Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Những chi tiết chính và cấu tạo bên trong của máy một kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 30 trang )

A Những chi tiết chính và cấu tạo bên trong của máy một kim
I.Các chi tiết của máy may.
1.Mặt bàn máy may:
Nhiệm vụ: đỡ đầu máy,gắn động cơ,đỡ nguyên liệu khi may
Câu tạo:là một tấm phẳng hình chữ nhật được gắn chạt vào khung bàn
2.Khung bàn máy
 Nhiệm vụ:đỡ bàn máy may
 Cấu tạo:
Được đúc liền bằng ang hoặc thép.Có 4 chân và những thanh ngang,các chân bàn được được lắp
gép bằng bu_long.Dưới chân bàn có gắn điệm cao su để giảm chấn động từ khung bàn xuống nền
xưởng
3.Vỏ đầu máy
Là chi tiết căn bản để lắp ráp các cụm chi tiết tạo nên đầu máy,được làm bằng đồng hoặc
gang xám
Chia làm 4 phần chính:
+ Phần đầu:chứa cơ cấu kim,cụm chân vịt cụm đồng tiền
+ Phần đáy:chứa cơ cấu ổ,răng đưa ,trục ổ,trục đẩy,trục nâng.
+ Phần đứng:chứa cơ cấu chuyển động từ trục chính xuống phần đáy
+ phần ngang:chứa trục chính và các chi tiết lắp trên trục chính
II.Cấu tạo bên trong:
1.Ổ thoi.(loại thường dùng cho máy một kim là loại singer 95(S.95) như hình vẽ)
-Chức năng: ổ phối hợp với kim để tạo thành mũi may; nó là chi tiết rất quan trọng,
chứa chỉ dưới, có nhiệm vụ bắt lấy vòng chỉ kim và làm vòng chỉ kim liên kết với chỉ
của ổ.
-Cấu tạo:gồm 6 bộ phận chính:Vỏ ổ,ruột ổ,ốp ổ,đò gánh,thuyền,suốt.
+ Vỏ ổ: gắn chặc với trục ổ, trên vỏ ổ có mỏ nhọn đề bắt vòng chỉ kim gọi là mỏ
ổ. Trong quá trình tạo mũi thì vỏ ổ chuyển động quay tròn.
+Ruột ổ: được gắn trơn trong lòng vỏ ổ dùng để chứa thuyền, suốt. Trong quá
trình tạo mũi, ruột ổ không được phép quay tròn.
+Ốp ổ giữ ruột với vỏ ổ.
+ Đòn gánh được gắn ở thành máy để giữ ruột ổ không xoay cùng vỏ ổ.


+ Thuyền để tạo canh chỉ dưới và chứa suốt.
+ Suốt để quấn chỉ và được đặt trơn trong lòng thuyền.
-Phân loại:ổ thuyền,ổ chao,ổ quay tròn
Nếu phân loại theo mặt phẳng chuyển động của ổ:ổ đứng,ổ ngữa
-Nguyên lí hoạt động:máy may công nghiệp quay tròn,máy may gia đình quay chao.
-Liên hệ các trục trặc:
+ Gẫy kim do mỏ ổ đá kim, ruột ổ xoay, hệ thống truyền từ trục chính xuống trục
ổ bị lỏng.
+Gây đứt chỉ do mỏ ổ xướt cạnh, mấu đòn gánh xướt cạnh.
+ Bỏ mũi do bước đi giữa kim và mỏ ổ sai, mỏ ổ xa kim.
2.Trụ kim
*Chức năng: mang kim chuyển động lên xuống
*Cấu tạo:
*Hoạt động: chuyển động tình tiến lên xuống
Chuyển động tịnh tiến lên xuống của trụ kim: ở cơ cấu này trụ kim có dạng trụ thẳng, tiết
diện tròn, chuyển động trong bạc dẫn hướng hoặc trong khung trụ kim.
Ốc máy được gắn chặc vào trục chính, khi trục chính quay, óc máy có tác dụng như một tay
quay của cơ cấu. Biên trụ kim được liên kết với với óc máy nhờ chốt khuỷu cò, là liên kết bản
lề (khớp quay) trụ kim được liên kết vào biên trụ kim nhờ khóa kẹp trụ kim, cũng là liên kết
bản lề. Trụ kim có tác dụng là thanh trượt. Khi trục chính quay làm óc máy (1) quay theo
mang biên trụ kim (2) chuyển động lên xuống, kéo theo trụ kim (4) chuyển động tịnh tiến lên
xuống trong bạc trụ kim (6).
1:vỏ máy
2:bạc trên
3:trục chính
4:đối trọng
5:ty truyền trụ kim
6:trụ kim
7:khóa kẹp trụ kim
8:bạc dưới

Cơ cấu chuyển động của trụ kim
*Đặc điểm chuyển dộng của cơ cấu
Tốc độ chuyển động của trụ kim không đều, nhanh ở quảng giữa hành trình kim và chậm
dần về hai điểm chốt của cơ cấu (là hai điểm tận cùng trên và tận cùng dưới của hành trình
kim). Ở tất cả các máy, nguyên liệu được bố trí ở khoãng giữa hành trình kim là nơi kim đạt
vận tốc cao nhất. Nhờ đó kim xuyên qua được nguyên liệu may dễ dàng, nhẹ nhàng.
Khi cơ cấu chuyển động qua các điểm chết, thì năng lượng tổn hao rất lớn, gây hiện
tượng máy giật, chạy không êm.
* Các hỏng hóc đặc trưng của cơ cấu:
Do chế độ làm việc giữa hai bề mặt tiếp xúc là ma sát trượt nên phải bảo đảm việc bôi trơn
cho chúng. Khi làm việc lâu thường bị mềm lỗ bạc trụ kim và bề mặt trụ kim.
Do bạc có tác dụng dẫn hướng chuyển động cho trụ kim nên khi mòn thì dẫn tới chuyển
động của trụ kim mất chính xác, có thể gây bỏ mũi; trụ kim cong gây gãy kim, cứng máy, bỏ
mũi.
*Cơ cấu tay quay - con trượt:
Hoạt động: tay quay (1), ốc máy quay tròn thông qua con trượt vuông (2) chuyển động
trong rãnh trượt (4) của thanh (3) làm thanh (3) chuyển động lên xuống mang theo thanh
trượt (5) (trụ kim) tịnh tiến lên xuống trong bạc trụ kim.
Ưu điểm: cơ cấu này cho phép tạo ra chuyển động ngắt đoạn không đều của trụ kim bằng
cách thay đổi hình dạng rãnh trượt (4), có nghĩa là thay đổi quỹ đạo chuyển động tương đối
giữa con trượt và thanh (3).
Nhược điểm: do ma sát giữa con trượt và rãnh trượt lớn nên chỉ sử dụng được trong máy
tốc độ thấp.
3.Cơ cấu nén ép nguyên liệu
* tấm kim :Cách gọi khác là mặt nguyệt
- Dùng để đở nguyên liệu may,trên tấm kim có lổ kim để kim và chỉ đi qua
- Hình dạng tấm kim rất đa dạng
- Bề mặt phẳng và bóng để vải đi điều
- Kích thược lổ kim ảnh hưởng điến sự tạo mũi may của máy
- Lỗ tấm kim phải có độ bóng đảm bảo cho chỉ đi qua dễ dàng không bị đứt

- Cần giữ cho tấm kim sạch sẽ ,trơn bóng trong quá trình sử dụng
*chân vịt
- Chức năng: để ép nguyên liệu may lên mặt tấm kim tạo lực ép,phối hợp với rang cưa để chuyển
đấy nguyên liệu
- hoạt động: chân vịt ép vải lên mặt tấm kim phối hợp với chi tiết bắt mũi tạo thành mũi may (lúc
này răng cưa nằm dưới mặt phẳng tấm kim). Khi kim rút lên khỏi mặt vải thì răng cưa trồi khỏi mặt
tấm kim đội vải đi theo,Chân vịt ép vải vào răng cưa,tạo điều kiện cho răng cưa đẩy vải tới trước
* Hoạt động của chân vịt: chu kỳ làm việc gồm hai giai đoạn:
Đầu tiên, chân vịt ép vải lên mặt tấm kim để kim mang chỉ đi xuống, phối hợp với chi
tiết bắt mũi tạo thành mũi may. Lúc này răng cưa nằm dưới mặt phẳng tấm kim.
Sau đó, khi kim rút lên khỏi mặt vải thì răng cưa cũng trồi lên khỏi mặt tấm kim, đội vải
đi lên theo. Lúc này chân vịt ép vải vào răng cưa, tạo điều kiện cho răng cưa đẩy vải tới
trước. Ở giai đoạn 1, chân vịt phải tạo được lực ép phẳng, đều và đủ để bảo đảm nguyên liệu
được giữ căng, phẳng trên mặt tấm kim, nhất là ở vị trí kim xuyên qua nguyên liệu. Nếu
nguyên liệu may không được tạo độ căng phẳng cần thiết thì có ảnh hưởng đến độ bắt mũi do
vòng chỉ hình thành kém. Mặt khác, đường may có thể bị nhăn, xấu khi các mũi may được
thắt chặt mà độ căng vải yếu. Ở giai đoạn 2, lực ép chân vịt vào nguyên liệu lên bề mặt răng
cưa cũng phải đủ và đều thì răng cưa mới đẩy vải tốt.
* Hoạt động của cụm chân vịt:
Cơ cấu nén ép nguyên liệu trong máy may 1 kim bao gồm các chi tiết sau:
1.khuy nén trụ chân vịt
2.ty
3.lò xo nén
4.trụ chân vịt
5.khóa trụ chân vịt
6.khóa mở cụm đồng tiền
7.chân vịt

Nguyên lý hoạt động: văn khuy nén (1), khuy (1) ép lò
xo (3) tạo lực nén đàn hồi truyền qua khóa trụ chân vịt (5),

trụ chân vịt (4) tới chân vịt để đè lên nguyên liệu may. Tùy
theo độ độ dày mỏng của nguyên liệu mà ta điều chỉnh lực
ép chân vịt, khi cần tăng lực ép, ta vặn khuy (1) xuống. Khi
cần giảm lực ép, ta vặn khuy (1) lên. Đai ốc (1a) để khóa khuy nén (1) sau khi điều chỉnh
xong.
* Cơ cấu nâng chân vịt:
- Nâng bằng tay: dùng trong trường hợp nâng chân vịt trong thời gian dài. Khi xoay tay
nâng chân vịt theo chiều kim đồng hồ, tay nâng chân vịt thông qua cam nâng chân vịt, ke
nâng chân vịt, mấu nâng làm khóa kẹp chân vịt mang trụ chân vịt nâng lên.
- Nâng chân vịt dùng bằng cơ cấu gạt gối:
· Khi nghiêng gối để tác động vào cần gạt gối, cần gạt gối thông qua đế đỡ cần gạt
gối, trục gạt gối, cần nâng, thanh đẩy, ke truyền, thanh truyền, ke nâng, mấu nâng làm khóa
kẹp nâng trụ chân vịt lên. Khi không tác động gối vào cần nữa thì dưới tác động của lò xo các
chi tiết trên trở về trạng thái ban đầu và chân vịt hạ xuống.
· Dùng trong trường hợp nâng chân vịt trong thời gian ngắn, để tăng năng suất lao
động, ta sử dụng cơ cấu nâng chân vịt bằng gạt gối. Người công nhân chỉ cần ấn đầu gối phải
qua phải thì chân vịt nâng lên. Khi nhả đầu gối phải qua thì chân vịt được hạ xuống. Với cơ
cấu này, người công nhân được rãnh rỗi 2 tay nên thao tác trên sản phẩm được nhanh.
· Cơ cấu này gồm cần gạt gối (1), trục (2), tay đòn (3) được cố định ở mặt dưới của
bàn máy. Dây (4) nối tay đòn (3) với hệ thống tay đòn (5), trục (6) trên vỏ đầu máy. Dây (8)
nối tay đòn (7) với khóa mở cụm đồng tiền (9) của cụm chân vịt.
· Khi muốn nâng chân vịt nhanh, người công nhân ấn đầu gối phải qua phải, tác động
làm xoay cần gạt gối (1) qua phải, thông qua trục (2), tay đòn (3) làm dây nối (4) đi lên, đẩy
tay đòn (5) xoay, thông qua trục (6) làm tay đòn (7) xoay lên kéo theo dây nối (8) đi lên,
hto6ng qua khóa mở cụm đồng tiền (9), khóa trụ chân vịt, trụ chân vịt nhấc chân vịt đi lên.
Khi muốn hạ chân vịt xuống, nhả đầu gối chân phải ra, thì hệ thống gạt gối trả về vị trí cũ
nhờ lực hỗ trợ của lò xo đẩy (10) chân vịt được hạ xuống nhờ lò xo nén (3). Ngoài ra, tùy
theo kết cấu mỗi máy mà trên trục (2) hoặc tay đòn (3) có thiết kế cụm điều chỉnh độ nâng
chân vịt khi dùng gạt gối
4:cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu

*Gồm 3 cơ cấu:
-Cơ cấu răng cưa
-Cơ cấu đẩy răng cưa
-cấu điều khiển răng cưa
*Chức năng:đè vải giúp quá trình tạo vòng chỉ của kim và quá trình đẩy vải
a. Răng cưa:
- Chức năng: đẩy vải di chuyển.
- Qui trình hoạt động:
Răng cưa nhô lên trên mặt nguyệt.
Răng cưa đẩy về phía trước một khoảng cách tương ứng với chiều dài mũi may.
Răng cưa hạ xuống dưới mặt nguyệt.
Răng cưa lùi về vị trí ban đầu.
b. Cầu răng cưa: là chi tiết nhận đồng thời cả hai chuyển động nâng và đẩy do hai cơ cấu
nâng, đẩy tạo ra. Răng cưa được gắn trên cầu răng cưa và chuyển động theo chi tiết này. Có
thể nói cầu răng cưa là chuyển động cầu nối giữa hai cơ cấu nâng và đẩy.
c. Hoạt động của răng cưa.
-Cơ cấu nâng răng cưa:
Có nhiệm vụ tạo nên chuyển động nâng, hạ cầu răng cưa. Dưới đây là một dạng cơ cấu
nâng phổ biến trong các loại máy may mũi thắt nút.
Cam nâng (2) là dạng cam tròn lệch tâm, được gắn và nâng theo trục chính máy may (1).
Biên (3) nối với cam (2) và tay đòn (4). Tay đòn (4) và đế nâng (6) được nối cứng vào trục
nâng (5). Đế (6) có gắn con lăn (hoặc con trượt vuông) nằm trong ngàm cặp cá của cầu răng
cưa.
Nguyên lý hoạt động: khi trục chính quay, cam (2) quay theo làm biên (3) chuyển động
lên xuống. Tạo nên dao động xoay lắc của tay đòn (4), thông qua trục (5), làm đế (6) xoay
lắc. Do đế (6) đặt nằm ngang nên khi xoay lắc tạo nên chuyển động lên xuống của con lăn
(6a), tác động làm nâng hạ cầu răng cưa (7). Độ nâng hạ cầu răng cưa không thay đổi được.
- Cơ cấu đẩy răng cưa:
Có nhiệm vụ tạo nên chuyển động đẩy cầu răng cưa tới lui dọc đường may.
Dưới đây là một dạng cơ cấu đẩy phổ biến trong các dạng máy may thắt nút.

Cam đẩy (2) là cam tam giác (cam biến dạng), được gắn và quay theo trục chính (1).
Biên (3) có dạng cặp cá, ăn khớp với cam 92), một đầu nối với tay đòn (4), tay đòn (4) nối
cứng vào trục đẩy (5). Trên trục đẩy (5) có giá cầu đẩy (6). Giá (6) nối vào răng cưa (7) bằng
khớp bản lề.
Nguyên lý hoạt động:
Khi trục chính quay, cam (2) quay theo, thông qua biên (3), tay đòn (4), trục (5) làm
giá cầu đẩy (6) xoay lắc, kéo theo cầu răng cưa (7) chuyển động tới lui.
6.Cơ cấu cụm đồng tiền và cách hiệu chỉnh
* Me thuyền:
Me thuyền là 1 lá thép mỏng, được lắp ôm sát mặt trụ ngoài của thuyền bằng vít hãm (4)
vít (5) để điều chỉnh độ ép của me thuyền. Chỉ dưới trong suốt chỉ được kéo qua rãnh dẫn chỉ
(1), thoát ra ngoài lỗ chỉ (3). Khi điều chỉnh vít (5) làm thay đổi độ ép của me thuyền lên chỉ,
thì làm thay lực căng chỉ suốt.
Ngoài ra, lực căng chỉ dưới còn phụ thuộc vào cách đánh suốt chỉ (đánh lỏng hay chặt,
đánh chỉ đều hay không đều).
*Cụm đồng tiền:
Là chi tiết để điều chỉnh của tất cả các chi tiết đi từ ngoài vào máy, tạo lực căng chỉ kim.
Cụm đồng tiền trong mũi may thắt nút là đồng tiền chỉ kim.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Ép chỉ khi chân vịt hạ xuống, không ép chỉ khi chân vịt đi lên.
+ Lực ép chỉ phải là lực ép đàn hồi.
- Công dụng:
Nhờ có lực ép của cụm đồng tiền nên chỉ có độ căng, thực hiện việc thắt chặt mũi may
trên sản phẩm.

- Nguyên lý hoạt động của cụm đồng tiền:
Khi đang may sản phẩm, cụm đồng tiền phải ép để tạo lực căng chỉ. Khi cần nhấc chân
vịt lên để kéo sản phẩm may sang một vị trí khác thì cụm đồng tiền phải mở ra để ngừng ép
chỉ, giải phóng lực căng chỉ để được thoáng và việc di chuyển sản phẩm được dễ dàng, không
gây gãy kim, đứt chỉ.



1.Núm vặn
2.Trụ đồng tiền
3.Lò xo côn
4.Đồng tiền tống chỉ
5.Đồng tiền ép chỉ
6.Lò xo giật chỉ (râu tôm)
7.Thân cụm đồng tiền
8.Ty tống đồng tiền
7.Bộ phận cò giậc chỉ
 Cần chuyển động lên xuống.
 Điều hòa và cung cấp lượng chỉ kim cho mũi may
 Đầu cò đi xuống cung cấp chỉ khi mở và nới lỏng chỉ.Cò đi lên rút một lượng chỉ về đồng thời
kéo them chỉ từ cuộn vào một lượng chỉ mới bằng lượng chỉ vừa cung cấp
8.Cụm đánh suốt:
-Chức năng: đánh chỉ suốt tự động

III.Các hệ thống và cơ cấu khác trong máy may
a. Hệ thống bôi trơn:
- Khi máy hoạt động thì bơm dầu cũng hoạt động theo. Dầu được bơm hút từ bể
chứa qua lưới lọc tới ống đẩy dầu và các van điều chỉnh bôi trơn các bộ phận trong
máy. Dầu thừa ở phần đầu máy được bơm hút qua ống hút dầu thừa để trở về.
- Trong tất cả các loại thiết bị, đều phải trang bị hệ thống bôi trơn. Trong thiết bị
may hiện nay, thường được áp dụng các hình thức bôi trơn như:
+Bôi trơn bằng phương pháp thủ công
+Bôi trơn bằng ly tâm
+Bôi trơn bằng thẩm thấu
+Bôi trơn bằng bơm dầu tự động.


II. Hệ thống nhả chỉ – dẫn chỉ:
Bao gồm tất cả các chi tiết có chức năng tạo điều kiện tốt nhất để chỉ đi vào máy
và tạo thành mũi may được thuận tiện, đầy đủ và chính xác nhất.


III . Hệ thống điều hòa và cung cấp chỉ:
Để có mũi may đúng kỹ thuật thì việc kim tạo thành vòng chỉ và chi tiết bắt mũi
vào lấy vòng chỉ của kim chính xác mối chỉ là một phần của quá trình tạo mũi. Tiếp
theo sau đó mũi chỉ phải được thắt chặt đúng hình dạng, vị trí trên sản phẩm. Trong
khi lượng chỉ tiêu thụ cho mỗi mũi may từ 4 đến 5 mm cho mũi may thắt nút, 10 – 15
mm cho mũi may mắc xích kép thì lượng chỉ cần thiết phải lưu thông trong quá trình
tạo mũi thường lớn hơn nhiều lần (120 mm cho mũi may thắt mút, ở mũi mắc xích thì
ít hơn) lượng chỉ lưu thông này phụ thuộc vào dạng mũi may, kết cấu chi tiết bắt mũi.
Như vậy, phải có sự điều hòa lượng chỉ này. Việc điều hòa trong quá trình tạo mũi rất
quan trọng. Phải đảm bảo cung cấp đủ chỉ cho việc bắt mũi, khi bắt mũi rồi thì phải
thu hồi lượng chỉ dư về để thắt chặt mũi may và tiếp thêm chỉ từ cuộn vào cho quá
trình tạo mũi tiếp thêm chỉ vào cho quá trình tạo mũi tiếp theo sau.
Gồm:
-Cơ cấu tay quay – Cần lắc:
-Cơ cấu Cu – lít:
-Cơ cấu dùng cam óc (cam thùng):

IV. Cơ cấu cắt vải:
Trên máy may công nghiệp hiện đại có thể trang bị máy cắt vải, trong quá trình
may, nó sẽ cắt cạnh bên phải của vải. Trang bị cắt ở máy may chần đúp Textima có thể
điều chỉnh để cắt hoặc ngừng cắt tại cần điều khiển bằng tay. Khoảng cách cắt tại có
thể thay đổi từ 2,5; 3,2; 4,0 mm; 5,0 mm; 6,3 mm. Khi sử dụng thiết bị cắt phải thay
đổi tấm kim, chân vịt và chỉnh lại dao trên. Ngoài ra, còn có tâm bảo vệ và tự động hạ
xuống khi máy tự động cắt.
V. Cơ cấu cắt chỉ:

Trên các máy hiện đại có trang bị cơ cấu kéo cắt chỉ, điều khiển bằng điện tử.
Cơ cấu kéo cắt chỉ của máy may JUKI DDL 5550-6
B.CÁC BỆNH HỎNG HÓC THƯỜNG GẶP
Ở MÁY MỘT KIM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
I. Đứt chỉ:
1. Nguyên nhân do chỉ:
Chất lượng chỉ không bảo đảm.
Dùng chỉ không đúng độ se (đối với máy may 1 kim mũi thắt nút phải dùng chỉ se).
2. Nguyên nhân do máy:
a. Đứt chỉ trên:
· Chỉ đi qua nơi sắc cạnh.
· Bản lề thuyền không khép kín.
· Độ căng chỉ trên quá lớn.
· Cò giật chỉ rơ mòn.
· Ruột ổ rơ mòn.
· Ruột ổ rơ mòn.
· Sử dụng kim và chỉ không phù hợp.
· Chủng loại kim sai, chỉ số kim sai.
· Kim lắp sai.
· Chỉnh mỏ ổ đi quá sớm hoặc quá muộn.
· Máy chạy ngược.
· Chỉ bị kẹt trên đường đi.
· Sức căng của chỉ quá lớn hay quá nhỏ.
· Kim bị cong, kim bị sướt hoặc bị cùn.
· Kim quá nhỏ hay quá lớn so với chỉ.
· Lắp kim sai hướng.
· Đầu kim quá bé.
b. Đứt chỉ dưới:
· Me thuyền, me ổ, lỗ tấm kim sắc cạnh.
· Sức căng chỉ dưới quá chặt.

· Suốt chỉ quá đầy.

II. Bỏ mũi:
· Bước đi kim – ổ sai.
· Mỏ ổ mòn.
· Dùng kim và chỉ không phù hợp.
· Kim bị cong.
· Mũi kim bị cùn.
· Kim quá nhỏ hay quá lớn so với chỉ sử dụng.
· Kim gắn sai chiều.
· Lực ép chân vịt quá yếu, chân vịt cong vênh.
· Lỗ tấm kim lớn.
· Kim cong, tà mũi.
· Trụ kim cong, rơ mòn.
· Vải quá mỏng hoặc quá dày.
· Sức căng chỉ kim quá lớn.
· Tốc độ may quá nhanh.
· Định thời điểm đưa vải sai.
· Điều chỉnh lò xo giật chỉ sai (khoảng hoạt động quá lớn, sức căng quá nhiều).
· Răng cưa không đụng vải.
· Rãnh chân vịt quá lớn.
· Chân vịt không song song với mặt nguyệt.

III. Gãy kim:
· Kim cong, trụ kim rơ mòn.
· Chỉ to so với kim.
· Bước đi kim – ổ sai.
· Chỉ trên quá căng.
· Kim đâm vào chân vịt, tấm kim, thanh suốt.
· Kim bị tuột.

· Chất lượng nguyên liệu không đều.
· Kim quá sâu.
· Ruột ổ rơ mòn.
· Đòn gánh ruột ổ tuột.
· Bước đi kim – răng cưa ssai.

IV. Sùi chỉ:
1. Sùi liên tục:
a. Sùi trên (chỉ dưới bị kéo lên mặt trên sản phẩm)
· Đồng tiền quá chặt hoặc me thuyền quá lỏng.
· Râu tôm quá căng hoặc răng cưa đẩy quá muộn.
b. Sùi dưới (chỉ trên bị kéo xuống mặt dưới sản phẩm)
· Đồng tiền quá lỏng hoặc me thuyền quá chặt.
· Râu tôm yếu, răng cưa đẩy sớm.
· Ty tống đồng tiền quá dài.
c. Sùi từng đoạn:
· Mấu đòn gánh điều chỉnh chưa đúng.
· Ruột ổ rơ mòn.
· Me thuyền lệch hoặc mòn thành rãnh.

V. Các hỏng hóc khác:
1. Mũi may không đều:
· Răng cưa mòn hoặc quá thấp.
· Lực ép chân vịt yếu.
· Chân vịt rơ lỏng.
· Vải may bị dồn giữa mặt nguyệt và răng cưa.
2. Hư hỏng hệ thống bôi trơn
3. Vải nhăn:
· Lực căng 2 chỉ quá lớn.
· Răng cưa quá cao.

· Kim quá lớn.
· Răng cưa đẩy quá sớm.
· Chỉ có độ ma sát cao.
· Lực đè chân vịt quá lớn.
· Ổ đi quá trễ.
· Đường dẫn chỉ không tốt.
· Mặt chân vịt không trơn.
· Lỗ mặt nguyệt quá lớn.
· Rãnh chân vịt quá lớn.
· Chân vịt không song song với mặt nguyệt.
· Đầu kim bị cùn.
· Độ nghiêng của răng cưa không đúng.
· Tốc độ máy quá nhanh.
C.Hướng dẫn sử dụng và vận hành máy ma
- Trước khi cho máy hoạt động:
a. Không bao giờ cho máy hoạt động khi thiếu dầu trong bể dầu.
b. Sau khi lắp đặt máy, kiểm tra chiều quay củatrục động cơ. Dùng tay quay puly
máy cho kim đi xuống, và nhất nút ON rồi quan sát. Puly máy có chiều quay ngược
chiều kim đồng hồ khi nhấn từ cạnh bên của puly.
c. Đừng sử dụng loại puly động cơ lớn trong tháng đầu tiên trong tháng đầu tiên.
d. Xác định đúng điện thế và pha của động cơ theo bảng hiệu trên động cơ.
- Đề phòng khi máy hoạt động:
a. Để tay tránh khỏi kim khi nhấn nút ON và trong khi máy đang hoạt động.
b. Đừng để ngón tay vào trong đáp che cò giật chỉ khi máy đang hoạt động.
c. Phải chắc chắn đã nhấn nút OFF trước khi nghiêng đầu máy hoặc tháo đai
thuyền.
d. Suốt quá trình máy hoạt động, phải cẩn thận không đưa đầu, ngón tay, hay bất cứ
vật gì lại gần puly máy, đai thuyền, động cơ. Điều này có thể gây nguy hiểm.
e. Phải nhấn nút OFF khi rời khỏi máy.
f. Nếu máy có trang bị tấm che đai truyền, tấm bảo hiểm ngón tay hoặc các dụng

cụ bảo hiểm khác thì đừng cho máy hoạt động khi các tấm bảo hiểm này bị tháo ra.
1. Lắp đặt máy:
- Lắp bể chứa dầu:
· Bể chứa dầu phải đặt trên 4 góc của rãnh bàn máy.
· Đặt 2 miếng cao su vào 2 góc của cạnh A (cạnh gần người vận hành), dùng
đinh đóng lên. Đặt 2 tấm đệm vào góc ở cạnh B (cạnh có bản lề), dùng keo dán tấm
đệm xuống rãnh bàn máy. Bể chứa dầu được đặt lên các tấm đệm của 4 góc này.
- Lắp đầu máy.
- Lắp 2 bản lề vào mặt bàn máy, lắp đầu máy vào 2 bản lề này trước khi hạ đầu
máy lên các tấm đệm ở góc rãnh bàn máy.

2. Bôi trơn:
- Dùng dầu Juki New Difrix Oil No.1 đổ vào bể chứa dầu tới mức cao. Khi mức
dầu xuống dưới mức thấp, phải đổ đầy dầu vào bể chứa.
- Chỉ cho máy hoạt động sau khi cung cấp dầu, phải thấy sự bắn toé dầu khi nhìn
vào cửa thăm dầu nếu như cung cấp dầu đầy đủ.
3. Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho các bề mặt chi tiết:
- Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho cò giật chỉ và biên trụ kim tại vít. Lượng dầu
tối thiểu được cung cấp khi dấu chấm (A) ở gần biên trụ kim khi ta xoay vít theo
hướng (B).
- Lượng dầu tối đa được cung cấp khi ta xoay vít theo hướng (C) mang dấu chấm
(A) tới vị trí đối diện với biên trụ kim.
4. Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho ổ:
Lượng dầu cung cấp cho ổ tăng lên khi xoay vít điều chỉnh lượng dầu gắn ở trục ổ
theo hướng (A), giảm đi khi xoay vít theo hướng (B).
5. Lắp kim:
Chú ý: Nhấn nút OFF để tắt động cơ điện trước khi gắn kim
- Kim sử dụng: DB x 1, chọn chỉ số kim theo chỉ số chỉ và tính chất nguyên liệu
may.
- Quay Puly máy để đưa trụ kim lên tận cùng trên.

· Nới lỏng vít, xoay vẹt thoát mỏ ổ quay về phía đối diện mỏ ổ (phần vẹt xoay
vào trong phía pully).
· Gắn kim hết đốc theo hướng mũi tên vào trụ kim.
· Xiết thật chặc ốc lại.
· Kiểm tra theo rãnh dài © của kim có quay chính xác qua trái.
6. Lắp suốt chỉ vào thoi thuyền:
- Lắp suốt chỉ vào thuyền sao cho khi kéo chỉ thì suốt chỉ quay theo chiều mũi
tên.
- Kéo chỉ qua rãnh (A) của thuyền, quas khe của thuyền B. Khi làm việc, chỉ nằm
dưới me thuyền sẽ chui ra từ khe của me (B).
- Kiểm tra chiều quay của suốt bằng cách nắm đầu sợi chỉ kéo ra như hình vẽ.
7. Hướng dẫn xỏ chỉ trên đầu máy:
Chỉnh lực ép chỉ dưới:
- Dùng vít nhả xiết vít (A) để chỉnh lực ép me thuyền – xiết vít theo chiều kim
đồng hồ lực ép nặng và ngược lại.
- Thử lại như hình vẽ minh họa.
8. Điều chỉnh chiều dài mũi may:
- Xoay núm mặt số (1) theo chiều dài mũi tên cho con số yêu cầu tới trùng với
dấu chấm (A)
- Con số ghi trên mặt núm tính bằng milimet.
- Khi muốn giảm chiều dài mũi may, ta nhấn cần lại mũi (2) xuống và giữ ở vị trí
đó, rồi mới xoay núm (A).
9. Điều chỉnh lực căng chỉ:
- Lực căng chỉ kim:
· Điều chỉnh lực căng chỉ kim tùy theo tính chất của nguyên liệu may.
· Điều chỉnh tại nút (1).
· Xoay nút (1) theo chiều kim đồng hồ tì lực căng chỉ tăng. Xoay ngược chiều
kim đồng hồ thì lực căng chỉ giảm.
- Lực căng chỉ suốt:
- Vặn vít điều chỉnh lực căng (2) theo chiều kim đồng hồ thì làm tăng lực căng chỉ

suốt. Vặn ngược chiều
kim đồng hồ thì làm giảm lực căng chỉ.
10. Điều chỉnh lò xo giật chỉ:
- Thay đổi hành trình râu tôm:
· Nới lỏng vít (2).
· Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ thì làm tăng hành trình của kim râu
tôm (hướng (A))
· Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ (hướng (B)) thì làm giảm hành trình
râu tôm.
- Thay đổi độ căng của râu tôm:
· Nới lỏng vít (4).
· Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ thì tăng độ căng râu tôm.
· Xoay trụ (3) ngược chiều kim đồng hồ thì giảm độ căng râu tôm.
11. Tay nâng chân vịt:
- Dừng máy, xoay tay nâng (1) theo hướng (A) để nâng chân vịt lên khoảng 5,5
mm.
- Hạ tay nâng xuống theo hướng (B) thì chân vịt được hạ xuống.
- Sử dụng cơ cấu nâng bằng gạt gối có thể đạt độ nâng của chân vịt từ 10 – 13
mm.
12. Điều chỉnh lực ép chân vịt:
- Nới lỏng nút ren (2), xoay núm điều chỉnh lực ép (1) theo chiều kim đồng hồ
(hướng (A)) thì làm tăng lực ép chân vịt và ngược lại.
- Sau khi điều chỉnh, siết chặt núm(2).
- Với loại nguyên liệu thông dụng, thì chiều cao của núm điều chỉnh (1) trong
khoảng 29-32mm (5kg) (7kg đối với đời máy DDL 5530H, 5550H, 5530L)
- Chỉnh theo thông số tiêu chuẩn như trên nếu dùng thước đo.

13. Điều chỉnh độ cao của trụ chân vịt:
- Nới lỏng vít (1), điều chỉnh độ cao trụ chân vịt.
- Sau đó, siết thật chặt vít (1).

14. Điều chỉnh độ nâng của chân vịt khi dùng bộ phận gạt gối:
- Độ nâng tiêu chuẩn của chân vịt khi dùng bộ phận gạt gối là 10 mm.
- Có thể điều chỉnh độ nâng chân vịt lên tới 13 mm bằng tại vít điều chỉnh.
- Khi chỉnh độ nâng quá 10 mm, phải đảm bảo là trụ kim xuống tận cùng dưới thì
không chạm chân vịt.
15. Độ cao răng cưa:
- Độ cao răng cưa được đo từ mặt tấm kim lên đỉnh răng cưa:
· Độ cao 0,8 – 0,9 mm cho đời máy DDL 5550, DDL5530.
· Độ cao 0,7 – 0,8 mm cho đời máy DDL 5550A, DDL5530A.
· Độ cao 0,95 – 1,05 cho đời máy DDL 5550H, 5530H, DDL 5530L.
- Nếu răng cưa nhô lên quá cao, khi may vải mỏng sẽ làm nhăn sản phẩm (Nên
điều chỉnh độ cao từ 0,7 – 0,8 mm).
- Cách điều chỉnh:
· Nới lỏng vít (2) của tay đòn (1).
· Xê dịch cầu răng cưa lên xuống để điều chỉnh độ cao răng cưa.
· Siết thật chặt vít (2).
(a): răng cưa
(b): tấm kim
16. Điều chỉnh sự liên quan giữa kim và ổ:
Điều chỉnh thời điểm giữa kim và ổ như sau:
- Quay puly máy cho kim xuống tận cùng dưới, nới lỏng vít (1).
- Điều chỉnh độ cao trụ kim:
· Nếu dùng kim DBx* : cho vạch dấu (A) của trụ kim (2) trùng với mép đáp
của bạc trụ kim dưới (3), sau đó siết chặt vít (1).
· Nếu dùng kim DAx* : cho vạch dầu (C ) của trụ kim cắm trùng với mép
đáy của bạc trụ kim dưới, siết chặt vít (1).
- Điều chỉnh vị trí của ổ (a):
· Nếu dùng kim DB: nới lỏng 2 vít hãm của ổ, quay puly máy cho trụ kim đi
lên, khi vạch dấu (B) của trụ kim(2) nằm trùng với mép đáy của bạc trụ kim dưới (3)
thì ngừng lại.

· Nếu dùng kim DA : nới lỏng 2 vít hãm của ổ, quay puly máy cho trụ kim đi
lên, vạch dấu (D) nằm trùng với mép đáy của bạc trụ kim (3) thì ngừng lại.
- Cho đính mỏ ổ (5) nằm ngay tâm kim và khe hở giữa kim và mỏ ổ đạt 0,04 –
0,1 mm. Sau đó, xiết thật chặt 2 vít hãm ổ.
- Chú ý: Khi thay đổi mới, sử dụng ổ cơ số B18301270A0 (đời máy DDL –
5530H, - 5530L, - 5550H dùng ổ 1109259).
17. Điều chỉnh lượng chỉ cung cấp cho mỗi mũi may:
- Khi may vải dày, chuyển đáp (1) qua trái theo hướng (A) để tăng lượng chỉ
được kép vào cuộn chỉ bởi cò giật chỉ.
- Khi may vải mỏng, chuyển đáp (1) qua phải theo hướng (B) để giảm lượng chỉ
kéo vào tự cuốn bởi cò giật chỉ.
- Thông thường, đáp (1) ở vị trí mà vạch (C ) của nó trùng với tâm vít hãm.
18. Lắp đặt đai truyền và bộ phận đánh chỉ suốt:
- Khoan 2 lỗ bắt vít (A) và (B) trên mặt bàn máy.
- Lắp chốt đỡ vào lỗ ren trên máy.
- Xác định vị trí đúng của tấm che đai và cố định nó vào đầu máy bằng vít hãm và
bạc chặn.

×