Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.76 KB, 105 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý giáo
dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục.
Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, tham gia quản lý trong suốt quá trình
học tập và làm luận văn thạc sỹ.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Quốc Bảo –
người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình luận văn. Thầy đã
cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo dục cũng như giúp tôi rèn
luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Đảng ủy, Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giảng viên, cán bộ các Phòng, Khoa
của trường cao đẳng TC – QTKD đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp tôi học tập và
làm luận văn, đồng thời đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện
đề tài.
Gia đình cùng bạn bè đã giúp đỡ, động viên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình học tập và làm luận văn thạc sỹ.
Mặc dù đã cố gắng thật nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và
đóng góp ý kiến của quý các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người
cùng quan tâm tới những vấn đề được trình bày trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Mạnh Hùng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Cụm từ viết tắt
BGH Ban giám hiệu
BM Bộ môn
CBGV Cán bộ giảng viên
CBQL Cán bộ quản lý
CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTQL Chủ thể quản lý


GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GDKNGT Giáo dục kỹ năng giao tiếp
GDTC Giáo dục thể chất
GV Giảng viên
HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HS Học sinh
HS – SV Học sinh - sinh viên
KNGT Kỹ năng giao tiếp
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
QĐ Quyết định
TC – QTKD Tài chính – Quản trị kinh doanh
THPT Trung học phổ thông
TNCS Thanh niên cộng sản
SV Sinh viên
XHH Xã hội hóa
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
MỤC LỤC 3
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
5. Giả thuyết khoa học 2
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Cấu trúc của luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ
NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG 4
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 4
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 7

1.2.1 Quản lý 7
1.2.2 Quản lý giáo dục 9
1.2.3 Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục 10
1.2.4 Quản lý nhà trường 11
1.2.5 Giao tiếp 12
1.2.6 Kỹ năng giao tiếp 20
1.2.7 Nguyên tắc giao tiếp 24
1.2.8 Phong cách giao tiếp 25
1.2.9 Sinh viên trường cao đẳng 25
1.3. Đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên 26
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng 26
1.3.2 Đặc điểm tâm lý chung của sinh viên trường cao đẳng khối kinh tế 27
1.4. Hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 29
1.4.1 Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
29
1.4.2 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp và các lực lượng tham gia
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 30
1.4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức và quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường cao đẳng 34
Tiểu kết chương 1 38
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH –
QUẢN TRỊ KINH DOANH 39
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng Tài chính –
Quản trị kinh doanh 39
2.2.2 Chất lượng đào tạo 41
2.2.3 Tổ chức bộ máy hành chính của nhà trường 41
2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong trường liên quan
đến công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 43
2.3 Thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp tại trường Cao

đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 44
2.3.1 Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường cao đẳng Tài chính – Quản trị
kinh doanh 44
2.3.2 Thực trạng về giáo dục kỹ năng giao tiếp của sinh viên và nhận thức của
CBQL, GV, SV trường cao đẳng TC – QTKD về tầm quan trọng của giáo dục
kỹ năng giao tiếp 45
2.3.3 Thực trạng hoạt động GDKNGT cho SV ở trường Cao đẳng Tài chính –
Quản trị kinh doanh 46
2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng giao
tiếp tại trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 60
2.4.1. Ưu điểm 60
2.4.2. Hạn chế và những nguyên nhân 61
Tiểu kết chương 2 61
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH–QUẢN TRỊ KINH DOANH
62
3.1 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp 62
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển 62
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 62
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 62
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 63
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 63
3.2 Những biện pháp quản lý chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng giao tiếp 63
3.2.1 Nâng cao nhận thức của sinh viên, đội ngũ cán bộ giảng viên, các tổ chức
đoàn thể nhà trường về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp 63
3.2.2 Chọn lọc nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 65
3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giáo
dục kỹ năng giao tiếp 68
3.2.4 Tăng cường đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục

kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 69
3.2.5 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục kỹ
năng giao tiếp, kịp thời biểu dương và chấn chỉnh các cán bộ, các bộ phận, tổ
chức trong trường chưa thực hiện tốt nhiệm vụ 71
3.2.6 Phối hợp các đoàn thể, lực lượng trong trường thực hiên tốt công tác
quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 76
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 79
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 81
3.4.1 Mục đích 81
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin 81
3.4.3 Đối tượng thăm dò ý kiến 81
3.4.4 Cách thức tiến hành 81
3.4.5 Nội dung khảo nghiệm 82
3.4.6 Xử lý và phân tích thông tin 86
Tiểu kết chương 3 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1. Kết luận 88
2. Kiến nghị 89
2.1 Đối với cơ quan cấp trên 89
2.2 Đối với Ban giám hiệu trường cao đẳng TC - QTKD 89
2.3 Đối với Đoàn thanh niên trường cao đẳng TC - QTKD 90
2.4 Đối với sinh viên trường cao đẳng TC – QTKD 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 94
PHỤ LỤC 1: 95

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Đây là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu trên con đường thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng dân chủ văn minh. Trong quá trình đó con người là yếu tố quyết định
sự thành công hay thất bại, như Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác
định: “Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển và là nhân tố
quyết định mọi thắng lợi”.
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề
trọng tâm, then chốt trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục…
của đất nước.
Giáo dục Đại học nước ta hiện nay được Đảng và Nhà nước rất chú trọng và
quan tâm. Một mặt cung ứng nguồn lực cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, một mặt thúc đẩy tiến trình tiến tới văn hóa tri thức của nhân loại. Nâng cao và
chuẩn hóa đào tạo quốc tế hóa trình độ đại học là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó coi
trọng công tác giáo dục phát triển toàn diện cho sinh viên.
Hiện nay, đào tạo kỹ năng mềm cho thế hệ trẻ được rất nhiều cơ sở giáo dục,
các trường Đại học, Cao đẳng chú trọng. Trong xu thế của một đất nước đang
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam thì vai trò của kỹ năng mềm
càng trở thành vấn đề thiết yếu. Trong đó, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ
năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc. Kỹ năng giao tiếp góp phần
nâng cao chất lượng học tập nói riêng và hiệu quả công việc nói chung.
SV trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh Hưng Yên có những
đặc trưng riêng biệt với đặc thù của từng chuyên ngành đào tạo. Kỹ năng giao tiếp
là một trong những kỹ năng rất quan trọng, thiết yếu cần thiết để bổ sung thêm vào
hệ thống các kỹ năng mà nhà trường đào tao cho sinh viên hiện nay. Chính từ nhận
thức trên, với cương vị là giảng viên, ban chấp hành đoàn trường Cao đẳng Tài
chính – Quản trị kinh doanh nên tôi đã chọn vấn đề: “Quản lý giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh” làm
1
đề tài nghiên cứu cho mình với mong muốn góp phần nâng cao khả năng thích ứng
với cuộc sống của sinh viên nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà
trường nói chung, đáp ứng phần nào nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

trong giai đoạn mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp pháp tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục kỹ
năng giao tiếp cho sinh viên tại trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách sinh viên đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài, có tham
khảo mô hình, kinh nghiệm một số nước và trong nước về tổ chức và quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị
kinh doanh.
3.2 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức và
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tại
trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh.
3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho sinh viên trường cao đẳng Tài chính
–Quản trị kinh doanh.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên khối kinh tế.
4.2 Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Cao
đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh.
5. Giả thuyết khoa học
Ở trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh các hoạt động giáo dục
kỹ năng giao tiếp chưa được chú trọng đúng mức, điều này ảnh hưởng đến sự phát
triển toàn diện nhân cách sinh viên. Nếu trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh
2
doanh chú trọng đến việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp thì nhân
cách của sinh viên sẽ được cải thiện và hoàn thiện nhân cách toàn diện cho sinh

viên đáp ứng nhu cầu của xã hội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.1.1 Nghiên cứu những chuyên đề lý luận chuyên nghành, các tài liệu tham
khảo liên quan để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu để vạch ra được quy luật
phát triển nghiên cứu.
6.1.2 Nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị, chính sách của Đảng, các văn bản
luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, điều lệ trường… để làm cơ sở pháp lý
của đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1 Phương pháp quan sát
6.2.2 Phương pháp điều tra
6.2.3 Phương pháp chuyên gia
6.2.4 Phương pháp phân tích và tổng kết thực tiễn
6.2.5 Đàm thoại
Ngoài ra còn bổ trợ bằng phương pháp thống kê toán học.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị và tài liệu tham khảo nội dung
luận văn gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
sinh viên tại trường cao đẳng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho sinh viên tại trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp (GDKNGT) cho giới trẻ nói chung và cho
đối tượng Sinh viên nói riêng đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Nghiên cứu về
GDKNGT đã có nhiều công trình cả trong nước và nước ngoài.
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Ở các nước phương Tây, kỹ năng giao tiếp (KNGT) đã được quan tâm từ rất
lâu. Mô hình giáo dục của Pháp thế kỷ XXI theo đề xuất của Edgard Morin là phải
giảng dạy về hoàn cảnh con người (hiểu rõ con người là gì, con người sống và hoạt
động như thế nào trong điều kiện nào, con người xử lý bằng cách nào) và học cách
sống. Triết lý giáo dục Mỹ đầu thế kỷ XXI cũng cho rằng: Cần nâng cao kỹ năng
giao lưu qua nói, viết, đọc, nghe, cần phát triển khả năng suy ngẫm Người Nhật đi
vào thế kỷ XXI với mô hình không đánh giá học sinh (HS), sinh viên (SV) qua năng
lực hiểu các môn học mà đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề của đời sống thực
tiễn, khả năng làm chủ bản thân trong tự nhiên và xã hội.
Về giáo dục KNGT ở khu vực Asean đã được nghiên cứu và triển khai ở
nhiều nước. Ở Lào, GDKNGT được lồng ghép vào chương trình đào tạo chính quy,
không chính quy và trường sư phạm đào tạo giáo viên từ năm 1997. Tại
Campuchia, chương trình giáo dục chính quy đã thực hiện việc tích hợp dạy KNGT
vào bài học của các môn cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12. Tại Malaysia, Bộ giáo dục coi
KNGT là môn kỹ năng của cuộc sống. Quan niệm về GDKNGT ở Bangladesh cho
rằng nội dung giáo dục KNGT phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng và lứa tuổi, giới
tính mà nội dung giáo dục thay đổi theo thời gian, các KNGT có thể ở các cấp độ,
mức độ khác nhau. Những lĩnh vực cơ bản trong GDKNGT ở Bangladesh là các kỹ
năng xã hội (kỹ năng tồn tại, kỹ năng kinh tế, kỹ năng ngôn ngữ, ), các kỹ năng
phát triển, các kỹ năng chuẩn bị cho tương lai và ứng phó với các tình huống bất
thường.
4
Tháng 12/2003, tại Bali – Indonesia đã diễn ra hội thảo về GDKNGT trong
giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nước. Qua báo cáo ở các nước
cho thấy có nhiều điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm riêng trong quan niệm về
GDKNGT của các nước. Mục tiêu của GDKNGT trong giáo dục không chính quy ở

Hội thảo Bali là nhằm “Nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng
và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sự thay đổi các tình huống của cuộc sống hàng
ngày đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Quan niệm và nội dung GDKNGT ở các nước không giống nhau và nội hàm
của KNGT được mở rộng hơn nhiều nội hàm chỉ gồm những khả năng tâm lý, xã
hội. Có sự khác nhau về nội dung GDKNGT cả trong lĩnh vực giáo dục chính quy
và không chính quy ở trong các quốc gia. Trong giáo dục không chính quy những
kỹ năng cơ bản như: đọc, viết, nghe, nói được coi là những KNGT cơ sở và chú
trọng đến kỹ năng kiếm sống. Trong ý thức toàn cầu khái niệm KNGT bao hàm cả
kỹ năng nghề nghiệp.
Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý giáo
dục hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp trên thế giới là khá phong phú. Theo tổng
thuật của UNESCO, có thể khái quát những nét chính trong các nghiên cứu này như
sau: Nghiên cứu xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống (Trong đó có nghiên cứu
và xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp); Nghiên cứu xác định chương
trình và hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp. Các chương trình và tài liệu về giáo
dục kỹ năng giao tiếp được thiết kế cho giáo dục không chính quy là phổ biến và rất
đa dạng về hình thức.
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về KNGT nói chung và quản lý hoạt giáo dục
KNGT nói riêng vẫn còn rất ít, thậm chí không nói là còn hời hợt. Tuy nhiên, trong
mấy năm trở lại đây cũng đã có một số nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này.
Có thể kể tên ra đây một số nghiên cứu tiêu biểu sau:
Theo nghiên cứu khảo sát của bà Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên
cứu môi trường và các vấn đề xã hội: “Khảo sát ở hơn 1000 học sinh sinh viên
thuộc 10 trường Đại học, cao đẳng và phổ thông cho thấy trên 95% chưa nhận thức
5
đúng về kĩ năng giao tiếp; 77.7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kĩ năng
giao tiếp; 76.4% cho biết rất cần được tập huấn kiến thức về kĩ năng giao tiếp” .
Tác giả Giang Thị Khuyên với nghiên cứu: “Thực trạng quản lý hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học miền núi huyện Mai Sơn - Sơn La”, đã
khẳng định vai trò quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
(HĐGDNGLL) đối với việc nâng cao chất lượng trường Tiểu học miền núi như: bồi
dưỡng nhận thức, năng lực cho đội ngũ GV; cải tiến công tác quản lý, hướng dẫn
HĐGDNGLL; phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục…sẽ là các tác động tích cực
để thúc đẩy HĐGDNGLL trong trường Tiểu học miền núi, nhằm xây dựng hình thành
ở HS những năng lực, phẩm chất tốt nhất của người cán bộ dân tộc trong tương lai.
Nguyễn Như Ý với nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú Xuyên tỉnh Hà
Tây trong giai đoạn hiện nay”, đã khẳng định HĐGDNGLL với nội dung, hình thức
phong phú sẽ là phương thức để thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi
với hành”. Nghiên cứu đã chỉ ra được một số biện pháp như: thành lập ban chỉ đạo,
kế hoạch hoá HĐGDNGLL, quy định tiêu chuẩn thi đua đối với việc tham gia tổ
chức hoạt động của giáo viên, chỉ đạo tổ chuyên môn, khối chủ nhiệm tham gia tổ
chức HĐGDNGLL sẽ góp phần làm cho công tác quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL
của Hiệu trưởng được hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ở nước ta cũng đã xuất hiện một số nhà
nghiên cứu quan tâm, đi sâu vào khai thác đề tài trong lĩnh vực KNGT này. Đặc biệt phải
kể đến những Luận án Tiến sỹ, Luận văn Thạc sỹ, Đề tài khoa học. Chẳng hạn như:
“Kỹ năng sống của học sinh THCS TP.HCM” (Có nhấn mạnh đến kỹ năng
giao tiếp của học sinh THCS TP.HCM) là một trong những công trình nghiên cứu
khoa học đầu tiên hiếm hoi về lĩnh vực này. Đây là luận văn thạc sĩ của giảng viên
tâm lý học Nguyễn Hữu Long.
Đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua
hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp” (Trong đề tài này có làm rõ giáo dục kỹ
năng giao tiếp) của Tiến sỹ Phan Thanh Vân trường Đại học Thái Nguyên vừa mới
hoàn thành và bảo vệ năm 2010.
6
Như vậy, đã có không ít tác giả nghiên cứu về vấn đề giáo dục KNGT, song
về góc độ hoạt động quản lý, nhất là quan tâm tới những biện pháp quản lý của nhà

trường để hoạt động GDKNGT cho SV một cách hiệu quả là chưa được đề cập một
cách có hệ thống, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này tại trường
Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh ở Hưng Yên.
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ chính bản chất xã hội
của lao động. Theo nghĩa rộng quản lý là hoạt động có mục đích của con người.
Cho đến nay, về cơ bản mọi người đều cho rằng: quản lý chính là các hoạt động do
một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được
hiệu quả nếu một người làm đơn độc thì không thể thu được.
Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng
trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm
quản lí càng trở nên rõ rệt. Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lý
học. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và
ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn
chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ XXI, các
quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra
những định nghĩa về quản lý như sau:
Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và
hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”.
Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều
chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều
chỉnh và kiểm soát ấy”.
Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con
người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”.
7
Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không
nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở
thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”.

Quản lý đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận
của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các
nguồn tài nguyên.
Đầu thế kỷ XX nhà văn quản lý Mary Parker Follett định nghĩa quản lý là
“nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác”.
Theo từ điển tiếng việt thông dụng (NXB Giáo Dục, 1998): “Quản lý là tổ
chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.
Theo Marry Parker Follet: “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông
qua nỗ lực của người khác”.
Theo PGS.TS Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt
động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù
hợp với quy luật khách quan”
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung”.
Các định nghĩa trên đều thống nhất về các thành tố của quản lý là: Chủ thể
quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ quản lý, phương pháp quản
lý. Các thành tố đó có mối quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các thành tố quản lý
8
Chủ thể quản lý
Mục tiêu quản lý
Đối tượng quản lý
Phương pháp quản

Công cụ quản lý
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách khái
quát: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục đích đã đề ra”.

1.2.2 Quản lý giáo dục
Về nội dung khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách diễn đạt:
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh, phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát
triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên trong xã hội,
công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng
tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành,
điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục
trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân.
Khi đề cập đến nội dung của quản lý giáo dục đó là hoạt động chăm sóc, giữ
gìn, sửa sang, sắp xếp, phối hợp và đổi mới để ổn định và phát triển giáo dục, một
bộ phận quan trọng của kinh tế - xã hội. Hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là
bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do vậy quản lý giáo dục là quản lý một loại quá
trình kinh tế xã hội nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa sự phân hóa xã hội để tái sản
xuất sức lao động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, vấn đề cốt lõi của nhà trường, quản lý
giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực
hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội Chủ nghĩa, mới
quản lý được giáo dục; tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảngvà biến đường
lối đó thành hiện thực, đáng ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước.
Có thể đưa ra khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: Cấp độ hệ thống và
cấp độ trường học.
Ở cấp hệ thống có thể hiểu: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống,
có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt
9
xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình
thường và liên tục phát triển, mở rộng về cả số lượng cũng như chất lượng.
Hay: Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám

sát một cách có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ
cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Một cách khác: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có chủ đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học
sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực
hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
1.2.3 Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục
Tổ chức là xác định một cơ cấu chủ định về vai trò nhiệm vụ hay chức vụ
được hợp thức hóa.
Cơ cấu chủ định về vai trò nhiệm vụ là những người làm việc với nhau phải
thực hiện những vai trò nhất định. Vai trò đó được xây dựng một cách có chủ đích
để đảm bảo các hoạt động phù hợp với nhau sao cho mỗi người có thể làm việc trôi
chảy, có hiệu quả cao trong nhóm, nó là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽ
thành một hệ thống, hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất.
Sự phát triển của xã hội đã chứng minh rằng tổ chức là một nhu cầu không
thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Khi những hoạt động kinh tế-
xã hội ngày càng rộng lớn và phức tạp thì vai trò của nó ngày càng tăng. Nó là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới thành công hay thất bại trong hoạt động
của một hệ thống và giữ một vai trò to lớn trong quản lý vì:
Thứ nhất, tổ chức làm cho các chức năng khác của hoạt động quản lý thực
hiện có hiệu quả.
Thứ hai, từ khối lượng công việc quản lý mà xác định biên chế, sắp xếp con
người.
Thứ ba, tạo điều kiện cho việc hoạt động tự giác và sáng tạo của các thành
viên trong tổ chức, tạo nên sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng trong cơ quan quản lý
và đối tượng quản lý.
10
Thứ tư, dễ dàng cho việc kiểm tra đánh giá.
Mục đích của tổ chức là làm cho những mục tiêu trở nên có ý nghĩa và góp
phần tăng thêm tính hiệu quả về mặt tổ chức.

Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thống
nhất trong mục tiêu, mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu
chung của hệ thống.
Một tổ chức cũng được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện các
mục tiêu của hệ thống với mức tối thiểu về chi phí cho bộ máy.
1.2.4 Quản lý nhà trường
Với hai cấp độ về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường cũng được nhìn nhận
từ hai góc độ:
Thứ nhất: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của các cơ
quan quản lý giáo dục như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT), Sở GD & ĐT,
Phòng GD & ĐT và các cấp chính quyền (đơn vị hành chính từ Trung ương đến địa
phương) đối với một cơ sở giáo dục (nhà trường) cụ thể nào đó.
Thứ hai: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của chủ thể
quản lý (CTQL) một cơ sở giáo dục (Hiệu trưởng hoặc người có chức vụ tương
đương như hiệu trưởng) đối với các hoạt động của cơ sở giáo dục mà họ được giao
trách nhiệm trực tiếp quản lý.
Như vậy, “Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của CTQL nhà trường (hiệu
trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và người học )
nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo
dục.”
Công tác quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trong
nhà trường và sự tác động qua lại giữa nhà trường với các hoạt động ngoài xã hội.
Quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống bao gồm các thành tố sau:
+ Thành tố tinh thần: mục đích, nội dung, các kế hoạch, biện pháp giáo dục.
+ Thành tố con người: cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.
11
+ Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy
và học tập.
Trọng tâm trong quản lý ở trường cao đẳng là quản lý các hoạt động giáo dục

diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trên những nội
dung sau đây:
+ Quản lý hoạt động dạy học.
+ Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho SV.
+ Quản lý hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của các tổ chức,
đoàn thể.
+ Quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên.
+ Quản lý hoạt động giáo dục đào tạo.
+ Quản lý học sinh, sinh viên.
+ Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính.
Việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp của sinh viên có trong tất
cả các nội dung trên của quản lý nhà trường.
1.2.5 Giao tiếp
1.2.5.1 Cách hiểu tổng quát
Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp của con
người. Nên khái niệm giao tiếp được giải thích cũng rất đa dạng và có nhiều bàn cãi
trong khái niệm này.
T.Chuc Com (Mỹ): “Giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách
dẫn đến việc hình thành những ý nghĩa biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành
động. Quan niệm này cụ thể hơn, đề cập đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp
nhưng chưa nêu lên được bản chất của giao tiếp”.
L.X. Vưgôtxki (Liên Xô): “Giao tiếp xem như là sự thông báo hoặc quan hệ
qua lại thuần túy giữa con người, như là sự trao đổi quan điểm và cảm xúc”.
T.Stéc Sen (Pháp) đặc biệt chú ý đến sự thay đổi ý nghĩa, tình cảm và xúc
cảm giữa con người với con người và khi đó ông coi sự trao đổi này là quá trình hai
mặt của sự thông báo thiết lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin
12
Ngày nay cùng với việc xây dựng một cách tích cực và khoa học hệ phương
pháp nghiên cứu giao tiếp thì bản chất, hiện tượng giao tiếp cũng được lý giải ngày
càng đầy đủ và rõ ràng. Ở một khái niệm chung nhất chúng ta có thể hiểu: “Giao

tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, mà trong quá trình của nó
nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự ảnh hưởng lẫn
nhau, sự rung cảm lẫn nhau, sự hiểu biết lẫn nhau, và cuối cùng là những quan hệ qua
lại giữa con người với con người được thực hiện, được thể hiện và được hình thành”.
1.2.5.2 Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp là điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành bản thân con người
như là con người xã hội, đồng thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người.
Chính vì vậy mà nhiều nhà bác học thuộc lĩnh vực tâm lý học cũng quan tâm đến
vấn đề giao tiếp. Chẳng hạn nhà bác học Đức R.Noibe đã nói: “Giao tiếp là nhu cầu
quan trọng của con người, con người sẽ bị mất mát nhiều nếu họ không thể so sánh
mình với người khác, không thể trao đổi được với người khác về các ý nghĩ, không
thể định hướng được vào người khác”. Hơn nữa, trong quá trình giao tiếp với nhau
con người trao đổi quan niệm với nhau. Trong quan niệm của họ thể hiện thái độ
đánh giá về mặt trí tuệ của họ đối với những mặt khác nhau của đời sống thực tế,
của đời sống vật chất và tinh thần. Những quan niệm này có thể giống nhau và như
thế thì củng cố lẫn nhau và trở thành cơ sở cho hoạt động chung và cho cách xử sự
của con người. Những quan niệm giống nhau sẽ củng cố thái độ đạo đức nảy sinh
một cách tự phát. Còn trong trường hợp có những quan niệm khác nhau thì sẽ nảy
sinh ra sự đấu tranh quan niệm dẫn đến việc hình thành những quan điểm chung.
Trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi kiến thức cho nhau và chính
như thế là nâng cao trình độ văn hóa chung của tập thể cũng như mỗi thành viên
trong đó. Điều quan trọng không phải là bản thân các kiến thức được truyền đạt mà
là thái độ tích cực đối với các kiến thức đó. Điều đó giải thích tại sao lại có sự lựa
chọn thiên lệch đối với một số nghề nghiệp, sách báo phổ biến, khoa học, tác phẩm
nghệ thuật nào đó. Và trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi cho nhau các
kinh nghiệm riêng về cuộc sống và lao động, tác động vào ý chí và tình cảm của
13
nhau nhằm mục đích tạo nên sự thống nhất rộng lớn để giải quyết các vấn đề xã hội
một cách có kết quả.
Có thể nói rằng con người hiểu biết mình và nhận thức mình như là một nhân

cách quan quá trình giao tiếp. Nhận thức được sứ mạnh tinh thần và thể lực của
mình trong sự thống nhất với người khác, từ đó có được tình đồng chí, bè bạn và sự
giúp đỡ lẫn nhau, lòng tin tưởng ở chính mình, thủ tiêu sự cô lập. Đặc biệt trong quá
trình giao tiếp, con người có được ấn tượng mới và thông tin mới, truyền thụ cho
nhau những kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống, tạo nên sự phong phú thật sự
về mặt tinh thần ở mỗi cá nhân.
1.2.5.3 Chức năng của giao tiếp
* Chức năng xã hội
Trong nhóm chức năng xã hội, trước hết chúng ta phải nhắc đến chức năng
thông tin của giao tiếp. Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh truyền
thông (trao đổi thông tin) của giao tiếp: Qua giao tiếp, con người trao đổi cho nhau
những thông tin nhất định. Những thông tin này sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt như
kiến thức, tâm lý, cảm xúc. Sự thiếu thông tin sẽ làm cho con người cảm thấy lạc
lõng và cô đơn, mất đi tính cộng đồng vốn có.
Trong xã hội, con người hay hoạt động trong một hay nhiều tổ chức nhất định.
Đó có thể là gia đình, lớp học, trường học, công ty và trong một tổ chức, một công
việc thường do nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực hiện. Để có thể hoàn thành
công việc một cách tốt đẹp, những bộ phận, những con người này phải thống nhất
với nhau, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Muốn vậy họ phải tiếp xúc
với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người,
phổ biến quy trình, cách thức thực hiện công việc và trong quá trình thực hiện cũng
phải có những “tín hiệu” để mọi người hành động một cách thống nhất. Đây chính
là chức năng tổ chức phối hợp hành động của giao tiếp.
Chức năng điều khiển được thể hiện ở khía cạnh tác động ảnh hưởng qua lại
của giao tiếp. Trong giao tiếp chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác và
ngược lại, người khác cũng tác động, ảnh hưởng đến chúng ta bằng nhiều hình thức
14
khác nhau như: thuyết phục, ám thị, bắt chước. Đây là một chức năng rất quan trọng
của giao tiếp.
Trong xã hội, mỗi con người chúng ta là một chiếc gương. Giao tiếp với họ

chính là chúng ta soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó chúng ta thấy được những
ưu điểm, những thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân. Chức năng
phê bình và tự phê bình có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện của
con người, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới hiện nay của xã hội.
* Chức năng tâm lý
Bên cạnh nhóm chức năng xã hội, giao tiếp còn mang những chức năng tâm
lý nhất định.
Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh vực cảm xúc
trong đời sống tâm lý của con người. Trong giao tiếp, con người còn khơi gợi ở
nhau những cảm xúc, tình cảm nhất định; chúng kích thích hành động của họ. Một
lời khen chân tình được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có
thể làm người khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm việc tốt hơn.
Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con người với
con người, mà còn là cách thức để con người thiết lập các mối quan hệ mới, phát
triển và củng cố các mối quan hệ đã có. Tiếp xúc, gặp gỡ nhau – Đó là khởi đầu của
các mối quan hệ. Nhưng các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở nên
bền chặt hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó.
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ.
Những niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bi quan
chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới
tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình.
Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức
được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những
nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì không đẹp; cái gì
nên làm, cái gì cần làm, cái gì không nên làm và từ đó thể hiện thái độ, hành động
cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý
15
thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác Đó chính là quá trình
hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi chúng ta.
Như vậy giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng. Trong cuộc sống của mỗi

chúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các chức
năng này thì điều đó không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt
động, mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lý nhân cách của
mỗi chúng ta.
1.2.5.4 Các kênh giao tiếp
Trong quá trình giao tiếp chúng ta sử dụng những phương tiện giao tiếp khác
nhau. Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể một
cuộc giao tiếp.
Phương tiện giao tiếp hết sức phong phú và đa dạng nhưng chúng ta có thể
chia chúng thành hai nhóm chính: Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ
và giao tiếp phi ngôn ngữ ít tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau. Trong các
mối quan hệ tương đối gần gũi, thân thiết, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm ưu thế hơn, còn
trong các mối quan hệ ít nhất có tính xã giao thì nó làm nền cho giao tiếp ngôn ngữ.
* Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ,
con người có thể truyền đi bất cứ một thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu
tả sự vật Ở phương tiện này, sự giao tiếp thường dựa vào những yếu tố sau đây:
 Nội dung ngôn ngữ:
Tức là ý nghĩa của lời nói, của từ. Ở đây chúng ta cần lưu ý đến vai trò của ý
cá nhân của ngôn ngữ trong giao tiếp. Mọi từ hay một tập hợp từ đều có một hay vài
cái ý nhất định. Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại: Khách quan và chủ
quan. Khách quan bởi nó không phụ thuộc vào sở thích, ý muốn của mỗi cá nhân
nào. Chẳng hạn, không ai dùng từ “cái túi” để chỉ “cái cây” và ngược lại. Đây chính
là ý kiến cá nhân của ngôn ngữ. Ví dụ: từ “ma túy” đối với người nghiện ma túy thì
không gợi lên cảm giác tiêu cực như ở những người bình thường.
Ngay trong một nhóm người, đôi khi có những quy định riêng cho một số tập
hợp từ. Tiếng “lóng” là một ví dụ. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm người từ cộng đồng địa
phương đến đẳng cấp dân tộc đều có những sắc thái riêng trong cách sử dụng ngôn
16
ngữ. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi

là sự đồng cảm.
 Tính chất của ngôn ngữ:
Trong giao tiếp, tính chất của ngôn ngữ như nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu
cũng đóng vai trò quan trọng. Có người trông vẻ bề ngoài hình thức khá hoàn hảo
khiến mọi người thích thú, nhưng khi họ thốt ra những tiếng chát chúa hay the thé
làm cho ta cảm thấy thất vọng ngay. Cũng có người nhờ tiếng nói ấm áp, dịu dàng,
quyến rũ làm cho người nghe cảm tình ngay, mặc dù dung mạo không lấy gì làm
khả ái.
Trong khi nói chúng ta cần chú ý tới giọng điệu, ngữ điệu. Lời nói có được
rõ ràng, khúc triết hay không, phụ thuộc nhiều vào cách nhấn giọng. Nhờ cách nhấn
giọng người nói có thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói của mình.
Muốn nhấn giọng cho đúng phải hiểu rõ mình nói những gì và suy nghĩ, đắn đo
từng lời một. Biết nhấn mạnh những lời quan trọng và để những lời nói phụ lướt
nhẹ đi.
Hai yếu tố khác có thể thay đổi ý nghĩa của lời nói là cách uốn giọng và ngữ
điệu. Trong lúc nói phải có lúc lên giọng, xuống giọng, lúc trầm, lúc bổng, lúc nói
nhẹ, lúc gằn từng tiếng nói mới nổi bật lên. Trước và sau khi nói ra những lời quan
trọng phải ngừng một lúc, để cho người nghe chú ý.
 Điệu bộ khi nói:
Điệu bộ là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt. Có khi vừa nói vừa chỉ, vừa
nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc, vừa nói vừa vuốt ve, âu yếm Thường
điệu bộ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên, việc sử dụng
điệu bộ khi nói cũng phải phù hợp với phong tục, tập quán, nền văn hóa. Những
điệu bộ, cử chỉ tự nhiên là đáng yêu nhất, đừng gò ép mình bằng cách bắt chước
điệu bộ của người này hay người khác.
* Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong giao tiếp, chỉ một tỷ lệ những điều hiểu nhau mà chúng ta có được là
nhờ nghe qua lời nói. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong giao tiếp tác động của
từ ngữ chỉ chiếm từ 30% - 40%, phần còn lại là do cách diễn đạt bằng cơ thể, hoặc
giao tiếp không qua lời vẻ mặt, động tác, dáng điệu và các tín hiệu khác. Việc

17
nghiên cứu phương tiện phi ngôn ngữ là hết sức quan trọng, giúp chúng ta trở nên
nhạy cảm hơn trong giao tiếp
 Nét mặt:
Trong giao tiếp nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người. Các công
trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ sáu cảm xúc: Vui
mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và ghê tởm. Ngoài tính biểu cảm, nét mặt
còn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người. Người có nét mặt căng thẳng thường là
người dứt khoát, trực tính; người có nét mặt mềm mại ở vùng miệng thì hòa nhã,
thân mật, biết vui đùa và dễ thích nghi trong giao tiếp.
Nhướn mày thường là dấu hiệu cho biết người ta không hiểu và muốn lặp lại
thông tin. Đôi khi nó chỉ sự không tin tưởng mấy. Nhăn trán, cau mày là dấu hiệu
phổ biến của sự lúng túng và sự lo lắng, và đôi khi là biểu hiện của sự giận dữ.
 Nụ cười:
Trong giao tiếp, người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ của
mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu tính cách. Có cái cười tươi
tắn, hồn nhiên, đôn hậu, có cái cười chua chát, miễn cưỡng, đanh ác, có cái cười
đồng tình, thông cảm nhưng cũng có cái cười chế giễu, cười kinh bỉ Mỗi điệu cười
biểu hiện một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiếp, chúng ta phải tính nhạy cảm
quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp để biết được lòng dạ của họ.
 Ánh mắt:
Dân gian có câu nói: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” bởi lẽ cặp mắt là điểm
khởi đầu cho tất cả mọi nghiên cứu quan sát, tìm hiểu qua ánh mắt con người có thể
nói lên nhiều thứ. Ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng
và ước nguyện của con người ra bên ngoài.
Trong giao tiếp, ánh mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu
hiện sự chú ý, tôn trọng, sự đồng tình hoặc là phản đối. Ánh mắt trong giao tiếp
cũng phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên. Người có địa vị xã hội cao hơn (hoặc
tự cho mình là người có vai trò cao hơn) thường nhìn vào mắt của người kia nhiều
hơn, kể cả khi nói, lẫn khi nghe.

18
Ánh mắt của người còn phản ánh cá tính của người đó: Người có óc thực tế
thường có cái nhìn lạnh lùng, người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thẳng và trực
diện, người nham hiểm đa nghi có cái nhìn soi mói, lục lọi
 Các cử chỉ:
Các cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu, ), của bàn tay
(vẫy, chào, khua tay), của cánh tay Vận động của chúng ta có ý nghĩa nhất định
trong giao tiếp. Thật vậy, chuyển động của đầu có thể là “đồng ý” hay “không đồng
ý”, của bàn tay là lời mời, sự từ chối, chống đối hay van xin
Người ta cũng có thể dùng cử chỉ để điều khiển cuộc giao tiếp, chẳng hạn
như một số vận động của tay và đầu có ý nhắc người đối thoại nói nhanh, chậm,
dừng lại hay giải thích thêm.
Mũi cũng là phương tiện truyền thông, bởi vì khi nhìn người khác với cái vẻ
coi khinh người ta thường nhìn xuống mũi của mình. Khi động tác này đi kèm với
một cái hít vào khinh khỉnh thì thái độ phủ nhận lại càng được gia tăng. Ngoài ra,
lưỡi, cằm, cử chỉ của bàn tay, vị trí của đôi chân, cũng nói lên nhiều điều.
 Tư thế:
Tư thế cũng là một trong các phương tiện giao tiếp. Nó có liên quan mật thiết
với vai trò, vị trí xã hội của cá nhân. Thường thường, một cách vô thức, nó bộc lộ
cương vị xã hội mà cá nhân đang cảm nhận. Ví dụ, tư thế ngồi thoải mái, đầu hơi
ngả ra phía sau là tư thế của bề trên, của lãnh đạo. Tư thế ngồi hơi cúi đầu về phía
trước, tựa hồ lắng nghe là tư thế của người cấp dưới.
Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần
thoải mái và căng thẳng. Những tư thế để “mở” tay và chân tựa như tạo điều kiện để
tiếp cận gần gũi cho người đối thoại, phản ánh một thái độ cởi mở, hòa hợp.
 Diện mạo
Là những đặc điểm tự nhiên, ít thay đổi được như tạng người (cao hay thấp,
mập hay ốm, mặt vuông hay dài, môi mỏng hay dày ), sắc da (trắng hay đen, xanh
xao, vàng vọt hay “ngăm ngăm” ) và những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu,
trang điểm, trang sức, trang phục

19
Diện mạo có thể gây ấn tượng rất mạnh, nhất là lần đầu tiên. Cách trang sức,
cách ăn mặc cũng nói lên nhiều cá tính, văn hóa, nghề nghiệp, địa vị, lứa tuổi của
mỗi cá nhân.
 Những hành vi giao tiếp đặc biệt
Đó là động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu, khoác tay, bắt tay Những phương
tiện này gọi là đặc biệt vì trong mỗi quan hệ đặc biệt ta mới sử dụng chúng. Chẳng
hạn, không phải ai ta cũng có thể ôm hôn được; hoặc là nước ta người lớn xoa đầu
trẻ con chứ không được phép ngược lại.
Những cái bắt tay cũng nói lên cá tính và thái độ của hai người đối với nhau.
Bắt tay mạnh mẽ, khô ráo chứng tỏ con người có cá tính mạnh và nhân cách đáng
tin; còn cái bắt tay ẻo lả, ướt át thuộc về con người yếu đuối và đáng ngờ.
1.2.6 Kỹ năng giao tiếp
1.2.6.1 Cách hiểu tổng quát
Trong cuốn Tâm lý học xuất bản năm 1980. A.V.Kruteski cho rằng: “Kỹ
năng là các phương thức thực hiện hoạt động – những cái mà con người đã nắm
vững”. Theo ông chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con người đã có kỹ
năng không cần đến kết quả của hành động.
A.G.Côvalôv trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” thì nhấn mạnh “kỹ năng là
phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành
động”.
Khi bàn về kỹ năng, tác giả Trần Trọng Thủy cũng cho rằng, kỹ năng là mặt
kỹ thuật của hành động con người nắm được cách thức hành động tức là kỹ thuật
hành động có kỹ năng.
N.D.Lêvitôv quan niệm, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào
đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức
đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định.
Như vậy, về kỹ năng có rất nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra những quan
điểm khác nhau.
Tóm lại, có hai quan niệm về kỹ năng như sau:

20

×