Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 12 LẦN 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.42 KB, 5 trang )

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng
không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in
nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt
bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên
Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành
phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ
về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình
ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v
càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là
cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống
phẳng hiện nay ”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách
cũng dần phôi pha”? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25
điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI: 12
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Đề thi có 02 trang
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 5. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 8. Hai dòng thơ: Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con biểu đạt vấn
đề gì? (0,25 điểm)
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: ( 3,0 điểm)
Ai có tri thức thì người ấy có sức mạnh. (Lê Nin)
Anh (chị) hãy viết bài nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.
Câu 2: (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn ở người vợ nhặt (trong Vợ nhặt –Kim Lân) và người đàn bà
hàng chài (trong Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu ) .
……………………………….HẾT………………………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh: …………………………………………… SBD:………………
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI:12

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Đáp án gồm 02 trang
Câu Ý Nội dung Điểm
Phần I: Đọc hiểu
1 Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay 0,5
2 So sánh 0,25
3 Vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện
thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại
bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi
pha.
0,5
4 Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách nhưng phải chặt chẽ, thuyết phục, hợp
lí.
0,25
5 Biểu cảm. 0,25
6 Qua chuyện cây tre, tác giả ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: luôn vượt
qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương, tinh thần
đoàn kết gắn bó lẫn nhau.
0,5
7 Ẩn dụ, nhân hóa. 0,5
8 Biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre, cũng
tức là của con người Việt Nam.
0,25
Phần II: Làm văn
1 Ai có tri thức thì người ấy có sức mạnh. (LêNin)
Anh (chị) hãy viết bài nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu
nói trên.
a Nêu vấn đề cần nghị luận 0,25
b Giải thích.
- Tri thức: hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng mà con người lĩnh hội được thông qua

học tập, trải nghiệm cuộc sống.
0,75
- Sức mạnh: chỉ khả năng thực hiện một việc nào đó.
- Ý nghĩa câu nói: người có tri thức thì sẽ có khả năng thực hiện được mọi công
việc, giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống.
c Bàn luận.
- Người có tri thức có thể làm giàu, có uy tín trong xã hội, hiểu biết thêm về chính
mình, cuộc sống xung quanh, hòa nhập với cộng đồng, có khả năng và bản lĩnh
thực hiện được những dự định, giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống (dẫn
chứng)
0,75
- Người có tri thức có thể đóng góp cho đất nước những sáng kiến, phát minh thúc
đẩy xã hội phát triển. (dẫn chứng)
0,5
- Người có tri thức là có sức mạnh nhưng tri thức phải đi đôi với nhân cách. 0,25
d Bài học nhận thức và hành động
- Hiểu đúng sự cần thiết của tri thức trong cuộc sống hiện đại.
- Có phương hướng cụ thể, có ý thức cho việc học tập trau dồi tri thức.
2 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn ở người vợ nhặt (trong Vợ nhặt –Kim
Lân) và người đàn bà hàng chài (trong Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh
Châu ) .
a Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,25
b Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn ở hai nhân vật.
* Người vợ nhặt:
- Giới thiệu chung
+ Người vợ nhặt trong tác phẩm tuy không được miêu tả nhiều nhưng vẫn là một
trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sống
động bằng nghệ thuật đối lập.
+ Dù hoàn cảnh sống bi thảm nhưng người vợ nhặt vẫn giữ được những phẩm chất
tốt đẹp của mình.

0,25
- Biểu hiện:
• Nội dung:
+ Lòng ham sống mãnh liệt.
+ Biết điều, ý tứ.
+ Hiền hậu, đúng mực, biết vun vén cho hạnh phúc gia đình.
+ Luôn hướng cuộc sống tới tương lai tươi sáng.
(Truyền tin cách mạng cho mẹ con Tràng trong bữa ăn sáng hôm sau)
1,0
• Nghệ thuật: đối lập, nhấn mạnh vào những hành động, cử chỉ, giọng văn
nhân hậu, ngôn ngữ mộc mạc…
0,25
* Người đàn bà hàng chài:
- Giới thiệu chung:
+ Người đàn bà hàng chài dù không có một cái tên cụ thể nhưng lại là nhân vật
giữ vai trò rất quan trọng trong tác phẩm.
+ Dù ngoại hình xấu xí, dù số phận éo le, bất hạnh nhưng người đàn bà vẫn giữ
được chất nữ của mình.
0,25
- Biểu hiện:
• Nội dung:
+ Tấm lòng nhân hậu, độ lượng, giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha.
+ Sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, có tình yêu thương con cái.
+ Có khát khao hạnh phúc bình dị: một cuộc sống no đủ, bình yên.
0,5
0,5
0,25
• Nghệ thuật: Đối lập, kể chuyện đặc sắc, giọng văn trang nghiêm, mang tính
triết lí.
0,25

c Điểm tương đồng và khác biệt:
- Tương đồng: đều là nạn nhân của hoàn cảnh, thân phận bé nhỏ, vẻ đẹp tâm hồn
đều bị khuất lấp sau vẻ ngoài thô ráp, lam lũ, cam chịu. Đều góp phần thể hiện sự
cảm thông, lòng nhân đạo, lòng tin ở con người của các nhà văn. Cả hai đều được
0,25
khắc họa bằng các chi tiết chân thực.
- Khác biệt: Vẻ đẹp tâm hồn ở người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của
một nàng dâu mới, hiện lên qua ngôn ngữ hài hước, dí dỏm đặt trong nạn đói thê
thảm. Còn người đàn bà hàng chài là phẩm chất của một người mẹ với gánh nặng
mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình.
0,25
……………………HẾT……………………….
Lưu ý chung: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau. Trên đây chỉ là những yêu cầu kiến
thức cơ bản. Giám khảo cần vận dụng đáp án cho linh hoạt, khuyến khích những bài viết có tính sáng
tạo, có cảm xúc.

×