Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 106 trang )

i

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Cán bộ chấm nhận xét
1: GS. TSKH Nguyễn Trọng Cẩn


Cán bộ chấm nhận xét
2: GS. TSKH Nguyễn Công Hào

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ
TP.HCM
Ngày 25 tháng 01 năm 2013
Thành phần Hội đồng luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vi của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. GS.TS Hoàng Hưng. Chủ tịch.
2. GS. TSKH Nguyễn Trọng Cẩn. Phản biện 1.
3. GS. TSKH Nguyễn Công Hào. Phản biện 2.
4. TS. Trịnh Hoàng Ngạn. Ủy viên.
5. TS. Nguyễn Thị Hai. Ủy viên, thư ký.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sữa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn Khoa quản lý chuyên ngành












ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM, ngày……tháng…… năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên :NGUYỄN TRỌNG VĨNH Phái : Nam
Ngày, tháng, năm sinh : 20/12/1984 Nơi sinh : Đắk Nông
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường MSHV : 181081050
Khóa : 2011
I. TÊN ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030”.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
− Tổng quan về hiện trạng và quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Đắk Nông đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
− Đánh giá thực trạngquản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh (nguồn phát
thải, thành phần, tính chất, khối lượng, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn

sinh hoạt);
− Dự báo thông tin cơ sở phục vụ nhu cầu đề xuất mô hình quy hoạch quản lý chất
thải rắn cho tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (các nguồn phát
thải; thành phần, tính chất, khối lượng);
− Nghiên cứu đề xuất các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt chung có thể áp
dụng và phân tích lựa chọn mô hình quản lý phù hợp nhất theo quan điểm bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nônggiai đoạn đến năm 2012 -
2030;
− Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp với mô hình quản lý chất thải
rắn sinh hoạt được chọn ở tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030;
− Tính toán nhu cầu đầu tư trang thiết bị, kế hoạch và nguồn lực, vốn đầu tư phục
vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
theo mô hình lựa chọn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/6/2012
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 27/12/2012
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Học viên thực hiện luận văn



Nguyễn Trọng Vĩnh

iv

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và được thực hiện luận văn này em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý thật nhiệt tình và thiết thực của Quý
Thầy, Cô Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, các anh,
chị, em trong Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đắk Nông và đặc biệt là Thầy hướng
dẫn TS.Nguyễn Xuân Trường trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành tốt các nội dung đã đặt ra của luận văn này.
Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy hướng dẫn của mình
là TS.Nguyễn Xuân Trường đã dành rất nhiều thời gian quý báu quan tâm giúp đỡ
tận tình, đóng góp thật nhiều ý kiến về mặt chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất trong suốt thời gian viết luận văn này.
Nhân đây, em cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp
cùng làm việc trong Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CESAT) đã
khích lệ, động viên và tích cực hỗ trợ, giúp đỡ trong việc thực hiện công tác điều
tra, thống kê, phân tích, cập nhật các cơ sở dữ liệu về chất thải, cũng như đã có
nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho quá trình nghiên cứu các nội dung của luận văn.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người
thân yêu nhất đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng
trong thời gian thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn !
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2012
Nguyễn Trọng Vĩnh
v


TÓM TẮT
Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt (QHQLCTRSH) là công tác điều
tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng phát thải; xác định vị trí, quy mô các
điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn
sinh hoạt; xác định phương thức thu gom, xử lý CTRSH; xây dựng kế hoạch và
nguồn lực nhằm xử lý triệt để lượng chất thải phát sinh.
Nhằm đạt được mục tiêu quy hoạch quản lý CTR đến năm 2020 thì luận văn
đã tiến hành đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và dự báo thông tin
cơ sở phục vụ nhu cầu đề xuất mô hình quy hoạch quản lý chất thải rắn cho tỉnh đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH, thực trạng quản lý CTRSH
trên địa bàn tỉnh và kế thừa kinh nghiệm quản lý CTR trong và ngoài nước, luận
văn đã nghiên cứu đề xuất 03 mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt chung có thể
áp dụng :
 Mô hình 1: Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình phân
tán, theo mô hình này mỗi huyện thị sẽ quy hoạch 01 khu xử lý chất thải rắn
riêng biệt.
 Mô hình 2: Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình tập trung
cho toàn tỉnh hoặc theo vùng phát triển kinh tế.
 Mô hình 3 (Mô hình chọn) : Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo
mô hình vừa tập trung vừa phân tán.
Luận văn đã phân tích lựa chọn mô hình quản lý phù hợp nhất theo quan
điểm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 –
2030 là mô hình quản lý vừa tập trung vừa phân tán. Theo mô hình chọn này, đối
với vùng 1 (Gia Nghĩa, Kiến Đức, Đắk R’Lấp và Đắk G’Long), đối với vùng 2
(Đức Lập, Đắk Mil và Cư Jút) chất thải sẽ được xử lý tập trung, đối với vùng ven
(Tuy Đức, Đắk Song, Krông Nô và Đức Xuyên) chất thải sẽ được xử lý theo hình
thức phân tán.
Theo mô hình được chọn thì luận văn cũng đã đề xuất được các giải pháp
quản lý và kỹ thuật áp dụng phù hợp và tính toán nhu cầu đầu tư trang thiết bị, kế

vi

hoạch, nguồn lực, vốn đầu tư phục vụ cho quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
của tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.



vii

ABSTRACT


Planning of municipal solid waste management (MSW) is investigation,
surveys and forecast the source and total waste; determinimg the location and size
of the collection site, transfer station, transportation routes and MSW treatment
areas; methods for collectting, treating MSW; establishing plans and human
resources to treat solid waste generated thoroughly.
To achieve the goal of solid waste management planning to 2020, thesis
has evaluated the real situation of MSW management and forecasted basic
informations to propose planning model for province to 2020 and towards 2030
On the basis of evaluating the current state of natural and socioeconomic
conditions, situation of MSW management on the province and
learning management experiences at hom and abroad, thesis has proposed03 model
of general MSW management applied:
 Model 1:Appling distributed management model on Planning of MSW
management. According to this model, each district/town will have one solid
waste treatment area.
 Model 2: Appling centralized management model for all province or economic
development regions.
 Model 3 (Chosen model): Appling distributed and centralized management

model.
Thesis analyzed and chose the management model suitable for Dak Nong
province most in view of environmental protection and sustainable development
with the period 2012-2030 is model of distributed and centralized management.
According to this selected model, the first area (Gia Nghia, Kien Duc, Dak R’Lap
and Dak G’Long), the second area (Duc Lap, Dak Mil and Cu Jut) waste will be
treated centrally, with the environs (Tuy Duc, Dak Song, Krong No and Duc
Xuyen) waste will be treated with distributed scale.
According to selected model, thesis suggested management and technical
solutions and calculated investment needs, plans, human resources, invested capital
for the process of MSW management in Dak Nong province to 2020 and towards
2030.
viii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
DANH MỤC CÁC HÌNH xiv
MỞ ĐẦU 1
1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU LUẬN VĂN 4
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 7
CHƯƠNG 1 8
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 8
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH TỈNH ĐẮK NÔNG 8
1.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO LÃNH THỔ 11

1.2.1. Phát triển vùng kinh tế 11
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu phân bổ các ngành 13
1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG 14
1.3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế 14
1.3.2. Một số chỉ tiêu phát triển xã hội 14
1.4. HIỆN TRẠNG DÂN SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG 15
1.4.1. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 16
1.4.2. Mật độ dân số 16
1.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 17
CHƯƠNG 2 20
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 20
ix

2.1.NGUỒN GỐC PHÁT SINH, THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TỈNH ĐẮK NÔNG 20
2.2.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN, KHẢ NĂNG TÁI
CHẾ, TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH 27
2.3.HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN 28
2.3.1. Hiện trạng thu gom 28
2.3.2. Hiện trạng vận chuyển 33
2.3.3. Đánh giá chung về hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 33
2.4. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH 34
2.5. NHẬN XÉT NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VÀ NHU CẦU BỨC THIẾT PHẢI QUY HOẠCH QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN TỪ NAY

ĐẾN NĂM 2030 37
2.5.1. Đánh giá những tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn tỉnh Đắk
Nông 37
2.5.2. Nhận xét về nhu cầu phải Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ nay đến năm 2030 39
CHƯƠNG 3 40
DỰ BÁO THÔNG TIN CƠ SỞ PHỤC VỤ NHU CẦU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUY
HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 40
3.1. DỰ BÁO VỀ DÂN SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2030 40
3.1.1. Cơ sở tính dự báo dân số 40
3.1.2. Kết quả tính toán dự báo về dân số tỉnh Đắk Nông đến năm 2030 40
3.2. DỰ BÁO VỀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TỈNH
ĐẮK NÔNGĐẾN NĂM 2030 44
3.2.1. Phương pháp dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 44
x

3.2.2. Kết quả dự báo khối lượng CTRSH tỉnh Đắk Nông đến năm 2030 45
CHƯƠNG 4 59
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT CHUNG CÓ THỂ ÁP DỤNG VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÔ HÌNH
PHÙ HỢP NHẤT THEO QUAN ĐIỂM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2030 59
4.1. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUNGCÓ THỂ
ÁP DỤNG VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÙ HỢP NHẤT TỈNH
ĐẮK NÔNG TỪ NAY ĐẾN NAM 2030 59
4.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT ĐỂ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÙ HỢP VỚI MÔ HÌNH LỰA CHỌN
TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2030 61
4.2.1. Quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, trung chuyển, vận chuyển 61
4.2.2. Quy hoạch địa điểm và quy mô các khu xử lý 71

4.2.3. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện
thực tế tỉnh Đắk Nông 74
4.3. TÍNH TOÁN NHU CẦU ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ, NGUỒN NHÂN
LỰC, VỐN ĐẦU TƯ THEO MÔ HÌNH CHỌN PHỤC VỤ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN HIỆU QUẢ QUY HOẠCH QUẢN LÝ ĐẾN NĂM 2030 78
4.3.1. Nhu cầu đầu tư nguồn nhân lực quản lý CTRSH 78
4.3.2. Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật 80
4.3.3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho các khu xử lý CTRSH tỉnh Đắk Nông 81
4.4. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 86
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 89
1. KẾT LUẬN 89
2. KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92



xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU Ý NGHĨA
QHQLCTRSH Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
KCN Khu công nghiệp
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
KXL Khu xử lý
TTC Trạm trung chuyển
ĐTH Đô thị hóa

NLTS Nông lâm thủy sản
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban Nhân dân
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
CESAT Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường
xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006 – 2011 13
Bảng 1. 3 .Dân số và phân bố dân số tại các đô thị và nông thôn tỉnh Đắk Nông năm
2011 15
Bảng 1. 4. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Đắk Nông 16
Bảng 1.5 . Tình hình sử dụng đất tỉnh Đắk Nông 17
Bảng 2. 1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 25
Bảng 2. 2. Hiện trạng cơ cấu tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện
thị 32
Bảng 2. 3. Hiện trạng thu gom chất thải rắn ở các huyện thị tỉnh Đắk Nông 32
Bảng 2. 4. Hiện trạng trang thiết bị vận chuyển CTR sinh hoạt tỉnh Đắk Nông 33
Bảng 2. 5. Vị trí các bãi rác đang tồn tại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 35
Bảng 2. 6. Khoảng cách của các bãi rác tập trung trên địa bàn tỉnh đang tồn tại đến
trung tâm đô thị và các đối tượng liên quan khác 37
Bảng 3. 1. Kết quả dự báo về tăng dân số các huyện, thị tỉnh Đắk Nông đến năm
2030 41
Bảng 3. 2. Phân bố dân số đô thị và nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030 43
Bảng 3. 3. Kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (tấn/ngày) tỉnh Đắk
Nông đến năm 2030 48
Bảng 3. 4. Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt (tấn/năm) cần thu gom theo mục tiêu

quy hoạch tỉnh Đắk Nông đến năm 2030 51
Bảng 3. 5. Dự báo khối lượng CTRSH theo tỷ lệ thành phần có trong rác thải cần
thu gom theo mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 53
Bảng 4. 1. Vị trí các khu xử lý đã được sự đồng của UBND các huyện 72
Bảng 4. 2. Tính toán nhu cầu nhân lực phục vụ công tác quản lý CTRSH trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030 79
Bảng 4. 3. Tính toán nhu cầu đầu tư các phương tiện vận chuyển CTR sinh hoạt cấp
huyện/thị của tỉnh từ nay đến năm 2030 80
xiii

Bảng 4. 4. Tính toán nhu cầu đầu tư các phương tiện vận chuyển CTR sinh hoạt cấp
xã/phường/thị trấn tỉnh từ nay đến năm 2030 81
Bảng 4. 5. Dự kiến kinh phí xây dựng các ô chôn lấp 82
Bảng 4. 6. Dự kiến kinh phí đầu tư xâu dựng 01 nhà máy sản xuất phân compost 82
Bảng 4. 7. Dự kiến kinh phí đầu tư xâu dựng xưởng sản xuất hạt nhựa 83
Bảng 4. 8. Kết quả tính toán nhu cầu đầu tư cho các hạng mục phụ trợ 83
Bảng 4. 9. Tóm tắt các nhu cầu đầu tư cho Khu xử lý CTR tập trung 84
Bảng 4. 10. Chi phí của một hố chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt 84
Bảng 4. 11. Khái toán chi phí đầu tư một số hạng mục chính của khu lưu chứa chất
thải rắn 85
Bảng 4. 12. Ước tính nhu cầu đầu tư khác 86
Bảng 4. 13. Tóm tắt các nhu cầu đầu tư cho Khu xử lý CTR tập trung 86
Bảng 4. 14 Lộ trình thực hiện quy hoạch quản lý CTRSH 86




















xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông 10
Hình 2. 1. Biểu đồ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện thị tỉnh Đắk Nông
năm 2011 24

Hình 2. 2. Tỉ lệ các thành phần trong rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh 26
Hình 3. 1. Biểu đồ dự báo dân số các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2030
43

Hình 3. 2. Biểu đồ khối lượng CTR sinh hoạt cần thu gom tại các huyện thị năm
2011, 2015, 2020, 2025 và 2030. 52

Hình 3. 3. Biểu đồ dự báo khối lượng CTRSH theo tỷ lệ thành phần có trong rác
thải cần thu gom theo mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030 56


Hình 3. 4. Bản đồ hiện trạng khu vực và khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn các
huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 58


Hình 4. 1. Mô hình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh 63
Hình 4. 2. Mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH cho vùng trung tâm của
tỉnh 65
Hình 4. 3. Mô hình thu gom CTR sinh hoạt tại các điểm dân cư nông thôn 66
Hình 4. 4. Bản đồ quy hoạch, phân bố các tuyến thu gom và trạm trung chuyển CTR
tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 70


1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đắk Nông là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối
của dãy Trường Sơn; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk; phía Nam giáp tỉnh Bình Phước;
phía Tây giáp Cămpuchia và phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, có đường biên giới
dài 130 km; có Quốc lộ 14 đi từ Đắk Lắk qua Đắk Nông đến thành phố Hồ Chí
Minh, Quốc lộ 28 từ Đắk Nông đi Di Linh - Lâm Đồng - Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỉnh Đắk Nông có dân số đến năm 2011 là 521.677 người, với 8 đơn vị hành chính
cấp huyện/thị xã (01 thị xã và 7 huyện)
Cùng với sự phát triển của cả nước trong thời gian qua, quá trình công
nghiệp hoá và đô thị hoá tại tỉnh Đắk Nông cũng diễn ra rất nhanh chóng.Cùng với
sự phát triển đó tỉnh Đắk Nông cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường
mới phát sinh, trong đó có vấn nạn về chất thải rắn (CTR). Hiện tại, vấn đề thu gom,
quản lý CTR trên phạm vi toàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức. Việc quy hoạch
các khu xử lý CTR cũng chưa được thực hiện tốt. Phần lớn CTR sinh ra được thu
gom tự phát, sau đó đổ đống tại các địa điểm thuận tiện mà không theo một quy

hoạch cụ thể chi tiết nào. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức
khỏe của dân cư trong khu vực.
Theo số liệu điều tra năm 2008 và số liệu trong báo của Sở Xây dựng tỉnh
Đắk Nông năm 2011 cho thấy, lượng rác sinh ra trên địa bàn các huyện, thị xã thuộc
tỉnh Đắk Nông hiện nay ước tính khoảng 224 tấn/ngày, trong đó lượng rác thu gom
được khoảng 60 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt trung bình 27%. Trong đó, thị xã Gia
Nghĩa chiếm 29,82 tấn/ngày; huyện Krông Nô 27,95 tấn/ngày; huyện Cư Jút 42,78
tấn; huyện Đắk Mil 39,99 tấn/ngày; huyện Đắk Song 23,40 tấn/ngày; huyện Tuy
Đức 12,30 tấn/ngày; huyện Đắk R’Lấp 34,32 tấn/ngày; huyện Đắk Glong 13,94
tấn/ngày. Dự báo lượng rác thải sẽ ngày một gia tăng trong những năm tới đây, khi
mà kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển mạnh.
Để đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển và nhằm đẩy mạnh công tác quản
lý chất thải rắn, các văn bản pháp quy về quản lý và xử lý chất thải rắn đã được ban
hành như Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khucông nghiệp Việt
Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định
số152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
2

09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn,vì vậy việc triển khai quy hoạch
quản lý chất thải rắn là cần thiết đối với tỉnh Đắk Nông không chỉ phục vụ cho nhu
cầu phát triển bền vững của tỉnh cho giai đoạn trước mắt mà còn về lâu dài.
Từ các thực tiễn như trên, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trong thời gian tới cần xây dựng “Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp các cơ sở khoa học cần thiết cho các cơ quan
quản lý của tỉnh đề ra các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắnsinh hoạt một
cách hiệu quả, góp phần ngăn ngừaô nhiễm, giảm thiểu những tác động có hại đối
với môi trường và sức khoẻ con người. Do thời gian hạn chế nên luận văn này chỉ
tập trung vào việc xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạtphát sinh trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông là đối tượng chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều trong

thời gian qua.Vấn đề quy hoạch chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế và chất thải
nguy hại sẽ được nghiên cứu qua các đề tài và dự án khác.
Luận văn được thực hiện với những quan điểm và mục tiêu cụ thể như sau:
Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
1/- Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch quản lý CTRSH phải phù hợp với chiến lược quản lý CTR tại các đô
thị và khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê
duyệt và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020. Phù
hợp với các quy hoạch ngành (quy hoạch đô thị, công nghiệp, y tế) đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tiếp cận phương thức quản lý chất thải rắn của các nước tiên tiến trên thế giới
hiện nay, đồng thời phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Áp dụng công nghệ trong
nước đã được cấp giấy chứng nhận, các công nghệ nước ngoài có chọn lọc phù hợp
với điều kiện kinh tế, trình độ công nghệ của Việt Nam và của tỉnh Đắk Nông nói
riêng. Tìm cách giảm tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp, nhằm giảm thiểu tác
động môi trường, chi phí đầu tư xây dựng các khu xử lý và tăng hiệu quả sử dụng
đất.
- Quy hoạch phân bố hợp lý địa điểm và xây dựng các khu xử lý chất thải rắn trên
địa bàn tỉnh. Ưu tiên các khu xử lý chất thải rắn nguy hại và ưu tiên trên địa bàn đô
3

thị, KCN tập trung. Quy hoạch và xây dựng khu xử lý CTR phải đảm bảo vệ sinh
môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
2/- Mục tiêu quy hoạch
∗ Mục tiêu chung:
- CTR phải được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt
để bằng công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp
nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Đắk Nông từ nay đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030 gắn với quy hoạch phát triển của Vùng kinh tế
trọng điểm Tây Nguyên.
- Nhận thức của cộng đồng về quản lý CTR được nâng cao, hình thành lối sống
thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và
nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp CTR được thiết lập.
- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR nhằm cải thiện chất lượng đảm bảo sức khỏe
cộng đồng.
∗ Mục tiêu cụ thể:
(1). Đến năm 2015
+ Thu gom 95 % chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị, công nghiệp, dịch
vụ và du lịch;
+ Thu gom 50%tại các khu vực nông thôn;
+ Phấn đấu 50% hộ gia đình, 100% doanh nghiệp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn; 50% các tuyến đường trong đô thị có trạm trung chuyển rác thải sinh hoạt, 80%
khu vực công cộng có thùng chứa chất thải rắn;
+ Trên 95% cơ sở tiểu thủ công nghiệp xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi
trường.
(2). Đến năm 2020
+ Thu gom 100 % chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị, công nghiệp, dịch
vụ và du lịch;
4

+ Thu gom 70%tại các khu vực nông thôn;
+ Phấn đấu 70% hộ gia đình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 70% các
tuyến đường trong đô thị có trạm trung chuyển rác thải sinh hoạt, 90% khu vực
công cộng có thùng chứa chất thải rắn;
+ 100% cơ sở tiểu thủ công nghiệp xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi
trường.
Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu quy hoạch ở trên, cùng với sự đầu tư về
nguồn lực và quyết tâm triển khai thực hiện của các cấp các ngành trong tỉnh; tỉnh

Đắk Nông nhất định sẽ giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra của quy hoạch trong thời gian
khoảng 8 năm tới đây nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh đến năm
2030 và xa hơn nữa.
2. MỤC TIÊU LUẬN VĂN
Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến
năm 2020 định hướng đến năm 2030 nhằm cung cấp các cơ sở khoa học và thực
tiễn phục vụ triển khai quản lý đồng bộ và toàn diện các nguồn phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững gắn với quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tổng quan về hiện trạng và quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Đắk Nông đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh (nguồn
phát thải, thành phần, tính chất, khối lượng, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải
rắn sinh hoạt);
Dự báo thông tin cơ sở phục vụ nhu cầu đề xuất mô hình quy hoạch quản lý
chất thải rắn cho tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (các nguồn phát
thải; thành phần, tính chất, khối lượng);
Nghiên cứu đề xuất các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt chung có thể
áp dụng và phân tích lựa chọn mô hình quản lý phù hợp nhất theo quan điểm bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn năm 2012 – 2030:
5

- Mô hình 1: Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình phân
tán, theo mô hình này mỗi huyện thị sẽ quy hoạch 01 khu xử lý chất thải rắn riêng
biệt.
- Mô hình 2: Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình tập
trung cho toàn tỉnh hoặc theo vùng phát triển kinh tế.
- Mô hình 3 (Mô hình chọn) : Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt

theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán.
Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp với mô hình quản lý chất
thải rắn sinh hoạt được chọn ở Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030;
Tính toán nhu cầu đầu tư trang thiết bị, kế hoạch và nguồn lực, vốn đầu tư
phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông theo mô hình lựa chọn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở khoa học cần phải có những
nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề được giải quyết.
Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn phát sinh và tổng lượng phát thải
các loại chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển,
tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn; xác định phương thức thu gom,
xử lý chất thải rắn; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh ở tất cả các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Cũng cần làm rõ thêm là
các hoạt động quản lý chất thải rắn không chỉ có phân loại, thu gom, vận chuyển, tái
chế, thu hồi, xử lý và tiêu hủy mà bao gồm cả các hoạt động phòng ngừa, giảm
thiểu tại nguồn.
6

Với đối tượng và nội dung nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn sẽ dựa vào 02
kỹ thuật nghiên cứu chính là đánh giá nhanh và điều tra khảo sát chất thải, sau đó so
sánh và đánh giá các kết quả thu được thông qua các kỹ thuật xử lý thống kê phù
hợp để định hướng quản lý một cách có hệ thống. Các phương pháp nghiên cứu cụ

thể bao gồm:
- Phương pháp tổng quan tài liệu: Phương pháp này sẽ kế thừa các thông tin đã có
từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu liên quan trước đây để phân tích
và tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho luận văn.
- Phương pháp điều tra, khảo sát chất thải: là phương pháp được sử dụng phổ biến
nhất trong các nghiên cứu quy mô tỉnh thành và vùng lãnh thổ để xác định tải lượng
CTR. Nguyên tắc của phương pháp là gửi bản câu hỏi hoặc trực tiếp điều tra ở từng
huyện/thị xã trên địa bàn tỉnh. Mặc dù, phương pháp này tốn kém nhiều thời gian và
công sức, nhưng một khi đã có được thông tin thì có độ tin cậy tốt hơn các phương
pháp khác.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Phương pháp này giúp trình bày, xử lý
những số liệu thực tế đã thu thập được, sau đó sẽ rút ra những nhận xét kết luận
khoa học một cách khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và đánh giá: Phương pháp phân tích, đánh giá là dùng để
xác định, dự báo dân số và khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh và thu gom
được dựa trên số liệu có được từ quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá nhanh: nhằm tính toán dự báo khối lượng ô nhiễm của chất
thải trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2020 và 2030. Đối với các chất thải chưa có
những thông tin hoặc nghiên cứu sâu về khối lượng phát sinh, luận văn sẽ tiến hành
điều tra thực tế bổ sung và kết hợp với sự kế thừa các kết quả đã nghiên cứu tản
mạn trước đây để đúc kết và đưa ra khối lượng đặc trưng cho chất thải đó.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Theo sát sự chỉ dẫn của giáo viên
hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi
trường và các chuyên gia quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông (Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng TNMT các huyện/thị…) để đề xuất các
giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
7

5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN

Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp các cơ sở khoa học cần thiết
cho các cơ quan quản lý trong tỉnh phục vụ thực hiện quy hoạch quản lý chất thải
rắn sinh hoạt cho tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012-2030 phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về vấn đề quản
lý và xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
Tính mới
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, KT-XH, thực trạng
quản lý và dự báo tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông, kế thừa kinh nghiệm quản lý chất thải rắn trong và ngoài nước, luận văn đã
đề xuất được mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế
của tỉnh Đắk Nông. Theo đó, luận văn cũng đã đề xuất được các giải pháp quản lý
và kỹ thuật phù hợp với mô hình lựa chọn của tỉnh đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.










8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH TỈNH ĐẮK NÔNG
Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, được thành lập từ
ngày 01/01/2004 trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lăk cũ thành tỉnh Đắk Lăk và tỉnh
Đắk Nông.Đắk Nông có vị trí từ 11
0
45’ đến 12
0
50’ vĩ độ Bắc và từ 107
0
12’ đến
108
0
07’ kinh độ Đông, phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Đắk Lăk; phía Đông
và Đông Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng; phía Nam giáp với tỉnh Bình Phước; phía
Tây giáp với Vương quốc Campuchia, với 131 km đường biên giới. Đắk Nông có vị
trí chiến lược về An ninh – Quốc phòng và Kinh tế - Xã hội, là đầu mối giao lưu
giữa các tỉnh Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải Miền
Trung.
Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Đắk Nông có 7 huyện và 1 thị xã. 71 đơn
vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (trong đó: có 5 phường, 5 thị trấn và 61 xã).
Tính đến 31/12/2011, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 651.561 ha.
Thị xã Gia Nghĩa có 5 phường và 3 xã; huyện Đắk G’Long có 7 xã; huyện
Cư Jút có 1 thị trấn và 7 xã; huyện Đắk Mil có 1 thị trấn và 9 xã; huyện Krông Nô
có 1 thị trấn và 11 xã; huyện Đắk Song có 1 thị trấn và 8 xã; huyện Đắk R’Lấp có 1
thị trấn và 10 xã; huyện Tuy Đức có 6 xã.
Mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đường bộ, chưa có
đường sắt và đường hàng không. Quốc lộ có 3 tuyến với tổng chiều dài khoảng 310

km, phần lớn đã được trải nhựa, còn 89,5 km là đường cấp phối. Đó là các tuyến:
QL 14 (Km733-Km887) đoạn qua tỉnh dài 155 km, chạy qua địa bàn hầu hết các
huyện trong tỉnh (trừ Krông Nô, Đắk G’Long và Tuy Đức), nối tỉnh Đắk Nông với
các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và với các tỉnh phía Nam.; QL 14C (Km70-
Km168): Đoạn chạy qua tỉnh dài 98 km, đi qua các huyện Đắk Mil, Đắk Song, Tuy
Đức và Đắk R'Lấp (đi cửa khẩu Buk Prăng) hiện chưa được nâng cấp vẫn còn
89,5km đường cấp phối; Quốc lộ 28 (Km121- Km179): Nối tỉnh Đắk Nông với tỉnh
Lâm Đồng và các tỉnh miền Trung, đoạn qua tỉnh dài 58 km.
9

Gồm 03 hệ thống sông chính: Sông Đồng Nai, Sông Sêrêpốk (các nhánh
Krông Nô, Krông Pắk, Krông Ana) và các sông nhỏ khác phân bố rộng khắp, cùng
với hệ thống hồ, đập…tạo ra nguồn nước mặt phong phú, khá thuận lợi để khai thác
phục vụ sản xuất và đời sống. Đặc biệt, do đặc điểm địa hình địa mạo, nguồn nước
mặt đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, nhiều thác nước đẹp như thác Đray
Sáp, thác Gia Long, thác Trinh Nữ, thác Gấu, thác Gấu, …rất thuận lợi cho khai
thác du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng… Hệ thống sông, suối trên địa
bàn tỉnh có tiềm năng thủy điện. Hệ thống sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai có trữ
năng dồi dào, chỉ tính phần có liên quan đến Đắk Nông có thể xây dựng nhiều công
trình thủy điện lớn với tổng công suất khoảng 1700 MW như: Thủy điện Buôn
Kuốp: 280 MW, Sêrêpốk 3: 220 MW, Buôn Tua Srah: 86 MW, Đồng Nai 3 + 4:
520MW, Đồng Nai 5: 180MW, Đồng Nai 6: 145 MW, ĐắkTih: 144 MW và nhiều
dự án thủy điện nhỏ có tổng công suất hàng trăm MW.
Tỉnh Đắk Nông là tỉnh biên giới có vị trí chiến lược về An ninh – Quốc
phòng và Kinh tế - Xã hội cho khu vực Tây Nguyên và là đầu mối giao lưu giữa các
tỉnh Tây Nguyên với Vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Nam.
10



































Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
11


Về địa hình thì tỉnh có các loại địa hình sau đây:
Nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, do kiến tạo địa chất và lượng mưa lớn, tập
trung làm địa hình tỉnh Đắk Nông bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ các vùng thung lũng
cao nguyên, núi cao và có hướng thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc đến Nam; độ
cao tuyệt đối trung bình khoảng 600 - 700 m. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên
rộng lớn với độ cao tuyệt đối trung bình khoảng 500 m; phía Nam là miền đồng trũng,
có nhiều đầm, hồ. Vùng đất thấp phân bố dọc sông Sêrêpốk, Krông Nô, thuộc các khu
vực của huyện Krông Nô, Cư Jút, là những vùng tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp.
Vùng cao nguyên phân bố ở huyện Đắk Mil, Đắk Song, thị xã Gia Nghĩa với độ cao
tuyệt đối trung bình 800 m, độ dốc 150. Vùng núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk
R’Lấp, Tuy Đức, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn.
1.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO LÃNH THỔ
1.2.1. Phát triển vùng kinh tế
Dựa trên 3 vùng kinh tế phía Bắc, Trung tâm và phía Tây Nam theo quy hoạch đã được
duyệt:
- Vùng kinh tế Trung tâm: gồm thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk Glong và Đắk Song. Tập
trung thu hút nhiều dự án phát triển công nghiệp từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc
biệt là thành phố Hồ Chí Minh; các dự án thủy điện, khai thác bô xít, khoáng sản quý
hiếm. Thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Đắk Ha; có tiềm năng đất đai trồng cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu, chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng
nguyên liệu.
Trung tâm tiểu vùng giữa là thị xã Gia Nghĩa – tỉnh lỵ của tỉnh: Trước mắt tiếp tục chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 24/10/2007 của Tỉnh ủy Đắk Nông về
xây dựng phát triển đô thị Gia Nghĩa giai đoạn 2008-2010 và đến năm 2020; đồng thời
sẽ hoàn tất việc quy hoạch đô thị với tầm nhìn đến năm 2020. Tập trung đầu tư đến
năm 2015, hoàn thành các tiêu chí đô thị loại 4 và đến năm 2020 hoàn thành các tiêu

chí đô thị loại 3 để sau năm 2020 Gia Nghĩa trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
- Vùng kinh tế phía Bắc: gồm có thị xã Đức Lập (tách ra từ huyện Đắk Mil), huyện
Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô và Đức xuyên (huyện mới tách ra từ huyện Krông Nô và

×