Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 – 2015 Đề Văn HKI - 12CB1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.29 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 12 CƠ BẢN
NĂM HỌC 2014- 2015
Ngày kiểm tra: 20 / 12 /2014
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi gồm 1 trang

Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Em ơi em đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước của muôn đời…
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
a. Nhận xét về cách xưng hô: Em ơi em, Hình tượng em trong câu thơ nhằm nói
đến ai?
b. Tìm và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên.
c. Nêu lên thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đoạn thơ.
Câu 2: (7 điểm)
Phân tích hình tượng sóng và cảm nhận vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong bài
thơ Sóng (Xuân Quỳnh)
Hết
ĐỀ THI SỐ 1
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ TẬP TRUNG
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn - Khối 12 cơ bản (gồm 2 trang)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 a. Nhận xét về cách xưng hô: em ơi em
- “Em ơi em” là một tiếng gọi trìu mến, đầy yêu thương, mang tính giãi bầy san sẻ của
nhân vật trữ tình.


- Tiếng gọi thể hiện tương quan đối thoại trong đoạn thơ – một biểu hiện điển hình của văn
học Việt Nam sau 1945 – 1975.
- “Em” vừa thể hiện tình cảm gắn vó yêu thương vừa thể hiện mối quan hệ máu thịt giữa
con người trong một đất nước.
- Tác giả dùng đại từ “em” nhằm nhắn gửi đến không chỉ những con người cùng thế hệ, mà
còn muốn nhắn nhủ cả những thế hệ mai sau, cả những độc giả của bài thơ để hướng họ
đến một lẽ sống cao cả hơn.
1 đ
b. Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật:
- Điệp ngữ “Phải biết” được lặp lại ở đầu mỗi câu thơ
 Nhấn mạnh trách nhiệm, sự tự ý thức của mỗi con người với đất nước.
- Động từ tăng tốc: “gắn bó”, “san sẻ”, hóa thân”
à Sự vận động về cùng một hướng duy nhất, câu thơ như một mệnh lệnh thức của trái tim,
thức tỉnh ý thức trách nhiệm ở mỗi con người.
1 đ
c. Thông điệp:
- Phải biết gắn bó, hóa thân cho đất nước để đất nước trường tồn mãi mãi
- Hóa thân k chỉ trong suy nghĩ, trong tâm hồn mà còn trong cả hành động thiết thực
 Thông điệp được gửi gắm qua những câu thơ giản dị, xưng hô tình cảm như lời tâm sự
nhẹ nhàng, thấm thía.
1 đ
2 7đ
Mở
bài
Giới thiệu tác phẩm, giới thiệu vấn đề nghị luận 0.5đ
Thân
bài
1. Phân tích hình tượng song
a. Hình tượng song trong văn học (0.5đ)
b. Hình tương song trong bài thơ

- Nghĩa hiển ngôn: (0.75đ)
+ Nhà thơ trước hết tái hiện vẻ đẹp của hiện tượng thiên nhiên: Sóng.  Thể hiện những
trạng thái khác nhau của song trên hành trình bất tận của nó.
+ Hình tượng song xuất hiện 11 lần. Mỗi khổ thơ là một khám phá phát hiện mới về song,
với nhiều góc độ mang những vẻ đẹp khác nhau.
+ Nhịp điệu của bt cũng là nhịp điệu song: êm ái, nhịp nhàng, dào dạt, mênh mang…
- Nghĩa biểu tượng: (0.75đ)
+ Xuân Quỳnh mượn sóng để diễn tả những cung bậc cảm xúc, những sắc thái tình cảm

phong phú, phức tạp trong trái tim người phụ nữ đang yêu
+ Song hành với hình tượng song là hình tượng em: khi song hành, lúc trùng phức, soi
chiếu, bổ sung cho nhau để diễn tả khát vọng tình yêu của người phụ nữ.
 Sóng và em là sự tự phân thân của cái tôi trữ tình tác giả.
- Những biểu hiện của hình tượng song trong bài thơ: (1đ)
+ 4 khổ thơ đầu: biểu hiện khát vọng tự nhận thức của người phụ nữ trong tình yêu.
+ 3 khổ tiếp: Sóng biểu hiện khát vọng tự giãi bày của người con gái khi yêu.
+ 2 khổ cuối: Khát vọng hiến dâng, bất tử hóa tình yêu của người phụ nữ
2. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
- Tâm hồn người phụ nữ mang vẻ đẹp truyền thống:
+ Giàu nữ tính, nồng nàn, ý nhị.
+ Sắt son, chung thủy trong tình yêu.
+ Dù trải qua khó khăn thử thách nhưng vẫn giữ vững niềm tin mãnh liệt vào tình yêu
- Vẻ đẹp hiện đại
+ Đó là tâm hồn phụ nữ luôn khao khát được nhận thức, khám phá tình yêu và chính mình
+ Mãnh liệt, dữ dội, dám bộc lộc tình yêu
+ Tâm hồn vừa tự tin vừa cô đơn trên hành trình kiếm tìm tình yêu
+ Giàu trải nghiệm trước tình yêu
+ luôn thường trực những âu lo, bất ổn trước sự mong manh của tình yêu và cuộc đời.

3. Nghệ thuật thể hiện hình tượng song và tâm hồn nhân vật trữ tình trong bài thơ

- Cú pháp song song, hô ứng, trùng điẹp
- Ngôn ngữ thơ trong sang, giản dị
- Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ
- Hiệp vần, thanh, điệu
- Giọng điệu thơ tâm tình, trẻ trung
- Thể thơ, nhịp thơ

Kết
bài
Kết thúc và tổng kết nâng cao vấn đề. 0.5đ
Chú ý
1. Về kiến thức: Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng; học sinh có thể trình bày theo những cách
khác nhau, khuyến khích sự sáng tạo, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo một số ý cơ bản trên.
2. Về kĩ năng đảm bảo những yêu cầu:
- Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc
- Diễn đạt lưu loát; viết đúng chính tả, sạch đẹp
- Hệ thống luận điểm, luận cứ sáng rõ, phù hợp với yêu cầu của đề bài.

×