Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học 2012 -2013 Môn Địa lý - Lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.09 KB, 6 trang )

Ma trận xác định mức độ yêu cầu của đề kiểm tra chất lượng đầu năm
Khối lớp 12 (2012 -2013)
Chủ đề (nội
dung)/mức độ
nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ
cao
- Việt Nam trên
đường đổi mới
và hội nhập
- Vị trí địa lý và
lịch sử phát
triển lãnh thổ
- Biết liên hệ SGK với
các vấn đề của thực tiến
cuộc sống, khi tìm hiểu
các thành tựu của công
cuộc Đổi mới.
- Phân tích được ý
nghĩa của vị trí địa lý,
phạm vi lãnh thổ đối với
đặc điểm tự nhiên, kinh
tế - xã hội và an ninh
quốc phòng.
40% tổng số
điểm = 4 điểm
100% tổng số điểm = 4
điểm
Vận dụng và
rèn luyện kỹ


năng
- Sử dụng Atlas Địa
lý Việt Nam
-Vẽ biểu đồ
Tính toán và nhận xét
biểu đồ
60% tổng số
điểm = 6 điểm
66,6 % tổng số điểm
= 4 điểm
33,4 % tổng số điểm
= 2 điểm
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 3
40% tổng số điểm = 4
điểm
40 % tổng số điểm
4 điểm;
20 % tổng số điểm
= 2 điểm


SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học 2012 -2013
Môn: Địa lý - Lớp 12
Thời gian: 45 ph
ĐỀ 1
Câu 1: (4 điểm). Trình bày bối cảnh và diễn biến của quá trình Đổi mới ở nước ta.

Câu 2 . (2 điểm). Dựa và Atlas và kiến thức đã học kể tên các quốc gia Đông Nam Á biển đảo.
Câu 3 (4 điểm) Cho bảng số liệu: Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số
khu vực châu Á – năm 2003.
STT Khu vực Số khách du lịch đến
(nghìn lượt người)
Chi tiêu của khách du lịch
(triệu USD)
1 Đông Á 67230 70594
2 Đông Nam Á 38468 18356
3 Tây Nam Á 41394 18419
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của một số khách du lịch ở một số
khu vực châu Á, năm 2003.
b) Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực.
c) Nhận xét số khách và chi tiêu của khách quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và
Tây Nam Á.
Hết
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlas Địa lý lớp 12.
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học 2012 -2013
Môn: Địa lý - Lớp 12
Thời gian: 45 ph
ĐỀ 2
Câu 1: (4 điểm). Trình bày những thành tựu và những dẫn chứng của quá trình Đổi mới ở nước ta.
Câu 2. (2 điểm). Dựa và Atlas và kiến thức đã học kể tên các tọa độ địa lý trên đất liền của nước ta và
nêu cụ thể tên tỉnh có các điểm cực đó.
Câu 3. (4 điểm):Cho bảng số liệu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1997 (Đơn vị : %)
Các ngành (Khu vực) 1985 1990 1997

Khu vực 1 (Nông, lâm, ngư nghiệp) 43,5 40,7 25,2
Khu vực 2 (Công nghiệp, xây dựng) 21,9 22,5 33,1
Khu vực 3 (Dịch vụ) 34,6 36,8 41,7
a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1997.
b) Nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giữa các ngành trong thời kỳ này.
Hết
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlas Địa lý lớp 12.
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học 2012 - 2013
Môn: Địa lý - Lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút.
ĐỀ 3
Câu 1: (4 điểm). Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng của nước
ta
Câu 2. (2 điểm). Dựa và Atlas và kiến thức đã học kể tên các tỉnh của nước ta có đường biên giới trên
đất liền giáp với Trung Quốc và Campuchia.
Câu 3. (4 điểm).Cho bảng số liệu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1997 (Đơn vị : %)
Các ngành (Khu vực) 1985 1990 1997
Khu vực 1 (nông, lâm, ngư nghiệp) 43,5 40,7 25,2
Khu vực 2 (Công nghiệp, xây dựng) 21,9 22,5 33,1
Khu vực 3 (Dịch vụ) 34,6 36,8 41,7
a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1997.
b) Nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giữa các ngành trong thời kỳ này.
Hết
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlas Địa lý lớp 12.
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học 2012 - 2013
Môn: Địa lý - Lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút.
ĐỀ 4
Câu 1: (4 điểm). Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý về mặt tự nhiên của nước ta.
Câu 2. (2 điểm). Dựa và Atlas và kiến thức đã học kể tên các quốc gia Đông Nam Á ở lục địa.
Câu 3 (4 điểm) Cho bảng số liệu: Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số
khu vực châu Á – năm 2003.
STT Khu vực Số khách du lịch đến
(nghìn lượt người)
Chi tiêu của khách du lịch
(triệu USD)
1 Đông Á 67230 70594
2 Đông Nam Á 38468 18356
3 Tây Nam Á 41394 18419
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của một số khách du lịch ở một số
khu vực châu Á, năm 2003.
b) Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực.
c) Nhận xét số khách và chi tiêu của khách quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và
Tây Nam Á.
Hết
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlas Địa lý lớp 12.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu 1: Bối cảnh và diễn biến của công cuộc Đổi mới ở nước ta. (4 điểm)
a/ Bối cảnh:
- Ngày 30/04/1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến
tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 diễn biến phức

tạp.  Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
b/ Diễn biến:
- Công cuộc đổi mới bắt đầu từ Đại hội Đảng lần VI (năm 1986) với 3 xu thế:
+ Dân chủ hóa đời sống KT-XH
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
+ Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 2 Các quốc gia Đông Nam Á biển đảo: (2 điểm)
Malaixia, Indonesia, philippines, Singapore, Đông Timor, Brunei.
Câu 3: (4 điểm)
a) Vẽ biểu đồ: Yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột có 2 trục tung, mỗi khu vực có 2 cột (một cột thể
hiện số khách du lịch, một cột thể hiện chi tiêu của khách du lịch)
- Ghi đủ số liệu trên từng đỉnh cột, chú giải, tên biểu đồ.
b) Tính toán chi tiêu của khách du lịch:
Đông Á: 1050 USD/ người; Đông Nam Á: 477 USD/ người ; Tây Nam Á: 445 USD/ người.
c) Nhận xét Số lượng khách du lịch Đông Nam Á năm 2003 có số du khách ít hơn 2 khu vực
còn lại.
Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á chỉ xấp xỉ khu vực Tây Nam Á,
nhưng thua nhiều lần so với khu vực Đông Á. Điều đó cho thấy các sản phẩm du lịch cũng như
trình độ phát triển của du lịch của khu vực Đông Nam Á tuy giàu tiềm năng nhưng còn thua
các khu vực khác vì những bất ổn về kinh tế, chính trị và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu
và thiếu.
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Câu 1: Những thành tựu và những dẫn chứng của quá trình Đổi mới ở nước ta. (4 điểm)
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và
kiềm chế ở mức 1 con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CN hoá, hiện đại hoá.
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét
- Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
Câu 2. Các tọa độ địa lý trên đất liền của nước ta (2 điểm)

Tính phần đất liền có hệ tọa độ:
Điểm cực Bắc 23
o
23’B trên cao nguyên Đồng Văn (tại xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang)
Điểm cực Nam 8
o
34’B tại xóm Mũi, xã Đất Mũi (Mũi Cà Mau), huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau.
Điểm cực Đông 109
o
24’Đ ở bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa.
Điểm cực Tây 102
o
09’ Đ xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Câu 3:- Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1997. (4 điểm)
Biểu đồ hình tròn: vẽ 3 hình tròn bán kính bằng nhau đầy đủ các nội dung (tỉ lệ phần trăm của
mỗi hợp phần, chú giải, tên biểu đồ) và chính xác về tỉ trọng.
- Nhận xét:Tỉ trọng cơ cấu giữa các ngành từ năm 1985 đến 1997 có sự thay đổi
+ Khu vực 1 giảm tỉ trọng 18,3%.
+ Khu vực 2 tăng tỉ trọng 11,2%
+ Khu vực 3 tăng tỉ trọng 7,1%
 Sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành ở nước ta thời kỳ này theo hướng CNH – HĐH.
ĐÁP ÁN ĐỀ 3
Câu 1: Ý nghĩa của vị trí địa lý về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng của nước ta.
(4 điểm)
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với
các nước trên thế giới  có điều kiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực
và trên thế giới.

+ Vùng biển rộng lớn, giàu có  phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt
hải sản, giao thông biển, du lịch…)
- Về văn hóa - xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng
phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Về chính trị quốc phòng: vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị và quân sự của vùng Đông
Nam Á.
Câu 2. Các tỉnh của nước ta có đường biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc và
Campuchia. (2 điểm)
+ Các tỉnh giáp với Trung Quốc:Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai
Châu, Điện Biên.
+ Các tỉnh giáp với Campuchia: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây
Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Câu 3: (4 điểm)
- Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1997. (4 điểm)
Biểu đồ hình tròn: vẽ 3 hình tròn bán kính bằng nhau đầy đủ các nội dung (tỉ lệ phần trăm của
mỗi hợp phần, chú giải, tên biểu đồ) và chính xác về tỉ trọng.
- Nhận xét:Tỉ trọng cơ cấu giữa các ngành từ năm 1985 đến 1997 có sự thay đổi
+ Khu vực 1 giảm tỉ trọng 18,3%.
+ Khu vực 2 tăng tỉ trọng 11,2%
+ Khu vực 3 tăng tỉ trọng 7,1%
 Sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành ở nước ta thời kỳ này theo hướng CNH – HĐH.
ĐÁP ÁN ĐỀ 4
Câu 1: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý về mặt tự nhiên của nước ta. (4 điểm)
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa.
- Tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: theo chiều Bắc - Nam, miền núi và đồng bằng ven biển.
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
Câu 2. Các quốc gia Đông Nam Á ở lục địa: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma.
(2 điểm)
Câu 3:

a) Vẽ biểu đồ: Yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột có 2 trục tung, mỗi khu vực có 2 cột (một cột thể
hiện số khách du lịch, một cột thể hiện chi tiêu của khách du lịch)
- Ghi đủ số liệu trên từng đỉnh cột, chú giải, tên biểu đồ.
b) Tính toán chi tiêu của khách du lịch:
Đông Á: 1050 USD/ người; Đông Nam Á: 477 USD/ người ; Tây Nam Á: 445 USD/ người.
c) Nhận xét Số lượng khách du lịch Đông Nam Á năm 2003 có số du khách ít hơn 2 khu vực
còn lại.
Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á chỉ xấp xỉ khu vực Tây Nam Á,
nhưng thua nhiều lần so với khu vực Đông Á. Điều đó cho thấy các sản phẩm du lịch cũng như
trình độ phát triển của du lịch của khu vực Đông Nam Á tuy giàu tiềm năng nhưng còn thua
các khu vực khác vì những bất ổn về kinh tế, chính trị và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu
và thiếu.

×