ĐỀ
KI M TRA 1 TI TĐỀ Ể Ế
MÔN: SINH H C - L P 9Ọ Ớ
Tr ng THCS Tam Thanhườ
Th i gian:…ờ
A. Trắc nghiệm: (3 điểm).
Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Lai đậu hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh. Ở F
1
thu được kết quả như thế
nào?
a. 100 % hạt vàng b. 100 % hạt xanh
c. 50% hạt vàng, 50% hạt xanh d. 75% hât vàng, 25% hạt xanh
Câu 2: Khi cho giao phấn hai cây cà chua quả đỏ với nhau được F
1
có tỉ lệ 3 quả đỏ : 1
quả vàng. Kiểu gen của P như thế nào?
a. AA x AA b. Aa x Aa c. AA x aa d. Aa x AA
Câu 3: Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
a. P: AaBb x aabb b. P: AaBb x Aabb
c. P: AaBb x AABB d. P: AaBb x aaBB
Câu 4: Trong nguyên phân, NST phân li về 2 cực của tế bào ở:
a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối
Câu 5: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n), kết thúc quá trình giảm phân tạo ra:
a. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n
b. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n
c. 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội n
d. Nhiều cơ thể đơn bào
Câu 6: Ở ruồi giấm, bộ NST có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì giữa của
nguyên phân, số NST trong tế bào đó là bao nhiêu?
a. 4 NST kép b. 8 NST kép c. 8 NST đơn d. 16 NST đơn
Câu 7: Đơn phân cấu tạo nên ADN là:
a. Vitamin b. Axit amin c. Glucôzơ d. Nuclêôtit
Câu 8: Trong chu kì tế bào, sự tự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở:
a. Kì trung gian b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối
Câu 9: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp ADN là:
a. A liên kết X, G liên kết T và ngược lại
b. A liên kết U, T liên kết A, G liên kết X, X liên kết G
c. A liên kết U, G liên kết X và ngược lại
d. A liên kết T, G liên kết X và ngược lại
Câu 10: Tham gia vào cấu trúc ARN có các bazơ nitric:
a. A, T, G, X b. A, U, G, X c. A, U, X, T d. A, T, U, G
Câu 11: Chức năng không có ở prôtêin là:
a. Xúc tác quá trình trao đổi chất. b. Cấu trúc
c. Điều hòa quá trình trao đổi chất. d. Truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 12: Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo
NTBS là:
a. A liên kết T, G liên kết T b. U liên kết G, A liên kết X
c. A liên kết U, G liên kết X d. A liên kết X, G liên kết T
B. T ự luận : (7 điểm).
Câu 1: Trình bày thành phần hóa học của phân tử prôtêin. Tính đặc thù của prôtêin do
những yếu tố nào quy định? (2,5 điểm)
………………………………………………………………………………………………
…
………………………………………………………………………………………………
…
………………………………………………………………………………………………
…
………………………………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………
Câu 2: Cho mạch 1 của ADN có cấu trúc như sau:
– T – G – X – T – G – X – A – T – X – A –
Viết trình tự các nuclêôtit của mạch 2. (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………
…
………………………………………………………………………………………………
…
………………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………………………………
Câu 3: Trình bày những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I. (2 điểm)
………………………………………………………………………………………………
…
………………………………………………………………………………………………
… ……………………………………………………………………………………
Câu 4: (1,5 điểm)
Cho sơ đồ lai sau:
P: Hạt trơn x Hạt nhăn
Bb bb
Viết giao tử và xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình trong sơ đồ lai trên.
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trả
lời
a b a c c b d a d b d c
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1:
* Thành phần hóa học của phân tử prôtêin: (Mỗi ý đúng 0,5 đ)
- Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố chính C, H, O, N.
- Prôtêin là đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn.
- Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axit amin (có hơn
20 loại axit amin).
* Tính đặc thù của prôtêin do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit
amin, cấu trúc không gian và số chuỗi axit amin. (1đ)
Câu 2: Trình tự các nuclêôtit mạch 2 của ADN: (1 đ)
– A – X – G – A – X – G – T – A – G – T –
Câu 3:
Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I. (Mỗi ý đúng 0,5đ)
- Kì đầu: NST đóng xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiến lại gần
nhau, bắt chéo nhau (Sự tiếp hợp), có thể xảy ra trao đổi một đoạn NST cho nhau sau đó
tách ra.
- Kì giữa: Các NST đóng xoắn cực đại, tập trung thành 2 hàng ngang trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Các NST kép phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới hình thành tạo nên 2 tế bào có bộ
NST kép trong bộ đơn bội (n NST kép).
Câu 4:
P: Hạt trơn x Hạt nhăn
Bb bb
G: B , b b (0,5 đ)
F
1
: Bb : bb (0,5 đ)
1 Hạt trơn : 1 Hạt nhăn (0,5 đ)