Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề cương khóa luận đề tài kế hoạch kinh doanh xem tivi trực tuyến dành cho thiết bị di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.17 KB, 18 trang )

Trường đại học Bách Khoa TPHCM
Khoa Quản Lý Công Nghiệp
oOo
Đề cương khóa luận:
KẾ HOẠCH KINH DOANH ỨNG DỤNG
XEM TIVI TRỰC TUYẾN DÀNH CHO
THIẾT BỊ DI ĐỘNG
Tp. Hồ Chí Minh, 6/2015
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
………………………………………………
………………………………………………
……………………………………………… ………………………………….
…………… …………….…………………………………
………………………………………………
……………………………………………… …….
…………………………………………
……………………………………………… ………….
…………………………………… ……………………………………………… ….
……………….…………………………… …………………………………………
……
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I.1. Lý do hình thành đề tài:
Hiện nay, việc sử dụng internet với nhiều mục đích của người dân Việt Nam đã
không còn xa lạ mà chiếm tỷ lệ rất cao. Theo thống kê thì tỷ lệ dân số sử dụng Internet
lên đến 39% trong năm 2014 (Bộ công thương, 2015).
Bảng 1: Tỷ lệ dân số sử dụng internet năm 2014 (Bộ công thương, 2015)


Phương tiện sử dụng để truy cập internet của người dùng có xu hướng chuyển từ
máy tính để bàn sang các thiết bị di động như máy tính xách tay, điện thoại và máy
tính bảng. Tăng mạnh nhất là điện thoại di động với mức tỉ lệ tăng 38% từ 27% trong
năm 2010 lên đến 65% trong năm 2014.
Hình 1: Các phương tiện truy cập internet của người dân (Bộ công thương, 2015)
1
Với việc sử dụng điện thoại di động ngày càng cao như vậy thì việc phát triển
những ứng dụng phù hợp với từng mục đích sử dụng của người dùng là vô cùng cần
thiết.
Với những nhu cầu đó, tác giả sử dụng công cụ Keyword Planner của Google để
tìm kiếm nhu cầu cụ thể thì phát hiện nhu cầu về ứng dụng xem ti vi trực tuyến:
Từ khóa Lượt tìm kiếm
Lượt tìm kiếm trên
di động (40%)
xem tivi 368,000 147,200
tivi online 110,000 44,000
xem vtv3 110,000 44,000
tv online 90,500 36,200
xem tivi online 74,000 29,600
xem ti vi 60,500 24,200
xem tv online 33,100 13,240
xem tv 27,100 10,840
xem kenh vtv3 18,100 7,240
xem tivi vtv6 12,100 4,840
xem vtv3 hd 9,900 3,960
xem ti vi online 5,400 2,160
ti vi online 4,400 1,760
Tổng cộng 923,100 369,240
Bảng 2: Lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng trên google (Google, 2015)
Với nhu cầu cao của thị trường như vậy thì các công ty cung ứng phần mềm cũng

đã tung ra trên 20 ứng dụng xem tivi trên Google Play. Các ứng dụng này có thể phân
thành 2 loại:
- Loại miễn phí: ứng dụng được sử dụng miễn phí và các nhà phát triển ứng
dụng sẽ kết hợp quảng cáo vào ứng dụng để tạo doanh thu cho sản phẩm.
o Ưu điểm: miễn phí sử dụng nên khách hàng có thể dễ dàng sử dụng
ngay mà không tốn phí.
o Khuyết điểm: có nhiều quảng cáo dày đặc gây phản cảm, chất lượng
hình ảnh thấp, hình ảnh bị giật.
- Loại trả phí: để sử dụng ứng dụng thì người sử dụng phải trả phí hàng tháng
cho nhà phát triển ứng dụng.
o Ưu điểm: không có bất kỳ quảng cáo nào đi kèm, xem được các kênh có
thu phí của nhà đài, chất lượng hình ảnh cao, ít bị giật.
o Khuyết điểm: phải trả phí khi xem các kênh thu phí của nhà đài nên
không được nhiều người đón nhận.
2
Bên cạnh đó, 90% người sử dụng không muốn chi tiền cho việc sử dụng một ứng
dụng (Bộ công thương, 2015), cụ thể:
Hình 2: Người tiêu dùng sử dụng nội dung số trên di động (Bộ công thương, 2015)
Do đó, tác giả quyết định xây dựng kế hoạch kinh doanh ứng dụng xem tivi miễn
phí nhưng giảm thiểu khuyết điểm của loại hình này bằng cách sử dụng máy chủ chất
lượng cao để tăng chất lượng hình ảnh và đường truyền như loại trả phí, bên cạnh đó
thiết kế quảng cáo giảm thiểu việc gây phản cảm với người sử dụng. Ứng dụng sẽ có
các đặc điểm sau:
- Sử dụng miễn phí.
- Thiết kế quảng cáo giảm thiểu gây phản cảm cho người sử dụng.
- Chất lượng máy chủ tốt, xem không giật.
- Chất lượng hình ảnh cao.
I.2. Mục tiêu thực hiện
- Xác định nhu cầu sử dụng ứng dụng xem tivi.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu tình hình kinh doanh của các đối thủ cạnh

tranh.
- Xây dựng kế hoạch tiếp thị.
- Xây dựng kế hoạch tài chính.
- Thực hiện triển khai thử nghiệm và đánh giá kết quả đạt được
I.3. Đối tượng thực hiện
Đối tượng thực hiện là những ứng dụng xem tivi và người sử dụng nó bằng thiết bị
đi động với hệ điều hành android.
I.4. Phạm vi thực hiện
3
- Về mặt thời gian: khóa luận được thực hiện trong vòng 3 tháng từ tháng 6/2015
đến tháng 9/2015.
- Về mặt không gian: nghiên cứu được thực hiện trên những đối tượng trong
phạm vi nước Việt Nam.
I.5. Bố cục khóa luận
Chương 1: Giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu thực hiện, đối tượng
thực hiện, phạm vi thực hiện.
Chương 2: Giới thiệu về cơ sở lý thuyết lập kế hoạch kinh doanh.
Chương 3: Phân tích thị trường, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch tài chính, phân tích
rủi ro.
Chương 4: Thực hiện triển khai thử nghiệm.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
I.6. Tiến độ thực hiện
- Ngày 01/7 – 15/7: Hoàn tất chương 2
- Ngày 16/7 – 31/7: Hoàn tất phân tích thị trường chương 3
- Ngày 01/8 – 15/8: Hoàn tất kế hoạch tiếp thị chương 3
- Ngày 16/8 – 31/8: Hoàn tất kế hoạch tài chính và phân tích rủi ro chương 3
- Ngày 01/9 – 30/9: Hoàn tất chương 4
- Ngày 01/10 – 12/10: Hoàn tất chương 5
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
II.1. Cơ sở lý thuyết

II.1.1. Khái niệm kế hoach kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ mội nhà doanh nghiệp
cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào. Một
kế hoạc kinh doanh thực thế giúp cho chủ doanh nghiệp nhìn rõ hơn các cơ hội cũng
như yếu kém, rủi ro của họ một cách rõ ràng.
Một câu nói phổ biến trong kinh doanh là không lập kế hoạc kinh doanh đồng
nghĩa với việc lập kế hoạch cho thất bại. Kế hoạch doanh doanh không chỉ cần thiết
khi khởi sự kinh doanh mà còn cần trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh có thể nhằm mục tiêu thay đổi nhận thức và nhận biết thuownng
hiệu trong com mắt của khách hàng, đối tác, cộng đồng. Đối với doanh nghiệp đang
hoạt động hướng đến những thay đổi lớn hoạc khi hoạch định một kế hoạch khởi sự
thì kế hoạch kinh doanh thường là 3-4 năm.
4
Qua đó, khái niệm về kế hoạch kinh doanh được định nghĩa như sau: “bản kế hoạch
kinh doanh là văn bản chính thức bao gồm mục tiêu kinh doanh, các luận giải cho mục
tiêu và các kế hoạch để đạt mục tiêu đó” (Pinson.L, 2013) hay “Kế hoạch kinh doanh
là bản tổng hợp các nội dung chứa trong các kế hoạch bộ phận bao gồm kế hoạch tiếp
thị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính mà doanh nghiệp thực
hiện trong thời đoạn từ 3-5 năm” (Phạm Ngọc Thúy và cộng sự, 2015)
Do đó, việc hoành chỉnh kế hoạch kinh doanh là bước đầu rất quan trọng cũng như
thực sự cần thiết cho quá trình ổn định hoạt động và phát triển kinh doanh.
II.1.2. Phân loại kế hoạch kinh doanh
Quá trình xác định mục đích, định hướng của kế hoạch kinh doanh dựa trên việc
phân loại bản kế hoạch đó. Điều này sẽ giúp người lập cũng như người đọc kế hoạch
nhận dạng được các vấn đề trọng tâm nêu trong kế hoạch. Tham khảo Kế hoạch kinh
doanh (Phạm Ngọc Thúy và cộng sự, 2015), các tiêu chí phân loại bao gồm:
- Theo quy mô công nghiệp: doanh nghiệp vừa và nhỏ - doanh nghiệp lớn.
- Theo tình trạng doanh nghiệp: khi khởi nghiệp – đang hoạt động.
- Theo mục đích lập kế hoạch kinh doanh: để vay vốn/bán doanh nghiệp – dùng
địch hướng/quản lý hoạt động.

- Theo đối tượng đọc bản kế hoạch kinh doanh: bên ngoài – bên trong doanh
nghiệp.
Mô hình kinh doanh ứng dụng xem ti vi trực tuyến có quy mô vừa và nhỏ, do đó
theo luận giả trong tài liệu trên về kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
như sau:
“Nhấn mạnh vai trò chủ doanh nghiệp, khả năng và kinh nghiệm của người này
trong lĩnh vực đang hoặc dự định hoạt động kinh doanh.
Các phân tích về thị trường, khách hàng, cạnh tranh mang tính chất ước lượng, kinh
nghiệm do nhu cầu về thông tin không cao, hạn chế về chi phí.
Hầu như chỉ đề ra những chiến lược theo đuôi, về marketing chỉ đủ kinh phí theo
đuổi chiến lược đẩy.” (Phạm Ngọc Thúy và cộng sự, 2015)
5
Tuy nhiên, cũng có thể kết hợp các tiêu chí để phân loại như bảng sau:
Tình trạng DN
Mục đích lập KHKD
Khởi sự Đang hoạt động
Vay vốn I III
Quản lý/Định hướng hoạt động II IV
Bảng 3: Phân loại kết hợp hai yếu tố mục đích và tình trạng doanh nghiệp (Phạm
Ngọc Thúy và cộng sự, 2015)
Theo đó, kế hoạc kinh doanh ứng dụng xem ti vi được xác định là loại II. Kế hoạch
sẽ được dùng cho doanh nghiệp chuẩn bị thành lập nhằm định hướng các hoạt động
kinh doanh. Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh cần tập trung vào các thông tin và
biện pháp cụ thể cho hoạt động sắp tới của doanh nghiệp.
II.1.3. Nội dung của kế hoạch kinh doanh
Các nội dung của bản kế hoạch kinh doanh cơ bản được thể hiện tổng quát một
cách hệ thống theo sơ đồ sau:
6
Hình 3: Sơ dồ liên kết các nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh (Phạm Ngọc
Thúy và cộng sự, 2015)

Trong đó, phần đầu là mô tả và phân tích về doanh nghiệp, sản phẩn và thị trường
giúp người đọc hiểu rõ về doanh nghiệp, đặc điểm và nhu cầu khách hàng, các đối thủ
cạnh tranh, toàn cảnh môi trường kinh doanh và những xu thế thay đổi đang diễn ra.
Phần tiếp theo là trong tâm của kế hoạch kinh doanh, gồm mục tiêu doanh nghiệp,
chiến lược chung và phương cách cùng với các hoạt động chức năng cụ thể mà doanh
nghiệp sẽ thực hiện để đạt mục tiêu. Cuối cùng là phần chi tiết hóa các nguồn lực cần
thiết để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đánh giá/ dự báo các kết quả tài chính mà
doanh nghiệp dự kiến đạt được thông qua kế hoạch, kèm theo các phân tích các rủi ro
có thể xảy ra.
Do kế hoạch kinh doanh được thiết lập với nhiều mục đích khác nhau, nhiều tình
huống doanh nghiệp khác nhau và nhiều đổi tượng đọc khác nhau nên sẽ có điểm khác
7
biệt giữa chúng, cụ thể là sự điều chỉnh về mức độ chi tiết mỗi phần mục tùy theo tầm
quan trọng của chúng đối với định hướng của kế hoạch.
Với mô hình kinh doanh ứng dụng ti vi trên thiết bị di động thì nội dung sẽ được
điều chỉnh cụ thể như sau:
- Mô tả tổng quát đơn vị đầu tư
- Phân tích thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
- Mô tả sản phẩm ứng dụng ti vi trên thiết bị di động.
- Kế hoạch tiếp thị
- Kế hoạch nhân sự
- Kế hoạch tài chính
- Phân tích rủi ro
- Thực hiện thử nghiệm
- Đánh giá kế hoạch
II.1.4. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh
Dựa trên nội dung trên, việc lập kế hoạch kinh doanh được đơn giản hóa trong tài
liệu Kế hoạch kinh doanh (Phạm Ngọc Thúy và cộng sự, 2015) theo các bước sau”
- B1. Chuẩn bị: Hình thành nhu cầu, ý tưởng. Các định mục đích xây dựng kế
hoạch kinh doanh, người chịu trách nhiệm và các nguồn lực cần thiết.

- B2. Thu thập thông tin: Liệt kê chi tiết nhu cầu thông tin và cách thu thập của
ừng loại thông tin. Ước lượng độ chính xác của mỗi thông tin thu thập.
- B3. Tổng hợp và phân tích thông tin: Sau khi thu thập, thông tin sẽ được tập
hợp và hình thành một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, sản phẩm, thị
trường và môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoặc sắp hoạt động
dựa vào kỹ năng, kinh nghiệm và công cụ hỗ trợ để phân tích. Từ đó dự báo
một số thay đôi trong tương lai về thị trường, nhu cầu, yếu tố cạnh tranh…
- B4. Hình thành chiến lược và kế hoạch hoạt động: Đây là phần công tác quan
trọng, cần đảm bảo tính nhất quán giữa chiến lược chung và các kế hoạch hoạt
động chức năng (tiếp thị, hoạt động, nhân sự…)
- B5. Lượng hóa và tổng hợp yêu cầu về nguồn lực: Xác định nhu cầu nguồn lực
ho từng hoạt động chức năng và tổng hợp nhu cầu cho toàn bộ kế hoạch kinh
doanh.
- B6. Phân tích và đánh giá kết quả: Thiết lập các dự báo tài chính. Ngoài ra còn
phân tích về hiệu quả kinh doanh, cấu trúc vốn và tình trạng tài chính trong
tương lai.
- B7. Phân tích rủi ro: Phân tích, nhận dạng, đo lường rủi ro và dự kiến phương
pháp quản lý rủi ro.
8
- B8. Giai đoạn hoàn tất: Trình bày tất cả nội dung yêu cầu trên bản kế hoạch
kinh doanh. Tổ chức trình bày cho lãnh đạo, chuyên gia nghe và góp ý.
Trong đề tài này có tiến hành triển khai thử nghiệm nên sẽ gộp chung bước này vào
bước 8. Bên cạnh đó, bước 5 sẽ được lược bỏ do loại hình kinh doanh này không cần
nhân sự nhiều, chỉ cần 1 người thực hiện marketing trên internet (do tác giả thực hiện)
và thuê ngoài một đơn vị để lập trình ứng dụng.
Với các bước lập kế hoạch kinh doanh được đề cập ở trên có thể thống nhất với nội
dung được đề cập trong phần nội dung 2.1.3 để được quy trình sau:
Hình 4: Quy trình lập kế hoạch kinh doanh
II.1.5. Khái niệm về kinh doanh điện tử
9

Thương mại điện tử: là quá trình của việc mua, bán hoặc trao đổi các sản phẩm,
dịch vụ hoặc thông tin thông qua máy vi tính. (Turban.E, 2006)
Kinh doanh điện tử: là định nghĩa rộng hơn của thương mại điện tử, nó không chỉ
bao gồm việc mua bán hàng hóa và dịch vụ mà còn phục vụ khách hàng, hợp tác với
các đối tác kinh doanh và tiến hành các giao dịch điện tử trong một tổ chức.
(Turban.E, 2006)
II.1.6. Giới thiệu mô hình doanh thu
Trên thế giới hiện nay có các mô hình doanh thu phổ biến như sau:
- Mô hình doanh thu phí giao dịch.
- Mô hình doanh thu thuê bao.
- Mô hình doanh thu quảng cáo.
- Mô hình doanh thu liên kết.
- Mô hình doanh thu bán hàng
10
Hình 5: Các mô hình doanh thu (Turban.E, 2006)
Trong đề tài này tác giả sử dụng mô hình doanh thu quảng cáo. Chương trình quảng
cáo được gắn vào ứng dụng là chương trình quản cáo Admob của công ty Google.
II.1.7. Những mô hình doanh thu cho ứng dụng di động
Ứng dụng di động có 6 mô hình doanh thu cơ bản (Munir.A, 2014):
- Miễn phí và có quảng cáo: ứng dụng được sử dụng miễn phí và mô hình này
tạo doanh thu bằng cách bán không gian quảng cáo trong ứng dụng.
- Miễn phí và bán thêm tính năng: ứng dụng được sử dụng miễn phí những chức
năng cơ bản, nhưng nếu người dùng muốn có thêm những tính năng đặc biệt thì
họ phải mua những tính năng đó.
11
- Miễn phí và mua sau: ứng dụng được sử dụng miễn phí trong một khoảng thời
gian nhất định, sau đó người dùng phải thanh toán chi phí để có thể được sử
dụng tiếp.
- Ứng dụng trả phí: khi người dùng muốn sử dụng ứng dụng thì phải thanh toán
chi phí để mua ứng dụng này, sau khi mua xong mới được sử dụng.

- Mua hàng trong ứng dụng: là biến ứng dụng thành một kênh bán hàng (đối với
những sản phẩm thực được sử dụng ở thế giới thực) hoặc một cửa hàng ảo (đối
với những sản phẩm ảo được sử dụng bên trong ứng dụng).
- Quảng cáo ép buộc: ứng dụng được sử dụng miễn phí nhưng để có thêm những
tính năng trong ứng dụng thì người dùng phải có thao tác nào đó lên quảng cáo
xuất hiện trong ứng dụng. Ví dụ như tải ứng dụng khác, cung cấp email…
II.2. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện được các bước như trên thì ta cần phải tiến hành với phương pháp thu
thập dữ liệu và phương pháp phân tích cụ thể như sau:
II.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
II.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
- Tham khảo các số liệu từ báo cáo thống kê của Bộ Công Thương năm 2015 để
nắm được tình hình phát triển của mảng ứng dụng di động và thói quen sử dụng
ứng dụng di động của người dân.
- Sử dụng công cụ Keyword Planner của Google để xác định nhu cầu sử dụng
ứng dụng xem tivi của người dân.
- Truy cập thông tin trên Google Play để tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh
II.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp sử dụng gồm có 2 phần:
Phần 1: Trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia tại những công ty đang triển khai
kinh doanh ứng dụng xem tivi để nắm được những thông tin quan trọng như:
- Những yếu tố quan trọng nhất trong việc kinh doanh ứng dụng xem tivi.
- Những đặc điểm ứng dụng nên có và không nên có.
- Thuận lợi và khó khăn khi triển khai kinh doanh.
- Những kênh quảng cáo nên sử dụng để tạo doanh thu cho ứng dụng.
- Phương pháp tiếp thị hiệu quả cho ứng dụng
- Những hướng phát triển kinh doanh trong tương lai.
12
Phần 2: Tiến hành khảo sát 30 người đã từng sử dụng ứng dụng xem tivi để xác
định ra những đặc điểm ứng dụng quan trọng nhất mà mọi người muốn có. Cụ thể:

- Những nội dung cần có trong chương trình.
- Những kênh bắt buộc phải có.
- Những kênh mong muốn
- Chất lượng hình ảnh HD hay không HD.
- Vị trí quảng cáo chấp nhận được.
II.2.2. Phương pháp phân tích
Với những dữ liệu thu thập được từ những chuyên gia, tác giả sẽ xác định được kế
hoạch kinh doanh phù hợp, giảm thiểu được rủi ro từ kinh nghiệm của họ.
Với những dữ liệu thu thập từ người sử dụng ứng dụng tivi, tác giả sẽ xác định cụ
thể nội dung ứng dụng hướng đến.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ công thương. (2015). Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2014. Bộ công
thương.
Google. (2015, 6 10). Keyword Planner. Retrieved from Google AdWords:
/>Lê Nguyễn Hậu. (2010). Bài giảng Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong Quản trị
kinh doanh. Đại học Bách Khoa TPHCM.
Munir.A. (2014, 9 10). App Monetization 6 Bankable Business Models That Help
Mobile Apps make Money. Retrieved from Localytics:
13
/>that-help-mobile-apps-make-money
Pinson.L. (2013). Anatomy of a Business Plan: A Step-by-Step Guide to Building a
Business and Securing Your Company's Future. Out Of Your Mind And Into
The Marketplace.
Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân. (2015). Kế
hoạch kinh doanh. Đại học Quốc gia TPHCM.
Turban.E. (2006). Electronic Commerce – Managerial perspective. Prentice Hall.
14

×