Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.48 KB, 68 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời nói đầu
Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng
và lãnh đạo đất nước bắt tay vào một thời kì đổi mới toàn diện về nhận thức và định
hướng phát triển kinh tế. Với định hướng đúng đắn ấy, nhà nước bắt đầu tách chức năng
quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện xây
dựng các đầu kéo phát triển kinh tế đất nước thông qua việc hình thành các Tổng công ty
lớn.
Trong bối cảnh đó, ngày 15/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số
104/2006/QĐ-TTg về việc thành lập công ty Mẹ - Tập đoàn CNTT Việt Nam và quyết
định 103/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn VINASHIN.
Ngày 09/2/2007 Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo là
nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi
tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các nghành nghề biển với cơ cấu phong phú hiện
đại.
Trong những năm qua, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã có nhiều cố
gắng mở rộng thị trường đóng tàu xuất khẩu với nhiều loại gam tàu có trọng tải lớn cùng
với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng đóng và sửa chữa tàu cũng như các cơ sở công
nghiệp phụ trợ phục vụ đóng mới, sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững
ngành CNTT Việt Nam. Với mục tiêu hoạt động là xây dựng Tập đoàn CNTT Việt Nam
trở thành Tập đoàn đa sở hữu, mạnh về quy mô sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh
trong khu vực. Bên cạnh đó là mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 nội địa hóa 85% sản
phẩm, nhất là trong mô hình công ty Mẹ-công ty con với nhiều ngành nghề kinh doanh
mới do đó việc ĐTPT ngành CNTT Việt Nam là rất cần thiết.
Được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ Ban Kế hoạch - đầu tư thuộc Tập
đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, sau thời gian 4 tháng thực tập tại Tập đoàn, em đã
hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Hoạt động đầu tư phát triển tại
Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”.
Website: Email : Tel : 0918.775.368


Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập gồm 2 phần chính:
Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt
Nam ( VINASHIN).
Chương II: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Tập đoàn công
nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Do khả năng thu thập tài liệu và hiểu biết thực tế có hạn nên bài viết của
em còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo_ ThS Lương Hương Giang đã nhiệt tình
hướng dẫn em thực hiện đề tài này.

Sinh viên
Đỗ Thành Nam
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I
Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại
Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN)
I. Tổng quan về Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của VINASHIN
1.1. Giới thiệu về VINASHIN
Tên giao dịch: Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam – VINASHIN
Trụ sở: 172 Ngọc Khánh - Hà Nội
Chủ Tịch Hội đồng Quản trị: Ông Phạm Thanh Bình
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vietnam Shipbuilding Industry Group
- VINASHIN) là một trong 8 tập đoàn kinh tế của Việt Nam do Nhà nước nắm quyền sở
hữu chi phối. Tập đoàn được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng
công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, một tổng công ty 91 ra đời từ năm 1996. Ngành
nghề kinh doanh chính của VINASHIN là đóng mới và sửa chữa tàu thủy, một ngành có

truyền thống rất lâu đời ở Việt Nam.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của VINASHIN
* Ngày 31 tháng 01 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 69/TTg
về việc thành lập Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tên viết tắt là
VINASHIN trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các đơn vị thành viên trong Liên hiệp các
xí nghiệp đóng tàu Việt Nam - tổ chức tiền thân của VINASHIN ra đời năm 1972. Khi
mới được thành lập, Tổng công ty có 23 đơn vị thành viên với gần 5.500 cán bộ công
nhân viên.
* Năm 1999, Công ty HYUNDAI – VINASHIN, liên doanh đầu tiên của Việt
Nam trong ngành công nghiệp tàu thủy được thành lập. Sự kiện này đánh dấu quá trình
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hội nhập quốc tế của VINASHIN.
* Năm 2002, VINASHIN bàn giao con tàu 11.500 tấn đầu tiên tại Nhà máy đóng
tàu Bạch Đằng. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt đối với VINASHIN khi lần đầu
tiên đóng thành công một con tàu có trọng tải lớn.
* Năm 2004, VINASHIN ký được hợp đồng đóng tàu quốc tế lớn đầu tiên với
Graig Investment Group của Anh (trị giá hợp đồng 322,5 triệu USD) đóng 15 tàu chở
hàng trọng tải 53.000 DWT. Uy tín của VINASHIN trên thị trường công nghiệp tàu thủy
thế giới được nâng cao rõ rệt.
* Năm 2005, Tập đoàn đã cho hạ thủy và bàn giao con tầu 53.000 DWT đầu tiên
tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu. Với sự tín nhiệm giành được sau sự kiện này,
VINASHIN ký kết được rất nhiều hợp đồng lớn với Anh, Nhật, Bỉ, Na Uy... đảm bảo
công ăn việc làm tới tận năm 2012.
* Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Trong bối
cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, VINASHIN cần có những điều
chỉnh thích hợp cả về mô hình hoạt động, bộ máy tổ chức, mục tiêu và chiến lược phát
triển. Ngày 15/5/2006, Thủ tướng đã ký quyết định số 103/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề
án thí điểm hình thành Tập đoàn VINASHIN. Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
được thành lập, kinh doanh đa ngành với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong

những quốc gia có ngành công nghiệp tàu thủy phát triển nhất thế giới.
* Trong năm 2006, với việc trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước, VINASHIN đã
đạt được những bước phát triển rất mạnh mẽ.
- VINASHIN bắt đầu tham gia vào một lĩnh vực mới đầy tiềm năng: xây
dựng các công trình phục vụ dầu khí ngoài biển với việc khởi công đóng mới tàu chở
dầu thô trọng tải 104.000 tấn tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất.
- Trong lĩnh vực vận tải biển, lần đầu tiên các đơn vị vận tải biển của
VINASHIN đã mở và duy trì có hiệu quả các tuyến vận tải container và vận tải hành
khách quốc tế. Đó là tuyến Việt Nam – Thái Lan, Việt Nam – Singapore, Việt Nam –
Campuchia, Việt Nam – Trung Quốc.
- Ngày 25/12/2006, thương hiệu VINASHIN lần đầu tiên xuất hiện trên
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sàn giao dịch chứng khoán. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã tổ chức thí
điểm cho một công ty thành viên là Công ty Cổ phần Đầu tư và Vận tải Dầu khí
VINASHIN đăng ký cổ phiếu toàn bộ vốn điều lệ 40 tỷ VNĐ lên sàn giao dịch của
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây được coi là một trong những bước tiến
quan trọng của VINASHIN trong lĩnh vực huy động vốn sau việc Chính phủ cho
VINASHIN vay lại 750 triệu USD từ phát hành trái phiếu quốc tế.
* Trong năm 2007, năm đầu tiên hoạt động theo mô hình tập đoàn, VINASHIN
đã có những bước tiến vượt bậc.
- Triển khai Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ
về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn đã
thành lập và kiện toàn tổ chức 02 Tổng Công ty (Tổng Công ty CNTT Nam Triệu và
Tổng Công ty CNTT Bạch Đằng) trong số 08 Tổng Công ty Nhà nước hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con với cơ cấu 100% vốn của Công ty mẹ là Tập đoàn
Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
- Tập đoàn liên tục hạ thủy và bàn giao các sản phẩm tàu xuất khẩu đa
dạng cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc, Đan Mạch... Với thành công này, các cơ sở
đóng tàu của VINASHIN đã vượt qua các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật

quốc tế, đủ năng lực hội nhập và cạnh tranh toàn cầu trên lĩnh vực công nghiệp đóng và
sửa chữa tàu.
- Lần đầu tiên VINASHIN đã thành công trong lĩnh vực hội nhập vận tải
quốc tế với sự kiện con tàu VINASHIN VICTORY của Công ty Vận tải Biển Đông chở
47.000 tấn dầu cập cảng San Francisco (Hoa Kỳ).
- Năm 2007, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ của VINASHIN sau một
thời gian đầu tư cũng lần lượt có mặt trên thị trường như: mẻ thép tấm đóng tàu đầu tiên
ra lò; những chiếc container đầu tiên được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ, hiện đại
bậc nhất trong khu vực; các sản phẩm nội thất tàu thủy kỹ thuật cao mà trước đây đều
phải nhập ngoại... Với những bước đi này VINASHIN đã từng bước chủ động nguồn
cung cấp vật tư chủ yếu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp tàu thủy.
- VINASHIN đã tổ chức phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×