đầu kỳ. 7/1990 3/2008
ISA 520 Các thủ tục phân tích. 7/1983 9/2008
ISA 530
Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn
khác.
2/1985 3/2008
ISA 540 Kiểm toán các ước tính kế toán. 10/1987
12/2007
ISA 545
Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị
hợp lý.
7/2002
ISA 550 Các bên liên quan. 10/1984 3/2008
ISA 560
Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế
toán.
10/1985
12/2007
ISA 570 Hoạt động liên tục. 6/1986
ISA 580 Giải trình của nhà quản lý. 10/1985
ISA 600
Kiểm toán nhóm các báo cáo tài chính (trước
đây: sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác).
7/1981 7/2007
ISA 610 Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ. 7/1982 12/2007
ISA 620 Sử dụng tư liệu của chuyên gia. 2/1985 9/2008
ISA 700 Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. 10/1983 6/2008
ISA 701 Sửa đổi báo cáo của kiểm toán viên độc lập. 12/2004
PHẦN A. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
ISA 706
Các vấn đề nhấn mạnh và đoạn nhấn mạnh
trong báo cáo kiểm toán.
ISA 710 Tính so sánh. 3/1996 9/2008
ISA 720
Thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài
chính đã kiểm toán.
2/1984 9/2007
ISA 800
Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm
toán đặc biệt.
10/1986 6/2008
ISA (undet)
Các yếu kém của hệ thống kiểm soát trong một
cuộc kiểm toán.
9/2008
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và sự phát triển của thị trường
chứng khoán, IFAC đã hy vọng rằng IAGs sẽ sớm được công nhận bởi các tổ chức chứng khoán
chính thức, IAPC đã cải cách khuôn mẫucủa chuẩn mực, theo quy định tạo ra trong tháng 11
năm 1991 của IFAC. Từ đó, "các hướng dẫn kiểm toán quốc tế" (IAGs) được đổi tên là "Chuẩn
mực Kiểm toán Quốc tế (ISA).
Trong tháng 10 năm 1992, Ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO- International Organization
of Securities Commissions) đã công bố một nghị quyết theo đó ISA sẽ được công nhận trên thị
trường vốn như là một giải pháp chấp nhận đối với các chuẩn mực kiểm toán quốc gia. Vào
7/1994, IAPC đã đưa ra cấu trúc của chuẩn mực ISA, bao gồm các nguyên tắc cơ bản và các thủ
tục cần thiết, được chỉ rõ bởi các đoạn chữ in đậm, giải thích và các hướng dẫn, sẽ được chỉ rõ
bởi các đoạn chữ màu xám. Hơn nữa, ISA sẽ được đánh số cho mỗi chủ đề và theo trình tự từ
200-800.
Ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán tuy đã có một lịch sử phát triển lâu dài, thế nhưng đến
trước thập niên 90 của thế kỷ 20 hoạt động này vẫn do nhà nước tiến hành thông qua công tác
kiểm tra kế toán. Phải đến cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh
tế thị trường dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhu cầu
cần có kiểm toán viên độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính. Do nhu cầu kiểm toán ngày
càng cao đòi hỏi phải có một hệ thống chuẩn mực phù hợp.
Việc nghiên cứu để xây dựng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được tiến hành từ năm
1997. Đến tháng 9/1999 Bộ Tài Chính đã ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đầu tiên và
đến tháng 10/2007 đã có 37 chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được ban
hành.
Đợt 1 gồm các chuẩn mực: 210, 200, 230, 700.
Đợt 2 gồm các chuẩn mực: 250, 310, 500, 510, 520, 580.
Đợt 3 gồm các chuẩn mực: 240, 300, 400, 530, 540, 610.
PHẦN A. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
Đợt 4 gồm các chuẩn mực: 220, 320, 501, 560, 600.
Đợt 5 gồm các chuẩn mực: 401, 550, 570, 800, 910, 920.
Đợt 6 gồm các chuẩn mực: 401, 620, 710, 720, 930, 1000.
Đợt 7 gồm các chuẩn mực: 260, 303, 505, 545.
Bước sang thế kỷ 21, vai trò của kiểm toán ngày càng tăng lên do tiến trình toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới, nhất là thị trường tài chính. Sự phát triển của lực lượng các nhà đầu tư quốc tế
vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia đã làm tăng nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài
chính và các thông tin khác. Mặt khác sự kiện Enron và sự sụp đổ của Arthur Andresen đã dẫn
đến những thách thức lớn lao cho sự nghiệp kiểm toán nếu muốn giữ được sự tín nhiệm của công
chúng. Những yêu cầu trên đã thúc đẩy việc mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng của kiểm
toán. Ủy ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAASB) đã cho ra đời của dự án ban hành chuẩn
mực kiểm toán quốc tế mới ("Clarity Project"). Mục tiêu của dự án là để phục vụ lợi ích công
chúng, làm cho các chuẩn mực dễ hiểu, rõ ràng và có thể áp dụng nhất quán. Trong năm 2009,
IAASB đã hoàn tất dự án này. Kiểm toán viên trên khắp thế giới giờ đây có thể sử dụng 36
chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) mới và một chuẩn mực về kiểm soát chất lượng, có hiệu lực
từ 15 tháng 12 năm 2009. Trong 36 chuẩn mực, có 16 chuẩn mực được sửa đổi và bổ sung, 19
chuẩn mực được bổ sung và 1 chuẩn mực được xây dựng mới.
Ở Việt Nam để nhằm có thể bắt kịp với sự thay đổi của thế giới cũng như để hoàn thiện thêm
hệ thống chuẩn mực kiểm toán đã ban hành, từ năm 2009 đến nay, VACPA đã nghiên cứu, soạn
thảo, hội thảo, xin ý kiến và hoàn thiện được 9 CMKiT (đợt 1) và trình Bộ Tài chính vào tháng
3/2010 và 13 CMKiT (đợt 2) vào tháng 10/2011 và 15 CMKiT (đợt 3) vào 30/6/2012.
Như trên ta thấy, chuẩn mực kiểm toán 610, 620 ra đời vào đợt 3 và đợt 6. Cụ thể:
Chuẩn mực 610: “Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ” được ban hành theo Quyết
định số 143/2001/QĐ-BTC vào ngày 21/12/2001.
Chuẩn mực 620: “Sử dụng tư liệu của chuyên gia” được ban hành theo Quyết định số
03/2005/QĐ-BTC vào ngày 18/01/2005.
CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.
Nhóm chỉ tập trung tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan về vấn đề sử dụng tư liệu của kiểm
toán viên nội bộ và không trình bày các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề sử dụng tư liệu của
chuyên gia.Mặc dù đã tập hợp rất nhiều tài liệu về các nghiên cứu có liên quan đến cả 2 chuẩn
mực nhưng do bởi nhóm muốn đi sâu tìm hiểu thật kỹ một vấn đề, tránh bị sự trình bày dài dòng
và lang mang, bên cạnh đó do cách thức áp dụng của kiểm toán độc lập ở 2 chuẩn mực có một số
điểm tương đồng nên nhóm quyết định chỉ chọn các nghiên cứu có liên quan đến việc sử dụng tư
liệu của kiểm toán viên nội bộ. Sau đây là 3 vấn đề của phần nghiên cứu có liên quan của nhóm
về chuẩn mực kiểm toán 610:
Sơ lược về kiểm toán nội bộ.
Mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
Tìm hiểu một mô hình dùng để định lượng và định tính về sự đánh giá của kiểm toán độc
lập về chức năng của kiểm toán nội bộ.
I. Sơ lược về kiểm toán nội bộ:
1. Định nghĩa:
Kiểm toán nội bộ: Là hoạt động do đơn vị thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài cung cấp, với
chức năng chủ yếu là kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của
kiểm soát nội bộ.
2. Phạm vi và mục đích của chức năng kiểm toán nội bộ.
Phạm vi: Đối tượng của kiểm toán nội bộ gần như là toàn bộ các hoạt động của doanh
nghiệp.
Mục đích: Phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
Thông qua kiểm toán nội bộ, Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động tốt
hơn, quản lý rủi ro tốt hơn một khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm
soát trực tiếp của một nhóm người, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh . Có kiểm
toán nội bộ như thêm “tai, mắt” cho hội đồng quản trị và ban giám đốc. Điều này làm tăng niềm
tin của cổ đông vào chất lượng quản lý và kiểm soát nội bộ, tăng giá trị doanh nghiệp.
3. Vai trò và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ:
Trong những năm đầu thập kỷ này, từ sự sụp đổ của các tập đoàn lớn(Enron, Wordcom) đến
sự khủng hoàng tài chính toàn cầu hiện nay đều có mối liên hệ đến sự tồn tại và vận hành của
một cơ chế quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp gặp một áp lực rất lớn trong việc nhận biết
các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình hoạt độngvà phải làm sao để kiểm
soát rủi ro ở mức độ chấp nhận được. Cùng với sự phát triển của việc quản trị doanh nghiệp,
kiểm toán nội bộ đang được xem là một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro
của mình thông qua các chức năng đảm bảo và chức năng tư vấn cho ban giám đốc và các chủ sở
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
hữu của doanh nghiệp. Vai trò của kiểm toán nội bộ chuyển dịch từ vai trò truyền thống trong
hoạt động đánh giá công tác quản lý sang các hoạt động mang tính chất tư vấn và đưa ra các đảm
bảo mang tính khách quan cho các cấp quản lý. Kiểm toán nội bộ tham gia trực tiếp vào chu trình
quản trị doanh nghiệp, bao gồm chu trình hoạt động , thủ tục kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và
cả báo cáo tài chính. Trong nhiều công ty niêm yết và công ty đại chúng, kiểm toán nội bộ hỗ trợ
trực tiếp cho HĐQT và Ủy ban kiểm toán trong vai trò giám sát chung các hoạt động doanh
nghiệp. Sự tham gia trực tiếp với vai trò ngày càng quan trọng và mang tính độc lập của kiểm
toán nội bộ vào cơ chế quản trị doanh nghiệp được xem là một tất yếu cùng với sự phát triển của
quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.
Kiểm toán nội bộ với vai trò đưa ra đảm bảo:
Các tổ chức và Doanh nghiệp thường kỳ vọng Kiểm toán nội bộ sẽ cung cấp được các dịch
vụ mang tính đảm bảo cho hệ thống nội bộ của mình. Trong nền kinh tế thị trường có mức độ
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các Doanh nghiệp đều hướng tới nhiều mục tiêu cùng một lúc,
bao trùm cả mảng quản trị, kinh tế, đạo đức kinh doanh, xã hội và môi trường Kiểm toán nội
bộ cần phải có đủ các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đưa ra được các đảm bảo cho Doanh
nghiệp về việc Doanh nghiệp đã và đang vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt được đồng thời
các mục tiêu đã đề ra. Các đảm bảo do Kiểm toán nội bộ mang lại chủ yếu tập trung vào quản trị
Doanh nghiệp thông qua quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ các vấn đề về đạo đức kinh doanh,
trách nhiệm xã hội (bao gồm cả vấn đề môi trường, vấn đề tuân thủ). Trong khi Ban Giám đốc và
lãnh đạo Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ thì hoạt
động Kiểm toán nội bộ đưa ra đảm bảo cho ban giám đốc và Ủy ban kiểm toán (hoặc HĐQT)
rằng, hệ thống kiểm soát nội bộ được vận hành một cách hiệu quả như được kỳ vọng. Để tránh
xung đột về lợi ích và đảm bảo tính độc lập, Kiểm toán nội bộ thường chịu trách nhiệm trực tiếp
trước HĐQT hoặc đại diện của HĐQT, như Ủy ban kiểm toán.
Kiểm toán nội bộ với vai trò tư vấn:
Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cùng với các
bước kiểm soát rủi ro, các bước tuân thủ bao trùm một phạm vi rất rộng vì tất cả các cấp của
Doanh nghiệp đều có tham gia vào các quy trình đề ra. Công việc của Kiểm toán nội bộ bao gồm
việc đánh giá phương châm cũng như văn hóa quản lý rủi ro của một Doanh nghiệp, đến việc
xem xét và báo cáo tính hiệu quả của việc thực hiện các chính sách quản lý. Dựa trên các công
việc đó, Kiểm toán nội bộ được kỳ vọng sẽ đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện các bộ phận có
cơ hội phát triển hoặc có những khiếm khuyết cần khắc phục. Thêm vào đó, Kiểm toán nội bộ có
thể cung cấp các dịch vụ tư vấn trợ giúp một cách riêng biệt cho tất cả các cấp trong một đơn vị,
từ HĐQT đến các nhân viên và các cấp quản lý trong việc thực hiện trách nhiệm của mình một
cách hiệu quả.
Các dịch vụ kiểm toán nội bộ cung cấp cho công ty.
- Tư vấn kiểm soát và kiểm toán cho các giám đốc điều hành và các giám đốc chức năng
trong công ty. Giám sát tiến trình vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ và nhận dạng mọi
cơ hội cải tiến hệ thống này. Đánh giá nguồn lực của công ty để sử dụng phù hợp tránh
Trang 6
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
lãng phí, thất thoát. Làm việc với kiểm toán độc lập của công ty về những vấn đề liên
quan. Đề xuất chính sách bảo vệ tài sản và quản lý rủi ro.
- Kiểm toán tuân thủ pháp luật, nội quy, và chính sách điều hành . Góp phần bảo đảm hoạt
động công ty tuân thủ pháp luật, phù hợp với đạo đức kinh doanh. Đảm bảo các chức
năng của công ty được thực hiện nghiêm chỉnh, vận hành hợp lý.
- Thực hiện một phần chức năng kiểm soát tài chính. Kiểm tra chất lượng thông tin, báo
cáo kế toán. Rà soát tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính.
II. Mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
1. Khái quát.
Phân tích quá trình phát triển của kiểm toán nội bộ từ lúc hình thành cho đến bây giờ, chúng
ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng chức năng kiểm toán nội bộ được hình thành thông qua việc
tách một số các hoạt động từ kiểm toán độc lập, kết quả là có một số tình huống khi hai chức
năng này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Trên thực tế là kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập là
hai chức năng riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Sự kết hợp giữa công việc của kiểm toán nội bộ và công việc của kiểm toán độc lập là rất
quan trọng đối với tất cả 2 bên. Đối với kiểm toán viên độc lập, sử dụng tư liệu của kiểm toán
viên nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm toán báo cáo tài chính. Ngoài ra, chức năng kiểm
toán nội bộ còn còn cung cấp cho kiểm toán viên độc lập các thông tin cần thiết trong việc đánh
giá các rủi ro kiểm soát. Chức năng kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giảm bớt các công việc mà
kiểm toán viên độc lập phải làm.
Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 610, tầm quan trọng của mối quan hệ giữa kiểm
toán nội bộ và kiểm toán độc lập cũng được phản ánh, đó là:
- Vai trò của chức năng kiểm toán nội bộ trong phạm vi doanh nghiệp do các nhà quản lý
xác định và mục đích của nó khác với kiểm toán độc lập là người được chỉ định lập các
báo cáo về các thông tin tài chính một cách độc lập. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ thay
đổi theo yêu cầu của nhà quản lý, trong khi đó công việc chủ yếu của kiểm toán độc lập
là xem xét liệu báo cáo tài chính có sai xót trọng yếu hay không?.
- Kiểm toán viên độc lập cần hiểu kỹ càng các hoạt động của kiểm toán nội bộ để xác định
và đánh giá các rủi ro có sai xót trọng yếu trên báo cáo tài chính cũng như để thiết kế và
thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán.
- Kiểm toán độc lập cần đánh giá chức năng của kiểm toán nội bộ, coi đó như một phần
công việc kiểm toán của mình trong chừng mực mà kiểm toán độc lập tin rằng kiểm toán
nội bộ có thể thích hợp để xác định nội dung, thời gian và phạm vi các phương pháp cơ
bản cũng như tuân thủ.
- Liên hệ với kiểm toán viên nội bộ thường có hiệu quả hơn khi các buổi gặp được tổ chức
vào khoảng thời gian thích hợp trong năm. Kiểm toán viên độc lập cần được thông báo và
đánh giá các báo cáo kiểm toán nội bộ tương ứng và cùng với các nhà quản lý bổ sung
thêm vào những đều được thông báo về bất cứ vấn đề đáng kể nào khiến kiểm toán viên
nội bộ phải chú ý và có ảnh hưởng đến công việc của kiểm toán độc lập. tương tự như
Trang 7
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
vậy kiểm toán viên độc lập cần thường xuyên thông báo với kiểm toán viên nội bộ bất cứ
vấn đề gì có thể ảnh hưởng đến công việc của kiểm toán nội bộ.
2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán
độc lập.
Nghiên cứu đầu tiên có liên quan về mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
được thực hiện bởi Mautz R (1984), kết quả của nghiên cứu này trình bày rằng, theo quan điểm
của kiểm toán nội bộ thì mối quan hệ đó chỉ là mang tính hình thức. Vì Mautz đã không đoán
trước được sự tồn tại các phản ứng tiêu cực của kiểm toán nội bộ, sự liên quan trong công việc
của kiểm toán nội bộ với kiểm toán độc lập.
Sau đó, Peacock E. và Pelfrey S. (1989) đã thực hiện một cuộc khảo sát thông qua đánh giá
thái độ của kiểm toán nội bộ trong mối quan hệ công việc với kiểm toán độc lập, hơn nữa họ
cũng đã xác định nguyên nhân xảy ra thái độ tiêu cực. Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi hai
nhóm: Nhóm 1 được trình bày bởi các giám đốc kiểm toán nội bộ và Nhóm 2 đứng đầu là các
nhân viên kiểm toán nội bộ, người mà làm việc trực tiếp với các kiểm toán viên độc lập. Cả 2
nhóm đều được yêu cầu để đánh giá hiệu quả tổng thể đối với kiểm toán độc lập trong tổ chức họ
và trình bày về mối quan hệ của họ với kiểm toán độc lập. Kết quả đạt được:
- 92% giám đốc kiểm toán cho rằng các kiểm toán viên độc lập đã sử dụng tư liệu của kiểm
toán nội bộ.
- 50% Nhóm 1 đánh giá mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập là rất tốt,
trong đó 31% đánh giá là tốt;
- Nhóm 2 có sự khác biệt đáng kể trong ý kiến của họ về kiểm toán độc lập sử dụng ý kiến
của kiểm toán nội bộ. Chỉ 39% nhân viên kiểm toán nội bộ cho rằng kiểm toán viên độc
lập đã hoàn toàn sử dụng tư liệu kiểm toán nội bộ.
- Bắt đầu từ báo cáo của Morris N (1981) “Công ty kiểm toán độc lập có sự chú ý của Ban
Giám đốc và Ủy ban kiểm toán. Các kiểm toán nội bộ không có mối quan hệ tương tự”.
Peacock E. and Pelfrey S. muốn nhận ra mối quan hệ giữa Kiểm toán nội bộ và Hội đồng
kiểm toán. Từ quan điểm này, hơn 80% câu trả lời của các giám đốc cho rằng công ty của
họ có một hội đồng kiểm toán và bộ phận kiểm toán nội bộ có nghĩa vụ báo cáo với hội
đồng kiểm toán;
- Đa số các giám đốc đã báo cáo rằng họ đã xem xét thư của kiểm toán độc lập trước hoặc
sau khi trình bày với Ban Giám đốc. Hơn nữa họ cũng được yêu cầu nhận xét về kết quả
của nó.
- Kết luận khác của cuộc khảo sát này là các kiểm toán viên độc lập không nhận được sự
giúp đỡ của đội ngũ nhân viên kiểm toán nội bộ, các kiểm toán nội bộ đã nghĩ rằng họ
thực hiện hơn 1/3 công việc của kiểm toán độc lập;
- Kết luận chung của cuộc khảo sát này là các giám đốc kiểm toán nội bộ đã nhận thấy
được mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, quan điểm này có thể là từ
các chính sách của công ty, điều này cung cấp cho kiểm toán nội bộ một sự thông báo
trực tiếp đến hội đồng kiểm toán của ban giám đốc và cơ hội để đáp lại bất cứ phê bình
trong thư quản lý của kiểm toán độc lập;
Trang 8
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
- Kiểm toán nội bộ nhấn mạnh kiểm toán hoạt động và có thể liên quan đến dữ liệu phi tài
chính, trong khi kiểm toán tài chính thì liên quan chủ yếu đến các dữ liệu quá khứ, để có
thể xác định các cách thức có thể cải thiện hoạt động kinh doanh trong tương lai. Đội ngũ
nhân viên kiểm toán nội bộ xem xét trách nhiệm kiểm toán độc lập của họ là ít quan trọng
hơn công việc mà họ thực hiện như là kiểm toán viên hoạt động.
Một nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập được thực
hiện bởi Reinstein a., Lander G.H. and Gavin T.A. (1994). Điểm khởi đầu của cuộc khảo sát này
đã được đảm bảo bởi báo cáo về chuẩn mực kiểm toán (SAS) 65 ban hành trong tháng 4 năm
1991 bởi Viện Kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA). SAS 65 “Xem xét các chức năng của
kiểm toán nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính” với mục tiêu chính là để làm rõ các khía
cạnh khác nhau của các mối quan hệ công việc có nên tồn tại giữa các kiểm toán viên độc lập và
kiểm toán viên nội bộ. Chuẩn mực này được phát hành bởi AICPA nhằm để thiết lập những
hướng dẫn mới cho kiểm toán độc lập, giúp họ sử dụng kết quả công việc của kiểm toán nội bộ
một cách hữu hiệu và hiệu quả, ngoài ra còn giúp kiểm toán độc lập hiểu làm thế nào có thể đáp
ứng được các thủ tục dựa trên công việc của kiểm toán nội bộ. Muốn thế, kiểm toán độc lập nên:
Hiểu vai trò của kiểm toán nội bộ khi đánh giá hệ thống kiểm soát của khách hàng;
Không chấp nhận công việc của kiểm toán nội bội như là của riêng họ.
Nghiên cứu được thực hiện bởi bốn nhóm: (1) Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ, (2) Giám
đốc tài chính, (3) Chủ tịch hội đồng kiểm toán và (4) Các kiểm toán độc lập. Có 3 vấn đề chính
trong cuộc khảo sát là: kiểm tra hiểu biết chung về kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện
bởi các kiểm toán viên nội bộ; kiểm toán độc lập sẽ kiểm tra đánh giá liên quan đến năng lực của
kiểm toán nội bộ; kiểm tra đánh giá tính khách quan của kiểm toán nội bộ.
Tóm lại, trong hầu hết các tổ chức, kiểm toán viên nội bộ và độc lập đã phát triển một
phương pháp tiếp cận “teamwork” để kiểm toán trong một thời gian, và các quy định của SAS 65
xuất hiện đã có tác động tối thiểu đối với các mối quan hệ. Trong tình huống mà các nhân viên
kiểm toán nội bộ không duy trì mức độ yêu cầu về tính chuyên nghiệp hoặc tổ chức đang thay
đổi công ty kiểm toán, các kiểm toán viên độc lập có hướng dẫn mới để giúp họ sử dụng kiểm
toán viên nội bộ hữu hiệu và hiệu quả hơn. Với sự gia tăng vị thế của kiểm toán nội bộ chuyên
nghiệp trong thời gian gần đây và nhu cầu về các kiểm toán viên độc lập để kiểm soát chi phí
kiểm toán, SAS 65 sẽ phục vụ cả hai loại kiểm toán viên cũng như kết hợp những nỗ lực của họ.
Tiếp theo còn có thêm một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai loại hình kiểm toán này
và đã đưa ra một số tiêu chí quan trọng trong quá trình ra quyết định liên quan đến sự phụ thuộc
của kiểm toán viên độc lập với các kiểm toán viên nội bộ, cụ thể là:
Nghiên cứu của Brown, R.P (1983) nói đến 2 tiêu chí đó là: độc lập/khách quan; hiệu
suất làm việc ;
Schneider, A.(1984): hiệu suất làm việc; năng lực;
Tiessen, P. & Colson, R.H. (1990): hiệu suất làm việc; năng lực; tính khách quan;
Maletta, M. (1993): năng lực, tính khách quan, hiệu suất làm việc;
Haron H. et al., (2004): năng lực, hiêu suất làm việc.
Trang 9
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Source: Haron H. et al. ( 2004)
Qua việc xem xét các nghiên cứu chính liên quan đến mối quan hệ giữa kiểm toán viên nội
bộ và kiểm toán viên độc lập, ta thấy các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc nhấn mạnh
một số khía cạnh ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Mặc dù trên thực tế hai loại hình kiểm toán
này là khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau, nhằm đảm bảo hiệu quả cho
toàn bộ doanh nghiệp được kiểm toán.
3. Sự giống và khác nhau giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.
a. Giống nhau:
- Cả 2 nghề nghiệp kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập đều bị chi phối bởi các chuẩn
mực được phát hành bởi tổ chức nghề nghiệp, bao gồm các chuẩn mực nghề nghiệp
chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ;
- Đánh giá rủi ro là yếu tố rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch cho tất cả kiểm toán
viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập;
- Tính độc lập của kiếm toán viên là tiêu chuẩn quan trọng ;
- Cả 2 đều có xem xét và đánh giá các vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp;
- Cả hai chức năng đều quan tâm đến công việc của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập;
- Kết quả của quá trình kiểm toán được trình bày thông qua báo cáo kiểm toán.
b. Khác nhau:
Kiểm toán nội bộ Kiểm toán độc lập
Vị trí trong tổ
chức
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận của
doanh nghiệp. Công việc của họ được
thực hiện theo các chuẩn mực chuyên
nghiệp, do các nhà quản lý doanh nghiệp
xác định. Khách hàng chủ yếu của họ là
các nhà quản lý và hội đồng quản trị.
Kiểm toán độc lập không
phải là một bộ phận của của
doanh nghiệp.
Mục tiêu
Phạm vi công việc của kiểm toán nội
bộ bao gồm tất cả. Giúp doanh nghiệp đạt
được các mục tiêu, cải thiện các hoạt
động, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và
các quá trình quản trị. Liên quan đến tất
cả các khía cạnh tài chính và phi tài chính
của doanh nghiệp- kiểm soát nội bộ tập
trung vào các sự kiện trong tương lai như
một kết quả của việc đánh giá liên tục hệ
thống kiểm soát và các quy trình.
Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm
toán độc lập là đưa ra ý kiến độc
lập về báo cáo tài chính hằng
năm của doanh nghiệp.
Sự độc lập Phải độc lập từ các hoạt động được
kiểm toán.
Kiểm toán viên độc lập phải
độc lập với khách hàng, với
Trang 10
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
doanh nghiệp được kiểm toán.
Cách Tiếp cận
kiểm soát nội bộ
Tiếp cận trên tất cả các khía cạnh liên
quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp.
Chỉ tiếp cận kiểm soát nội
bộ dựa trên mức trọng yếu, cho
phép loại bỏ những sai sót
không đáng kể vì nó không ảnh
hưởng trọng yếu đến kết quả báo
cáo tài chính.
Tần suất kiểm
toán
Thực hiện suốt cả năm, nhiệm vụ cụ
thể hình thành theo mức độ rủi ro được
xác định cho mỗi doanh nghiệp.
Chỉ thực hiện vào cuối năm
tài chính.
Cách tiếp cận
rủi ro
Rủi ro việc lập kế hoạch cho hoạt
động kiểm soát nội bộ là rất cao, đánh giá
rủi ro liên quan đến các loại thông tin như
tài chính và hoạt động.
Sử dụng thông tin về rủi ro
để xác định nội dung, thời gian,
và các thủ tục kiểm toán cần
thiết sẽ được thực hiện trong
khu vực có thể kiểm tra, chỉ xem
xét trong khía cạnh tài chính.
Công việc kiểm
toán
Bao gồm tất cả các giao dịch của
doanh nghiệp.
Bao gồm các hoạt động có
ảnh hưởng đến các kết quả tài
chính và hoạt động của doanh
nghiệp được kiểm toán.
Qua các nghiên cứu cũng như qua tìm hiểu về hai loại hình kiểm toán ta thấy chúng có mối
quan hệ bổ sung nhau. Trong đó, vai trò của kiểm toán nội bộ do Giám đốc hoặc người đứng đầu
đơn vị qui định và có thể thay đổi theo yêu cầu của Giám đốc trong từng thời kỳ. Mục tiêu
củakiểm toán độc lập là đưa ra ý kiến độc lập, khách quan về báo cáo tài chính với mốiquan tâm
hàng đầu là báo cáo tài chính không chứa đựng những sai sót trọng yếu. Để đạt được mục tiêu
nêu trên, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ có thể áp dụng các phương pháp, thủ tục kiểm
toán giống nhau; kiểm toán viên độc lập có thể sử dụng những tư liệu của kiểm toán nội bộ để
trợ giúp việc xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán độc lập.
III. Tìm hiểu mô hình dùng trong việc đánh giá của kiểm toán độc lập
về chức năng của kiểm toán nội bộ.
Theo như Chuẩn mực kiểm toán 610, kiểm toán độc lập phải tìm hiểu đầy đủ về hoạt động
của kiểm toán nội bộ để trợ giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết lập phương pháp tiếp
cận kiểm toán có hiệu quả. Nếu công việc của kiểm toán nội bộ là thích hợp và có hiệu quả, kiểm
toán độc lập có thể sử dụng những tư liệu này phục vụ cho mục đích kiểm toán. Để xem xét tính
đầy đủ và thích hợp khi sử dụng công việc kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập phải đánh giá các
yếu tố như:
Trang 11
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Tính khách quan kiểm toán nội bộ.
Năng lực chuyên môn kiểm toán nội bộ.
Công việc của kiểm toán nội bộ đã thực hiên như thế nào, có được thực hiện hiệu quả và
đúng với sự thận trọng nghề nghiệp hay không.
Liệu kiểm toán viên độc lập có thể trao đổi thông tin với kiểm toán viên nội bộ một cách
hiệu quả hay không.
Sự đánh giá về chức năng kiểm toán nội bộ trong công ty là cần thiết cho kiểm toán độc lập
do có thể tận dụng được công việc của kiểm toán nội bộ phục vụ cho mục đích kiểm toán của
mình. Do vậy có nhiều mô hình giúp kiểm toán độc lập có thể xác định mức độ ảnh hưởng của
chức năng kiểm toán nội bộ trong công ty tới công việc của kiểm toán độc lập và bên cạnh đó
còn trợ giúp kiểm toán độc lập trong các đánh giá khác chẳng hạn như về hệ thống kiểm soát nội
bộ của công ty. Sau đây là phần tìm hiểu của nhóm về một mô hình được nghiên cứu bởi các
kiểm toán viên của Mỹ và nó được gọi là: “Mô hình phân tích đánh giá dành cho kiểm toán độc
lập về chức năng của kiểm toán nội bộ dựa trên mức độ tin cậy”.
1. Mô hình phân tích đánh giá dành cho kiểm toán độc lập về chức
năng của kiểm toán nội bộ dựa trên mức độ tin cậy.
Bộ luật Sarbanes-Oxley (2002) đã làm cho vai trò của kiểm toán nội bộ trở nên quan trọng
đáng kể hơn so với trước. Trong đó, nó yêu cầu nhà quản trị phải báo cáo và xác nhận tính hiệu
quả của cấu trúc và các thủ tục hệ thống kiểm soát nội bộ trong các báo cáo hàng quý hoặc hàng
năm, còn phải ghi nhận chi tiết, đánh giá và báo cáo tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
thông qua báo cáo tài chính và yêu cầu kiểm toán nội bộ đánh giá và đưa ra ý kiến về sự đánh giá
của ban quản trị về hệ thống kiểm soát nội bộ. Tháng 5/2007, PCAOB (the Public Company
Accounting Oversight Board) đã thay đổi hướng dẫn về kiểm toán hệ thống kiểm soát nội bộ
bằng việc lựa chọn chuẩn mực kiểm toán số 5: An Audit of Internal Control over Financial
Reporting That is Integrated with an Audit of Financial Statements.
Thông qua áp dụng chuẩn mực này và các hướng dẫn đi kèm, PCAOB muốn khuyến khích
kiểm toán độc lập sử dụng công việc của các bên khác ở mức độ rộng hơn khi công việc này
được thực hiện bởi các nhân viên công ty có đầy đủ năng lực và khách quan. Yêu cầu này đã làm
tăng sự tin cậy của kiểm toán viên độc lập về công việc của của kiểm toán nội bộ khi thực hiện
kiểm toán tích hợp và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, đó là tầm quan trọng việc
mở rộng vai trò của chức năng kiểm toán nội bộ trong việc đảm bảo chất lượng quản trị doanh
nghiệp.
Chuẩn mực kiểm toán số 5 yêu cầu kiểm toán độc lập sử dụng cách tiếp cận dựa trên các
nguyên tắc (principles-based approach) để xác định khi nào và mức độ sử dụng công việc của
kiểm toán nội bộ. Do vậy, xét đoán của kiểm toán viên trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ đã thừa nhận vai trò lớn hơn trong việc thực hiện kiểm toán tích hợp.
Trang 12
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Mục đích của nghiên cứu là để thúc đẩy nghiên cứu trước đó trong việc đánh giá về kiểm
toán nội bộ (IA) đánh giá bằng cách phát triển một mô hình đánh giá kiểm toán nội bộ toàn diện
kết hợp các tính năng sau:
- Đầu tiên, mô hình đề cập một cách rõ ràng các mối tương quan giữa ba yếu tố cụ thể:
năng lực, hiệu suất làm việc, và khách quan (competence, work performance, and
objectivity), áp dụng cho kiểm toán độc lập khi đánh giá những điểm mạnh của chức
năng kiểm toán nội bộ.
- Thứ hai, quan hệ giữa các chức năng của kiểm toán nội bộ và 3 yếu tố trên.
- Thứ ba, nó cung cấp một phương pháp tiếp cận có cấu trúc để thu thập và tổng hợp các
bằng chứng liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau mà cuối cùng mang lại một đánh giá
tổng thể liên quan đến những điểm mạnh của các chức năng kiểm toán nội bộ. Những xét
đoán này có thể trợ giúp kiểm toán độc lập trong việc đánh giá độ tin cậy của hệ thống
kiểm soát nội bộ, và từ đó xác định được độ tin cậy với công việc kiểm toán nội bộ.
- Cuối cùng, mô hình này kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty về việc đánh
giá chức năng kiểm toán nội bộ bởi các kiểm toán viên độc lập.
Mô hình đánh giá điểm mạnh của chức năng kiểm toán nội bộ dựa trên 3 yếu tố: năng lực,
hiệu suất làm việc, và khách quan (competence, work performance, and objectivity).
Các yếu
tố
Định nghĩa Bằng chứng Mô tả các bằng chứng
Năng lực
(C)
Năng lực được
định nghĩa là trình
độ học vấn và kinh
nghiệm chuyên môn
của kiểm toán viên
nội bộ và các yếu tố
khác.
1. Bằng chứng liên quan
đến bằng cấp của
kiểm toán viên nội bộ
và huấn luyện.
2. Bằng chứng liên quan
đến kế hoạch kiểm
toán và giám sát.
3. Bằng chứng về khả
năng của kiểm toán
nội bộ.
1. Bằng cấp của kiểm toán viên nội
bộ và huấn luyện:
• Trình độ học vấn.
• Bằng cấp.
• Những chương trình huấn luyện liên
quan.
• Khả năng được tiếp tục tiếp thu
những kiến thức mới.
2. Kế hoạch kiểm toán và giám sát:
• Hệ thống phân định trách nhiệm.
• Soát xét lại các thủ tục và công việc.
• Kế hoạch làm việc.
3.Khả năng của kiểm toán nội bộ:
• Kinh nghiệm và kiến thức về công ty.
• Kinh nghiệm và kiến thức về bộ phận
kiểm toán của công ty.
Trang 13
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Hiệu suất
làm việc (W)
Hiệu suất làm
việc được định nghĩa
như là kiểm soát nội
bộ và đánh giá rủi
ro, và các thử
nghiệm cơ bản thực
hiện bởi kiểm toán
nội bộ.
1. Bằng chứng về quá
trình làm việc của
kiểm toán nội bộ.
2. Bằng chứng về việc
thực hiện kế hoạch
kiểm toán nội bộ.
3. Bằng chứng về mức
độ hoàn thành và chất
lượng báo báo kiểm
toán nội bộ.
1. Quá trình thực hiện kiểm toán:
• Thời gian thực hiện kiểm toán.
• Số lượng các thử nghiệm kiểm tra.
• Kỹ thuật chọn mẫu.
• Kỹ thuật kiểm toán trong việc xử lý dữ
liệu điện tử.
2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán;
• Số lượng khoản mục, hoạt động được
kiểm.
• Số lượng hoạt động kiểm toán hoàn
thành so với kế hoạch kiểm toán.
3.Mức độ hoàn thành và chất lượng
của báo cáo kiểm toán nội bộ:
• Mức độ hoàn thành của chương trình
và công việc kiểm toán.
• Số lượng và chất lượng của tài liệu
làm việc.
4.Chất lượng quản trị công ty:
• Thời gian họp bộ phận kiểm toán nội
bộ.
• Các tài liệu truyền thông giữa tổ chức
kiểm toán nội bộ và ban kiểm toán nội
bộ.
• Mức độ độc lập với Ban Giám đốc.
• Trình độ học vấn và kinh nghiệm của
các thành viên trong bộ phận kiêm
toán nội bộ.
Tính khách
quan (O)
Tính khách quan
được định nghĩa là
một vị trí của kiểm
toán nội bộ trong tổ
chức và các chính
sách của tổ chức ảnh
hưởng đến tính độc
lập của kiểm toán
nội bộ.
1. Bằng chứng về quan
hệ báo cáo với cấp
quản lý.
2. Bằng chứng về chiều
rộng và chiều sâu của
phạm vi kiểm tra.
3. Bằng chứng về các
kiến nghị đưa ra.
1. Bằng chứng về quan hệ báo cáo
với cấp quản trị:
• Cấp báo cáo của kiểm toán nội bộ.
• Mức độ điều chỉnh báo cáo của kiểm
toán nội bộ (Level to which IA reports
findings).
2. Chiều rộng và chiều sâu:
• Khả năng kiểm tra ở bất kỳ khoản mục
hay hoạt động nào.
• Tính độc lập từ các xung đột trong
công ty.
3. Chất lượng quản trị công ty:
• Thời gian họp bộ phận kiểm toán nội
Trang 14
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
bộ.
• Các tài liệu truyền thông giữa tổ chức
kiểm toán nội bộ và ban kiểm toán nội
bộ.
• Mức độ độc lập với Ban Giám đốc.
Ta quy ước và giả định các yếu tố này có thể nhận được 2 giá trị:
S: mức độ của chức năng kiểm toán nội bộ trong công ty
- S
S
:mức độ của chức năng kiểm toán nội bộ trong công ty được đánh giá là mạnh (strong).
- S
w
: mức độ của chức năng kiểm toán nội bộ trong công ty được đánh giá là yếu (weak).
C: năng lực của kiểm toán nội bộ trong công ty
- C
Y
: có năng lực.
- C
N
: không có năng lực.
W: hiệu suất làm việc của kiểm toán nội bộ công ty
- W
S
: thỏa mãn với hiệu suất làm việc của kiểm toán nội bộ (satisfactory).
- W
U
: không thỏa mãn với hiệu suất làm việc của kiểm toán nội bộ (unsatisfactory).
O: tính khách quan kiểm toán nội bộ
- O
Y
: khách quan.
- O
N
: không khách quan.
Mức độ của chức năng kiểm toán nội bộ trong công ty được đánh giá là mạnh (S
S
) khi và chỉ
khi kiểm toán nội bộ có năng lực (C
Y
), hiệu suất làm việc được thỏa mãn (W
S
) và có tính khách
quan (O
Y
).
S
S
= C
Y
*W
S
*O
Y
Hơn nữa, chúng ta nghĩ rằng 3 yếu tố C, W và O có mối quan hệ với nhau. Ví dụ, W dự kiến
sẽ phụ thuộc vào C, chẳng hạn như năng lực của kiểm toán nội bộ sẽ làm cho hiệu suất làm việc
của kiểm toán nội bộ trở nên tốt hơn. Tương tự, một yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu
suất (W) làm việc là O bởi vì một kiểm toán khách quan và độc lập có nhiều khả năng xét đoán
cao hơn sẽ củng cố hiệu suất làm việc. Giả định là C và O không có quan hệ với nhau (r
3
=0).
Trang 15
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH CỦA KIỂM TOÁN NỘI
BỘ.
Trang 16
Bằng chứng liên quan đến bằng cấp kiểm toán nội
bộ và huấn luyện
Bằng chứng liên quan đến kế hoạch kiểm toán và
giám sát
Bằng chứng khả năng của kiểm toán nội bộ:
• Kinh nghiệm và kiến thức về công ty.
• Kinh nghiệm và kiến thức về hoạt động
Bằng chứng về sự cố gắng của kiểm toán nội bộ
Bằng chứng về việc thực hiện kế hoạch kiểm toán
nội bộ
Bằng chứng về mức độ hoàn thành và chất lượng
của báo cáo kiểm toán nội bộ
Bằng chứng về chất lượng quản trị của công ty:
• Số lượng và thời gian cuộc họp ban kiểm toán
nội bộ.
• Truyền thông giữa ủy ban kiểm toán nội bộ và
ban kiểm toán đơn vị.
• Mức độ độc lập với ban giám đốc.
Bằng chứng mối quan hệ báo cáo với cấp quản lý.
Bằng chứng về chiều rộng và chiều sâu của phạm
vi kiểm tra.
Bằng chứng về các kiến nghị đưa ra.
Bằng chứng về chất lượng quản trị của công ty:
• Số lượng và thời gian cuộc họp ban kiểm toán
nội bộ.
• Truyền thông giữa ủy ban kiểm toán nội bộ và
ban kiểm toán đơn vị.
• Mức độ độc lập với ban giám đốc.
Năng lực (C)
R
1
Hiệu suất làm
việc (W)
R
2
Khách quan (O)
An
d
Mức độ đánh giá
về chức năng
kiểm toán nô nội
bộ
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Ta quy ước rằng:
- R
1
: là mối quan hệ giữa C và W.
- r
1
: là mức độ mối quan hệ giữa C và W.
- R
2
: là mối quan hệ giữa W và O.
- r
2
: là mức độ mối quan hệ giưa W và O.
Mức độ mối quan hệ giữa các yếu tố được thể hiện qua r
1
và r
2
, với 0≤ r
1
≤1, 0≤ r
2
≤1. Giá trị
0 thể hiện rằng không có mối quan hệ giữa 2 yếu tố và giá trị 1.0 thể hiện 2 yếu tố hoàn toàn phụ
thuộc vào nhau. Mỗi mối quan hệ nằm theo hướng tác động 2 chiều trong ảnh hưởng của nó.
Trong trường hợp R
1
, ví dụ, nếu có một độ tin cậy là 0.9, kiểm toán nội bộ có năng lực, tiếp theo
hiệu suất làm việc của kiểm toán nội bộ được thỏa mãn với độ tin cậy là 0.9*r
1
trong điều kiện
không xét đến các bằng chứng khác. Tương tự như vậy, nếu độ tin cậy là 0.8, kiểm toán nội bộ
có hiệu suất làm việc được thỏa mãn, tiếp theo kiểm toán nội bộ có năng lực với độ tin cậy là
0.8*r
1
và cũng xét trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi yếu tố khác. Ngược lại, nếu kiểm toán
nội bộ không có năng lực, với độ tin cậy 0.6, tiếp đó hiệu suất làm việc không được thỏa mãn với
độ tin cậy là 0.6*r
1
xét trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Tương tự như
vậy cho R
2
, nếu kiểm toán nội bộ có tính khách quan, với độ tin cậy 0.7, tiếp đó ta xác định hiệu
suất làm việc được thỏa mãn với độ tin cậy 0.7*r
2
trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các
bằng chứng khác. Mặc khác, nếu độ tin cậy là 0.6, hiệu suất làm việc của kiểm toán nội bộ được
thỏa mãn, kiểm toán nội bộ sẽ có tính khách quan với độ tin cậy 0.6*r
2
.
2. Ý nghĩa của việc phân tích mô hình:
a. Ảnh hưởng tính khách quan đến chức năng kiểm toán nội bộ.
Trong thực tế, rât khó cho kiểm toán viên độc lập có được các bằng chứng liên quan trực tiếp
tới 3 yếu tố dùng để đánh giá. Có thể sẽ dễ dàng hơn cho kiểm toán độc lập có được các bằng
chứng về năng lực của kiểm toán nội bộ. Ví dụ, nếu kiểm toán viên nội bộ có sự xác nhận của tổ
chức chuyên nghiệp như AICPA hay IIA, kiểm toán độc lập có thể thừa nhận mức độ tin cậy cao
đối với năng lực của kiểm toán nội bộ. Tương tự đối với kiểm toán nội bộ đã có kinh nghiệm lâu
năm trong hoạt động kiểm toán.
Khi đánh giá tính khách quan của kiểm toán, tính độc lập (chẳng hạn như quan hệ báo cáo
trong nội bộ công ty) được thực hiện bởi kiểm toán độc lập như là một điều kiện quan trọng nhất
vai trò chính của chức năng kiểm toán nội bộ. Để tìm được bằng chứng về tính khách quan của
chức năng kiểm toán nội bộ phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của tổ chức và mối quan hệ giữa
kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán độc lập có thể gặp khó khăn khi xác định liệu những kiến nghị của kiểm toán nội
bộ có được thực hiện bởi các nhà quản trị trong tổ chức hay không. Ví dụ, kiểmtoán viên nội bộ
có xu hướng để có vị trí mà có những lợi ích tốt nhất của công ty, chứ không phải là đánh giá
Trang 17
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
khách quan khi đánh giá những phát hiện của họ hay kiểm toán nội bộ là bộ phận giám sát hệ
thống kiểm soát và làm cho nó mạnh hơn,… Do vậy, việc đánh giá mức độ của kiểm soát nôi bộ
phụ thuộc vào khả năng kiểm toán viên độc lập có được các bằng chứng về tính khách quan của
chức năng kiểm toán nội bộ.
b. Ảnh hưởng hiệu suất làm việc tới mức độ mạnh của chức năng kiểm toán nội bộ.
Đánh giá của kiểm toán độc lập về hiệu suất làm việc của kiểm toán nội bộ có thể sẽ gặp khó
khăn nếu họ đối mặt với việc kiểm toán nội bộ không chia sẽ các tài liệu và các vấn đề liên quan
đến cuộc kiểm toán với kiểm toán độc lập. Nếu kiểm toán độc lập không có được tất cả những
công việc hay chương trình làm việc thích hợp được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ, hoặc nếu
kiểm toán nội bộ không lưu giữ các tài liệu chi tiết về công việc đã thực hiện, nó sẽ gây khó khăn
cho việc đánh giá hiệu suất làm việc của kiểm toán nội bộ. Ví dụ, các kỹ thuật kiểm toán được sử
dụng không chính xác, hay kỹ thuật chon mẫu không phù hợp, kiểm toán độc lập không thể thừa
nhận mức độ tin cậy cao công việc của kiểm toán nội bộ. Một mức độ cao liên quan đến tác động
của các cấp độ khác nhau về độ tin cậy của hiệu suất làm việc dựa trên đánh giá của kiểm toán
viên độc lập về mức độ của chức năng kiểm toán nội bộ, đưa ra một mức độ cao của độ tin cậy
vào năng lực và tính khách quan của kiểm toán viên nội bộ.
c. Ảnh hưởng mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố.
Mức độ liên quan giữa các yếu tố năng lực, hiệu suất làm việc, tính khách quan là một câu
hỏi thực tiễn và chỉ có thể xác định chắc chắn từ ý kiến chuyên môn kiểm toán độc lập trong thực
tiễn. Tuy nhiên, vấn đề này là quan trọng, bởi vì sự khác nhau trong mối quan hệ lẫn nhau giữa
các yếu tố sẽ có tác động khác nhau tới sự đánh giá mức độ chức năng kiểm toán nội bộ trong
đơn vị. Mô hình này cung cấp các mức độ khác nhau quan hệ giữa các yếu tố mà điều này sẽ tác
động tới mức độ của chức năng kiểm toán nội bộ trong tổ chức. Ví dụ, kiểm toán độc lập có thể
thừa nhận độ tin vậy về tính khách quan là 0.9. Tuy nhiên lại không cần thiết phải tin rằng chất
lượng công việc của kiểm toán nội bộ là tốt và sau đó kiểm toán độc lập ước lượng hiệu suất làm
việc với độ tin cậy 0.3 dựa trên những bằng chứng thu thập về tính khách quan của kiểm toán nội
bộ, điều này chứng minh giữa tính khách quan và hiệu suất làm việc không có quan hệ khăng
khít trong trường hợp này. Các nghiên cứu cho thấy với mức độ rủi ro tiềm tàng thấp, sự tương
tác giữa các yếu tố là không đáng kể, nhưng khi rủi ro tiềm tàng cao, tính khách quan và hiệu
suất làm việc có tương tác đáng kể. Bên cạnh đó, các mức tin cậy của thủ tục kiểm toán thấp,
việc đánh giá hiệu quả làm việc là không rõ ràng dựa trên năng lực mà tính khách quan của kiểm
toán nội bộ và ngược lại.
d. Ảnh hưởng chất lượng quản trị tới chức năng kiểm toán nội bộ.
Tầm quan trọng của chức năng kiểm soát nội bộ trong cơ cấu quản trị tổng thể của một công
ty đã phát triển đáng kể kể từ khi SOX (COSO 2004) được thông qua. Do SOX và các quy định
có liên quan, các điều lệ của Ủy ban kiểm toán của hầu hết các công ty đại chúng đều có thông
tin liên quan mối quan hệ giữa Ủy ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ mà kiểm toán viên độc lập
có thể tìm hiểu khi họ thực hiện việc đánh giá chức năng kiểm toán nội bộ. Sự đổi mới về vai trò
Trang 18
PHẦN B: CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
của chức năng kiểm soát nội bộ trong việc giúp đỡ thực hiện chức năng giám sát của hội đồng
quản trị và Ủy ban kiểm toán và một số yếu tố trong cơ cấu quản trị cũng có thể ảnh hưởng đến
công việc của các chức năng kiểm toán nội bộ bao gồm cả chất lượng và hiệu quả của Ủy ban
kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro gian lận của kiểm toán nội bộ và kế hoạch điều chỉnh bị ảnh
hưởng bởi động cơ nhà quản lý cũng như bởi tính độc lập và chuyên môn tài chính của Ủy ban
kiểm toán. Hơn nữa, khi kiểm toán độc lập không cung cấp những dịch vụ phi kiểm toán, họ sẽ
có khả năng để xem xét chất lượng của chức năng kiểm soát nội bộ. Tóm lại, chất lượng quản trị
công ty, bằng chứng là chất lượng của Ủy ban kiểm toán (chẳng hạn như khả năng hiểu biết về
tài chính của ban kiểm toán, số lượng và thời gian họp của Ủy ban kiểm toán, mức độ độc lập
với ban giám đốc, mức độ truyền thông giữa Ủy ban kiểm toán) có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
suất làm việc và tính khách quan của chức năng kiểm toán nội bộ. Ví dụ, chất lượng quản trị
càng cao thì độ tin cậy của kiểm toán độc lập vào hiệu suất làm việc càng cao và tính khách quan
của kiểm toán nội bộ được thỏa mãn và ngược lại. Do vậy, chất lượng quản trị công ty có thể ảnh
hưởng mối quan hệ lẫn nhau giữa 3 yếu tố trong mô hình này. Ví dụ, chất lượng quản trị công ty
cao sẽ làm cho kiểm toán độc lập đánh giá cao mối quan hệ giữa năng lực và hiệu suất làm việc
hay giữa hiệu suất làm việc và tính khách quan. Khi Ủy ban kiểm toán có chất lượng tốt, kiểm
toán độc lập nhận ra có mối quan hệ mạnh hơn giữa năng lực và hiệu suất làm việc và/hay giữa
tính khách quan và hiệu suất làm việc.
Trang 19
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC HIỆN HÀNH VÀ DỰ THẢO.
IV. So sánh chuẩn mực hiện hành và bản dự thảo VSA 610.
Nội dung
so sánh
Chuẩn mực 610 Dự thảo chuẩn mực 610
Quy định
chung
Phạm vi áp dụng
- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ
bản và thể thức áp dụng các nguyên
tắc, thủ tục cơ bản của kiểm toán độc
lập với việc sử dụng tư liệu của kiểm
toán nội bộ trong quá trình kiểm toán
BCTC hoặc kiểm toán các thông tin
tài chính khác.
- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm
kiểm toán độc lập trong việc sử dụng tư
liệu kiểm toán viên nội bộ khi xác định
kiểm toán nội bộ có liên quan quan tới
cuộc kiểm toán. Theo đoạn A101 CM
315, kiểm toán nội bộ của đơn vị được
kiểm toán có liên quan đến cuộc kiểm
toán nếu:
Trách nhiệm và hoạt động của
kiểm toán nội bộ có liên quan đến
việc lập và trình bày báo cáo tài
chính của đơn vị;
Kiểm toán viên độc lập dự định sử
dụng công việc của kiểm toán viên
nội bộ để thay đổi nội dung, lịch
trình, phạm vi của thủ tục kiểm
toán.
- Kiểm toán viên độc lập có thể quyết
định không sử dụng công việc của kiểm
toán viên nội bộ để thay đổi nội dung,
lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm
toán nếu việc đánh giá lại rủi ro có sai
sót trọng yếu có ảnh hưởng đến quyết
định của kiểm toán viên độc lập về sự
liên quan của kiểm toán nội bộ đến cuộc
kiểm toán.
Mục tiêu kiểm toán độc lập
PHẦN C: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC HIỆN HÀNH VÀ DỰ THẢO
Khi đã xác định kiểm toán nội bộ có
liên quan đến cuộc kiểm toán thì mục tiêu
của kiểm toán độc lập là:
Xác định sự cần thiết, phạm vi sử
dụng những công việc cụ thể của
kiểm toán viên nội bộ.
Xác định sự đầy đủ, thích hợp công
việc cụ thể của kiểm toán nội bộ đối
với mục đích của cuộc kiểm toán.
Các thuật ngữ
Chỉ đưa ra một khái niệm về kiểm
toán nội bộ, và coi kiểm toán nội bộ
là một bộ phận trong hệ thống kiểm
soát nội bộ của đơn vị
Kiểm toán nội bộ: Là một bộ
phận của hệ thống kiểm soát nội bộ,
có chức năng kiểm tra, đánh giá tính
phù hợp, hiệu quả và sự tuân thủ pháp
luật các quy định của hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của
đơn vị đó.
Phân biệt 2 khái niệm kiểm toán nội
bộ và kiểm toán viên nội bộ.
Kiểm toán nội bộ: Là hoạt động do
đơn vị thực hiện hoặc do tổ chức bên
ngoài cung cấp, với chức năng chủ
yếu là kiểm tra, đánh giá, giám sát
tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu
hiệu của kiểm soát nội bộ.
Kiểm toán viên nội bộ: Là những cá
nhân thực hiện các chức năng của
kiểm toán nội bộ. Kiểm toán viên nội
bộ có thể thuộc phòng kiểm toán nội
bộ hoặc các phòng ban có chức năng
tương tự.
Nội dung
chuẩn
mực
Các hoạt động của kiểm toán nội bộ
Kiểm tra, đánh giá tính phù hợp,
hiệu lực và hiệu quả của hệ thống
kế toán và hệ thống kiểm soát nội
bộ.
Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất
lượng, độ tin cậy của thông tin kinh
tế, tài chính của BCTC, BC kế toán
quản trị và hoạt động của đơn vị.
Kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, tính
hiệu lực và hiệu quả của các hoạt
động kinh tế, tài chính kể cả hoạt
động phi tài chính của đơn vị.
Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ
pháp luật, các quy định và các yêu
cầu từ bên ngoài và chính sách quản
lý nội bộ của đơn vị.
Giám sát kiểm soát nôi bộ.
Kiểm tra thông tin tài chính và hoạt
động.
Soát xét các hoạt động nghiệp vụ.
Soát xét tính tuân thủ pháp luật và các
quy định.
Dự thảo bổ sung thêm các mục tiêu
mới như:
Quản lý rủi ro: Kiểm toán nội bộ có
thể hỗ trợ đơn vị trong việc xác định
và đánh giá những biện pháp chủ yếu
để hạn chế rủi ro và tham gia vào việc
cải thiện hệ thống quản lý rủi ro và hệ
thống kiểm soát.
Quản trị: Kiểm toán nội bộ có thể
Trang 21
PHẦN C: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC HIỆN HÀNH VÀ DỰ THẢO
đánh giá quy trình quản trị để đạt
được mục tiêu về đạo đức và các giá
trị doanh nghiệp, khả năng điều hành
và trách nhiệm giải trình, việc trao đổi
thông tin về rủi ro và kiểm soát các bộ
phận thích hợp trong đơn vị, tính hữu
hiệu của việc trao đổi thông tin giữa
Ban quản trị, kiểm toán viên độc lập,
kiểm toán viên nội bộ và Ban Giám
đốc.
- Tìm hiểu ban đầu công việc của kiểm
toán nội bộ:
Tìm hiểu đầy đủ về hoạt động kiểm
toán nội bộ để trợ giúp cho việc lập
kế hoạch và thiết lập phương pháp
tiếp cận có hiệu quả.
Xem xét tính hiệu quả kiểm toán
nội bộ có cho phép kiểm toán độc
lập thay đổi nội dung, lịch trình và
thu hẹp phạm vi kiểm toán không.
- Đánh giá ban đầu về hoạt động của
kiểm toán nội bộ:
Vị trí kiểm toán nội bộ trong cơ cấu
tổ chức.
Chức năng kiểm toán nội bộ.
Năng lực chuyên môn của kiểm
toán nội bộ.
Tính thận trọng nghề nghiệp của
kiểm toán viên nội bộ.
Hoạt động và hiệu quả của kiểm
toán nội bộ trong năm tài chính
trước.
Việc xem xét tính đầy đủ, thích hợp khi sử
dụng công việc của kiểm toán nội bộ thì
cần đánh giá:
Tính khách quan của kiểm toán nội
bộ.
Năng lực chuyên môn kiểm toán viên
nôi bộ.
Công việc kiểm toán viên nội bộ có
được thực hiện với sự thận trọng nghề
nghiệp thích hợp hay không.
Có thể trao đổi thông tin một cách
hiệu quả giữa kiểm toán viên nội bộ
và kiểm toán độc lập được hay không.
- Khi xác định ảnh hưởng dự kiến của
công việc của kiểm toán nội bộ đến nội
dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục
của kiểm toán độc lập, kiểm toán viên
độc lập phải cân nhắc:
Nội dung và phạm vi của các công
việc cụ thể mà kiểm toán viên nội bộ
đã hoặc sẽ thực hiện.
Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ
cơ sở dẫn liệu đã được đánh giá đối
với các nhóm giao dịch, số dư tài
Trang 22