Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP MÁC-LENIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.36 KB, 10 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÁC-LÊNIN
HỌC PHẦN 1
Câu 1 : Hãy nêu và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin ? Từ đó rút ra ý
nghĩa phương pháp luận của nó ?
Trong tác phẩm " Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" (1906 -
1909). Lê Nin đã phát biểu định nghĩa vật chất như sau: "Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
* Phân tích:
1. Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác.
- Vật chất là 1 phạm trù triết học có nghĩa là vật chất được định nghĩa theo nghĩa triết hịc,
nghĩa triết học đó là nghĩa chung nhất, rộng nhất, toàn bộ hiện thực chứ không phải được
hiểu theo nghĩa thông thường.
- Vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan (hiện thực khách quan, thế
giới quan) được đem lại cho con người trong cảm giác, điều đó có nghĩa là :
• Vật chất bao gồm tất cả các sự vật, hiện tượng, quan hệ, quá trình... Tồn tại xung
quanh chúng ta, độc lập với ý thức của chúng ta và khi tác động lên các giác quan thì
có khả năng sinh ra cảm giác.
• Thực tại khách quan hay vật chất là cái có trước cảm giác, ý thức là cái có sau do
thực tại khách quan hay vật chất quy định. Đến đây, định nghĩa vật chất của Lê Nin
giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của Triết học đó là trả lời câu hỏi "YT hay
VC, cái nào có trước? Tinh thần hay giới tự nhiên, cái nào có trước, cái nào có sau và
cái nào quyết định cái nào?"
2. Cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quan. Điều đó có nghĩa là:
• Cảm giác có giá trị như bản sao về nguyên bản là thực tại khách quan.
=> Cảm giác hay tư duy ý thức của con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh hiện
thực khách quan.
• Con người có khả năng nhận thức được TG khách quan.
Đến đây Lênin đã giải qiuyết được mặt thứ 2 của câu hỏi "con người có khả năng nhận
thức được TG khách quan hay không".


3. Sự tồn tại của thực tại khách quan là không lệ thuộc vào cảm giác.
• Sự tồn tại của vật chất độc lập với ý thức.
• Sự tồn tại của vật chất là khách quan.
=> Lênin đã khẳng định lại tính khách quan của VC, để từ đó phân biệt nó với YT.
* Kết luận ;
Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng định nghĩa VC của Lênin bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
(1) Vật chất - cái tồn tại káhch quan bên ngoài YT không phụ thuộc vào YT;
(2) Vật chất - cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó (trực tiếp hoặc giám
tiếp) tác động lên giác quan của con người.
(3) Vật chất - cái mà cảm giác, tư duy, YT chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
1. Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải đáp 1 cách khoa học về vấn đề cơ bản của Triết
học và phê phán những quan niệm sai lầm của TH duy tâm, tôn giáo cũng như bác bỏ
thuyết không thể biết.
2. Định nghĩa vật chất của Lênin đã tiếp thu có phê phán những quan điểm đúng của chủ
nghĩa duy vật trước đây và đồng thời khắc phục những thiếu sót, hạn chế của nó và nó có ý
nghĩa về mặt TG quan, phương pháp luận đối với khoa học cụ thể khi nghiên cứu VC.
3. Định nghĩa Vc của Lênin cho phép xác định cái gì là VC trong lĩnh vực Xã hội để có thể
giải thích nguồn gốc, bản chất và các quy luật khách quan của xã hội.
4. Định nghĩa Vc của Lênin đã mở đường cho các nhà khoa học nghiên cứu TG vô cùng vô
tận.
Câu 2. Phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức ? Từ đó, xác định vai trò của tri
thức khoa học đối với đời sống xã hội ?
1. Nguồn gốc của YT.
YT chỉ có ở con người. Có 2 nguồn gốc:
1.1 Nguồn gốc tự nhiên:
- Ý thức là sự phản ánh hiên thực khách quan vào trong đầu óc con người.
- Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng VC. Phản ánh là sự tác động qua lại giữa các
hệ thống VC, đó là năng lực tái hiện, giữ lại kết quả của sự tác động qua lại đó. Hoặc là

năng lực tái hiện, giữ lại và biến đổi của hệ thống VC này sang hệ thống VC khác.
- Các hình thức phản ánh: từ thấp đến cao
+ TG vô sinh.
+ TG hữu sinh :
- Về mặt nguyên tắc ý thức của con người chỉ xuất hiện khi có sự tác động của hiện thực
khách quan vào bộ não người.
- YT là sự phản ánh hiện thực khách quan, điều đó cũng thể hiện năng lực tái hiện lại, dựng
lại, nhớ lại hay làm biến đổi... Của khách thể phản ánh trong chủ thể phản ánh được ghi
nhận ở bộ não người.
+ Khách thể phản ánh (đối tượng phản ánh): là 1 phần của hiện thực khách quan mà nhận
thức của con người có thể với tới được.
+ Chủ thể phản ánh: là những con người có hay còn khả năng nhận thức.
- YT là sự tác động qua lại giữa khách thể với chủ thể giữa nhận thức ở bộ não người với
điều kiện não phải hoạt động bình thường.
1.2. Nguồn gốc xã hội.
- Lao động là hoạt động có ý thức, mục đích, có phương pháp của con người làm biến đổi
hiện thực khách quan, nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người.
- Vai trò:
+ Lao động của con người làm cho giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những quy luật
vận động và khi tác động vào giác quan con người thì sinh ra ý thức.
- Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là yếu tố quan
trọng để phát triển tâm lý, tư duy của con người.
+ Nguồn gốc : NN hình thành từ quá trình lao động sáng tạo của con người.
+ Kết cấu: Tiếng nói & ngôn ngữ.
+ Vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành YT:
Thực vật
Động vật
thấp
cao
con người

• Phương tiện VC để đáp ứng những nhu cầu khách quan về quan hệ giao tiếp, trao đổi
những kinh nghiệm và tình cảm.
• Là vỏ VC của tư duy
• Là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
• Là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý, tư duy con người, tâm lý động vật thành YT.
* Khái niệm YT:
- YT là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong 1 tổ chức VC cao nhất là não người.
- YT là hình ảnh chủ quan của TG khách quan, là cái VC được di chuyển vào trong não
người & được cải biến ở trong ấy.
2. Bản chất của YT:
- YT là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong 1 tổ chức VC cao nhất là não người.
Điều đó có nghĩa là:
+ YT là sản phẩm của VC nhưng YT không phải là sản phẩm của mọi dạng VC mà YT chỉ
là sản phẩm của 1 dạng VC duy nhất về tự nhiên của con người là bộ não.
+ YT là hình ảnh chủ quan của TG khách quan, điều đó có nghĩa là YT mang tính chủ
quan, YT không mang tính khách quan.
+ YT là cái VC được di chuyển vào trong não người và được cải biến ở trong ấy.
+ YT mang bản chất tích cực, năng động sáng tạo có chọn lọc.
+ YT mang bản chất xã hội, YT được hình thành trong xã hội.
* Vai trò của trí thức khoa học đối với đời sống xã hội.
- Tri thức là phương thức tồn tại của YT, sự hình thành và phát triển của YT có liên quan
mật thiết đến quá trình con người nhận thức về TG, tích lũy những tri thức, sự hiểu biết
nói chung. Ngày nay khoa học trong sự chuyên môn hóa, tự động hóa ngày càng cao, tri
thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của LLSX- trong đối tượng lao động - kỹ
thuật - qua trình công nghệ và cả trong hình thức tương ứng của sx : người lđ không còn là
1 nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kĩ thuật mà chủ yếu vận dụng tri thức khoa học
để điều khiển và kiểm tra quá trình sx, hoàn thiện việc quản lí kinh tế...khoa học ngày nay
đã trở thành LLSX trực tiếp, thành đối tương lao động, thành máy móc thiết bị và phương
pháp công nghệ mới, thành các hình thức tổ chức sản xuất mới, nên tri thức khoa học
không thể thiếu được trong các hoạt động thực tiễn con người.

Câu 3: Trình bày nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý
về sự phát triển? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó và liên hệ với thực
tiễn của bản thân.
a) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
- Phép biện chứng duy vật với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho rằng, trong sự tồn tại
của các sự vật và hiện tượng của TG không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập, mà chúng
là 1 thể thống nhất. Trong thể thống nhất đó có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn
nhau, ràng buộc và phụ thuộc, quy định lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau....Đó là mối liên hệ
phổ biến.
Vd: Mối liên hệ giữa vua-tôi; cha-con; vợ-chồng trong "tam cương" hay là 5 dường mối kỉ
cương trong xã hội đó là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín trong "ngũ thường".
- Mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng thể hiện mang tính đa dạng và phong
phú.
* Tính chất: Mối liên hệ mang tính phổ biến, tính khách quan và tính quy luật.
* Ý nghĩa phương pháp luận :
- Nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa đối với hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người. Cho nên khi nghiên cứu mối liên hệ phổ biến phải có quan điểm
toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể.
+ Quan điểm toàn diện: tức là phải nhận thức sự vật, hiện tượng trong tất cả các mối liên
hệ, giữa các bộ phận, các yếu tố các mặt của sự vật khác. Quan điểm này đòi hỏi phải khắc
phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ định kiến, đối lập với sự phát triển.
Vd: Trong truyện "thầy bói xem voi", 5 ông thầy bói đều bị mù khi sờ lên các bộ phận của
con voi, ông thì phán con voi giống con đĩa, ông phán con voi giống cột nhà, ông phán con
voi giống cái quạt...là do họ không có hiểu biết chung về con voi và không có sự liên hệ
chung giữa các bộ phận của con voi với nhau. Quan điểm này đòi hỏi khắc phục tư tưởng
bảo thủ, trì trệ định kiến, đối lập với sự phát triển.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể : Khi xem xét 1 sự vật, hiện tượng phải gắn nó với sự ra đời và
tồn tại của nó, gắn với không gian, thời gian xác định, tránh lối xem xét chung chung.
Vd : Trong cuộc sống chúng ta không nên vận dụng máy móc mà phải biết tùy cơ ứng biến
(như truyện cười "cháy áo".

b) Nguyên lý sự phát triển.
- Phát triển là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn của sự vật.
- Các xu hướng của vận động: có 3 xu hướng
+ Vận động đi lên
+ Vận động đi xuống
+ Vận động theo chu kì.
- Tính chất :
+ Tính khách quan: tức là nó tồn tại bên ngoài ý thức và không phụ tuộc vào ý thức. Vd:
mưa, gió, sấm chớp...
+ Tính phổ biến và đa dạng: tức là nó diễn ra ở mọi nơi mọi lúc mọi lĩnh vực kể cả lĩnh
vực tư nhiên và xã hội, cả trong tư duy.
Vd: Vào thế kỉ 14 diễn ra cuộc cách mạng kĩ thuật
- Thế kỉ 18 diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp
- Cuối thế kỉ 19 là cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Muốn nắm được bản chất cùa sự vật và hiện tượng, nắm được khuynh hướng vận động
của chúng, phải có quan điểmphát triển.
- Về quan điểm phát triển:
+ Khi phân tích 1 sự vật hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phải phát hiện các xu
hướng biến đổi, chuyển hóa chúng.
+ Phải có quan điểm đúng về cái mới, cái mới phù hợp với qui luật, cái mới là tiêu chuẩn
của sự phát triển.
c) Liên hệ với thực tiễn của bản thân.
Từ những vấn đề vừa nêu trên thì trong cuộc sống,đặc biệt là môi trường sinh viên chúng
ta phải có nhiều mối liên hệ với bạn bè, MLH giữa sinh viên với nhà trường và ngoài XH,
chúng ta không thể tự tách rời với cộng đồng của mình.
Cần phải có cái nhìn tổng quát về mọi sự vật, hiện tượng, không nên chỉ quan sát 1 khía
cạnh nào đó của sự vật hiện tượng mà đánh giá chúng.
Chúng ta phải có sự linh hoạt "tùy cơ ứng biến" trong mọi tình huống, không nên vận dụng

máy móc theo 1 công thức có sẵn.
Trong học tập cũng vậy, chúng ta phải biết đặt vị trí của mình ở 1 "nấc thang" nào đó phù
hợp với năng lực của mình, phù hợp với hiện thực khách quan. Để từ đó quan sát và học
hỏi vạch ra được những mục tiêu của bản thân để cố gắng thì lúc đó ta mới học tập tiến bộ
được.
Câu 4: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận của nó và liên hệ với
thực tiễn.
- Vị trí qui luật: Đây là qui luật cơ bnả thứ nhất của phép biện chứng duy vật, nó vạch rõ
cách thức của sự phát triển.
1. Các khái niệm phản ánh qui luật.
- Chất là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật hay hiện tượng làm cho
nó là của nó và phân biệt nó với cái khác.
- Lượng cũng là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn cócủa sự vật hiện tượng nhưng
chưa xác định được nó là gì ? mà mới chỉ xác định được qui mô nho nhỏ, số lượng nhiều
hay ít, trình độ cao hay thấp.
- Lưu ý : Phân biệt giữa chất và lượng chỉ có tính chất tương đối mà thôi nghĩa là trong
quan hệ này nó có thể là chất và trong quan hệ khác nó có thể là lượng.
( Vd: Con số : về chất thể hiện điểm thi, điểm trung bình chung...vể lượng thể hiện MSSV,
STT -> không đánh giá được bản chất).
2. Sự vận động cùa qui luật.
2.1. Chiều thuận:
- >Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.
+ Chất và lượng thống nhất hữu cơ với nhau trong cùng sự vật hiện tượng, chất tồn tại
thông qua lượng, lượng là biểu hiện của chất, không có chất cho mọi lượng cũng như
không có lượng cho mọi chất.
+ Sự thống nhất giữa chất và lượng được biểu hiện bằng khái niệm độ. Độ là ranh giới tồn
tại của sự vật hay hiện tượng mà ở đó sự tích lũy về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về
chất.
+ Nhảy vọt là kết thúc 1 giai đoạn biến đổi về lượng, chất cũ mất đi, chất mới hình thành.

+ Điểm nút là giới hạn mà ở đó diễn ra sự nhảy vọt.
(Vd: Bà mẹ đang mang thai, điểm nút là đứa con trong bụng, giai đoạn nhảy vọt là sinh
con.)
- Như vậy cách thức của sự phát triển diễn ra như sau : Trước hết sự vật tích lũy tuần tư về
lượng, đạt đến quá trình nhảy vọt vượt qua điểm nút chất cũ mất đi, chất mới hình thành,
chất mới lại tiếp tục tích lũy về lượng, lại đạt đến quá trình nhỷ vọt và vượt qua điểm nút
cũ như thế tạo thành những đường nút vô tận, thể hiện tính qui luật trong cách thức của sự
phát triển.
- Chú ý : Sự tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất bao giờ cũng chỉ xảy ra trong
những điều kiện nhất định, mà vượt khỏi điều kiện đó thì sự tích lũy về lượng chưa dẫn
đến sự thay đổi về chất.
2.2. Chiều ngược lại:
-> Từ những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng.
- Chất mới tác động tới lượng mới, lượng mới có thể từ lượng cũ phát triển với qui mô, tốc
độ khác. Hoặc lượng mới chỉ có ở chất mới.
3. Ý nghĩa:
- Để cho chất cũ mất đi, chất mới hình thành phải chú ý thường xuyên tích lũy về

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×