ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
. Môn : Toán
Thời gian : 45 Phút
Năm học : 2013 – 2014
ĐỀ BÀI
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Bài 1: Số: "Ba trăm sáu mươi lăm nghìn tám trăm tám mươi tám" viết là:
A. 365888 B. 356888 C. 365800 D. 365880
Bài 2: Trong các số ‘‘2010; 3870; 9135. Số chia hết cho cả 2, 3, 5, 9” là:
A. 2010 B. 3870 C. 9135 D. 9153
Bài 3: Tìm x biết:
7
4
=
21
x
A. x = 10 B. x = 28 C. x = 12 D. x = 11
Bài 4: Chữ số 7 trong số thập phân: 35,278 có giá trị:
A.
10
7
B.
15
6
C.
1000
7
D.
100
7
Bài 5: Trong các phân số
34
100
;
1000
17
;
35
20
;
30
12
phân số thập phân là:
A.
1000
17
B.
34
100
C.
35
20
D.
30
12
Bài 6: Một khu vườn hình vuông có kích thước như hình vẽ:
Diện tích khu vườn là:
A. 36.500m
2
B. 22.500m
2
150m
C. 3.690m
2
D. 23.600m
2
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Trường Tiểu học Kim Đồng
Họ và Tên :………………………………….
……………
Lớp : 5
Điểm Lời phê của giáo viên
Bài 1: Viết các số thập phân sau theo thứ tự: (1 điểm)
a - Từ bé đến lớn:
86,088; 86,608; 68,806; 68,008; 66,880.
b - Từ lớn đến bé:
13,671; 15,679; 13,981; 14,894; 13,122
Bài 2: Đặt tính rồi tính giá trị biểu thức: (1 điểm)
a, 559 679 + 83 634 b, 226
×
142
Bài 3: Điền dấu ( > < = ) vào chỗ chấm. (1 điểm)
a, 95,5…… 95,51 b, 21,99… 21,98
c, 2,621… 2,62 d, 68,33… 68,325
Bài 4: Tìm x , biết (2 điểm)
a, x : 2
3
1
=
4
3
b,
3
2
×
x =
3
1
Bài 5 : (2 điểm)
Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 400m, chiều rộng bằng
4
3
chiều dài. Hỏi
diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bằng bao nhiêu hécta ?
Bài giải:
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN “ TOÁN ” LỚP 5
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Bài 1 2 3 4 5 6
Khoanh đúng A B C D A B
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1: Viết các số thập phân sau theo thứ tự: (1 điểm)
a - Từ bé đến lớn:
66,880; 68,008; 68,806; 86,088; 86,608.
b - Từ lớn đến bé:
15,679; 14,894; 13,981; 13,671; 13,122.
Bài 2: Đặt tính rồi tính giá trị biểu thức: (1 điểm)
a - 559 679 + 83 634 b - 226 x 142
559 679 226
83 634 142
643 313 452
904
226
32092
Bài 3: Điền dấu ( > < = ) vào chỗ chấm. (1 điểm)
a - 95,5 < 95,51 b - 21,99 > 21,98
c - 2,621 > 2,62 d - 68,33 > 68,325
Bài 4: (2 điểm)
a, x =
4
7
; b, x =
2
1
Bài 5: (2 điểm)
Chiều rộng khu đất hình chữ nhật là : (0,25 đ)
400 x
4
3
= 300 (m) (0,5 đ)
Diện tích khu đất hình chữ nhật là : (0,25 đ)
400 x 300 = 120 000 ( m
2
) (0,5 đ)
120 000 m
2
= 12 ha (0,25 đ)
Đáp số : 120 000 m
2
12 ha (0,25 đ)
+
x+
Kì diệu rừng xanh
Hết
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
. Môn : Tiếng việt (Viết)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2013 – 2014
ĐỀ BÀI
I – Chính tả nghe – viết: (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Kì diệu rừng xanh” : (từ Nắng trưa…đến cảnh
mùa thu).Tiếng việt 5 – Tập 1 – Trang 75 và 76.
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên: ………………………………….
……………
Lớp : 5
Điểm Lời phê của giáo viên
- Em tên là gì:
- Quê em ở đâu:
- Em học lớp mấy, trường nào:
- Em thích những môn học nào:
- Em thích làm những việc gì:
II – Tập làm văn : Hãy ngôi trường của em trong giờ ra chơi: (5 điểm)
Hết
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM. Môn : Tiếng việt (đọc)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2013 – 2014
ĐỀ BÀI
I – Đọc thành tiếng: (5 điểm )
- Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn trong các bài Tập đọc ở sách giáo khoa
(SGK) Tiếng việt 5, tập 1, Cho học sinh bốc thăm, đọc thành tiếng.
- Trả lời một câu hỏi:
II – Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (5 điểm )
Kì diệu rừng xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm
lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi
chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kỳ. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên: ………………………………….
……………
Lớp : 5
Điểm Lời phê của giáo viên
lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ
lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong
xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má
ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to
đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhì theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi câp khộp.
Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những
sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc
chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt
cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi
câu dưới đây :
Câu 1: Những cây nấm rừng mọc như thế nào?
a - Một thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa.
b - Mọc thành phố mới.
c - Mọc thành phố cổ.
d - Mọc thành phố mới và mọc thành phố cổ.
Câu 2: Thú trong rừng được tác giả miêu tả mấy loại ?
a - 2 loại.
b - 3 loại.
c - 4 loại.
d - 5 loại.
Câu 3: Rừng khộp được gọi là gì?
a - Kì diệu rừng xanh.
b - Rừng mùa thu.
c - Giang sơn vàng rợi mùa thu.
d - Kì diệu rừng xanh
Câu 4: Đi trong rừng tác giả cảm giác thế nào?
a - Như lạc vào một thế giới thần bí.
b - Như một thành phố nấm.
c - Như lạc vào một thế giới thần bí như một thành phố nấm.
d - Như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.
Câu 5: Muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho rừng?
a - Tất cả những vẻ đẹp đã nêu trong các câu trả lời b, c, d.
b - Rừng trở nên sống động vì những hoạt động của mông thú.
c - Rừng đẹp thêm vì màu sắc phong phú của mông thú.
d - Rừng có một vẻ đẹp của một thế giới bình yên, đầy thú vị.
Câu 6: Từ trái nghĩa với “tí hon” là:
a - Khổng tử.
b - Khổng lồ.
c - Bé xíu.
d - Bé tí xíu.
Câu 7: Trong câu: Chúng tôi đi đến đâu rừng rào rào chuyển động đến đấy. Đại từ
“Chúng tôi” dùng để làm gì?
a - Để thay thế danh từ.
b - Để thay thế động từ.
c - Để xưng hô.
d - Để thay thế tính từ.
Câu 8: Trong các câu sau đây, dãy câu nào có chứa từ nhiều nghĩa?
a - Trăng đã sáng. - Kết quả học tập.
b - Trăng đậu vào ánh mắt. - Hạt đậu đã nảy mầm.
c - Ánh trăng vàng trải khắp nơi. - Thì giờ quý hơn vàng.
d - Trăng đã lên cao. - Kết quả học tập cao hơn trước.
Câu 9: Đặt câu với từ “mải miết”.
Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “vàng rợi”.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : “TIẾNG VIỆT” : LỚP 5
I – Tiếng việt (đọc)
1 – Đọc thành tiếng: (5 điểm).
GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: Tránh trường hợp 2 HS cùng đọc
một đoạn.
a – Đọc đúng tiếng, đúng từ : 3 điểm.
(Đọc sai dưới 3 tiếng cho 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng cho 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6
tiếng cho 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng cho 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng cho 0,5
điểm; đọc sai trên 10 tiếng cho 0 điểm).
b – Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu
câu ): 1 điểm.
(Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu cho 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5
dấu câu trở lên cho 0 điểm).
c – Tốc độ đọc đạt yêu cầu 1 điểm.
(Đọc quá 2 đến 3 phút cho 0,5 điểm; đọc quá 3 phút, phải đánh vần nhẩm cho 0 điểm).
d – Trả lời đúng ý câu hỏi GV nêu cho 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng cho 0,5
điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý cho 0 điểm).
2 – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm).
Từ câu 1 đến câu 8: Mỗi ý HS khoanh đúng đáp án cho 0,5 điểm. Các ý đúng là:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Khoanh đúng A B C D A B C D
Câu 9: HS đặt đúng câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa và viết hoa đầu
câu, dấu chấm kết thúc câu cho 0,5 điểm.
Câu 10: HS tìm đúng từ đồng nghĩa theo yêu cầu cho 0,5 điểm.
VD: vàng rực, vàng hoe, …
II – Tiếng việt (viết)
1 – Chính tả : (5 điểm).
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày
sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 5 điểm.
- Cứ mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không
viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc
trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.
2 – Tập làm văm : (5 điểm)
- Thời gian HS làm bài khoảng 25 phút.
- GV đánh giá, cho điểm: Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, mà học sinh viết đúng
theo câu hỏi đã gợi ý. (3 điểm).
Cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập
làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức độ điểm 0,5; 1; 1,5;….4 điểm).
Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của
học sinh.
Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý
thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn
Hết
CÁC BÀI ĐỌC DÀNH CHO HỌC SINH BỐC THĂM
Bài đọc : Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 40).
Trả lời câu hỏi
Giáo viên nêu một câu hỏi trong đoạn học sinh vừa đọc để học sinh trả lời.
%
Bài đọc : Những con sếu bằng giấy.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 36).
Trả lời câu hỏi
Giáo viên nêu một câu hỏi trong đoạn học sinh vừa đọc để học sinh trả lời.
%
Bài đọc : Một chuyên gia máy xúc
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 45).
Trả lời câu hỏi
Giáo viên nêu một câu hỏi trong đoạn học sinh vừa đọc để học sinh trả lời.
%
Bài đọc : Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
(Tiếng Việt 2, tập 1, trang 54).
Trả lời câu hỏi
Giáo viên nêu một câu hỏi trong đoạn học sinh vừa đọc để học sinh trả lời.
%