Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra 1 tiết lớp 7 môn Sinh học đề A trường THCS Xuân Tín năm 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.1 KB, 5 trang )

ĐỀ A
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: SINH HỌC – LỚP 7
Trường THCS Xuân Tín
Thời gian:
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: (1 đ)
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhát trong mỗi câu dưới đây;
1.1 Đặc điểm nào sau đậy không liên quan đến hô hấp của ếch đồng?
a. Cử động hô hấp nhờ sự nâng hạ thềm miệng c. Xuất hiện phổi
b. Da trần ẩm ướt, có hệ mao mạch dày đặc d. Xuất hiện lồng ngực
1.2 Chim Diều hâu thuộc
a. Bô Chim ưng c. Bộ ngỗng
b. Bộ Gà d. Bộ Cú
1.3 Ưu điểm của hiện tượng thai sinh ở Thỏ là
a. Phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai nên ổn định
b. Phôi phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn
c. Con được nuôi bằng sữa mẹ nên có sức sống cao hơn
d. Cả 3 ý trên đều đúng
1.4 Bộ Linh trưởng gồm những loài có đăc điểm
a. Đi bằng chân, thích nghi với đời sống ở cây
b. Có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo
c. Ăn tạp nhưng chủ yếu là thực vật
d. Cả a,b,c
Câu 2: (1 đ)
Đánh dấu (+) vào những câu trả lời đúng về đặc điểm về đời sống của Thằn lằn bóng
đuôi dài
STT Những đặc điểm về đời sống Trả lời
1 Ưa sống và bắt mồi ở những nơi khô ráo
2 Bắt mồi vào ban ngày, chủ yếu là sâu bọ
3 Không thích phơi nắng


4 Bắt mòi vào lúc chập tối hoặc ban đêm
5 Thụ tinh ngoài
6 Thụ tinh trong
7 Trú đông trong các hốc đất khô ráo
8 Trứng nở thành nòng nọc, phát triển qua biến thái
9 Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng
Câu 3: (1 đ)
Hãy điền vào chỗ trống những cụm từ thích hợp:
Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất. Thú có hiện tượng và
nuôi con do tuyến vú tiết ra. Thân có
Bao phủ. Bộ răng phân hoá thành , , và răng hàm. Tim có
Bộ não rất phát triển, thể hiện rõ ở và tiểu não. Thân nhiệt ổn định gọi

Phần II:Tự luận
Câu 4: (2 đ)
Đến mùa sinh sản, ếch đực “gọi ếch cái” để ghép đôi, ếch cái cõng ếch đực trên lưng,
ếch đực ôm ngang ếch cái và tìm đến bờ nước để để. Hãy cho biết:
a. Trong trường hợp này sự thụ tinh ở ếch là thụ tinh trong hay thụ tinh ngoài?
b. Hiện tượng ếch đực ôm ếch cái có tác dụng gì?
Câu 5: (1)
Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống?
Câu 6: (4đ)
Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn ?
ĐÁP ÁN
Câu 1 (1 đ) :
1.1 d
1.2 a
1.3 d
1.4 d
Câu 2: (1 đ)

- Những đặc điểm của thằn lằn: 1,2,6,7,9
Câu 3: (1 đ)
Lần lượt : Thai sinh, bằng sữa mẹ, bộ lông mao, răng cửa- răng nanh, 4 ngăn, bán cầu
não, động vật hằng nhiệt
Câu 4: (2 đ)
a. Sự thụ tinh của ếch trong trường hợp này là thụ tinh ngoài vì ếch cái vẫn đẻ trứng ra
ngoài sau đó ếch đực mới tưới tinh dịch lên
b. ếch đực ôm ngang ếch cái có tác dụng vừa kích thích sự phóng tinh trùng và phóng
trứng, vừa tạo điêu kiện cho tinh trùng dễ gặp trứng, hiệu xuất thụ tinh sẽ cao hơn
Câu 5: (1,5 đ)
- Xu hướng tiến hoá của hệ tuân hoàn ở động vật có xương sống là: Trong quá trình
chuyển tư nước lên cạn, động vật có xương sống dần dần hoàn chỉnh hệ tuần hoàn: từ chỗ
chỉ có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (Cá) đễn chỗ xuất hiện vòng tuần hoàn thứ hai với
sự hô hấp bằng phổi (Lưỡng cư) rồi đến tim 3 ngăn với vách hụt ở tâm thất (Bò sát) và
cuối cùng là tim 4 ngăn ở Thú, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Câu 6: (3 đ)
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn
- Da khô, có vảy sừng bao bọc

ngăn cản sự thoát hới nước của cơ thể
- Có cổ dài

Phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điêu kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mí cử động, có nước mắt

Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị
khô
- Mang nhĩ nằm trong một hốc nhỏ trên đầu

Bảo vệ màng nhĩ, hướng các dao động

âm thanh vào màng nhĩ
- Thân dài, có đuôi rất dài

Động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có năm ngón có vuốt

Tham gia sự di chuyển trên cạn

×