Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM




TĂNG TIẾN DƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG
XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM




TĂNG TIẾN DƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN


VẬT LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG
XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THANH VŨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2014

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Đặng Thanh Vũ
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 4 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1

TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
Chủ tịch
2

TS.NGUYỄN HẢI QUANG

Phản biện 1
3

TS.LÊ VĂN TRỌNG
Phản biện 2
4

TS.NGUYỄN VĂN KHOẢNG
Ủy viên
5

TS.TRẦN ANH MINH
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận sau khi luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn






TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 3 năm 2014
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: TĂNG TIẾN DƯƠNG Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 06/02/1974 Nơi sinh: Hải Dương
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV:
1241820129
I- TÊN ĐỀ TÀI:
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu tại
Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động
nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Tìm hiểu chính sách áp dụng;
các quy định trong việc làm thủ tục hải quan và yêu cầu quản lý của nhà nước đối với
hoạt động này để làm cơ sở hoàn thiện công tác quản lý cho Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu.
- Nghiên cứu, phân tích các chính sách, các quy định trong quản lý có ảnh
hưởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, những
thuận lợi, khó khăn; nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình làm thủ tục hải quan và
công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để
sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Từ các nghiên cứu, phân tích để đưa ra các các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ngày bắt đầu thực hiện Luận văn ghi trong Quyết định
giao đề tài): 30/05/2013
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/3/2014
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS. Đặng Thanh Vũ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)




Tăng Tiến Dương

ii

LỜI CÁM ƠN

Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại họ
ận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đế Đặng Thanh Vũ
đã hướng dẫn tôi thực hiệ ứ
.
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học - Đào
tạo sau đại họ ờng Đại họ ạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tậ .

Bà Rịa - Vũng Tàu
thủ
tục hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạ , những ngườ
ực hiện đề tài nghiên cứu của
mình.

TĂNG TIẾN DƯƠNG

iii

TÓM TẮT
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về chính sách của Nhà nước và thủ
tục hải quan áp dụng đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng
xuất khẩu hiện nay được áp dụng thực hiện tại Việt Nam nói chung và tại Cục Hải
quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng.
Để có cơ sở khách quan đánh giá thực trạng chính sách ưu đãi của Nhà nước và
thực tế tổ chức thực hiện các chính sách này tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
luận văn đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến nhận xét từ các doanh nghiệp có hoạt động
nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách của Nhà nước áp dụng đối với hoạt động
nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó làm cơ sở đánh giá tác
động cũng như điều kiện để được áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động này
liệu còn phù hợp với thực tiễn hay không. Luận văn tiến hành nghiên cứu các quy định
liên quan tới việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật
liệu để sản xuất hàng xuất khẩu từ khâu làm thủ tục hải quan để nhập khẩu nguyên vật
liệu, công tác theo dõi, quản lý, làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm cho tới bước cuối cùng
là thanh khoản nguyên vật liệu nhập khẩu; ngoài ra luận văn còn nghiên cứu các biện
pháp kiểm soát của cơ quan Hải quan hiện đang áp dụng đối với hoạt động nhập khẩu
để sản xuất hàng xuất khẩu, qua đó đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về

hải quan đối với hoạt động này tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đảm bảo
sự chặt chẽ và đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động phát triển hay chưa.
Trên cơ sở:
- Phân tích thực trạng trong việc thực hiện thủ tục hải quan, công tác quản lý đối
với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; căn cứ vào điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị, ngành Hải
quan, dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và dự báo xu thế phát triển.
iv

- Từ các nghiên cứu, kết hợp với ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp có hoạt
động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (ý kiến chuyên gia) qua
kết quả khảo sát, luận văn đã đưa ra đánh giá tác động của các chính sách, cũng như
thủ tục hải quan thực hiện là góp phần thúc đẩy hay hạn chế hoạt động nhập khẩu
nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Đối với Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, luận văn đã xây dựng và hình
thành các giải pháp tổ chức thực hiện, các giải pháp kiểm soát đối với hoạt động nhập
khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
Đối với Bộ Tài chính, luận văn đã đưa ra các kiến nghị đề nghị sửa đổi về chính
sách thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và điều kiện áp dụng; kiến nghị sửa đổi, điều
chỉnh các quy định về thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để
sản xuất hàng xuất khẩu.
Với các đề xuất giải pháp và kiến ghị đưa ra, luận văn mong muốn góp phần hoàn
thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại
Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm: Tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động
nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng phát triển và đồng
thời đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan hoạt động này thêm chặt chẽ.

v

ABSTRACT

The dissertation research focuses on issues of state policies and customs
procedures, applicable to the operation of materials imported for export production, has
been done in applying General Customs Department and Ba Ria - Vung Tau Customs
Department.
To obtain an objective basis to assess the status of preferential policies of the
state and the actual implementation of these policies at the Ba Ria - Vung Tau Customs
Department, the dissertation to survey opinions received reviews from businesses
which engaged in importing raw materials for the production of export goods in the Ba
Ria - Vung Tau province. Through research, find out the policy of the State applied to
operate the import of raw materials for the production of export goods, which in turn
impact assessment base as well as the conditions whether be applied to the business
activity data was consistent with reality. The thesis studied the provisions related to the
implementation of customs procedures for import operations producing raw materials
for export from the stage of customs procedures for import of raw materials, work
monitoring, management, procedures for exporting products to the final step is
liquidity imported raw materials ; In addition the thesis also studies the control
measures of the customs agency is applying for import operations to produce goods for
export , thereby evaluating the effectiveness of State management over customs for this
operation at the Customs Department in Ba Ria - Vung Tau has ensured rigor and
simultaneously facilitate development activities or not .
On the basis of :
- Analysis of the current status of the implementation of customs procedures,
the management of import operations producing raw materials for export goods at the
Ba Ria - Vung Tau Customs Department; based on conditions, the actual ability of the
unit, the customs services , based on the current legal basis and forecast the
development trend.
vi

- From these studies, it has combined with the opinions of firms engaged in
importing raw materials to produce goods for export (expert opinion) over the survey

results , the thesis presents an evaluation which has impacted of these policies, as well
as customs procedures performed, contributing to the activity restrictions or import raw
materials for the production of export goods.
On the behalf of Ba Ria - Vung Tau Customs Department, the dissertation has
formed the building and implementing solutions which are for operational control of
imported raw materials for export production ;
On the behalf of Ministry of Finance, the dissertation proposals issued a
proposal to amend the policy import duties, value added tax and conditions apply ;
amended petitions , adjustment of regulations on customs procedures for import
operations producing raw materials for export .
With the proposed solution and entry requirements, the dissertation wishes to
contribute to perfecting the management of imported raw materials for the production
of export goods at the Ba Ria - Vung Tau Customs Department to facilitating more
benefits to operate imported raw materials for the production of export goods growing
and also ensuring the management of the state customs activities more tightly .


vii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NK
nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK 6

1.1. Tổng quan hoạt động XNK hàng hóa 6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về XNK hàng hóa 6
1.1.2. Khái niệm và vai trò của NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK 6
1.1.2.1. Khái niệm 6
1.1.2.2. Vai trò 7
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động XNK 9

1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NK nguyên vật liệu
để sản xuất hàng XK 11

1.3.1. Các nội dung liên quan tới công tác hoạch định chính sách quản lý hoạt động NK
nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK 11

1.3.1.1. Cơ quan hoạch định 11
1.3.1.2. Căn cứ hoạch định 12
1.3.1.3. Các chính sách khuyến khích hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng
XK phát triển hiện nay 13

1.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách quản lý hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất
hàng XK 20

1.3.2.1. Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện 20
1.3.2.2. Quy trình TTHQ thực hiện 21
1.3.3. Các biện pháp kiểm soát việc thực hiện chính sách đối với hoạt động NK nguyên
vật liệu để sản xuất hàng XK 25

1.3.3.1. Tổ chức theo dõi nợ thuế nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng XK 26
1.3.3.2. Xây dựng quy trình quản lý nguyên vật liệu NK sản xuất hàng XK 27
1.3.3.3. Áp dụng công tác QLRR trong quản lý 34
1.3.3.4. Công tác kiểm soát, điều tra chống buôn lậu 34
1.3.3.5. Công tác kiểm tra sau thông quan 35
1.4. Tóm tắt chương 1 36
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động
NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT 38
2.1. Giới thiệu về tỉnh BR-VT 38

2.2. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh BR-VT 38

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 39
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác 40
2.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 40
2.2.2.2. Mối quan hệ công tác 42
2.2.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý 42
viii

2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NK nguyên
vật liệu để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT 43

2.3.1. Cơ sở pháp lý áp dụng đối với việc làm TTHQ và quản lý hoạt động NK nguyên
vật liệu để sản xuất hàng XK 43

2.3.1.1. Các quy định về TTHQ 43
2.3.1.2. Các quy định về chính sách thuế và quản lý thuế 44
2.3.1.3. Chế tài xử phạt khi có vi phạm 44
2.3.2. Thực trạng chính sách quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NK
nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK 45

2.3.3. Thực trạng việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với nguyên
vật liệu NK để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT 48

2.3.3.1. Quy trình áp dụng trong việc làm TTHQ đối với nguyên vật liệu NK và sản
phẩm XK 48

2.3.3.2. Quy trình áp dụng đối với thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức; đăng ký
danh mục sản phẩm XK và thanh khoản tờ khai NK nguyên vật liệu 53

2.3.3.3. Công tác tổ chức nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nguyên vật liệu NK
để sản xuất hàng XK 62


2.3.4. Công tác kiểm soát hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK tại Cục
Hải quan tỉnh BR-VT 65

2.3.4.1. Công tác kiểm tra định mức 65
2.3.4.2. Công tác QLRR 66
2.3.4.3. Công tác kiểm soát chông buôn lậu 68
2.3.4.4. Công tác kiểm tra sau thông quan 69
2.4. Đánh giá công tác quản lý hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng
xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh BR-VT 71

2.4.1. Ưu điểm 71
2.4.2. Nhược điểm 72
2.5. Tóm tắt chương 2 73
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu
NK để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT 75

3.1. Phương hướng phát triển tỉnh BR-VT 75
3.2. Dự báo hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK trên địa bàn tỉnh BR-
VT và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu NK để sản xuất
hàng XK đối với Cục Hải quan tỉnh BR-VT 77

3.2.1. Cơ sở đưa ra dự báo 77
3.2.2. Kết quả dự báo 80
3.2.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu NK để sản xuất
hàng XK đối với Cục Hải quan tỉnh BR-VT 83
3.2.3.1. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hoạt động XK của Việt Nam 83
ix

3.2.3.2. Yêu cầu thay đổi các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh XNK khi tham gia

vào các tổ chức khu vực và toàn cầu 84
3.2.3.3. Yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mới của DN đòi hỏi phải có
sự phát triển tương ứng từ phía cơ quan Hải quan 85
3.2.3.4. Cải cách để phù hợp với tốc độ phát triển của DN 85
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng
XK đối với Cục Hải quan tỉnh BR-VT 86

3.3.1. Các giải pháp tổ chức thực hiện TTHQ đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để
sản xuất hàng XK 86

3.3.1.1. Hoàn thiện, khắc phục các lỗi của hệ thống XLDLĐT hải quan và nâng cấp hệ
thống khai hải quan 86
3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống QLSXXK, nâng cấp phần mềm thanh khoản 87
3.3.1.3. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốt nhất cho công tác
chuyên môn nghiệp vụ 88
3.3.1.4. Cải cách tiền lương và áp dụng chính sách đãi ngộ cán bộ công chức 90
3.3.2. Các giải pháp kiểm soát đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng
XK 91

3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra định mức 91
3.3.2.2. Phát huy tác dụng của công tác QLRR 92
3.3.2.3. Tăng cường công tác kiểm soát chống buôn lậu trên địa bàn 92
3.3.2.4. Công tác KTSTQ 93
3.4. Kiến nghị 94
3.4.1. Các kiến nghị về chính sách thuế áp dụng đối với nguyên vật liệu NK để sản
xuất hàng XK 94

3.4.1.1. Điều kiện để được ân hạn thuế nhập khẩu 275 ngày đối với nguyên vật liệu
nhập sản xuất 94


3.4.1.2. Chính sách và quy định về thủ tục kéo dài thời gian ân hạn thuế hơn 275 ngày
96

3.4.1.3. Chính sách thuế GTGT áp dụng đối với nguyên vật liệu nhập sản xuất 96
3.4.2. Các kiến nghị về quy định TTHQ đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản
xuất hàng XK 97

3.4.2.1. Quy định về địa điểm thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm
XK 97

3.4.2.2. Quy định về thời điểm điều chỉnh định mức 98
3.4.2.3. Quy định trong việc phân loại hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế 99
3.4.2.4. Quy định về thủ tục, hồ sơ thanh khoản 100
3.4.3. Kiến nghị với Chính phủ 100
3.5. Tóm tắt chương 3 100
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
x

PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT 105
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT 110

xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. XK Xuất khẩu
2. NK Nhập khẩu
3. XNK Xuất nhập khẩu
4. GTGT Giá trị gia tăng
5. DN Doanh nghiệp

6. TTHQ Thủ tục hải quan
7. BR-VT Bà Rịa - Vũng Tàu
8. TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
9. QLRR Quản lý rủi ro
10. KTSTQ Kiểm tra sau thông quan
11. QLSXXK Quản lý sản xuất xuất khẩu
12. XLDLĐTHQ Xử lý dữ liệu điện tử hải quan
13. HQĐT Hải quan điện tử
14. TQĐT Thông quan điện tử
15. WTO Tổ chức thương mại thế giới
16. AFTA Khu vực mậu dịch tự do Asean
17. NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
18. TKĐT Tờ khai điện tử

xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá của DN đối với chính sách và quy định về điều kiện để DN
được ân hạn thuế nguyên vật liệu nhập sản xuất 275 ngày hiện nay.
Bảng 2.2. Ý kiến đánh giá của DN đối với chính sách và quy định vế thủ tục gia
hạn thời gian ân hạn thuế dài hơn 275 đối với nguyên vật liệu nhập sản xuất.
Bảng 2.3. Ý kiến của DN đối với quy định kê khai, nộp thuế GTGT khi nguyên
vật liệu nhập sản xuất quá hạn 275 ngày chưa xuất khẩu.
Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng tờ khai làm TTHQ từ năm 2010 – 2013.
Bảng 2.5. Tổng hợp kim ngạch XNK thực hiện từ năm 2010 -2013.
Bảng 2.6. Đánh giá của DN về những khó khăn thường gặp khi khai báo làm
TTHQ trên HTTQĐT.
Bảng 2.7. Đánh giá của DN về thời gian làm TTHQ trung bình cho một lô hàng
XNK theo loại hình sản xuất XK hiện nay.
Bảng 2.8. Kết quả thanh khoản hồ sơ sản xuất XK tại cục Hải quan tỉnh BR-VT

từ năm 2010 đến năm 2011.
Bảng 2.9. Đánh giá của DN về thủ tục thông báo định mức theo quy định hiện
nay.
Bảng 2.10. Đánh giá của DN đối với quy định về thời điểm điều chỉnh định
mức hiện nay.
Bảng 2.11. Đánh giá của DN đối với chính sách phân loại hồ sơ thanh khoản
hàng nhập sản xuất hiện nay.
Bảng 2.12. Đánh giá của DN về thủ tục thanh khoản, hoàn thuế nguyên vật
nhập sản xuất hiện nay.
Bảng 2.13. Đánh giá của DN về quy định hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế đối với
nguyên vật liệu nhập sản xuất phải nộp hiện nay.
Bảng 2.14. Đánh giá của DN về hệ thống thanh khoản hàng nhập sản xuất XK
tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT hiện nay.
xiii

Bảng 2.15. Đánh giá của DN về công tác quản lý nguyên vật liệu NK để sản
xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT hiện nay.
Bảng 2.16. Những khó khăn DN thường gặp khi thực hiện thanh khoản hàng
nhập sản xuất trên HTQLSXXK.
Bảng 2.17. Những bộ phận DN thường gặp khó khăn khi thực hiện TTHQ đối
với loại hình nhập sản xuất XK.
Bảng 2.18. Đánh giá của DN về trình độ cán bộ công chức Hải quan của Cục
Hải quan tỉnh BR-VT hiện nay.
Bảng 2.19. Những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động
NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK.
Bảng 2.20. Kết quả kiểm tra định mức sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật
liệu NK của Cục Hải quan tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013.
Bảng 2.21. Kết quả phân luồng tờ khai loại hình sản xuất XK của Cục Hải quan
tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013.
Bảng 2.22. Kết quả hoạt động kiểm soát chống buôn lậu của Cục Hải quan tỉnh

BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013.
Bảng 2.23. Kết quả hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh
BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013.
Bảng số 3.1. Kết quả thực hiện của Cục Hải quan tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến
2013.
Bảng số 3.2. Dự báo hoạt động XNK, hoạt động nhập sản xuất XK tại Cục Hải
quan tỉnh BR-VT từ năm 2014 đến 2017.
xiv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của DN đối với chính sách và quy định về điều kiện để
DN được ân hạn thuế nguyên vật liệu nhập sản xuất 275 ngày hiện nay.
Biểu đồ 2.2. Ý kiến đánh giá của DN đối với thủ tục gia hạn thời gian ân hạn
thuế dài hơn 275 đối với nguyên vật liệu nhập sản xuất.
Biểu đồ 2.3. Ý kiến của DN đối với quy định kê khai thuế, nộp GTGT khi
nguyên vật liệu nhập sản xuất quá hạn 275 ngày chưa xuất khẩu.
Biểu đồ 2.4. Số lượng tờ khai từ năm 2010 - 2013 tại Cục Hải quan BR-VT.
Biểu đồ 2.5. Tổng hợp kim ngạch XNK từ năm 2010-2013 tại Cục Hải quan
tỉnh BR-VT.
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của DN về những khó khăn thường gặp khi khai báo làm
TTHQ trên HTTQĐT.
Biểu đồ 2.7. Đánh giá của DN về thời gian làm TTHQ trung bình cho một lô
hàng XNK theo loại hình sản xuất XK hiện nay.
Biểu đồ 2.8. Kết quả hoạt động thanh khoản hồ sơ sản xuất XK tại Cục Hải
quan tỉnh BR-VT.
Biểu đồ 2.9. Đánh giá của DN về thủ tục thông báo định mức theo quy định
hiện nay.
Biểu đồ 2.10. Đánh giá của DN đối với quy định về thời điểm điều chỉnh định
mức hiện nay.
Biểu đồ 2.11. Đánh giá của DN đối với chính sách phân loại hồ sơ thanh khoản

hàng nhập sản xuất hiện nay.
Biểu đồ 2.12. Đánh giá của DN về thủ tục thanh khoản, hoàn thuế nguyên vật
nhập sản xuất hiện nay.
Biểu đồ 2.13. Đánh giá của DN về quy định hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế đối
với nguyên vật liệu nhập sản xuất phải nộp hiện nay.
xv

Biểu đồ 2.14. Đánh giá của Doanh nghiệp về hệ thống thanh khoản hàng nhập
sản xuất XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT hiện nay.
Biểu đồ 2.15. Đánh giá của DN về về công tác quản lý nguyên vật liệu NK để
sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT hiện nay.
Biểu đồ 2.16. Những khó khăn DN thường gặp khi thực hiện thanh khoản hàng
nhập sản xuất trên HTQLSXXK.
Biểu đồ 2.17. Những bộ phận DN thường gặp khó khăn khi làm TTHQ đối với
loại hình nhập sản xuất XK.
Biểu đồ 2.18. Đánh giá của DN về trình độ cán bộ công chức Hải quan của Cục
Hải quan tỉnh BR-VT hiện nay.
Biểu đồ 2.19. Những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động
NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK.
Sơ đồ 1.1. Quy trình TTHQ điện tử đối với hàng hóa XK, NK theo hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên vật liệu NK để sản xuất
hàng hóa XK.
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh BR-VT



1



MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, việc định hướng vào XK,
đẩy mạnh XK, coi XK là hướng ưu tiên hàng đầu đóng vai trò hết sức quan trọng góp
phần xây dựng thành công công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để khuyến khích
XK nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao
động, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Những
năm qua Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động
nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK, trong đó
việ
c không thu thuế GTGT ở
khâu NK và áp dụng thời gian ân hạn thuế NK đối với nguyên vật liệu NK để sản xuất
hàng XK là 275 ngày là một trong
những

chính
sách khuyến khích hoạt động này đã
được quy định trong Luật Thuế GTGT và Luật Thuế XNK. Chính sách này đã tạo
động lực góp phần thúc đẩy hoạt động XNK nói chung và hoạt động NK nguyên
vật li
ệu để sản xuất sản phẩm XK nói riêng.
Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong việc đẩy mạnh XK,
trong đó nổi bật nhất là hoạt động gia công XK đã góp phần giải quyết được nhiều
công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động gia công,
các DN Việt Nam không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh quốc tế của
mình như: Thiết kế, định giá sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ các nội dung này
hoàn toàn do đối tác nước ngoài đặt gia công quyết định dẫn tới phần GTGT trong giá
trị hàng XK chưa cao (phần thu của DN Việt Nam chỉ có tiền công lao động). Với mục
đích đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XK cả về lượng và chất, nâng cao sức cạnh tranh
cho hàng hóa Việt Nam cũng như cho cả các DN Việt Nam trên thị trường thế giới, đòi

hỏi cần tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến tinh và sâu, nâng cao phần GTGT trong hàng
XK. Để làm được điều này, các DN Việt Nam đang dần từng bước chuyển đổi, từ đơn
thuần là nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài sang NK nguyên liệu thô
từ nước ngoài để sản xuất hàng hóa XK. Hoạt động NK nguyên liệu để sản xuất hàng
2


XK góp phần tạo điều kiện cho các DN Việt Nam chủ động hơn trong hoạt động kinh
doanh quốc tế, góp phần làm gia tăng giá trị trong hàng XK, tạo uy tín, thương hiệu
cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Hơn nữa, hoạt động này đã góp phần
thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam được nhanh chóng, có vị thế, đồng
thời góp phần thúc đẩy sự tham gia, phát triển mạnh mẽ hơn các hoạt động dịch vụ
kèm theo như: Hàng hải, giao nhận vận tải Quốc tế, ngân hàng, bảo hiểm Hoạt động
nhập nguyên liệu để sản xuất hàng XK là hoạt động kinh tế đối ngoại rất đa dạng và
phong phú, bên cạnh những chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm khuyến khích hoạt
động này, cũng cần có sự quản lý nhà nước thông qua các quy định về TTHQ. Tất cả
các hoạt động liên quan tới hoạt động này, từ việc thông báo danh mục nguyên vật liệu
NK để sản xuất hàng XK; làm thủ tục NK nguyên vật liệu; thông báo danh mục sản
phẩm XK, thông báo định mức nguyên vật liệu cấu thành trên một đơn vị sản phẩm;
làm thủ tục XK sản phẩm và thanh khoản nguyên vật liệu nhập sản xuất đều đặt dưới
sự quản lý của cơ quan Hải quan. Như vậy, các quy định về TTHQ đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc tạo thuận lợi thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động NK nguyên vật
liệu để sản xuất hàng XK.
Trong những năm qua, toàn ngành Hải quan không ngừng nỗ lực, từng bước
xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật, các quy trình TTHQ để áp dụng trong
công tác quản lý đối với hoạt động nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK, góp
phần tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các DN có hoạt động này. Tuy nhiên, bên
cạnh những việc đã làm tốt vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại mà các DN đang gặp
phải như: Công tác quản lý hải quan còn sơ hở, là cơ sở cho một số DN lợi dụng để
gian lận qua giá, xuất xứ, gây thất thu thuế cho Nhà nước, làm giảm sức cạnh tranh

của hàng sản xuất trong nước; mặt khác hệ thống các quy định quản lý của Nhà nước
về hải quan còn chưa đồng bộ và bất cập dẫn đến gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt
động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là cần hoàn
thiện hơn nữa TTHQ áp dụng cho hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK
3


nhằm góp phần.
- Thúc đẩy, tạo động lực phát triển hơn nữa hoạt động nhập nguyên vật liệu để
sản xuất hàng XK.
- Tạo sự bình đẳng trước pháp luật giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế
trên phạm vi đất nước Việt Nam, đồng thời giữ uy tín cho thương hiệu hàng hóa của
Việt Nam trên thị trường quốc tế và làm lành mạnh môi trường kinh tế trong nước.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU NK ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XK TẠI CỤC HẢI
QUAN TỈNH BR-VT” để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh
nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp để từ đó đưa
ra các kiến nghị nhằm.
+ Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về hải quan
đối với hoạt động nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-
VT nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới trên lĩnh vực kinh tế đối
ngoại nói chung và hoạt động hải quan nói riêng.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động NK nguyên vật
liệu để sản xuất hàng XK phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, đồng thời chống gian lận
thuế, gian lận thương mại, tạo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể tham gia
hoạt động này.
- Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau.
+ Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt

động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK, nội dung quản lý nhà nước về hải
quan đối với hoạt động này.
+ Phần cơ bản của luận văn tập trung vào nghiên cứu đánh giá thực trạng quản
lý hoạt động NK nguyên liệu đề sản xuất hàng XK trong giai đoạn hiện nay tại Cục Hải
4


quan tỉnh BR-VT để tìm ra ưu điểm, đặc biệt là phân tích làm rõ những hạn chế, tồn tại,
tìm hiểu nguyên nhân.
+ Từ các nghiên cứu ở các phần trên để đề xuất những giải pháp, kiến nghị
nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại và phát huy những ưu điểm trong việc thực
hiện TTHQ đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK tại Cục Hải
quan tỉnh BR-VT.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà
nước về hải quan đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK trên
đị
a
bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh BR-VT trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến
năm 2013.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu hoạt động NK nguyên
vật liệu sản xuất hàng XK của các DN
trên

đị
a bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh BR-
VT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng,
trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đánh

giá từng vấn đề cụ thể; đồng thời dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về những vấn đề liên quan.
Thông qua việc khảo sát thăm dò ý kiến các DN tham gia hoạt động NK nguyên
vật liệu để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT bằng Phiếu khảo sát thăm
dò ý kiến (được gửi trực tiếp, qua đường bưu điện, thư điện tử) và phỏng vấn trực tiếp
hoặc qua điện thoại.
Từ các cơ sở lý luận và các số liệu thực tế thu thập được thông qua phương pháp
điều tra xã hội học, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương
pháp nghiên cứu phân tích tình huống mà các DN nhập nguyên vật liệu để sản xuất
hàng XK đã từng gặp phải trong quá trình làm TTHQ để so sánh với nguồn dữ liệu,
5


thông tin được tác giả thu thập từ các website, số liệu thống kê của cơ quan quản lý,
sách, tạp chí,…; phương pháp tổng hợp các phân tích; phương pháp thống kê so
sánh, qua đó phát hiện những vấn đề chưa hoàn thiện trong việc tổ chức thực hiện
TTHQ đối với nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu,
luận văn
gồm

3
chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với
hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật
liệu NK để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT.














6


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NK NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT
HÀNG XK
1.1. Tổng quan hoạt động XNK hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về XNK hàng hóa
- Khái niệm: XNK hàng hóa là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới mà đại diện là các thương nhân (có thể
thay mặt cho nhà nước) nhằm thỏa mãn mục tiêu tối đa lợi ích kinh tế và các ích lợi xã
hội khác.
- Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động XNK hàng hóa.
+ Hầu hết các bên tham gia hoạt động XNK hàng hóa là ở các nước khác nhau
dẫn tới có sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán, thị hiếu tiêu dùng. Do đó, việc
lựa chọn đối tác trong giao dịch mua bán quốc tế là vô cùng quan trọng.
+ Trừ hoạt động XNK tại chỗ phần lớn đại đa số hàng hóa giao dịch trong hoạt

động XNK có sự dịch chuyển qua biên giới quốc gia của các chủ thể tham gia.
+ Rủi ro do đồng tiền thanh toán thông thường là ngoại tệ tự do chuyển đổi nên
các bên tham gia mua bán có thể được hưởng lợi hoặc chịu thiệt do thay đổi tỷ giá hối
đoái từ Nhà nước.
+ Hoạt động XNK bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật, tuân thủ theo
các điều ước, công ước quốc tế về thương mại và hải quan.
+ Ngoài ra các bên tham gia hoạt động XNK hàng hóa cùng thống nhất tuân thủ
theo các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi.
1.1.2. Khái niệm và vai trò của NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK
1.1.2.1. Khái niệm
Nhập sản xuất XK là một phương thức kinh doanh XNK trong đó nhà NK mua
nguyên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất, chế biến ra sản phẩm XK. Đây là hình thức
mua đứt bán đoạn, DN nhập nguyên vật liệu và XK sản phẩm được sản xuất từ nguyên

×