Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.13 KB, 121 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ ĐIỆP
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60 22 34
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Phó Giáo sư - Tiến sĩ TRẦN HỮU TÁ
CẦN THƠ 2009
Lời cảm ơn
Sau ba năm học, đến thời điểm hiện tại tôi đã hoàn thành chương
trình Cao học ngành Văn học Việt Nam dưới mái trường Đại học Cần Thơ
nhờ sự giúp đỡ, động viên chân thành của rất nhiều thầy cô, gia đình và
bạn bè; sự tạo điều kiện thuận lợi của trường THPT Nguyễn Hùng Sơn,
Rạch Giá, Kiên Giang - nơi tôi đang công tác. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành đến tất cả.
Đồng thời tôi xin đặc biệt gửi lời tri ân đến cố nhà văn Sơn Nam,
người đã tạo ra những tác phẩm và mang đến cho tôi một tình yêu, một sự
say mê đối với mảnh đất, con người và văn học Nam Bộ.
Luận văn “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn
Nam” là ý tưởng mà tiến sĩ Huỳnh Công Tín đã bồi đắp cho tôi ngay từ
những ngày học đầu tiên. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh
Công Tín.
Cuối cùng, thật may mắn cho cá nhân tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình, nghiêm túc, nghiêm khắc và rất khoa học của Phó Giáo sư, Tiến Sĩ
Trần Hữu Tá. Nhờ đó, tôi đã học được cách thức làm việc cẩn trọng, khoa
học và có trách nhiệm. Tôi xin gửi đến thầy Trần Hữu Tá lời cám ơn chân
thành và lời chúc sức khỏe.



Cần Thơ, tháng 10 năm 2009
Nguyễn Thị Điệp
3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài -------------------------------------------------------------1
2. Mục đích nghiên cứu ---------------------------------------------------------------3
3. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………...…...…3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………7
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………..8
6. Đóng góp của luận văn …………………………………………………….9
7. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………...……9
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA NAM BỘ
1.1 Một số vấn đề về văn hóa ……………………………………………………11
1.1.1 Khái niệm văn hóa……………………………………………….……11
1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học………………………………...13
1.2 Đặc điểm về văn hóa Nam Bộ ……………………………………..……….16
1.2.1 Nền tảng địa - văn hóa Nam Bộ ……………………………………...16
1.2.2 Một số nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ ……………………………17
1.3 Nhà văn Sơn Nam với vùng đất Nam Bộ ……………………………………23
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp ……………………………………………...…23
1.3.2 Ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh sống ở Nam Bộ đến Sơn Nam
………………………………………………………………………………..27
Chương 2:
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ QUA CẢNH VÀ NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
2.1 Cảnh Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam …………………………………31

2.1.1 Cảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam ……………………..….32
2.1.1.1 Thiên nhiên đậm chất hoang sơ, dữ dội .….…….…………………....32
2.1.1.2 Thiên nhiên gần gũi, hiền hòa, gắn bó với cuộc sống của con người
………………………………………………………………………………..37
2.1.2 Cảnh xã hội trong truyện ngắn Sơn Nam …………………………...…41
2.2 Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ………………………...…49
2.2.1 Hoàn cảnh sống của con người Nam Bộ …………………………...…49
2.2.2 Đặc điểm về con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ….…..…51
2.2.2.1 Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên ……………….…51
2.2.2.2 Mối quan hệ giữa con người với xã hội ………………………….…61 4
a. Trong mối quan hệ giữa con người với cộng đồng ……………...…62
b. Trong mối quan hệ giữa con người với con người ……...……….....66
Chương 3:
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ QUA NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
3.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu……………………….…………….……...……73
3.1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện …………………………….…………74
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu …………………...……………..………84
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ……………………………………………….90
3.2.1 Thế giới nhân vật phong phú và đa dạng …………………...…………90
3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngôn ngữ……………..……96
3.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngoại hình …………..……101
3.2.4 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật ………………………...……104
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ …………………………...…………………111
3.3.1 Phương ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ……………...…...111
3.3.2 Vài nét về cách sử dụng thành ngữ …………………………………..119
3.3.4 Hiện tượng giọng kể chuyện mang đậm sắc thái dân gian Nam Bộ …122
KẾT LUẬN …………………………………………………………………….…127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………...…131
PHỤ LỤC






MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử tâm hồn con người Việt Nam”. Lịch sử tâm hồn ấy
được những người nghiên cứu, giảng dạy văn học khám phá. Tương ứng với lịch sử của
các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam, văn học ở miền ngoài cùng với lịch sử
của nó đã được chú ý từ rất sớm. Sự hình thành và phát triển của văn học, văn hóa Nam
Bộ ở một góc độ nào đó lại là một vấn đề khác. Với khoảng thời gian 300 năm, văn học,
văn hóa Nam Bộ đã có những đặc trưng và dáng dấp riêng biệt, không thể lầm lẫn. Văn
học Nam Bộ là một phần của văn học cả nước. Đóng góp của văn học Nam Bộ là đóng
góp của mảng văn học ở một vùng miền với những nét đặc sắc riêng biệt. Đến với văn học
Nam Bộ, chúng tôi đánh giá cao những sáng tác của các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, Sơn
Nam, Bình Nguyên Lộc,… Với tình cảm đặc biệt dành cho văn học và con người vùng đất
mới khai phá, chúng tôi tìm đến sự nghiệp của nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam Nam
trong đó chú ý đến mảng truyện ngắn của ông trong giai đọan 1954 - 1975.
Theo chiều thời gian cái gì đọng lại cùng với con người, cuộc sống của con người mang
tính ổn định bền vững, thể hiện được đặc điểm về cách sống, cách nghĩ, cách cư xử của
con người trong tự nhiên và xã hội đều có thể quy về văn hóa. Khi chọn cho mình đề tài
này, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ qua sáng tác của một trong những
nhà văn Nam bộ điển hình: Sơn Nam. Là người viết nhiều và thể hiện trên nhiều khía cạnh
cộng với số lượng sáng tác và biên khảo khá đồ sộ, Sơn Nam được đánh giá là pho từ
điển sống của văn hóa Nam Bộ. Tìm hiểu đề tài này là điều kiện thuận lợi để chúng tôi
mở rộng cho mình vốn kiến thức về vùng đất và con người phía nam tổ quốc.
Mảnh đất Nam Bộ với lịch sử hình thành 300 năm, là nơi màu mỡ cả về đất đai và tình
người. Ở nơi ấy, văn chương cũng chưa được đào sâu, cày xới để thấy được những giá trị
đích thực của nó. Trong một vài thập niên gần đây, ngày càng có nhiều người đi vào tìm

hiểu mảng văn học ở vùng đất này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án thạc sĩ,
luận án tiến sĩ đã có những đóng góp đáng kể. Đó là một hiện tượng đáng mừng và đáng
được ghi nhận.
Tuy không sinh ra ở mảnh đất này, nhưng lớn lên, đã và đang gắn bó trực tiếp với nơi đây
vì vậy được tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam là điều thực sự có
giá trị đối với riêng cá nhân tôi. Với ý thức xác định như vậy và với một sự yêu mến kính
trọng sự nghiệp và con người nhà văn Sơn Nam - nhà Nam bộ học, chúng tôi lấy làm thích
thú khi được tìm hiểu, nghiên cứu ở góc độ văn hóa về một mảng nhỏ trong sự nghiệp sáng
tác của ông. Đó là truyện ngắn của Sơn Nam trên phương diện in đậm những nét đặc trưng
về văn hóa Nam Bộ. Trong sự nghiệp của nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam, nhiều nhà
nghiên cứu đã ghi nhận những sáng tác trong khoảng thời gian 20 năm từ 1954 - 1975.
Mảng truyện ngắn là những sáng tác thể hiện được đầy đủ nhất về mảnh đất và con người
Nam Bộ, đồng thời cũng nêu bật lên được giá trị ngòi bút Sơn Nam với tư cách là một
nhà văn.
Ngòi bút Sơn Nam, cuộc đời nhà văn Sơn Nam là sự kết nối những am hiểu sâu rộng từ
những chuyến đi du khảo trong thực tế, những nghiên cứu dưới dạng “điền dã” rồi trở
thành triết lý về văn hóa con người, vùng đất Nam Bộ. Có thể nói những trang viết của Sơn
Nam chứa một dung lượng ngồn ngộn về cuộc sống, về cảnh vật về con người Nam Bộ. Từ
những trang viết ấy, người đọc cảm nhận được tấm chân tình của một nhà văn, của một
người con Nam Bộ như ông đã tâm sự trong một lần trò truyện với phóng viên báo điện tử
Vietnamnet: “Lịch sử Nam Bộ là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý
thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Đời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang
mở đất, nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và là sở trường
của tôi”. Nhiều sáng tác của Sơn Nam đã để lại những giá trị về mặt lịch sử, điạ lý, văn
hóa, xã hội của vùng đất Nam Bộ. Vì vậy nhà văn Sơn Nam được gọi là nhà văn hóa, nhà
Nam Bộ học, hay dân dã hơn là “ông già Nam Bộ” với tất cả lòng kính trọng và yêu quý
của nhiều độc giả, nhà nghiên cứu hay các đồng nghiệp. Từ sự nghiệp của Sơn Nam,
người đọc nhận ra vẻ đẹp của con người Nam Bộ trong cuộc sống, thấy được tấm
lòng của một con người, một nhà văn luôn yêu mến và có ý thức giữ gìn những giá trị tốt
đẹp ấy.

Tìm về với mảnh đất Nam Bộ, những sáng tác của nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam giúp
ta có một cái nhìn toàn cảnh ở cả bề rộng lẫn bề sâu. Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề qua
lăng kính của một nhà văn, qua cách nhìn nhận ghi chép của một nhà biên khảo. Vào
những năm giữa thế kỷ XX, “ông già đi bộ” đã đi qua rất nhiều vùng đất khác nhau,
gặp gỡ nhiều con người, chứng kiến nhiều cảnh sinh hoạt khác nhau. Tất cả những
điều đó cộng với tư chất của một người cầm bút sáng tác, Sơn Nam đã đưa đất và người
Nam Bộ vào văn học một cách tự nhiên như chính cuộc sống vốn có và vốn đã diễn ra.
Còn chúng ta là thế hệ đi sau sẽ tìm thấy trong chính những sáng tác của ông nhiều
khía cạnh về văn hóa - xã hội miền Nam một cách đáng tin cậy.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn được xác định như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu những đặc trưng cơ bản về văn hóa Nam Bộ. Bên cạnh đó là
những nội dung liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Sơn Nam. Đặc biệt, lý giải về sự
ảnh hưởng và tác động của văn hóa Nam Bộ đến tư tưởng nghệ thuật của nhà văn này.
Thứ hai, khảo sát dấu ấn văn hóa Nam Bộ ở phương diện nội dung trên hai khía cạnh cảnh
sắc và con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam.
Thứ ba, đánh giá dấu ấn văn hóa Nam Bộ qua nghệ thuật của truyện ngắn Sơn Nam trên
một số phương diện đặc sắc như: nghệ thuật kết cấu truyện ngắn, nghệ thuật xây dựng
nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Như vậy, mục đích chính luận văn không phải khảo sát tất cả các khía cạnh của văn hóa
Nam Bộ được biểu hiện qua truyện ngắn của Sơn Nam mà chỉ đi vào những bình diện
người viết nhận thấy đó là những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa Nam Bộ.
3. Lịch sử vấn đề
Tác giả Sơn Nam và sự nghiệp của ông được đánh giá là một hiện tượng của văn học
Nam Bộ. Vì vậy, trong một vài mươi năm trở lại đây đã có khá nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình và độc giả yêu mến quan tâm đến những sáng tác của ông. Tuy vậy, có thể nói
đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá đầy đủ và có
hệ thống toàn bộ sự nghiệp của nhà văn Nam Bộ này. Phần nhiều đó là các bài phỏng
vấn, lời giới thiệu, đề tựa cho các tập sách của Sơn Nam trên các báo, tạp chí hoặc
những bài viết ngắn đề cập đến một vài phương diện đặc sắc. Ngoài ra, có thể kể đến

một số luận văn, luận án nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Sơn Nam.
Ngay từ năm 1986, đã có những nhà nghiên cứu chú ý đến truyện ngắn của Sơn
Nam. Khi Nhà xuất bản Trẻ cho ra đời tập sách Hương rừng Cà Mau tập 1, Viễn
Phương, người đầu tiên viết lời tựa cho quyển sách này, nhận định đây là một cây bút
viết truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi Nam Bộ thế kỷ XX và tin tưởng vào sức sống và
giá trị của tập truyện ngắn này. Hơn 20 năm qua, niềm tin của nhà văn Viễn Phương vẫn
còn nguyên giá trị. Cùng năm này, trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, tác giả Hồ Sĩ Hiệp
với bài viết “Vài nét về văn xuôi kháng chiến Nam Bộ” cũng quan tâm và đánh giá cao
những tác phẩm đầu tay của Sơn Nam như Bên rừng cù lao Dung, Tây đầu đỏ, Cây đàn
miền Bắc.
Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An trong công trình
Tác gia văn học Việt Nam (NXB Giáo dục, 1992, tập 3) đã dành một vị trí cho nhà văn
Sơn Nam với nhận định Hương rừng Cà Mau là tác phẩm tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất
của Sơn Nam và ông xứng đáng là một nhà văn, nhà khảo cứu về mảnh đất cực Nam tổ
quốc của chúng ta. 8
Năm 1994, xuất hiện tập tiểu luận Phê bình, bình luận văn học, NXB Văn nghệ
Tp.HCM do tác giả Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn và giới thiệu. Công trình nhỏ này xoay
quanh các tác phẩm tiêu biểu của ba tác giả Nam Bộ: Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng và
Sơn Nam. Trong đó, phần về Sơn Nam có hai bài một của Viễn Phương như đã giới
thiệu ở trên, một của tác giả Ngân Hà với nhan đề “Gợi ý phân tích giảng văn Bắt sấu
rừng U Minh Hạ”. Năm 1995, khi Bộ giáo dục chủ trương tiến hành phân ban ở cấp phổ
thông trung học, Bắt sấu rừng U Minh Hạ đã được chính thức đưa vào giảng dạy trong
sách giáo khoa 12 ban Khoa học Xã hội, ở ban Tự nhiên được giới thiệu dưới dạng bài
đọc thêm trong sách lớp 11. Qua những tư liệu này, chúng ta thấy được vào đầu những
năm 90, truyện ngắn của Sơn Nam đã được các nhà nghiên cứu, người làm sách giới
thiệu đến bạn đọc như một món ăn tinh thần đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.
Vào thời điểm cuối những năm 1990, cụ thể từ 1997 - 1999 xuất hiện rất nhiều bài
viết, bài nghiên cứu về đất và người Nam Bộ nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn –
Thành phố Hồ Chí Minh. Với tư cách là nhà Nam Bộ học, những sáng tác, biên khảo
của Sơn Nam đã được nhiều người chú ý đến. Trong tập sách Bình văn của nhóm tác

giả Trần Hòa Bình, Lê Duy, Văn Giá do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1997, Văn
Giá đã nhận định Sơn Nam là nhà văn có vốn kiến thức sâu rộng về lịch sử, con người,
về đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng Đất Mũi. Văn Giá còn trân trọng gọi ông là
chủ nhân của rừng tràm trong một bài giới thiệu cùng tên. Sau đó, hàng loạt những
danh xưng khác nhau được gắn cho nhà văn Sơn Nam trên các bài báo, tạp chí như Sơn
Nam - người đánh đàn độc huyền kể chuyện Nam Bộ, Ông từ giữ đền của đất Gia Định
xưa, Nhà văn Sơn Nam - hãy học tập những trang đời,… Đến lúc này, trên văn đàn Sơn
Nam đã trở thành một hiện tượng văn học thực sự.
Năm 1998, Nhà xuất bản Trẻ một lần nữa chú ý đến giá trị những sáng tác của Sơn
Nam khi cho tái bản nhiều tác phẩm ông. Trong đó, Hương rừng Cà Mau được in dưới
dạng nhiều tập, được Hoàng Phủ Ngọc Phan giới thiệu và đánh giá như một quyển “cảo
thơm” có giá trị ngang với “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân và là bức tranh đất
nước trong khoảng thời gian đầu XX.
Khi văn học đô thị miền Nam được chú ý tập hợp và biên soạn, nhiều công trình có
giá trị đã ra đời. Trong đó: năm 1998, có công trình Địa chí văn hóa Thành phố Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Tp.HCM do giáo sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủ biên.
Phần văn học - báo chí - giáo dục (tập 2), chương viết về “Văn học yêu nước công khai
ở Sài Gòn trong 30 năm cách mạng và kháng chiến” do nhóm tác giả Tầm Vu, Nguyên 9
Thanh, Viễn Phương, Hồ Sĩ Hiệp, Trần Hữu Tá biên soạn, đã nhắc đến Sơn Nam với
vai trò là một nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ và ghi nhận vai trò của ông trong những
đóng góp vào mảng văn học yêu nước tiến bộ cách mạng giai đọan 1954 - 1975. “Đất
nước, lịch sử và con người Nam Bộ đã được Sơn Nam say sưa phản ánh” trong tập
truyện ngắn này. Đồng thời, tác giả bài viết còn khẳng định “Hương rừng Cà Mau đáng
quý vì đem lại cho người đọc bình thường những xúc cảm thẩm mỹ bổ ích, những gợi ý
tích cực về đất nước và tình người” [17, 457].
Năm 2000, khi cho ra đời công trình Nhìn lại một chặng đường văn học, NXB
Tp.HCM, nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá đã có những đóng góp đáng kể trong
việc nhìn lại và đánh giá một chặng đường văn học, giới thiệu những tác phẩm tác giả
tiêu biểu của văn học Nam Bộ. Trong đó tác giả khẳng định vị trí của Sơn Nam trên văn
đàn công khai Sài Gòn và còn trân trọng đánh giá nhà văn như “một người cầm bút có

dáng vẻ và hương sắc riêng” [72, 72]
Trong một vài năm trở lại đây, một số trường đại học ở khu vực phía Nam cũng đã
chú ý đến Sơn Nam và sáng tác của ông. Trong đó có: “Thiên nhiên và con người Nam
Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam”- luận văn cử nhân Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996, tác giả Đoàn Trần Ái Thy khảo sát những đặc điểm
về thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Sơn Nam và dừng lại ở góc độ phân tích,
nhận định và tổng hợp vấn đề trên nội dung văn bản. “Từ ngữ trong tập truyện ngắn
Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam”- luận văn cử nhân Ngữ văn Đại học Cần Thơ
năm 2005, tác giả Đinh Ngọc Quyên khảo sát các phương diện khác nhau về mặt từ ngữ
trong tập truyện ngắn này và liệt kê, phân tích một vài nét đặc sắc.
Năm 2003, Lê Thị Thùy Trang trong luận văn cao học đã tìm hiểu “Đặc điểm truyện
ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 – 1975”. Công trình này đã có những đóng góp đáng kể
trong việc khảo sát những cảm hứng chính và những đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai
đoạn 1954 - 1975. Năm 2004, có luận văn cao học “Văn hóa và con người Nam Bộ
trong truyện của Sơn Nam” của Đinh Thị Thanh Thủy, ĐHSP Tp.HCM. Tác giả luận
văn đã có công trong việc sưu tầm những truyện ngắn của Sơn Nam được đăng rải rác
trên các tạp chí và những truyện đã được tập hợp lại thành sách. Đinh Thị Thanh Thủy
khai thác hai mảng văn hóa và con người Nam Bộ trên nền truyện của nhà văn Sơn Nam
bao gồm truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài và cả tiểu thuyết. Luận văn trên ở một góc
độ nào đó đã giúp cho chúng ta thấy được cái nhìn toàn cảnh về sáng tác văn học của Sơn
Nam. Cùng năm 2004, còn có luận văn cao học Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam của 10
Trần Phỏng Diều, Đại học KHXH và NV TP.HCM. Công trình này đã góp phần làm sáng
tỏ đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua
đây, chúng tôi nhận thấy trong các sáng tác của nhà văn Sơn Nam, truyện ngắn được xem
là thế mạnh vì thế khi tìm hiểu đương nhiên người ta không thể bỏ qua thể loại tiêu biểu
này.
Năm 2007, trong công trình Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp – thể loại,
NXB Giáo dục, Đà Nẵng, nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ đã khảo sát những đặc
trưng và thi pháp truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong đó có truyện ngắn của Sơn Nam.
Tác giả nhận định Sơn Nam “là nhà văn, nhà biên khảo tâm huyết về vùng đất và con

người Nam Bộ” [14, 697]. Đồng thời ông còn đánh giá Sơn Nam là một trong số ít
những nhà văn mà khi nhắc đến tên gọi của họ, người đọc sẽ nghĩ ngay đến những vùng
đất, những con người của một miền Tổ quốc.
Gần đây nhất năm 2008, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng, Đại học
Vinh tìm hiểu vấn đề Nghệ thuật kể chuyện của Sơn Nam trong Hương rừng Cà
Mau. Trong công trình này, người viết chỉ tập trung khai thác những nội dung liên quan
đến nghệ thuật kể chuyện cụ thể là chủ thể kể chuyện, cấu trúc trần thuật và giọng điệu
trần thuật. Với cách khai thác như vậy, luận văn này đã góp phần nêu bật lên những đặc
điểm riêng biệt của nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Sơn Nam thông qua tập truyện
tiêu biểu này.
Cũng trong năm 2008, nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng cho ra đời công trình Văn
học Việt Nam nơi miền đất mới do NXB Văn học ấn hành. Đây là một công trình có
giá trị tổng hợp trên nhiều mặt và là sự giới thiệu khá đầy đủ về diện mạo văn học ở khu
vực phía Nam. Trong đó, Sơn Nam được giới thiệu với danh xưng khá quen thuộc – nhà
văn của miệt vườn Nam Bộ. Tác giả Nguyễn Q. Thắng đánh giá “Hương rừng Cà Mau
thuộc loại truyện xưa tích cũ …và có thể xem đây là tác phẩm đáng chú ý và sáng giá
nhất của Sơn Nam về sông nước, kinh rạch Miền Tây đất mẹ”. Đồng thời tác giả còn
nhấn mạnh “đây chính là cuốn sách thành công nhất của nhà văn sông nước miệt
vườn”[76, 1216].
Trước những tài liệu vừa điểm ở trên, chúng tôi nhận thấy việc đi vào tìm hiểu sự
nghiệp của Sơn Nam ở mảng sáng tác một việc làm cần thiết. Thêm vào đó, bản thân
vốn là người yêu thích văn học Nam Bộ và có một tình cảm đặc biệt dành cho nhà văn
Sơn Nam cùng những sáng tác của ông. Chúng tôi tin tưởng rằng qua đây sẽ thu nhận
được những giá trị của cuộc sống văn hóa và con người Nam Bộ từ những góc độ nhìn 11
nhận khác nhau. Cuộc đời của nhà văn Sơn Nam gói trọn trong thế kỷ XX và bước sang
những năm đầu của thế kỷ XXI. Những sáng tác của ông nằm gọn trong vùng không
gian và thời gian của con người Nam Bộ với những đặc điểm mang đậm sắc thái của
vùng đồng bằng sông nước, ruộng vườn, kênh rạch chằng chịt. Tìm về với truyện ngắn
của Sơn Nam cũng là tìm về với cuộc sống và con người nơi ấy với những nét đẹp riêng
khó có thể nhầm lẫn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Người đọc biết đến Sơn Nam ở cả hai mảng sáng tác và biên khảo, với hơn 60 đầu
sách đã được xuất bản, ông xứng đáng là một hiện tượng của văn học Nam Bộ, một nhà
văn điển hình của văn phong Nam Bộ. Riêng ở mảng sáng tác, Sơn Nam là một cây bút
khá đa dạng với nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, hồi
ký. Toàn bộ sáng tác của Sơn Nam đều viết về đất và người Nam Bộ ở nhiều phương
diện khác nhau. Trong đó truyện ngắn được nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình, độc
giả trong và ngoài nước chú ý khen ngợi. Và thực sự đây là thế mạnh của nhà văn miệt
vườn này.
Đối tượng khảo sát trực tiếp của luận văn là những sáng tác thuộc thể loại truyện
ngắn bao gồm 85 truyện, trong đó 66 truyện nằm trong tuyển tập Hương rừng Cà Mau
và 19 truyện ngắn nằm trong tập Biền cỏ Miền Tây. Đây là hai tập truyện có sự gần gũi
nhau về đề tài sáng tác, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung cũng như nghệ thuật. Theo
sự khẳng định của Sơn Nam trong tập hồi ký Từ U Minh đến Cần Thơ, ông đã sáng tác
khoảng 300 truyện ngắn. Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát
trên
những tác phẩm đã in trong hai tập sách trên. Bên cạnh đó, toàn bộ những sáng tác của
Sơn Nam đều có giá trị hỗ trợ, bổ sung, làm rõ vấn đề đang nghiên cứu. Điều này xét
cho cùng là vì dù biên khảo hay sáng tác và dù sáng tác với thể loại nào thì nội dung bao
trùm lên toàn bộ sự nghiệp của Sơn Nam cũng thống nhất với những tên gọi mà người
ta đặt ra hoặc tôn vinh tên tuổi tác giả - một nhà văn, nhà văn hóa Nam Bộ tiêu biểu.
Trên cơ sở phạm vi giới hạn của tư liệu như trên, chúng tôi tìm hiểu vấn đề trên
phương diện dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam. Đây chỉ là một
phần trong những đóng góp của Sơn Nam trong việc dựng lên bức tranh toàn cảnh Nam
Bộ, nhưng có thể nói đây chính là phần trọng yếu và là tâm điểm của bức tranh ấy. Qua
đó nhằm khẳng định giá trị truyện ngắn Sơn Nam từ góc độ văn hóa, khẳng định tên 12
tuổi của nhà văn Nam Bộ tiêu biểu này. Đó là mong muốn cũng là mục tiêu mà người
viết đặt ra cho luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn có sự kết hợp của nhiều phương pháp:

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
có sự liên quan chặt chẽ đến vấn đề văn hóa và lịch sử của vùng đất Nam Bộ vì vậy sự
kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa các lĩnh vực lịch sử, văn hóa và văn
học là một việc làm khoa học và cần thiết. Luận văn chỉ dừng lại ở việc áp dụng những
tư liệu khoa học về lịch sử và địa lý của vùng đất Nam Bộ làm kiến thức nền cho việc
khảo sát hai chương chính. Bên cạnh đó, một số phương pháp đặc trưng của các ngành
xã hội cũng được ứng dụng như phương pháp thống kê - phân loại, sử dụng số liệu,
phân tích,…
Phương pháp phân tích - tổng hợp: là phương pháp chính để tiến hành khảo sát,
tìm hiểu vấn đề. Dựa trên những truyện ngắn đã được khu biệt ngay từ đầu, luận văn
phân tích truyện ngắn Sơn Nam trên cơ sở kiến thức lý luận về văn hóa nói chung và
đặc trưng văn hóa Nam Bộ nói riêng. Đó là mấu chốt làm sáng tỏ vấn đề, sau đó tiếp tục
công việc tổng hợp lại thành những nội dung mang tính chất tổng quát. Từ hai công
đoạn này, chúng tôi đi vào khẳng định dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của
nhà văn Sơn Nam trong đặc trưng văn hóa Nam Bộ nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam nói chung.
Phương pháp thống kê - phân loại: Người viết vận dụng phương pháp này để sắp
xếp các truyện ngắn có cùng biểu hiện về văn hóa qua việc thể hiện thiên nhiên và con
người Nam Bộ; phân loại và tập hợp các truyện ngắn có cùng kiểu cốt truyện, kết cấu,
đặc điểm nhân vật, đặc trưng ngôn ngữ. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng
để lập các biểu bảng trong phần phụ lục của đề tài và là công cụ để đi vào phân tích
tổng hợp những vấn đề liên quan.
Bên cạnh đó các thao tác cơ bản khi nghiên cứu văn học cũng được người viết vận
dụng như quy nạp, diễn dịch, so sánh, đối chiếu, bình luận,... và đặt vấn đề trong tính hệ
thống để tiện theo dõi.
6. Đóng góp của luận văn 13
Với sự say mê và nhiệt tình học hỏi, chúng tôi hy vọng công trình nhỏ của mình sẽ
góp phần thể hiện bức tranh về văn hóa Nam Bộ nhìn từ góc độ truyện ngắn của Sơn
Nam. Chúng tôi luôn đồng tình và tin tưởng rằng truyện ngắn chính là thế mạnh của
“nhà văn miệt vườn sông nước” Cửu Long này. Qua đó, dấu ấn văn hóa Nam Bộ được

tác giả thể hiện trên nhiều góc độ với tư cách là người sinh ra, lớn lên, sống trên mảnh
đất này, là người luôn mang bên mình ý thức tìm về với lịch sử khai khẩn Nam Bộ như
có lần nhà văn Sơn Nam đã tâm sự. Và nhiệm vụ của luận văn này là làm rõ được điều
đó.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và các bảng phụ lục, luận
văn gồm ba chương chính:

Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA NAM BỘ
1.1 Một số vấn đề về văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa
1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
1.2 Đặc điểm về văn hóa Nam Bộ
1.2.1 Nền tảng địa - văn hóa Nam Bộ
1.2.2 Một số nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ
1.3 Nhà văn Sơn Nam với vùng đất Nam Bộ
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp
1.3.2 Ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh sống ở Nam Bộ đến Sơn Nam

Chương 2:
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ QUA CẢNH VÀ NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
2.1 Cảnh Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
2.1.1 Cảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam
2.1.1.1 Thiên nhiên đậm chất hoang sơ, dữ dội
2.1.1.2 Thiên nhiên gần gũi, hiền hòa, gắn bó với cuộc sống của con người 14
2.1.2 Cảnh xã hội trong truyện ngắn Sơn Nam
2.2 Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
2.2.1 Hoàn cảnh sống của con người Nam Bộ

2.2.2 Đặc điểm về con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
2.2.2.1 Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên
2.2.2.2 Mối quan hệ giữa con người với xã hội
a. Trong mối quan hệ giữa con người với cộng đồng.
b. Trong mối quan hệ giữa con người với con người
Chương 3:
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ QUA NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
3.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu
3.1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1 Thế giới nhân vật phong phú và đa dạng
3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngôn ngữ
3.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngoại hình
3.2.4 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
3.3.1 Phương ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
3.3.2 Vài nét về cách sử dụng thành ngữ
3.3.2 Hiện tượng giọng kể chuyện mang đậm sắc thái dân gian Nam Bộ

Chương 1:
NHỮNG VẤN CHUNG ĐỀ VỀ VĂN HÓA
VÀ VĂN HÓA NAM BỘ

1.1 Một số vấn đề về văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa 15
Văn hóa vốn là một khái niệm rộng lớn và có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Nhà
xã hội học người Pháp Mercier đã ví thuật ngữ văn hóa như một tòa lâu đài đa diện mà mỗi
nhà nghiên cứu lại chỉ tiếp nhận có một mặt, đã làm cho thuật ngữ này trở nên phức tạp.

Với tính chất như vậy khó có định nghĩa nào bao quát đầy đủ nội hàm của nó. Theo số liệu
thống kê chưa đầy đủ, đến thời điểm hiện nay có khoảng 500 định nghĩa về thuật ngữ văn
hóa. Vì vậy để tìm ra một khái niệm duy nhất đúng là điều không tưởng, tuy nhiên chúng
ta
vẫn có thể tìm ra những định nghĩa chứa đựng những hạt nhân hợp lý, phù hợp với mục
đích nghiên cứu của mình. Điều đó tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của đối tượng khi tìm
hiểu vấn đề.
Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng lớn, vô cùng phong phú và đa dạng, có mặt thấm
sâu trong toàn bộ đời sống xã hội và đời sống con người, vì thế có rất nhiều định nghĩa,
cách hiểu cũng như cách khai thác khác nhau về văn hóa. Trong quá trình đi tìm định nghĩa
và nội hàm của văn hóa, đã có những tìm tòi khoa học có giá trị sâu sắc, tiếp sức nhau đạt
tới những nhận thức ngày càng hoàn chỉnh hơn của con người về một lĩnh vực rất độc đáo
do chính con người và chỉ có con người sáng tạo nên.
Sau nhiều năm tìm tòi theo các hướng, các cách tiếp cận khác nhau, đến những năm
70 của thế kỷ XX, cách hiểu phổ biến và gặp nhau nhiều nhất là ở quan niệm coi văn hóa
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi
hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Tiếp đó vào
năm 1982, tại Hội nghị thế giới về các chính sách văn hóa đã thông qua tuyên bố: “Theo
nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn,
vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ
bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ
thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng [10, 264]. Như vậy, theo nghĩa vừa rộng lớn vừa
bản chất, văn hóa là toàn bộ hoạt động tinh thần - sáng tạo, tác động vào tự nhiên, xã hội

con người nhằm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn để vươn tới sự
hoàn thiện theo khát vọng chân, thiện, mỹ và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát
triển
không ngừng của đời sống xã hội. Đó cũng chính là quan điểm của các nhà văn hóa lớn
Việt Nam như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trần Văn Giàu.
Khi đặt văn hóa trong một giai đoạn cụ thể của đời sống xã hội và nhìn đời sống ấy

trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau thì văn hóa, hiểu theo nghĩa cụ
thể và các quan hệ cụ thể, là một trong các lĩnh vực chính, giữ vị trí rất quan trọng, cùng
với chính trị, kinh tế và xã hội tạo nên diện mạo, trình độ, chất lượng và đặc điểm xã hội
trong một giai đoạn phát triển nhất định. 16
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “trong công cuộc kiến thiết nước nhà có
bốn lĩnh vực đóng vai trò đặc biệt quan trọng ngang nhau đó là chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội” [10, 269]. Nghị quyết Trung ương V của Đại hội Đảng khóa VIII nhấn mạnh
thêm văn hóa còn bao hàm cả giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật
và cả công tác tư tưởng cũng được xem là một bộ phận quan trọng của toàn bộ hoạt động
văn hóa.
Theo cách hiểu hạn hẹp hơn và được sử dụng thông thường và khá phổ biến, khi
tách giáo dục, khoa học ra thành các lĩnh vực, các ngành có đặc trưng riêng, văn hóa còn
được coi chủ yếu là các loại hình hoạt động cụ thể của ngành văn hóa như bảo tồn, bảo
tàng, thư viện, xuất bản, báo chí, đời sống văn hóa cơ sở, lễ hội, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng,… “và các loại hình sáng tạo văn học, nghệ thuật – một lĩnh vực được coi là nhạy
cảm nhất, mang tính sáng tạo đậm đặc và là bước phát triển cao của văn hóa” [10, 268].
Khi quan tâm vấn đề văn hóa nằm trong mối quan hệ với văn học nghệ thuật và
những vấn đề về đạo đức, lịch sử, địa lý của dân tộc ta, có hai cách tiếp cận về văn hóa vừa
có ý nghĩa lý luận vừa có tính thực tiễn lâu dài. Thứ nhất, “văn hóa là kết tinh những
cố
gắng nhiều mặt và liên tục của con người trong trường kỳ lịch sử để khẳng định bản chất

năng lực của mình, để nâng cao chất lượng sống và trình độ sống” [22, 300]. Thứ hai, “văn
hóa là một lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người trong xã hội bên cạnh các lĩnh vực
khác
như chính trị, kinh tế” [22, 301]. Với ý nghĩa này, văn hóa lại chia ra thành các ngành, các
bộ phận như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, tư tưởng, tín ngưỡng, phong
tục tập quán, ngôn ngữ,… Và điều liên quan trực tiếp ở đây chính là văn học nghệ thuật -
một bộ phận quan trọng nhất của văn hóa.
Như vậy, xem xét văn hóa từ góc độ tiếp cận liên quan đến văn học nghệ thuật ta có

thể nhận thấy vai trò lưu giữ và chuyển tải các giá trị văn hóa của dân tộc. Chính các sáng
tác văn học đã thể hiện được điều đó và chính các nhà văn, nhà thơ là người giúp cho
người
đọc thấy được điều này qua cảm quan nghệ sĩ của chính mình. Một tác phẩm văn học có
giá
trị luôn chứa đựng bên trong những giá trị đích thực về chính nền văn hóa của quê hương
đất nước mình ở một phương diện cụ thể nào đó.
1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Có những quan niệm khác nhau về bản chất, chức năng của văn học, và có những
cách thức khác nhau trong sáng tạo và khám phá văn học, tùy theo hoàn cảnh, mục đích,
trình độ, khuynh hướng nhận thức và hoạt động của con người trong lĩnh vực này. Văn học
có lúc được coi là tiếng nói của con người, có lúc được xác định là một hình thái ý
thức, 17
một công cụ nhận thức, phản ánh, miêu tả thực tại, là hình ảnh, bức tranh của đời sống; rồi
có lúc văn học lại được định danh là một loại hình nghệ thuật đặc biệt dùng ngôn từ làm
phương tiện biểu đạt, là nghệ thuật ngôn từ,… Do đó mà các tác phẩm, cũng như các công
trình nghiên cứu văn chương, được thực hiện theo những hướng và những phương pháp
khác nhau kéo theo ý nghĩa và giá trị cũng có nhiều mức độ. Sự khác biệt này do hàng loạt
yếu tố khách quan và chủ quan quy định nhưng có thể nói một cách khái quát rằng do tác
động của môi trường sống, của thời đại khúc xạ qua lăng kính của từng cá nhân người sáng
tác hay nghiên cứu. Xác định mối quan hệ giữa văn hóa với văn học là một việc làm cần
thiết để đánh giá được sự tác động, bổ sung lẫn nhau giữa hai lĩnh vực vốn có mối liên
quan
mật thiết này.
Nói đến vị trí của văn học trong văn hóa là nói đến hai mặt của một vấn đề. Thứ
nhất, bản thân văn học là một bộ phận của văn hóa, nó chịu sự chi phối mang tính quyết
định của văn hóa. Thứ hai, là nói đến tính đại diện cho văn hóa của văn học; sự tác động
trở
lại của văn học đối với văn hóa [83, 100].
Về mối quan hệ của văn hóa và văn học, cần nhận thấy rằng đối với nước ta văn học

là yếu tố trội của văn hóa. Trong đời sống dân tộc, văn học vốn đã có một vị trí rất quan
trọng và ngược lại trên bình diện phát triển của một nền văn học, tác động của văn hóa đến
văn học là tất yếu. Có thể nói, những nền văn học phong phú chỉ có thể phát triển thuận lợi
trên nền tảng của những nền văn hóa tiêu biểu. Và ở Việt Nam, văn học cũng phát triển
trên
cơ sở của văn hóa Việt Nam. Chính các vùng văn hóa có truyền thống lâu đời như Kinh
Bắc, Thăng Long, Huế…, và folklore của các dân tộc Việt Nam là cái nôi sản sinh, nuôi
dưỡng và phát triển tài năng của các nhà văn lớn ở nước ta. Như vậy, nhìn nhận mối quan
hệ giữa văn học và văn hóa là đi vào vấn đề thể hiện những đặc trưng, giá trị của văn học
trong sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội và sáng tạo văn học nghệ thuật là bộ phận quan trọng, nòng cốt của văn hóa, có khả
năng truyền cảm mạnh mẽ và có sức sống lâu bền khi biết đi sâu vào tư tưởng đạo đức, đời
sống bên trong của con người.
Bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, có ý kiến cho rằng văn hóa là không
gian, là bầu không khí để trên đó cái cây văn học nảy nở. Một nền văn học bắt rễ sâu vào
đời sống văn hóa dân tộc, sẽ có điều kiện tốt để phát triển, đơm hoa kết trái. Nhà văn am
hiểu sâu sắc cội rễ của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, ắt hẳn sáng tác của
anh ta sẽ đạt đến chiều sâu của sự khái quát hóa và cá thể hóa. Trong văn hóa phải thấy
được đỉnh cao của nó là văn học. Vì vậy khi ta nói mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
cũng tức là nói về “mối quan hệ giữa cái tổng thể với cái bộ phận”. Vũ Khiêu nhấn mạnh
18
trong mối quan hệ này thì “văn học mặc dù là cái bộ phận nhưng lại có vai trò rất quan
trọng” [58, 09].
Trần Đình Sử quan tâm việc “nêu cao vai trò sáng tạo văn hóa của văn học” và điều
đó được thể hiện qua bốn điểm cơ bản sau: văn học có vai trò sáng tạo những mô hình văn
hóa đặc biệt là mô hình nhân cách con người; vai trò phê phán có tính văn hóa của văn học;
văn học phát huy vai trò lựa chọn của văn hóa; văn học trong vai trò sáng tạo văn hóa bằng
những tìm tòi mới về nội dung và nghệ thuật thể hiện mang tính đặc trưng của văn học
-
nghệ thuật ngôn từ [71,179]. Cùng với quan điểm này, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn

Văn Hạnh xem văn hóa như là “nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương, văn học là
một hình thái đặc biệt của văn hóa, thuộc về ý thức” [23, 26]. “Văn học không chỉ lưu giữ
văn hóa, mà còn là một bộ phận - nếu không nói là nòng cốt - của văn hóa, sáng tạo ra văn
hóa” [58, 12].
Văn học là một hình thái ý thức thuộc nghệ thuật ngôn ngữ, tức là văn học ở trong
văn hóa nghệ thuật. “Nếu vấn đề cốt lõi của văn hóa thể hiện ở các lực lượng bản
chất
người mang tính nhân văn thì văn học chính là hình thái bộc lộ bản chất người rõ nhất, là
nội dung mang tính nhân văn rõ nhất” [58, 11]. Như vậy, có thể khẳng định một nền văn
hóa được xem là tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trước hết phải có nền văn học nghệ
thuật
phản ánh được hiện thực của dân tộc ấy, biểu hiện được truyền thống lịch sử của dân tộc
ấy
và nhất là sáng tạo được những tác phẩm văn học giàu tính nhân văn. Và chính văn học sẽ
phát huy sức mạnh, sở trường của nó vào việc tô thắm các giá trị văn hóa.
Việc xác định mối quan hệ giữa văn hóa và văn học đã được các nhà nghiên cứu
văn hóa và văn học ở nước ta quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, để nhìn nhận vấn đề một
cách có hệ thống và quy mô rộng lớn phải đề cập đến hội thảo khoa học “Văn hóa - mối
quan hệ giữa văn hóa và văn học” đã được Viện văn học đứng ra tổ chức tại Hà Nội vào
ngày 04/06/1998. Hội thảo đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc xác định vai trò,
vị
trí của văn học trong văn hóa, về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa qua đó nhấn mạnh
vào mục tiêu xây dựng một nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc.
Phương diện văn hóa của văn học ngày càng được quan tâm bởi giữa văn hóa và văn
học có mối liên hệ hết sức mật thiết. Văn học phản ánh đời sống, thực chất là phản
ánh
phương diện văn hóa của đời sống. Văn học phán đoán về hiện thực, thực chất cũng là một
phán đoán văn hóa. Văn hóa là phương diện còn lại lâu dài của tác phẩm, tác giả và cả giai
đoạn văn học. Văn hóa là một phương diện bên trong qui định hành vi, suy nghĩ, cảm nhận
của con người trong từng thời kỳ. Nó bao gồm mọi phương diện văn hóa cụ thể như chính

trị, kinh tế, pháp luật, tôn giáo, thị hiếu, ẩm thực, trang phục, tập quán, cử chỉ,… Đọc bất
19
cứ tác phẩm văn học nào ta đều thấy vô vàn biểu hiện của văn hóa trong đó. Vì thế, có thể
nói trong tổng thể văn hóa, văn học chỉ là nhánh nhưng lại có giá trị rất quan trọng.
Nói tới văn hóa của một dân tộc không ai không nghĩ đến văn học, bởi văn học có
một vị trí không thể thiếu trong mỗi nền văn hóa. Tuy nhiên ở văn học Việt Nam ta, trong
một thời gian dài do như cầu bức thiết của thực tế, vai trò của văn học được hiểu chủ yếu
như là phương tiện để truyền bá giáo dục văn hóa, một công cụ như là “văn dĩ tải đạo”.
Chính cách hiểu và cách nghĩ như thế làm giảm sút vai trò sáng tạo văn hóa sâu sắc, nhiều
mặt của văn học. Ngày nay trong viễn cảnh xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc, vai trò sáng tạo văn hóa của văn học cần được nhìn nhận lại một cách thấu
đáo.
Văn học đi vào chiều sâu văn hóa phát triển không gì khác hơn là khái niệm phát triển phải
trở thành tư tưởng chủ đạo trong văn chương hiện đại, với trí tuệ dân tộc được khơi
sâu
trong dòng chảy của bản chất một nền văn hóa đậm đà tính nhân văn. Vì vậy các tác giả
khi
sáng tác ngoài tài năng, tính chuyên nghiệp thì yếu tố tầm nhìn văn hóa và cốt cách văn hóa
cần được nhìn nhận một cách hợp lý [23, 28]. Đó chính là cơ sở để khẳng định sự tồn tại
lâu dài của văn học với thời gian.
Khi quan tâm đến những vấn đề của cuộc sống, của xã hội và con người, của lịch sử
dân tộc và đất nước, dưới góc độ văn hóa, người sáng tác có thể làm nổi rõ lên những chủ
đề, những nhân vật, sắc màu, giọng điệu, cách diễn đạt tiêu biểu, đặc sắc của một
cộng
đồng, một vùng đất, một thời kỳ. Nhờ đó mà tạo ra một tiếng nói mới, có đóng góp mới
thực sự cho sự phát triển của văn chương dân tộc và nhân loại. Đồng thời trên phương diện
tiếp cận và nghiên cứu văn chương hiện nay, việc xem xét từ góc độ văn hóa tạo điều kiện
đi sâu đi sát vào những vấn đề trọng đại, sống còn, bức xúc của đời sống, của xã hội, của
lịch sử và của con người. Qua đó góp phần làm nổi bật lên sức mạnh cảm hóa, thanh lọc
lớn lao của văn học nghệ thuật. Đồng thời còn có thể khắc phục được khuynh hướng đề

cao
một chiều, tuyệt đối hóa mặt hình thức kỹ thuật của văn chương, đôi lúc biến văn chương
thành một trò chơi chữ cầu kỳ, trống rỗng.
1.2 Đặc điểm về văn hóa Nam Bộ
1.2.1 Nền tảng địa - văn hóa Nam Bộ
Nền tảng địa - văn hóa của một vùng là khái niệm liên quan trực tiếp đến những vấn
đề về văn hóa và địa lý. “Theo nghĩa hẹp, địa - văn hóa là sự nhìn nhận văn hóa trong mối
quan hệ biện chứng với các yếu tố địa lý, nghĩa là căn cứ trực tiếp vào ý nghĩa của chính
cụm từ này. Theo nghĩa rộng, đó là cách xem xét văn hóa như là một sản phẩm do ý thức
chủ quan của con người sáng tạo ra nhưng đồng thời, đó cũng vừa là những kết quả của
20
nhân tố khách quan do các quy luật của tự nhiên tương tác vào” [98, 197]. Như vậy, khi
nghiên cứu nền tảng địa - văn hóa, cần đặt sinh thái tự nhiên và xã hội tại chỗ trong quan
hệ
tổng hợp với toàn vùng, tìm ra cái riêng trong cái chung, từ đó có thể nhận ra những quy
luật đã, đang và sẽ chi phối sự phát triển của văn hóa địa phương ấy.
Nam Bộ vốn bao gồm hai vùng đất có nét riêng rõ rệt. Đông Nam bộ là vùng đồi núi
thấp với những thềm phù sa cổ. Nơi đây được nhìn nhận như diềm phía nam của đai khối
cao Tây Nguyên, từ đó các dòng Đa Nhim, Đa Dung hợp lưu lại thành sông lớn Đồng Nai,
tiếp nước của La Ngà rồi vượt qua Trị An tới gặp Sông Bé, sông Sài Gòn để đổ ra cửa
Lòng
Tàu. Và Tây Nam bộ tức đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất tiếp nối địa hình bán sơn
địa ấy với một đồng bằng châu thổ phẳng và thấp. Đây là sản phẩm bồi tụ của sông Mê
Kông, con sông dài nhất, nhiều nước và nhiều phù sa nhất Đông Nam Á trên một khuôn
vịnh nông kéo dài từ bồn địa Tông-lê-sáp của Campuchia tới khu vực đồng bằng Sông
Tiền
và sông Hậu [06, 12]. Những cứ liệu về mặt địa lý trên giúp chúng ta xác định vấn đề cụ
thể
về địa - văn hóa Nam Bộ ở đây chính là nói về khu vực Tây Nam bộ (chúng tôi gọi tắt là
Nam Bộ).

Khi nghiên cứu về nền tảng địa - văn hóa Nam Bộ, việc đặt trong mối tương quan
với các đặc điểm về sinh thái và xã hội của vùng văn hóa này là điều kiện cần thiết. Lịch
sử
Nam tiến nói riêng và lịch sử Nam Bộ nói chung là lịch sử của vùng đất mới với độ dài
thời
gian hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển. Đặc tính “mới” là nét bao trùm lên cả
hai
phương diện địa lý và lịch sử của vùng đồng bằng sông Cửu Long. So với cả nước, đây là
khu vực có lịch sử khai phá trẻ nhất. Vì vậy văn hóa vùng miền của khu vực này
cũng
chính là văn hóa của vùng đất mới với những nét tiếp thu và bảo tồn truyền thống dân tộc
và những nét đặc sắc riêng biệt phù hợp với những điều kiện tự nhiên và xã hội trên địa
bàn.
Quá trình Nam tiến được phản ánh rất rõ trong văn học từ những sáng tác dân gian
cho đến văn chương bác học. Trong kho tàng văn học dân gian đồng bằng Sông Cửu Long,
ca dao, thành ngữ, truyền thuyết, giai thoại về đất và người trong quá trình khai phá mở đất
chiếm số lượng khá lớn và được xem là đặc sắc, hấp dẫn nhất. Đa số truyện kể,
truyền
thuyết dân gian Nam Bộ đều thể hiện những đặc tính mới của vùng miền trên nhiều biểu
hiện khác nhau của văn hóa. Ngay cả truyện cười Bác Ba Phi cũng tiếp nối truyền thống ấy
bằng cách tái hiện lại thiên nhiên hoang dã nơi cực nam tổ quốc với một trí tưởng tượng
phong phú. Văn chương bác học cũng đã có không ít những tác phẩm tập trung khai thác
mảng đề tài này một cách thành công. Qua đây càng chứng tỏ được đặc trưng của các sáng
21
tác văn học trong việc tái hiện cuộc sống và vai trò của nó trong việc lưu giữ và truyền tải
những giá trị văn hóa dân tộc.
Xem xét nguồn gốc của những người đầu tiên đặt chân đến Nam Bộ đã chứng tỏ cho
chúng ta thấy nền văn hóa của khu vực này một mặt phát sinh từ những điều kiện địa lý
nhân văn mới, mặt khác lại liên quan mật thiết đến các yếu tố gốc gác, cội nguồn xuất thân.
Có thể tìm thấy vô số biến thể ca dao, dân ca từ miền Bắc được cải sửa trong kho tàng văn

học dân gian đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày nay, khu vực này bao gồm mười hai tỉnh và một thành phố. Đồng bằng sông
Cửu Long có đặc điểm địa hình là một châu thổ thấp, bằng phẳng, là sản phẩm bồi tụ của
sông Mê Kông, và là nơi có cửa sông giáp biển nên việc bồi tụ này vẫn diễn ra hàng năm.
Đây là nơi sở hữu một hệ thống kinh rạch chằng chịt với hơn “2500 km sông rạch tự nhiên
và 2500 km sông rạch đào” [06, 14] vì thế đặc điểm nổi bật của văn hóa đồng bằng sông
Cửu Long là văn hóa sông nước, kênh rạch. Điều này được thể hiện qua nền nông nghiệp
lúa nước, tập quán khai thác đánh bắt thủy sản, việc giao thông đi lại đến các lễ hội về
nước
và đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp có liên quan đến sông nước.
Là một vùng văn hóa có tuổi đời trẻ nhất cả nước, văn hóa đồng bằng sông Cửu
Long dù đã được hình thành trong một thời gian dài nhưng vẫn đang ngày được định hình
rõ nét hơn. Nó góp phần tô thắm bức tranh văn hóa đa sắc của đất nước ta nhưng vẫn giữ
được những nét đặc sắc cho riêng mình.
1.2.2 Một số nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ
Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh chia đất nước ta thành 7 vùng văn hóa,
trong đó văn hóa Nam Bộ là vùng thứ bảy và có những đặc điểm của một vùng đất mới.
Việc phân vùng văn hóa được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa văn hóa lịch sử và địa
lý của một vùng và gọi tắt là vùng văn hóa. “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ, có những
tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu có mối quan hệ nguồn gốc
và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã trải qua
các mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại mật thiết, nên từ lâu đã hình thành
những sắc thái văn hóa chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần, có thể phân biệt với những vùng văn hóa khác” [79, 64].
Văn hóa vùng hay văn hóa vùng lãnh thổ được xác định có tính chất liên văn hóa.
Nó cũng chính là văn hóa địa phương, vốn là một thực thể văn hóa, hình thành và tồn
tại
trong một không gian lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hóa
về
cách thức hoạt động sản xuất; về ăn, mặc, ở, đi lại, vận chuyển; về cách tổ chức xã hội cổ

22
truyền và giao tiếp cộng đồng; về vui chơi giải trí; về các sắc thái tâm lý của cư dân,… từ
đó có thể phân biệt với các đặc trưng văn hóa của vùng khác. Những đặc trưng văn hóa đó
hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư dân các dân tộc trong vùng
thích ứng với một điều kiện môi trường, có sự tương đồng về trình độ phát triển xã hội,
đặc
biệt là giữa họ có mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết. Trong mỗi vùng như vậy lại có
những tiểu vùng có những đặc trưng riêng lẻ. “Vùng văn hóa Nam Bộ, xét trên cả phương
diện địa lý và lịch sử, đều là vùng thứ bảy và nó có ba tiểu vùng Đông Nam bộ, Tây Nam
bộ và tiểu vùng Sài Gòn - Gia Định” [80, 17].
Những đặc trưng của vùng văn hóa Nam Bộ được xác định trên các phương diện cơ
bản: Nam Bộ là một vùng đất mới; vùng đất giao hòa chủng tộc và văn hóa; là vùng văn
hóa với nhiều sắc thái đặc trưng.
Sở dĩ gọi Nam Bộ là vùng đất mới bởi những lý do liên quan trực tiếp đến những
vấn đề về lịch sử của vùng miền. Với tính chất “mới” như vậy, Nam Bộ vừa là nơi lạ lẫm,
xa vời, lại vừa thu hút, vẫy gọi con người đến đây. Tuy vậy, đây không phải là mảnh đất

chủ vì tính chất “mới’ ở đây có nghĩa đối với những người Khmer, Việt, Chăm,…
hiện
cùng đang sinh sống, tiếp tục khai thác vùng đất này. Đất mới với những con người cũng
mới, trên vai họ không còn nặng trĩu những lề thói, cổ tục của hàng ngàn năm nên
con
người nơi đây cũng năng động, mạnh bạo và cởi mở hơn. Người Việt, người Chăm, người
Hoa và sau đó là những người tứ xứ khác đặt chân đến vùng đất Nam Bộ sớm nhất cũng
chỉ
từ thế kỷ thứ XVI lại đây, còn người Khmer thì có thể sớm hơn, khoảng thế kỷ XIII .
Trong công trình biên khảo “Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa”, Sơn
Nam đã viết, đây là “…một vùng bị bỏ rơi, dân cư thưa thớt, phần lớn là bùn lầy ẩm thấp,
khí hậu khắc nghiệt. Đất úng tạo phèn. Muỗi mòng nhiều, tôm cá sinh sôi, cá lớn nuốt cá
bé, chim chóc và rắn ăn cá. Rắn bắt chim non và trứng chim, chim ăn rắn. Cỏ dại, lau sậy

làm thức ăn cho heo rừng nai, voi… Nai làm mồi cho cọp. Khỉ tha hồ ăn trái cây giữa
rừng,
ven sông. Rừng lâm vồ, sộp, gừa rễ lòng thòng tạo hang động cho cọp sinh sản. Tán lá là
môi trường của nhiều loại chim. Xác thú trôi sông nuôi dưỡng cá tôm. Diều quạ và cá sấu
sinh sản mau trên bãi bùn,… Khó phân biệt đâu là đất bưng, đâu là ao vũng. Bờ biển mơ
hồ
thay đổi hình dạng, cây mắm, cây đước, cây vẹt từ dưới nhô lên. Sông Cửu Long đổ ra
biển
bồi đắp mũi Tây Nam. Mùa mưa nước chảy mạnh, thêm cơn lụt thường niên, cây mé sông
trốc gốc, phù sa tuôn tràn, doi bồi, vịnh lở, có cù lao sụp xuống mất dạng nhưng ở nơi khác
cồn nhỏ lại nhô lên”[46, 16]. Ngày nay, đến với vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú,
màu mỡ ta khó hình dung được thiên nhiên còn đầy vẻ hoang sơ trong buổi đầu khai phá.
Để làm được điều đó phải tìm đến những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, các giai thoại,
23
ca dao dân ca Nam Bộ từ xa xưa truyền lại. Đến với Nam Bộ, những nét vừa quyến rũ vừa
de dọa của thiên nhiên là những mẫu đề chính của truyện cổ và thơ ca dân gian. Sau này,
trong truyện Bác Ba Phi - một loại truyện trạng của văn học Nam Bộ, một món đặc sản
tinh
thần của vùng sông nước thì khung cảnh thiên nhiên giàu có mà hoang sơ vẫn chính là cái
nền, vẫn là dòng chảy chính mang những nỗi niềm tâm sự, những quan hệ giữa con người
với nhau. Và ở thế kỷ XX, Sơn Nam đã tiếp bước truyền thống ấy một cách thành
công
bằng những tác phẩm văn học mang đậm những sắc thái dân gian và hơn hai mươi công
trình khảo cứu có giá trị về đất và người, phong tục tập quán, lịch sử và văn hóa Nam Bộ.
Nam Bộ còn được biết đến là một vùng đất giao hòa của nhiều chủng tộc và văn
hóa.
Những yếu tố văn hóa từ ngoài du nhập vào đồng bằng sông Cửu Long rất rõ nét: văn
hóa Ấn Độ qua người Khmer, văn hóa Trung Quốc qua người Hoa, văn hóa Hồi giáo qua
người Chăm. Sự hỗn hợp dân cư thuộc nhiều nguồn gốc địa phương, nhiều tôn giáo
tín

ngưỡng khác biệt, nhiều trình độ phát triển về mặt xã hội cũng là điều hiển nhiên. Song tất
cả sự đa dạng, khác biệt đó đều được liên kết lại trong một nền văn hóa Việt Nam phong
phú và đa dạng trên vùng đất mới. Động lực của sự liên kết đó là các tộc người, sau khi đã
di chuyển vào đồng bằng sông Cửu Long, họ phải nương tựa vào nhau để thích nghi, khai
thác, chinh phục một thiên nhiên nhiên mới, thường xuyên biến đổi và rất đa dạng, mang
tính chất bán đảo, nhiệt đới, gió mùa, ẩm. Động lực của sự liên kết là dân tộc Việt đã đem
cốt cách của nền văn hóa Việt vào vùng đất mới dưới những biểu hiện độc đáo. Đó là việc
khai hoang, trồng cấy rất sáng tạo phù hợp với cơ chế vận động của sông và biển, của mùa
mưa và mùa khô, của lũ và hạn, phát huy được nghề trồng lúa nước cổ truyền. Đó là việc
lập làng mới với hình thù, thiết chế ít nhiều thay đổi mà vẫn giữ làng gắn với nước. Đó là
những làn điệu dân ca, là phương ngữ đậm chất Nam Bộ, nhưng vẫn là ngôn ngữ Việt
Nam,
tâm lý tính cách Việt Nam đặc sắc. Đó là sự hỗn hợp của nhiều tộc người thiểu số với
người Việt trên cùng một đồng bằng mà vẫn phát huy truyền thống cộng đồng dân tộc. Đó
là sự xen kẽ nhiều thứ tôn giáo khác nhau, nhưng vẫn giữ được sự dung hòa. Sơn Nam
được đánh giá là nhà văn điển hình của miền đất Nam Bộ. Sự nghiệp của Sơn Nam nói
chung và truyện ngắn của ông nói riêng đã thể hiện được văn hóa Việt Nam với sức lôi
cuốn, tập hợp và rộng mở nơi vùng đất mới.
Cùng với sự đa dạng về tộc người và được đánh giá như hệ quả tất yếu của quá trình
giao thoa và hỗn dung về văn hóa, Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam bộ nói riêng là
một khu vực hết sức đặc biệt về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán. Ở vùng này có
đầy đủ 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo
24
và là khu vực đứng đầu trong cả nước về tín đồ tôn giáo. Ngoài các tôn giáo kể trên cư dân
trong vùng còn theo một số tín ngưỡng khác như Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương,
Tịnh Độ Cư Sĩ,… Nam Bộ nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng có một diện
mạo văn hóa hết sức đa dạng. Nếu như người Việt có những làn điệu cải lương hay những
câu hò, điệu lý thì người Khmer lại thể hiện bản sắc của mình trong điệu múa Răm-vông,
hát đối đáp Ađay hay điệu nhảy theo nhịp trống Chay-dăm. Nếu như người Chăm có
những

hoạt động nghệ thuật sôi động trong những ngày kết thúc tháng Ramadan, sinh
nhật
Muhammed hoặc trong dịp cưới hỏi thì người Hoa lại góp phần vào đời sống văn hóa Nam
Bộ những câu hát Tiều, hát Quảng,… Những điểm riêng đặc sắc đó của mỗi tộc người
ngày
một phát triển và hội nhập vào nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng không thể trộn lẫn của văn
hóa Nam Bộ, tạo nên tính cách chung của người Nam Bộ trọng nghĩa, khinh tài,
phóng
khoáng và hiếu khách,…
Và vượt lên trên tất cả, từ rất sớm các cộng đồng dân cư Nam Bộ đã có truyền thống
đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, không phân biệt người đến trước, người đến sau, không kỳ thị
dân tộc. Truyền thống quý báu này được hình thành và phát triển trong nhiều thế kỷ chung
lưng đấu cật cùng nhau khai phá, phát triển vùng đất Nam Bộ trước đây và trong quá trình
đấu tranh chống áp bức của phong kiến và thực dân sau này. Cũng cần nói thêm rằng, nếu
như nhu cầu khai khẩn vùng đất mới đã tạo điều kiện hình thành sự đoàn kết của cộng
đồng
thì yếu tố làm cho sự đoàn kết đó trở thành một giá trị lâu bền chính là ý thức dân tộc, là tư
tưởng, tình cảm, tâm hồn gắn bó với mảnh đất yêu quý của họ, là yêu cầu của sự sống còn
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của cả dân tộc.
Nam Bộ là một khu vực bao gồm nhiều dân tộc, cư dân trong vùng theo nhiều tôn giáo,
tín ngưỡng khác nhau, nhưng các cộng đồng ở đây không tồn tại biệt lập theo nhiều không
gian văn hóa tộc người riêng rẽ mà sống xen kẽ nhau trong một đơn vị hành chính. Chính
điều kiện cộng cư này làm cho các dân tộc có điều kiện tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Trong
quá trình đó các dân tộc vừa giao lưu vừa tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhau để làm
giàu thêm bản sắc văn hóa vốn có của mình.
Nam Bộ là vùng đất với những sắc thái văn hóa đặc trưng dựa trên những nét cơ
bản:
Thứ nhất, người dân Nam Bộ cơ bản vẫn là những người nông dân, những người
làm ruộng vườn, những việc lao động đồng áng. Như vậy, văn hóa truyền thống của vùng
đất này vẫn là văn hóa, văn minh nông nghiệp. Tuy vậy, nông nghiệp và người dân Nam

Bộ
vẫn có những sắc thái riêng biệt. Đó là kiểu canh tác giữa ruộng và vườn được kết hợp chặt
chẽ. Ở Nam Bộ, hệ thống kênh rạch chằng chịt vừa tự nhiên vừa nhân tạo không những
25
đóng vai trò tưới tiêu mà còn là huyết mạch giao thông đi lại. Nhiều ý kiến còn gọi nơi đây
chính là khu vực của “văn minh kinh rạch”, “văn minh miệt vườn” hay “văn minh sông
nước”,… Chính đặc trưng này đã chi phối toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người
nông dân Nam bộ. Mặc dù vậy, nông thôn Nam Bộ không gắn chặt trong mối quan hệ kiểu
tự cấp tự túc như Bắc bộ trước đây mà phần nhiều cũng gắn với nền kinh tế thị trường của
các khu vực lân cận như Sài Gòn và các đô thị khác trong vùng.
Thứ hai, mô hình tụ cư của cư dân Nam Bộ vẫn theo phương thức chung của cư dân
nông nghiệp nước ta, tuy nhiên, do môi trường và trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của
vùng nên cách tổ chức dân cư và xã hội nông thôn ở đây cũng có những sắc thái riêng.
Kiểu
tụ cư phân tán theo kênh rạch, theo địa hình canh tác được người dân Nam Bộ ưa thích
nhất
vẫn là “tiền viên hậu điền”, nhiều khuôn viên tụ lại thành ấp, xóm với phương tiện đi lại
phổ biến vẫn là những chiếc ghe xuồng quen thuộc. Vốn là nơi đất mới, dân cư tứ xứ đến
khai phá vì vậy không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa con người với địa bàn mới, nếu thích
hợp sinh sống họ sẽ ở lại, bằng không họ lại ra đi tìm nơi phù hợp hơn. Chính vì lẽ đó quan
hệ cộng đồng làng xã ở đây cũng không gắn bó quá chặt chẽ.
Thứ ba, những sắc thái riêng trong nếp sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại của người dân
Nam Bộ: Nếp sống và cách ăn uống thường không đi vào cầu kỳ, tỉ mỉ, thưởng thức cái
tinh
tế của lối sống, cách ăn mà thiên về sự dư dật, phong phú. Nếu người Hà Nội, người Huế
thích ăn uống trong khung cảnh gia đình, thì ở một chừng mực nào đó, nhất là trong quan
hệ bạn bè, người Nam Bộ lại ưa ăn uống nơi hàng quán. Về nơi ở, cư dân trong vùng
thường chọn nhà kiểu ba gian hai chái, làm bằng tre nứa, lợp bằng lá dừa, phân vách, khá
đơn giản nhằm tiện di chuyển khi cần thiết. Nét đặc sắc trong trang phục của người Nam

Bộ rất dễ nhận thấy, đó chính là bộ bà ba đen và tấm khăn rằn, hình ảnh đặc trưng của
nông
dân Nam Bộ qua nhiều thăng trầm của thời gian đến nay vẫn còn được duy trì, phát huy và
đã có những cách tân đáng kể. Môi trường sinh thái ở đây là sông nước vì vậy kênh rạch,
sông ngòi cũng chính là đường giao thông, là đầu mối giao lưu và thuyền bè chính

phương tiện đi lại, chuyên chở chính yếu, bởi thế từ lâu dân gian Nam Bộ đã có câu “sắm
xuồng để làm chân”.
Ngoài ra, nói tới sắc thái văn hóa Nam Bộ, chúng ta không thể không nói tới ngôn
ngữ - tiếng Nam Bộ. Đó chính là phương ngữ Việt, được hình thành trong quá trình người
Việt đến khai thác đồng bằng Nam Bộ. Nó thu hút vào mình ngôn ngữ của những
con
người từ muôn nơi lưu lạc đến, nhưng đồng thời cũng sản sinh và phản ánh thế giới
tự
nhiên và con người nơi vùng đất mới với bao màu sắc mới mẻ và đa dạng. Người Nam Bộ
cũng để lại sắc thái rất riêng biệt trong cách diễn xướng dân gian theo kiểu nói như nói vè,
26
nói thơ, nói tuồng,… Người ta dễ dàng nhận ra “dấu vết của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ
văn học và ngược lại, ngôn ngữ văn học cũng dường như dễ dàng hơn hòa nhập cuộc đời
thường”[06, 22]. Họ còn được biết đến là những con người yêu thích âm nhạc và ca hát.
Âm nhạc Nam Bộ thể hiện rõ trong dân ca Nam Bộ với các làn điệu lý, hát ru, hò,…và đặc
biệt là sân khấu cải lương, hát bội, đờn ca tài tử. Những sáng tác và biên khảo của Sơn
Nam
đạt được điều này như một đặc điểm truyền thống vốn có của văn học Nam Bộ.
Nói tới sắc thái văn hóa Nam Bộ người ta thường không quên nhắc tới một đặc điểm
đó là tính cách Nam Bộ. Tính cách là một khía cạnh văn hóa ứng xử và để lại dấu ấn rõ rệt
trong mọi mặt đời sống văn hóa. Tính cách Nam Bộ đã từng được người xưa lưu ý tới,
Trịnh Hoài Đức cho rằng người Nam Bộ là người “trọng nghĩa khinh tài”, Lê Quý Đôn thì
xem dân Nam Bộ là dân “dám làm ăn lớn”,… Những người đầu tiên đặt chân đến vùng đất
này có gốc gác từ dân tội đồ, lưu tán, dám bỏ quê hương tới khai thác vùng đất mới với

bao
thách thức và hiểm nghèo, đã tôi luyện cho họ “tính mạo hiểm”, một cuộc đời phiêu bạt
nay
đây mai đó, nhưng mặt khác trong tâm thức họ vẫn có nỗi khát khao hướng về nguồn cội,
giữ gìn đạo đức cổ truyền. Vì vậy, ở những nơi họ đặt chân đến đã mọc lên các đền miếu
thờ vọng về cố hương. “Những người khai phá vùng đất mới là những người coi nghĩa khí
làm đầu, kết bạn bè huynh đệ giữa những người có nghĩa khí đáng tin cậy. Họ cư xử hào
hiệp, trọng nghĩa khí, coi khinh tiền tài, có thể vì nghĩa khí mà xả thân mình không nuối
tiếc. Họ còn là những người mến khách, thông cảm, quý trọng nhau có thể nhường cơm xẻ
áo. Trong ứng xử, họ cởi mở chan hòa, dễ kết thân, dễ hòa vào với cộng đồng mới lạ,
không sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không quá coi trọng môn đăng hộ đối. Người Nam Bộ xưa

những người ít học, và cũng không coi việc học hành là con đường tiến thân, đổi đời như
người miền Bắc. Bởi vậy họ không phải là những người sống nội tâm, chuộng suy tư, mà

những người ưa hành động. Trong ứng xử, họ bộc trực, thẳng thắn, ít chữ nghĩa,
văn
chương rào đón” [98, 436]. Tính cách con người và văn hóa vùng đất Nam Bộ được hình
thành trong sự tác động qua lại giữa thiên nhiên, xã hội, con người trên nền tảng tính cách
dân tộc Việt Nam.
Trong một cội chung, phẩm chất chung của dân tộc Việt Nam, người Việt trên vùng
đất mới đã hun đúc nên tính cách riêng của mình. Trong khung cảnh thiên nhiên chung của
Việt Nam, thiên nhiên Nam Bộ hiện ra với diện mạo đặc sắc thậm chí có những điểm
tương
phản. Trong cộng đồng chung của các dân tộc Việt Nam không nơi nào như ở châu thổ
Cửu
Long, người Việt cùng các dân tộc ít người sống chung hòa hợp với nhau trên mảnh đất
đồng bằng phù sa và màu mỡ. Trong nền nông nghiệp cổ truyền Việt Nam, phong cách của
nông dân Nam Bộ làm ăn, kinh doanh khai thác trên các vùng đất mặn, đất phèn, đất giồng,
27

đất phù sa đều có những điểm khác nhau. Trong ngôn ngữ Việt Nam, phương ngữ Nam Bộ
có nét đặc thù. Cư dân vùng này yêu nước, đoàn kết, kiên cường nhân hậu, giàu lòng nhân
ái.
1.3 Nhà văn Sơn Nam với vùng đất Nam Bộ
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài sinh năm 1926 tại làng Đông Thái, huyện
An Biên tỉnh Rạch Giá nay là Kiên Giang, mất năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc đời và sự nghiệp của Sơn Nam gắn liền với vùng đất và con người Nam Bộ.
Quê gốc của Sơn Nam vốn ở Long Xuyên, An Giang, sau đó ông nội nhà văn đưa cả
gia đình đến lập nghiệp tại ven rừng U Minh với bạt ngàn cỏ cây chim muông, phong cảnh
hoang sơ, con người thưa thớt. Đây chính là nơi sinh ra và nuôi ông lớn lên. Đây
cũng
chính là bối cảnh không gian được nhà văn thể hiện trong nhiều sáng tác của mình sau này,
đặc biệt là trong các tập truyện Hương rừng Cà Mau và Biển cỏ Miền Tây.
Sơn Nam vốn xuất thân trong một gia đình nông dân, thủa nhỏ ông học tiểu học ở quê
nhà, lớn lên theo học trường Collège tại Cần Thơ. Đây là thời gian đầu tiên Sơn Nam tiếp
xúc với cuộc sống thị thành và biết đến những vấn đề chính trị xã hội. Sau khi tốt nghiệp
Thành chung năm 1945, Sơn Nam dự định quay về Rạch Giá làm việc thì Cách mạng
tháng
Tám bùng nổ. Ông gia nhập Thanh niên Tiền phong, tham gia cướp chính quyền ở
địa
phương, rồi tiếp tục tham gia kháng chiến Nam Bộ. Tại mặt trận Rạch Giá, Sơn Nam giữ
trọng trách Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Rạch Giá, phó bí thư Tỉnh Đoàn Thanh niên cứu quốc,
tiếp đó tham gia công tác tại Hội Văn hóa Cứu quốc Tỉnh và về phòng chính trị quân khu
9.
Đến năm 1950, Sơn Nam chuyển qua làm cán bộ văn nghệ thuộc Ban tuyên huấn Xứ ủy
Nam kỳ. Sau Hiệp định Genève, Sơn Nam được phân công trở lại Rạch Giá, tiếp tục hoạt
động văn nghệ và báo chí trong lòng địch. Trong suốt chín năm kháng chiến chống Pháp
gian khổ, ông hoạt động cách mạng ở địa bàn chiến khu IX. Và cũng chính trong thời gian
này, Sơn Nam đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Tiêu biểu là sự ra đời của các tập


sự Tây đầu đỏ và truyện vừa Bên rừng cù lao Dung. Đây chính là hai tác phẩm đạt giải
nhất
và giải nhì Văn nghệ Cửu Long của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ. Sơn Nam
bắt đầu sự nghiệp của mình từ đây
Năm 1955, Sơn Nam hoạt động trên lĩnh vực báo chí ở Sài Gòn cùng Viễn Phương,
Trang Thế Hy, Lê Vĩnh Hòa,… Ông cộng tác với nhiều tờ báo công khai như: Nhân loại,
Tiếng chuông, Lẽ sống, Tin văn,... Bút hiệu Sơn Nam cũng chính thức được sử dụng trong
khoảng thời gian này với ý nghĩa: Sơn là họ của người Khmer được ông lấy để lưu giữ một
kỷ niệm riêng và cũng để nhắc nhở mình về nơi chôn nhau cắt rốn, và vùng đất phương
28
Nam đã nuôi dưỡng ông nên người. Đây chính là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của Sơn
Nam. Các tác phẩm của ông thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân
dân Nam Bộ ở nhiều dạng thức khác nhau. Những công trình biên khảo đầu tiên cũng ra
đời
trong khoảng thời gian này như: Chuyện xưa tích cũ, tập truyện Tục lệ ăn trộm, các biên
khảo Tìm hiểu đất Hậu Giang và Nguyễn Trung Trực - người anh hùng dân chài. Khi chính
quyền Diệm ban bố luật 10/1959, Sơn Nam bị kết tội có vấn đề về tư tưởng, bị giam ở nhà
tù Phú Lợi trong hai năm 1960-1961.
Sau khi ra tù, Sơn Nam vẫn tiếp tục công việc sáng tác và biên khảo. Bấy giờ trên báo
Nhân Loại, những câu chuyện về đất nước tình người của quê hương Nam Bộ của Sơn
Nam
đã liên tiếp được đăng tải trong mục xuất hiện thường kỳ “Hương rừng Cà Mau”.
Năm
1962, nhà xuất bản Phù Sa đã tập hợp và cho in chung lại thành tập truyện Hương rừng Cà
Mau (tập 1). Hương rừng Cà Mau phần nào dựng lại được phong tục, lối sống, suy nghĩ và
tình cảm của người dân miền Nam ở buổi đầu đi khẩn hoang. Một giai đoạn đầy gian
truân,
khổ ải của cha ông, nhưng cũng rất vinh quang, rất đẹp và dạt dào tình cảm. Để tránh sự
kiểm duyệt gắt gao của kẻ thù, Sơn Nam đã tập trung vào mốc thời gian những người dân

từ khắp nơi đến đây khai phá lập nghiệp và qua đó dần hình thành nên nếp sống, phong tục
tập quán, văn hóa nơi vùng đất mới. Tập truyện ngắn này ngay từ khi mới ra đời đã được
đánh giá cao và được xem như là mốc định hình phong cách khảo cứu về văn hóa Nam Bộ
-
rất Sơn Nam. Trên đà sáng tác ấy, Sơn Nam cho ra đời những tác phẩm như: Chim quyên
xuống đất (1963), Hình bóng cũ (1964), Hai cõi U Minh và Vọc nước giỡn trăng (1965).
Những tác phẩm này tiếp tục men theo con đường đã định hình của Sơn Nam ngay lúc đầu
– viết về đất và người Nam bộ.
Tên tuổi và uy tín của Sơn Nam ngày càng lan rộng, lôi cuốn nhiều độc giả trong khu
vực. Tuy vậy, chính quyền ngụy bấy giờ cũng tập trung khai thác ông trên danh nghĩa xem
trọng tài năng của những người kháng chiến cũ. Trước tình hình đó, Sơn Nam được Trung
ương Cục đề nghị trở vào vùng kháng chiến nhưng ông đã từ chối và tiếp tục ở lại Sài Gòn.
Với quan điểm “sáng tác văn học là để yêu nước”, Sơn Nam cho rằng dù ở đâu cũng có thể
đánh giặc bằng ngòi bút. Trong thời gian này, ông cho ra đời tập truyện vừa Truyện ngắn
của truyện ngắn, lấy bối cảnh về đất và người Sài Gòn nơi ông đang sống trước sự du nhập
ào ạt của văn minh Mỹ.
Với định hướng ngay từ đầu, Sơn Nam đã tiếp tục sự nghiệp sáng tác và biên khảo của
một con người thật sự có lòng yêu quê hương đất nước. Tập truyện ngắn Biển cỏ miền tây
ra đời như sự tiếp nối vững chắc cho tư tưởng của chính nhà văn trong Hương rừng Cà
29
Mau. Tiểu thuyết Xóm Bàu Láng (1968), Bà Chúa Hòn (1969), Vạch một chân trời (1969)
và các tập khảo cứu Nói về miền Nam (1967), Người Việt Nam có dân tộc tính
không
(1970), Văn minh miệt vườn (1970) đã được ra đời trong khoảng thời gian này. Cây bút
Sơn
Nam đã tự tin vững bước đi vào vùng đất Nam Bộ và để lại những giá trị lâu bền cùng thời
gian. Xuất phát từ cơ sở đó, với vốn kiến thức tích lũy rộng qua nhiều nguồn khác nhau từ
thực tế tìm hiểu trên đường đi chiến khu qua những vùng miền khác nhau và từ những kiến
thức đọc được từ sách vở đầu những năm 70, Sơn Nam đã liên tiếp cho ra đời hàng loạt
những công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa xã hội có giá trị của Nam Bộ như: Miền

Nam đầu thế kỷ XX - Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân (1971), Gốc cây, cục đá và ngôi
sao
(1973), đặc biệt là hai tập khảo cứu rất có giá trị Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973), Cá
tính miền Nam (1974). Cũng chính vì hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ và báo chí của trí
thức ở nội thành Sài Gòn mà một lần nữa Sơn Nam lại bị địch bắt trong vụ “ký giả ăn
mày”.
Khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, ông được trả tự do và tiếp tục sự
nghiệp văn chương của mình tại Hội văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ
hưu năm 1990. Trước đó, năm 1977, Sơn Nam đã gia nhập hội nhà văn Việt Nam. Mặc dù
nhà văn từng khẳng định mình cầm bút trước tiên là vì sinh kế nhưng với niềm đam mê
văn
nghệ và tấm lòng đối với quê hương xứ sở, Sơn Nam vẫn tiếp tục sự nghiệp một cách đều
đặn, bền bỉ cho đến cuối đời. Trong thời gian này, ông tập trung khảo cứu về lịch sử, văn
hóa, con người khu vực Nam Bộ với những công trình như: Đất Gia Định xưa (1984),
Đồng bằng sông Cửu Long: nét sinh hoạt xưa, Lịch sử đất An Giang (1988), Lăng Ông Bà
Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian (1990), Bến Nghé xưa (1992), Văn minh miệt vườn
(1992), Đình miếu và lễ hội dân gian (1992), Lịch sử Đồng Tháp Mười (1993), Nghi thức
lễ
bái của người Việt Nam (1997), Dạo chơi – Tuổi già (1997), Ấn tượng 300 năm và Sài
Gòn lục tỉnh xưa (1998),… Nhân dịp kỷ niệm 300 năm (1698 - 1998) Sài Gòn - Thành phố
Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trẻ đã ấn hành Hương rừng Cà Mau tập 2 và tập 3 vào năm
1999. Những công trình trên là kết quả của quá trình lao động nghiêm túc sau nhiều chuyến
đi thực tế học hỏi và tìm kiếm tư liệu. Qua đó, đã khẳng định Sơn Nam là một trong những
nhà biên khảo hàng đầu về văn hóa và con người Nam Bộ. Những kiến thức mà ông mang
đến chứa đựng đầy ắp những giá trị về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, xã hội của
vùng đất Nam Bộ.
Cuộc đời và sự nghiệp của Sơn Nam thực sự là một tấm gương lao động cần cù và
nghiêm túc. Dù tuổi đã cao, ông vẫn tiếp tục theo đuổi ý nguyện ban đầu của mình như lời
nhà văn từng tâm sự rất chân tình: “ Là một người thật sự muốn đến và luôn đi lữ hành mọi
30

vùng đất Nam Bộ, đi từ ngọn nguồn của đường nét văn hóa Nam Bộ bao la để hiểu, để suy
nghĩ cho đúng; từ khi cầm bút đến nay ngoài 80, tôi vẫn không từ bỏ ý định đó, dù hiện giờ
sức khỏe không cho phép”. Đầu những năm 2000, Sơn Nam cho ra đời bộ hồi ký Từ U
Minh đến Cần Thơ, Ở chiến khu 9, 20 năm giữa lòng đô thị, Bình An. Tác phẩm không chỉ
giúp chúng ta nhìn nhận cuộc đời và sự nghiệp của cá nhân nhà văn từ lúc sinh ra, lớn lên,
rời khỏi đất U Minh cho đến khi đặt chân và định cư tại đất Sài Gòn mà còn thể hiện được
bức tranh lịch sử xã hội Nam Bộ đương thời. Người đọc thấy qua các trang hồi ký ấy một
con người lặng lẽ đi, lặng lẽ ngắm nhìn, quan sát và kể lại. Kiên Giang, Cần Thơ, Sài
Gòn...
những vùng đất hiện lên trên từng trang viết qua tâm tưởng và tình cảm của một người tha
thiết muốn tìm hiểu và khám phá, muốn truyền lại cho thế hệ sau tình yêu đất đai, bờ cõi
của chính quê hương mình. Bên cạnh đó, hồi ký Sơn Nam cũng chính là nguồn tư liệu giúp
chúng ta xác định hoàn cảnh ra đời của nhiều sáng tác quan trọng của ông từ những truyện
ngắn đầu tay cho đến những ghi chép cuối cùng khi đã hơn tám mươi tuổi tại đất Sài Gòn
ồn ào náo nhiệt.
Sự nghiệp của Sơn Nam trải rộng trên nhiều thể loại nhưng có thể nói phong cách Sơn
Nam là phong cách đặc sắc rừng U Minh, nhà văn đã giữ gìn và hoàn thiện trong hơn 60
năm, với hàng loạt sáng tác mà bạn đọc cả nước nhớ, yêu. Trong đó nổi bật lên trên nhiều
mặt vẫn là truyện ngắn Sơn Nam. Ở độ tuổi ngoài 80, Sơn Nam vẫn là cây bút cộng tác
đáng tin cậy của nhiều tờ báo tại Sài Gòn, đồng thời ông còn được mời đi nhiều nơi để nói
chuyện về phong tục tập quán địa phương của đất và người miền Tây Nam bộ. Hình dáng
một ông già ốm yếu, người gầy gò, trên tay luôn cầm điếu thuốc lá với một vốn kiến thức
sâu rộng về văn hóa và con người Nam Bộ đã để lại nhiều ấn tượng rốt đẹp cho người tiếp
xúc. Vì thế, nhiều đoàn làm phim đã mời ông tham gia làm cố vấn về văn hóa và phong
tục.
Một số truyện ngắn của Sơn Nam cũng đã được chuyển thể thành phim như: Cây huê xà,
Mùa len trâu.
Không chỉ là nhà văn, nhà khảo cứu, Sơn Nam còn là một kho tư liệu sống về con
người, văn hóa, địa lý, lịch sử… của vùng đất phương Nam. Với những tác phẩm của
mình,

ông đã làm sống lại quá khứ miền Nam, không chỉ hiện nay mà cả hàng trăm năm về trước,
từ chuyện khẩn hoang lập ấp, chuyện thời Đàng Cựu, đến lai lịch của từng vùng đất cụ thể:
Sài Gòn, Gia Định, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Long Hồ…; những chuyện tranh chấp
thế lực từ thời Trịnh - Nguyễn, chuyện Tây Sơn vào Nam dẹp giặc Xiêm; chuyện đấu tranh
thời thực dân giữa ta và Tây; chuyện sinh cơ lập nghiệp của vài dòng họ; chuyện tranh
chấp
đặc quyền hơn thua giữa những gia đình, cá nhân; đan xen những chuyện xưa là
những
chuyện trong những năm gần đây, trước và sau những năm thống nhất đất nước.... 31
Sơn Nam là nhà văn với những tính cách đặc biệt Nam Bộ, ông đã chọn cho mình con
đường sáng tác ngay từ khởi đầu sự nghiệp cầm bút của mình, đó là tìm về cội nguồn văn
hóa dân tộc, mà chính xác là văn hóa Nam Bộ, bằng lối văn mộc mạc nhưng chắt lọc, chữ
nghĩa giản dị mà đậm tính nghệ thuật, gần gũi với đời sống thực tế người dân nơi
đây.
Trong hồi ký Sơn Nam ông tâm sự: “Tôi bắt đầu viết từ những năm đầu của thập niên 50,
viết trong khu kháng chiến. Tác phẩm của tôi chỉ được công chúng biết đến nhiều khi được
in và phát hành ở Sài Gòn. Tôi định hướng ngay từ buổi đầu đến với nghề viết: viết về
cuộc
khẩn hoang miền Nam. Cả đời tôi đã đi theo định hướng đó và bây giờ vẫn tiếp tục định
hướng như vậy vì tôi đã sinh ra, lớn lên và sống ở vùng đất U Minh”[51, 68].
Tháng 08/2008 do tuổi cao sức yếu, Sơn Nam đã ra đi trong sự tiếc thương của biết bao
độc giả, đặc biệt của bà con Nam Bộ.
1.3.2 Ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh sống ở Nam Bộ đến Sơn Nam
Trong văn học Việt Nam hiện đại, một số những cây bút văn xuôi truyện ngắn, tiểu
thuyết, theo những cách thức và mức độ khác nhau, đã bộc lộ khuynh hướng tiếp cận văn
hóa trong sáng tác nghệ thuật như Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh
Châu,
Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Trang Thế Hy, Lê Lựu, Dương Hướng, Nguyễn Khắc
Trường… Nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam của “văn học miền đất mới” là người rất có ý
thức về cách nhìn nhận dân tộc hiện đại trong sự kết hợp với văn hóa trong việc sáng tạo

nghệ thuật. Ngay từ những sáng tác đầu tay, Sơn Nam đã sớm biết khơi nguồn và bồi đắp
tài năng, phong cách từ hồn cốt văn hóa dân tộc. Có lẽ vì vậy danh xưng nhà văn hóa Nam
Bộ đối với Sơn Nam quả thật rất xứng đáng.
Dù nói về quá khứ hay hiện tại, viết về con người hay cảnh sắc thiên nhiên, về nông
thôn hay đô thị, hồi ký hay là những ghi chép cá nhân, Sơn Nam cũng chú ý đi sâu vào tâm
hồn tính cách con người Việt Nam, quê hương Việt Nam và điểm chú ý của ông chính là
vùng đất và con người Nam Bộ nơi ông sinh ra và lớn lên. Người đọc trong và ngoài nước
rồi đây còn chú ý đến Sơn Nam và sự nghiệp của ông cũng chính vì Sơn Nam không chỉ là
một nhà văn miệt vườn mà còn là nhà Nam Bộ học, nhà văn hóa Nam Bộ. Sự nghiệp của
Sơn Nam mở ra một hướng đi lớn đầy hứa hẹn trong sự vận động và phát triển của văn học
hiện đại Việt Nam ở khu vực phía Nam. Đến khi tuổi đã ngoài 80 lang thang trên đường
phố Sài Gòn nóng bức chật chội, Sơn Nam vẫn đặt bên lòng mối quan tâm xem xét người
Việt Nam có dân tộc tính không và đi tìm sự lý giải một cách thuyết phục và đầy
tình
người. 32
Dù viết ở dạng nào sự nghiệp của Sơn Nam cũng xoay quanh vùng đồng bằng sông Cửu
Long, đô thị Sài Gòn và đất Nam Bộ. Vấn đề nhà văn quan tâm luôn hướng về văn hóa dân
tộc mà đặc biệt là vùng văn hóa Nam Bộ. Sống ở đô thị hơn nửa cuộc đời, lại là người có
vốn hiểu biết sâu rộng nhưng chất nông dân của miền đồng bằng sông nước vẫn in đậm
trong tâm trí và cả những sáng tác của Sơn Nam.
Có thể nói ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh sống ở Nam Bộ đến Sơn Nam được
thể hiện khá rõ nét qua tìm hiểu sự nghiệp của nhà văn này. Đặc biệt là qua tập hồi ký về
cuộc đời ông. Từ lúc ông sinh ra lớn lên, học tiểu học ở địa phương cho đến giai đoạn đầu
tiên từ U Minh đến đất Cần Thơ học trung học, những năm ở chiến khu IX và 20 năm sống
giữa lòng đô thị Sài Gòn. Chính khoảng thời gian này, Sơn Nam đã đi nhiều nơi, tiếp xúc

×