Hóa Học Đề 11
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi
dẫn khí sinh ra vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 dư thì thu được kết tủa có khối lượng:
A: 20gam B: 15 gam C: 10 gam D: 5 gam
Câu 3: Tiến hành điện phân có màng ngăn với hai điện cực trơ 500 ml hỗn hợp dung dịch HCl 0,02M
và NaCl 0,2M. Sau khi ở anot thoát ra 0,448 lít khí ở đktc thì ngừng điện phân. Giả sử thể tích của
dung dịch sau phản ứng điện phân không đổi. pH của dung dịch sau phản ứng điện phân là:
A: 1,7 B: 1,22 C: 12,78 D: 12,3
Câu 4: Khẳng định nào sau đây không đúng:
A: 10 nguyên tử trong
phân tử buta-1,3-đien đều
nằm trong cùng mặt
phẳng
B: 4 nguyên tử trong
phân tử axetilen đều nằm
trên cùng đường thẳng
C: 4 nguyên tử cacbon
trong phân tử xiclobutan
không nằm trong cùng
mặt phẳng
D: 5 nguyên tử trong
phân tử metan đều nằm
trong cùng mặt phẳng
Câu 5: Cho 1 bình kín dung tích không đổi 4 lít chứa 640 ml nước, không khí (ở đktc) chứa N2 (80 %
về thể tích) và O2 (20 % về thể tích). Bơm 896 ml (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so
với hiđro là 19 vào bình và lắc kĩ bình tới các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X ở
trong bình. Giả sử áp suất hơi nước ở trong bình không đáng kể. Nồng độ % chất tan trong dung dịch
X là:
A: 0,3924 % B: 0,3575 % C: 3,924 % D: 3,575 %
Câu 6: ABS là polime kết hợp được các ưu điểm về độ cứng và độ bền của cấu tử nhựa vinyl với độ
dai và sức va đập của thành phần cao su, được tạo ra bằng phản ứng polime hoá qua lại giữa
nitrinacrilic với buta-1,3- dien và stiren. Công thức phân tử của các monome tạo ra ABS là:
A: C3H3N, C4H6, C8H8 B: C2H3N, C4H6, C8H8 C: C2H3N, C4H6, C8H6 D: C3H3N, C4H6, C8H6
Câu 9: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào các dung dịch AlCl3, CuCl2, MgCl2, NiCl2, BeCl2,
FeCl3 thu được kết tủa X. Lọc lấy X rồi cho phản ứng với dung dịch NH4Cl dư ta được chất rắn Y.
Vậy số kết tủa có trong Y là:
A: 2 B: 3 C: 4 D: 5
Câu 10: Công thức chung của dãy đồng đẳng andehit no đơn chức, mạch hở là:
A: CxH2x+2O B: CxH2xO C: CxH2x–2CHO D: CxH2x+1CHO
Câu 11: Ngâm 1 vật bằng Cu có khối lượng 5g trong 250g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì
lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng vật sau phản ứng là:
A: 5,76g B: 6,08g C: 5,44g D: 7,56g
Câu 12: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl ancol); tơ capron; teflon; nhựa novolac; tơ
lapsan, tơ nitron, cao su buna-S Trong đó số polime trùng hợp là:
A: 4 B: 3 C: 5 D: 6
Câu 13: Khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam một chất béo có chỉ số axit 5,6 bằng;
A: 0,056 gam B: 40,00 gam C: 0,040 gam D: 56,00 gam
Câu 14: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 15,68 lit đktc hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2.
Cho toàn bộ X đi qua bình đựng Fe2O3 nung nóng dư sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất
rắn trong bình giảm đi 9,6 gam so với ban đầu. % khối lượng CO2 có trong X là
A: 40,74% B: 41,52% C: 14,29% D: 25,78%
Câu 15: Dung dịch A chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M. Cho 100 ml dung dịch B gồm KOH 1M và
NaOH 0,8M vào 100 ml dung dịch A. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá
trị của m là
A: 13,63. B: 13,03. C: 15,09. D: 15,63.
Câu 16: Điện phân 150 ml dd gồm Fe(NO3)3 0,1M và dd ZnSO4 0,1M trong bình điện phân với
dòng điện 3A. Khi ở catot có khí thoát ra thì ngưng điện phân. Thời gian điện phân là
A: 241,25 s B: 482,5 s C: 1447,5 s D: 2412,5 s
Câu 17: Số đồng phân rượu thơm có thể ứng với công thức phân tử C8H10O là
A: 3 B: 4 C: 5 D: 6
Câu 18: Phương pháp hiện đại dùng để điều chế axetanđehit là
A: oxi hoá rượu etylic
bằng CuO ( t0C)
B: cho axetilen hợp nước
ở to = 80oC và xúc tác
C: oxi hoá etilen bằng
O2 có xúc tác PbCl2 và
D: thuỷ phân dẫn xuất
halogen ( CH3-CHCl2 )
HgSO4. CuCl2 ( t0C). trong dung dịch NaOH
Câu 19: hòa tan 2,32 gam FeCO3 vào 10 gam dung dịch H2SO4 98% nóng, sau đó thêm tiếp 2,24
gam Fe thu được dung dịch D.Thêm từ từ dugn dịch KMnO4 1M trong H2SO4 loãng vào dung dich D
đến khi dung dịch KMnO4 bắt đầu không bị mất màu nữa thì đã dùng hết V ml dugn dich này.Gỉa
thuyết các phản ứng đều hoàn toàn.V bằng
A: 6 ml B: 12ml C: 18ml D: 80ml
Câu 20: Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M thu được dung dịch X.
Cho 20ml dung dịch X phản ứng với 30ml dung dịch KOH 0,1M được dung dịch Y. pH của dung dịch
Y bằng:
A: 7,0. B: 1,7. C: 11,7. D: 12,3.
Câu 21: Có 4 dung dịch riêng biệt là , CuCl2 ,FeCl3, HClvà HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung
dịch một thanh Fe nguyên chất .Số trường hợp xuât hiện ăn mòn điện hóa là:
A: 0 B: 1 C: 2 D: 3
Câu 22: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, Fe3O4, SO2, N2, HCl, CH3CHO, Fe(NO3)3, Fe2+, Cu2+,
Cl Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là:
A: 6 B: 9 C: 7 D: 8
Câu 23: Cho 2,7g Al vào 400 ml dung dịch FeCl3 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung
dịch X. Cho dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y (không cho tiếp xúc không
khí). Khối lượng Y:
A: 32,1g B: 21,4g C: 45,5g D: 37,7g
Câu 24: Ở điều kiện thường, crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích của các
nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của crom là 7,2 gam/cm3. Nếu coi nguyên Cr
có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là:
A: 0,125nm B: 0,155nm C: 0,134nm D: 0,165nm
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A: Phân ure có công thức
(NH4)2CO3
B: Phân hỗn hợp chứa
nitơ, photpho, kali được
gọi cung là phân NPK
C: Phân lân cung cấp
nitơ cho cây dưới dạng
ion nitrat (NO3-) và
amoni (NH4+)
D: Amophot là hỗn hợp
muối (NH4)2HPO4 và
KNO3
Câu 26: Hai anken có công thức phân tử C3H6 và C4H8 khi phản ứng với HBr thì thu được 3 sản
phẩm. Hai anken đó là:
A: propilen và but-1-en B: propen và but-1-en C: propen và but-2-en D: propilen và isobutilen
Câu 27: Cho các chất Ca(HCO3)2; CaCO3; Cr2O3, Zn(OH)2; AlCl3, Cr(OH)3; KHCO3; Al. Số chất
lưỡng tính là
A: 5. B: 4. C: 7. D: 6
Câu 28: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 sau đó thêm dung dịch BaCl2 vào. Hiện
tượng xảy ra là:
A: Có kết tủa màu vàng
B: Có kết tủa màu da
cam
C: Tạo ra dung dịch màu
xanh lam
D: Tạo kết tủa màu trắng
Câu 29: Sơ đồ phản ứng điều chế kim loại nào sau đây là sai: (Mỗi mũi tên chỉ một phương trình phản
ứng) (I) FeS2-> Fe2O3 -> Fe (II) Na2CO3-> Na2SO4 -> NaOH -> Na (III) CuSO4 -> CuCl2 ->
Cu(NO3)2 -> Cu (IV) BaCO3 -> BaO -> Ba(NO3)2 > Ba
A: (I), (II) B: (II), (IV) C: (IV) D: (II), (III)
Câu 30: Bằng một phản ứng trực tiếp, từ mấy chất trong số các chất sau đây tạo ra được axit axetic
(các chất vô cơ cần thiết khác, t0, xúc tác, phương tiện có đầy đủ): tinh bột, natri axetat, axetilen,
etanol, axeton, etanal, n-butan, metanol, etilen
A: 3 B: 4 C: 5 D: 6
Câu 31: Trong các phát biểu sau : (1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ
(từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. (2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang
điện. (3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. (4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác
dụng với nước ở nhiệt độ thường. (5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao. Số nhận xét
đúng là:
A: 1 B: 3 C: 4 D: 2
Câu 32: Cho các chất: Cl2, H2O, KBr, HF, H2SO4 đặc. Đem trộn từng cặp chất với nhau, số cặp chất
có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
A: 2 B: 3 C: 4 D: 5
Câu 33: Chất hữu xơ Z có CTPT C4H6O2Cl2.Z + dung dịch NaOH ===> muối hữu cơ Z1 + NaCl +
H2O.Trong số các chất: (1) CH3COOCCl2CH3; (2) CH3CHClCHClCOOH; (3)
CHCl2COOCH2CH3; (4) CH3CH2COOCHCl2.Số chất phù hợp với mô tả của Z là
A: 1 B: 2 C: 3 D: 4
Câu 34: 1 polime là sản phẩm đồng trùng hợp của đimetyl butađien và axit nitri acrylic (CH2=CH–
CN). Đốt cháy hoàn toàn X với O2 vừa đủ tạo thành hỗn hợp khí ở 2000C 1 atm có chứa 57,69% CO2
vế thể tích. Tỉ lệ số mol của 2 monome là:
A: 1/3 B: 2/3 C: 3/2 D: 3/5
Câu 35: Một bình phản ứng có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí SO2 và O2 với nồng độ tương
ứng là 0,7M và 0,3M. Sau khi đun nóng bình một thời gian, phản ứng đạt trạng thái cân bằng,khí SO3
chiểm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở nhiệt độ trên của phản ứng có giá trị là:
A: 21,11 B: 17,78 C: 13,33 D: 4,44
Câu 37: X là tetrapeptit Gly-Ala-Ala-Val. Y là tripeptit Val-Val-Gly. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa
X và Y theo tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 47,49 gam chất rắn khan. Giá trị m là :
A: 136,2 B: 34,05 C: 38,91 D: 32,96
Câu 38: Đốt a mol X là este 3 lần este của glixerol và 3 axit đơn chức thu được b mol CO2 và c mol
H2O, biết b-c=4a. Hiđro hóa m gam X cần 5,6 lít H2 đktc thu được 32 gam X’. Nếu đun 32 gam X’
với ddNaOH vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối khan?
A: 39,6 B: 32,5 C: 40,6 D: 35,5
Câu 39: Hợp chất hữu cơ X có CTPT C4H6O2Cl2 khi thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiềm
đun nóng thu được các sản phẩm chỉ gồm hai muối và nước. Công thức cấu tạo đúng của X là:
A: C2H5COOC(Cl2)H B: CH3COOCH(Cl)CH2Cl
C: HCOO-
C(Cl2)C2H5
D: CH3-
COOC(Cl2)CH3
Câu 40: Đốt cháy hỗn hợp gồm (Glutamic, Valin, Alanin, Glixin) thu được 1,6 mol CO2, 0,2 mol N2
và 1,7 mol H2O. Để trung hòa hỗn hợp trên cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M.
A: 200ml B: 300ml C: 400ml D: 500ml
Câu 41: Có các phát biểu nào sau: 1. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ.2.
Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ. 3. Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc
giảm đau dây thần kinh,chữa bệnh eczema, bệnh ngứa.4. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.5.
Các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là Na, K, Ca. Số nhận xét đúng là:
A: 3 B: 1 C: 2 D: 4
Câu 42: Hoà tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 360 ml dung dịch
NaOH 1M vào X thì thu được m1 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X
thì thu được m2 gam kết tủa. Biết m1 = 3m2. Giá trị của m là :
A: 22,800 B: 18,810 C: 20,520 D: 17,955
Câu 43: Cho các thí nghiệm : Fe vào dung dịch H2SO4 1M (nguội); SO2 lội vào thuốc tím, CO2 lội
vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2); Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội; Cu vào dung dịch
Fe2(SO4)3; Cl2 lội vào nước brom Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là:
A: 3 B: 4 C: 6 D: 5
Câu 44: Một phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(k) + O2(k) 2NO2(k). Giữ nguyên
nhiệt độ, nén hỗn hợp phản ứng xuống còn 1/3 thể tích. Kết luận nào sau đây không đúng:
A: Tốc độ phản ứng
nghịch tăng 9 lần
B: Cân bằng dịch chuyển
theo chiều thuận
C: Tốc độ phản ứng
thuận tăng 9 lần
D: Tốc độ phản ứng
thuận tăng 27 lần
Câu 45: Nung hỗn hợp SO2, O2 có số mol bằng nhau trong một bình kín có thể tích không đổi với
chất xúc tác thích hợp. Sau một thời gian, đưa bình về nhịêt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm
20% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất của phản ứng đã xảy ra bằng:
A: 40% B: 50% C: 20% D: 80%
Câu 46: Nhỏ rất từ từ 100ml dung dịch hỗn hợp X gồm K2CO3 0,6 M và NaHCO3 0,8 M vào dd
H2SO4 ,khuấy đều thu được 1,568 lít CO2 (đkc)và dung dịch Z.Cho dd Z tác dụng với một lượng dư
dung dịch Ba(OH)2 thu đc m gam kết tủa.Các pứ xảy ra hoàn toàn .Giá trị của m là?
A: 27,77g B: 21,945g C: 25,44g D: 21,5g
Câu 47: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn
A thu được tỷ lệ khối lượng CO2 và H2O là 55/27. Số mol khí oxi đã phản ứng bằng 7,5 lần số mol
oxi có trong A. Khi đun nóng A với CuO dư thu được anđehit. Số công thức cấu tạo có thể có của A
là:
A: 2 B: 3 C: 4 D: 5
Câu 48: Hoà tan m gam hỗn hợp Zn và Sn vào một lượng dư dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 17,28 gam. Dung dịch A phản ứng vừa đủ với 240 ml
dung dịch FeCl3 1M. Nếu nung m gam hỗn hợp trên trong một lượng Oxi dư đến phản ứng hoàn toàn
thì thể tích O2 đã dùng ở đktc là:
A: 3,042 lít B: 16,8 lít C: 4,368 lít D: 5,6 lít
Câu 49: Cho những nhận xét sau : 1- Để điều chế khí H2S người ta cho muối sunfua tác dụng với các
dung dịch axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4(đặc) 2- Dung dịch HCl đặc, S, SO2, FeO vừa có khả
năng thể hiện tính khử vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá. 3- Vỏ đồ hộp để bảo quản thực phẩm
làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây sát tới lớp sắt bên trong, khi để ngoài không khí ẩm thì thiếc bị
ăn mòn trước. 4- Hỗn hợp BaO và Al2O3 có thể tan hoàn toàn trong nước. 5- Cho dung dịch NaOH dư
vào dung dịch Ca(HCO3)2 thì thấy xuất hiện kết tủa. 6- Hỗn hợp bột gồm Cu và Fe3O4 có thể tan
hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng. Số nhận xét đúng là :
A: 3 B: 4 C: 5 D: 6
Câu 50: Cho các chất: NaOH, C6H5ONa, CH3ONa, C2H5ONa. Sự sắp xếp tăng dần tính bazơ (từ trái
qua phải) là:
A: NaOH, C6H5ONa,
CH3ONa, C2H5ONa
B: C6H5ONa, CH3ONa,
C2H5ONa, NaOH
C: C6H5ONa, NaOH,
CH3ONa, C2H5ONa
D: CH3ONa, C2H5ONa,
C6H5ONa, NaOH