Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi học sinh giói cấp tỉnh lớp 11 môn Ngữ văn bảng A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.45 KB, 3 trang )

1
Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1:
Số báo danh:…………………………… ……… …………….………………
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012

* Môn thi: Ngữ văn


* Bảng: A
* Lớp: 11
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ

Câu 1:(8 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Sống không phải là kí sinh trùng
của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tố quốc”.
(Phan Chu Trinh)

Câu 2: (12 điểm)

Lý giải về bức tranh thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến, PGS. TS Trần
Nho Thìn có viết: “Với tư thế bình dân, phi nho của mình, Nguyễn Khuyến có lẽ là
người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động
bức tranh sinh hoạt hằng ngày của làng quê vào thơ ông. Thiên nhiên làng quê không
còn là không gian thanh tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chốn thị thành bon chen danh
lợi như không gian thơ nhà nho truyền thống nữa. Không đứng bên ngoài hay bên trên
để quan sát n
ữa, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã là người có mặt thật sự, hiện diện thường
trực trong cuộc sống hằng ngày ấy, tắm mình, đằm mình trong không khí ấy”.


(Trần Nho Thìn - Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,
Nxb Giáo dục, 2007).
Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên thông qua một số tác phẩm của
Nguyễn Khuyến.


HẾT






(Gồm 01 trang)
ĐỀ CHÍNH THỨC
2
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012

* Môn thi:Ngữ văn


* Bảng: A
* Lớp: 11
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1:(8 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng

- Vận dụng thuần thục cách làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng,
đạo lí.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát.
- Văn phong giàu cảm xúc, có tính sáng tạo.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các
ý chính sau:
1 Khái quát v
ấn đề cần nghị luận. (1.0đ)
2. Giải thích (1.0 đ)
- “Kí sinh trùng”: vi sinh vật sống suốt đời hay một phần đời ăn bám, phụ thuộc
vào cơ thể của loài khác và làm tổn hại cho cơ thể này về mặt sinh học.
->Biểu tượng chỉ những kẻ sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
- “Mưu đồ”: tính toán, dốc sức mình để thực hiện ý định l
ớn.
- Ý nghĩa câu nói: Đây là một quan niệm sống tích cực: Không sống dựa dẫm, ăn
bám vào người khác mà sống là để cống hiến. Câu nói khẳng định giá trị tồn tại của
con người trong cuộc đời.
3.Trình bày suy nghĩ (5.0 đ)
- Sống trên đời phải biết vì mọi người, đem hết sức mình để xây dựng đất nước
và làm đẹp cho đời là cách sống đẹp và có ý nghĩa nhất. (1.0 đ)
- Trong cu
ộc sống muôn màu muôn vẻ, nếu ta không biết tự khẳng định mình mà
chỉ sống như những loài “kí sinh trùng” thì ta sẽ mãi mãi bị lu mờ và bị xã hội
đào thải. (1.5 đ)
- Câu nói thể hiện niềm khát khao sống cống hiến. Đó là sự cống hiến lâu dài, bền
bỉ chứ không phải là nhất thời, thoáng qua. (1.5 đ)
- Phê phán những kẻ hèn nhát, thiếu bản lĩnh cá nhân. (1.0 đ)
4.Bài học nhận thức và hành động (1.0 đ)

Phải nhận thức đúng đắn tài năng và sở trường của bản thân để học tập, lao động
hết mình chứ không chỉ sống phụ thuộc người khác. Đồng thời phải biết vươn lên, biết
khẳng định mình để có được tương lai tốt đẹp, để xây dựng đất nước.

Câu 2:(12 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch
lạc, trôi chảy có cảm xúc. Lập luận có sức thuyết phục.
(Gồm 02 trang)
ĐỀ CHÍNH THỨC
3
- Phân tích sâu sắc các dẫn chứng có một vài đoạn hay, nắm chắc tác phẩm,
khuyến khích bài viết có tính sáng tạo trong ý tưởng, có phong cách.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được
các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (1.5đ)
* Giải thích nhận định: Nguyễn Khuyến sống hòa mình với khung cảnh làng quê
và có
được những dòng thơ viết về thiên nhiên vô cùng chân thực, hay và sâu sắc.
(2.0đ)
* Chứng minh:
- Yếu tố thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến: Cảnh vật ở thôn quê rất đỗi bình
dị, gần gũi, chân thực; Những sự kiện đặc biệt xảy ra ở thôn quê được diễn tả sinh
động; Cảnh sắc thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ qua các mùa; Những thắng cảnh của
đất nướ
c nhà thơ được đặt chân đến; Cảnh sinh hoạt hằng ngày của làng quê. (d/c)
(4.0đ)
- Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến: Miêu tả thiên nhiên một cách
chân thật sinh động bằng tình cảm giản dị, đằm thắm; Nguyễn Khuyến để tâm hồn

giao hòa cùng cảnh vật, sống những giờ phút thú vị; Yêu thiên nhiên như yêu một
người bạn thân. (d/c) (3.0đ)
* Kết luận: Đến với thơ viết về thiên nhiên củ
a Nguyễn Khuyến người đọc được
về với thôn quê Việt Nam; Nguyễn Khuyến nhà thơ lớn của dân tình làng cảnh Việt
Nam. (1.5đ)

HẾT

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức

×