Trường THPT Trần Khai Nguyên
Đề ôn tập
Kiểm tra học kỳ 2, năm học 2008 – 2009
Môn : Vật lý 12 (nâng cao)
Mã đề : 121 (nâng cao) Thời gian làm bài : 60 phút, không kể thời gian phát đề.
Câu 1: Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Phương truyền ánh sáng. B. Bước sóng. C. Tần số. D. Vận tốc truyền.
Câu 2: Sự phát sáng nào sau đây là sự quang phát quang?
A. Sự phát sáng của đèn dây tóc khi có dòng điện truyền qua.
B. Chất khí phát sáng khi có sự phóng điện qua chúng.
C. Tia catôt làm phát quang một số chất.
D. Tia tử ngoại làm phát quang một số chất.
Câu 3: Nguyên tử hydro phát ra những photon ứng với những vạch của dãy Pasen khi
A. electron chyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo O.
B. electron chyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L.
C. electron chyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo K.
D. electron chyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo M.
Câu 4: Cho biết công thoát của electron ra khỏi bề mặt của natri là 3,975.10
-19
J. Giới hạn quang điện của
natri là
A. λ
0
= 500 nm. B. λ
0
= 0,4 µm. C. λ
0
= 5.10
–6
m. D. λ
0
= 4000 Å.
Câu 5: Thực hiện giao thoa ánh sáng với khe Iâng (Young). Khoảng cách từ hai khe đến màn là 3 m. Trên
màn quan sát ta đo từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 6 dài 3 mm và hiệu đường đi từ hai khe S
1
và S
2
tới
vân sáng bậc 6 là 3 µm. Khoảng cách giữa hai khe và bước sóng lần lượt là
A. λ = 0,6 µm và a = 4 mm. B. λ = 0,5 µm và a = 3 mm.
C. λ = 0,5 µm và a = 2 mm. D. λ = 0,6 µm và a = 3 mm.
Câu 6: Chọn câu sai.
A. Một vật ở trạng thái nghỉ có khối lượng m
0
thì khi chuyển động sẽ có khối lượng m với m < m
0
.
B. Động năng của một hạt nhân được tính bằng : W
đ
= (m – m
0
)c
2
với m là khối lượng động và m
0
là khối
lượng nghỉ của hạt nhân.
C. Để đo khối lượng hạt nhân người ta có thể dùng các đơn vị như u ; kg ; Mev/c
2
.
D. Một vật có khối lượng m sẽ có năng lượng tương ứng E = mc
2
.
Câu 7: Một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng thì
A. tổng động lượng của các hạt nhân tăng lên sau phản ứng.
B. tổng độ hụt khối của các hạt nhân tăng lên sau phản ứng.
C. tổng tăng lượng toàn phần của các hạt nhân tăng lên sau phản ứng.
D. tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tăng lên sau phản ứng.
Câu 8: Trong thí nghiệm Iâng (Young) về giao thoa ánh sáng. Ta đo được khoảng cách giữa 5 vân liên tiếp
là 0,8 cm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 3 đến vân tối thứ ba ở hai bên vân trung tâm là
A. 1,73 cm. B. 0,019 m. C. 0,011 m. D. 4,8.10
–3
m.
Câu 9: Trong hiện tượng quang điện ngoài, trên đồ thị có trục hoành biểu diễn cường độ ánh sáng chiếu I
as
và trục tung biểu diễn cường độ dòng quang điện bảo hòa I
bh
ta được đồ thị có hình dạng là
A. đường hyperbol. B. đường thẳng song song trục hoành.
C. đường parabol. D. đường thẳng qua gốc tọa độ.
Câu 10: Các sóng nào sau đây không có bản chất là sóng điện từ?
A. Tia Rơnghen. B. Sóng hồng ngoại. C. Sóng âm. D. Sóng vô tuyến.
Câu 11: Một nguồn sáng nằm trong một hệ qui chiếu đang chuyển động đều với tốc độ v = 0,1c. Đối với hệ
qui chiếu đứng yên ánh sáng từ nguồn trên phát ra có tốc độ truyền v’ trong chân không là
A. v’ = 1,1c. B. v’ = c. C. v’ phụ thuộc vào phương chuyển động của nguồn.
D. v’ = 0,9c.
Câu 12: Chọn câu sai.
A. Trong phóng xạ β
–
hạt nhân con có nguyên tử số lớn hơn hạt nhân mẹ.
B. Trong phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng thì các hạt nhân sau phản ứng bền vững hơn hạt nhân trước
phản
ứng.
C. Kích thước của nguyên tử rất lớn so với kích thước hạt nhân của nó.
D. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp một hạt nhân
He
2
4
lớn hơn khi phân hạch một hạt nhân
U
235
92
.
Câu 13: Điều nào sau đây sai khi nói về tia tử ngoại?
A. Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng tím.
B. Có bản chất là sóng điện từ.
C. Dùng để diệt khuẩn, chống bệnh còi xương.
D. Có tác dụng sinh học.
Câu 14: Giới hạn quang điện phụ thuộc vào
A. tần số của ánh sáng chiếu vào catốt. B. bản chất của kim loại.
C. hiệu điện thế U
AK
giữa anốt và catốt. D. khoảng cách giữa anốt và catốt.
Câu 15: Để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay người ta dùng
A. ánh sáng nhìn thấy. B. tia tử ngoại. C. tia Rơnghen. D. tia hồng ngoại.
Câu 16: Cho biết công thoát của electron ra khỏi bề mặt của một kim loại là 2,4 eV. Chiếu bức xạ có
λ = 0,75.λ
o
(λ
o
là giới hạn quang điện của kim loại) thì động năng ban đầu cực đại của quang electron là
A. W
đ0(max)
= 0,8 eV. B. W
đ0(max)
= 1,8 eV. C. W
đ0(max)
= 3 eV. D. W
đ0(max)
= 1,2 eV.
Câu 17: Khi truyền từ không khí vào nước thì năng lượng của photon thay đổi thế nào?
A. Không đổi. B. Tăng lên. C. Không xác định được vì thiếu dữ kiện. D. Giảm xuống.
Câu 18: Chiếu ánh sáng tím có λ = 400 nm vào catốt của một tế bào quang điện thì có hiện tượng quang
điện và khi hiệu điện thế U
AK
≤ – 0,85 V thì không có electron quang điện nào đến được anốt. Công thoát
của electron ra khỏi kim loại làm catốt là
A. A = 2,65.10
–19
J. B. A = 3,61.10
–19
J. C. A = 36,1.10
–19
J. D. A = 26,5.10
–19
J.
Câu 19: Trong hiện tượng quang điện, f
0
là tần số nhỏ nhất để có hiện tượng quang điện, λ
0
là giới hạn
quang điện, U
h
là điện áp hãm, h là hằng số planck, e là điện tích nguyên tố. Chọn biểu thức đúng.
A. hf = hλ
0
+ eU
h
. B. hf = hf
o
+ (½)mv
2
0max
. C. hf = hf
0
– eU
h
. D. hf = hλ
0
+ (½)mv
2
0max
.
Câu 20: Chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 489 nm lên tấm kim loại natri là catốt một tế bào quang điện.
Cho biết công suất chiếu sáng là 1,25 W và cường độ dòng quang điện bảo hòa là 5 mA. Hiệu suất lượng tử
của tế bào quang điện là
A. H = 2,5 %. B. H = 1,5 %. C. H = 2 %. D. H = 1 %.
Câu 21: Cho biết bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Lai-man là 122 nm và bước sóng của vạch đầu tiên
trong dãy Ban-me là 656 nm. Bước sóng của vạch thứ hai trong dãy Lai-man là
A. λ = 486 nm. B. λ = 97,5 nm . C. λ = 102,9 nm D. λ = 412 nm.
Câu 22: Trong phản ứng hạt nhân đại lượng nào sau đây được bảo toàn ?
A. Điện tích. B. Nguyên tử số. C. Động năng. D. Số nơtrôn.
Câu 23: Trong các loại bức xạ như hồng ngoại, tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy. Bức xạ có tần số lớn
nhất là
A. tia x. B. tia hồng ngoại. C. ánh sáng nhìn thấy. D. tia tử ngoại.
Câu 24: Với ε
1
, ε
2
, ε
3
lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và
bức xạ hồng ngoại thì
A. ε
2
> ε
1
> ε
3
. B. ε
2
> ε
3
> ε
1
. C. ε
3
> ε
1
> ε
2
. D. ε
1
> ε
2
> ε
3
.
Câu 25: Hiện tượng quang điện chứng tỏ
A. ánh sáng có tính chất hạt. B. ánh sáng là sóng ngang.
C. ánh sáng có tính chất sóng. D. ánh sáng có bản chất là sóng điện từ.
Câu 26: Trong thí nghiệm Iâng (Young) dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Biết khỏang cách hai khe
là 3 mm. Hiện tuợng giao thoa được quan sát trên màn ảnh cách nguồn là D. Nếu dời màn này ra xa thêm
0,6 m thì khoảng vân tăng thêm 0,12 mm. Bước sóng λ có giá trị là
A. λ = 0,7 µm. B. λ = 0,5 µm. C. λ = 0,6 µm. D. λ = 0,4 µm.
Câu 27: Trong thí nghiệm Iâng (Young) với nguồn ánh sáng đơn sắc có tần số f = 5.10
14
Hz. Cho biết
khoảng cách giữa hai khe sáng là a = 0,3 mm, khoảng cách giữa hai khe sáng đến màn hứng vân là D = 1
m. Tại điểm M cách vân trung tâm 7 mm là
A. vân tối thứ 4. B. vân sáng bậc 4. C. vân sáng bậc 3. D. vân tối thứ 3.
Câu 28: Hạt nhân
Th
232
90
sau x lần phóng xạ α và y lần phóng xạ β
–
thì biến đổi thành hạt nhân
Pb
208
82
. Chọn kết
luận đúng.
A. x = 2 ; y = 3. B. x = 6 ; y = 4. C. x = 3 ; y = 2. D. y = 6 ; x = 4.
Câu 29: Trong một thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe S
1
và S
2
được chiếu sáng bằng 2 ánh
sáng đơn sắc có bước sóng λ
1
= 6000 Å và λ
2
= 400 nm. Tại vân sáng bậc 2 của λ
1
trùng với
A. vân tối thứ 4 của λ
2
. B.
vân sáng bậc 3 của λ
2
.
C. vân sáng bậc 4 của λ
2
.
D. vân tối thứ 3 của λ
2
.
Câu 30: Chiếu một bức xạ đơn sắc vào bề mặt của một tấm kim loại để có hiện tượng quang điện ta phải
A. tăng bước sóng của bức xạ. B. tăng nhiệt độ của tấm kim loại.
C. tăng tần số của bức xạ. D. tăng điện áp U
AK
giữa anốt và catốt.
Câu 31: Poloni là một chất phóng xạ α có chu kỳ bán rã là 138 ngày. Thời gian cần để khối lượng Po bị phân rã gấp
3 khối lượng Po còn lại là
A. t = 276 ngày. B. t = 414 ngày. C. t = 46 ngày. D. t = 87 ngày.
Câu 32: Cho biết giới hạn quang điện của natri là 5000 Å. Chiếu ánh sáng trắng (0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm) vào
bề mặt của natri thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện là
A. W
đ0(max)
= 42.10
–20
J. B. W
đ0(max)
= 25.10
–20
J.
C. W
đ0(max)
= 0,4.10
–18
J. D. W
đ0(max)
= 10
–19
J.
Câu 33: Trong thí nghiệm Young về giao thao với ánh sáng đơn sắc, người ta thấy trên màn quan sát
khoảng vân là 0,3 mm. Điểm M cách vân sáng chính giữa 3 mm, điểm N cách vân sáng chính giữa 1,2 mm.
Hỏi từ điểm M đến điểm N có bao nhiêu vân sáng? Biết M và N ở cùng một bên của vân sáng chính giữa.
A. 6. B. 5. C. 7. D. 8.
Câu 34: Chọn câu sai.
A. Tia laze có bản chất là sóng điện từ.
B. Một nguyên tử ở trạng thái cơ bản thì không thể phát ra photon.
C. Hiện tượng quang dẫn là điện trở của bán dẫn tăng khi được chiếu sáng thích hợp.
D. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc vào bản chất của kim loại.
Câu 35: Một hạt có động năng bằng ¼ năng lượng nghỉ của nó khi tốc độ chuyển động của nó là
A. v = 0,25c. B. v = 0,8c. C. v = 0,6c. D. v = 0,4c.
Câu 36: Cho biết khối lượng các hạt nhân: m(B) = 10,01290u; m(T) = 3,01605u; m(Be) = 9,01218u;
m(Ar) = 36,95688u; m(Cl) = 36,95656u; m(H) = 1,00728 u; m(He) = 4,00150u; m(n) = 1,00867u. Cho hai
phản ứng hat nhân là
10 3 9
5 1 4
B T Be+ → α +
(1) ;
37 37
17 18
Cl p n Ar+ → +
(2). Chọn kết luận đúng.
A. (1) và (2) là 2 phản ứng tỏa nhiệt. B. (1) là phản ứng tỏa nhiệt và (2) là phản ứng thu nhiệt.
C. (1) và (2) là 2 phản ứng thu nhiệt. D. (1) là phản ứng thu nhiệt và (2) là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 37: Cho biết khối lượng các hạt nhân: m
D
= 2,0136u; m
T
= 3,0160u; m
n
= 1,0087u, m
He
= 4,0015u;
1u = 931 MeV/c
2
. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng
nHeTD
4
2
3
1
2
1
+→+
là
A. 1,63.10
20
J. B. 3,53.10
20
J. C. 3,53.10
26
J. D. 1,63.10
26
J.
Câu 38: Chọn câu sai.
A. Các nguyên tử có cùng nguyên tử số thì có hóa tính giống nhau.
B. Nơtrôn là một nuclôn không mang điện.
C.
H
1
1
và
T
3
1
là hai hạt nhân đồng vị.
D. Khối lượng của hạt nhân
C
12
6
là 12u.
Câu 39: Một nguồn phát ra các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 100 nm đến 0,6 µm. Các loại bức xạ
được phát ra là
A. tia tử ngoại, tia X.
B. ánh sáng thấy được, tia tử ngoại.
C. tia hồng ngọai, ánh sáng thấy được, tia tử ngoại.
D. ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia X.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây sai về quang phổ liên tục?
A. Được phát ra từ các vật rắn khi bị đun nóng.
B. Được dùng để xác định thành phần cấu tạo cùa các vật phát sáng.
C. Là một dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
D. Không phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn sáng.
* * * * * Hết * * * * *
Đề nâng cao
Đáp án đề 121 nâng cao
1/C , 2/D , 3/D , 4/A , 5/B , 6/A , 7/B , 8/C , 9/D , 10/C ,
11/B , 12/D , 13/A , 14/B , 15/C , 16/A , 17/A , 18/B , 19/B , 20/D ,
21/C , 22/A , 23/A , 24/A , 25/A , 26/C , 27/A , 28/B , 29/B , 30/C ,
31/A , 32/D , 33/C , 34/C , 35/C , 36/B , 37/D , 38/D , 39/B , 40/B ,