Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.61 KB, 170 trang )

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

T
T
Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS. TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch
2 PGS.TS. Nguyễn Minh Hà Phản biện 1
3 TS. Phan Mỹ Hạnh Phản biện 2
4 TS. Nguyễn Bích Liên Ủy viên
5 TS. Phạm Thị Phụng Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày … tháng 01 năm 2014
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN THỊ HẠ QUYÊN Giới tính: NỮ
Ngày, tháng, năm sinh: 27/02/1981 Nơi sinh: Bình Phước
Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1241850039
I- Tên đề tài:


“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình
Phước”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ
trong ngân hàng thương mại và kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín
dụng ngân hàng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín
dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước, từ đó rút
ra những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát
nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
- Từ các ưu-nhược điểm được rút ra này, nghiên cứu đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại
các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần nâng cao
chất lượng tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình
Phước
2. Nội dung nghiên cứu
Với những nhiệm vụ nêu trên, luận văn cần thực hiện các nội dung sau:
Nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ
theo COSO 1992 và kiểm soát nội bộ áp dụng cho NHTM theo báo cáo
Basel
Phân tích các đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng và nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng về hệ thống kiểm
soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên
địa bàn tỉnh Bình Phước; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế đó.
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát

nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn
tỉnh Bình Phước, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để những giải pháp
có thể thực hiện được tốt nhất.
III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 01/07/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 30/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)


PGS. TS Võ Văn Nhị

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn, hỗ trợ của người hướng
dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn thạc sỹ kế toán này là trung
thực và chưa từng được trình bày hay công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện và hoàn thiện Luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
Trần Thị Hạ Quyên
ii
LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình

Phước”, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các đơn vị, các anh chị đồng
nghiệp, cán bộ hướng dẫn, quý thầy cô trường Đại học Công nghệ Tp.HCM và
người thân trong gia đình.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô và
CBCNV trường Đại học Công nghệ Tp. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
quá trình học tập, giúp tôi có được những kiến thức lý luận để có thể ứng dụng
trong công việc và trong việc hoàn thành Luận văn này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn
PGS.TS. Võ Văn Nhị, người hướng dẫn khoa học của Luận văn, thầy đã trực tiếp
và tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các đơn vị, các anh chị phụ trách
kiểm soát nội bộ của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tạo
điều kiện cho tôi được tiếp xúc và giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin, số
liệu và trả lời các câu hỏi khảo sát.
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan và người thân trong gia đình
đã tạo điều kiện về thời gian cho tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Thị Hạ Quyên
iii
TÓM TẮT
Đề tài "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại
các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước" nghiên cứu lý thuyết về
kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại, tìm hiểu thực trạng của hệ thống
kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa
bàn tỉnh Bình Phước. Từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và đề xuất một
số kiến nghị cho việc thực hiện các giải pháp tốt nhất. Đề tài cũng nêu rõ tính cấp
thiết, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu.
Thông qua đề tài, tác giả muốn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh

Bình Phước; giúp họ có thể xác định thực trạng hiện tại, từ đó đề ra các mục tiêu
và các biện pháp cụ thể để giảm thiểu rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng kinh doanh
an toàn, hiệu quả.
iv
ABSTRACT
The theme "Complete the internal control system for credit transaction at
Agribank branches in Binh Phuoc province" researches the theory of the internal
control in commercial banks, learn the status of internal control system at
Agribank branches in Binh Phuoc province, which proposes not only some
solutions to complete at Agribank branches in Binh Phuoc province, but also some
recommendations for the implementation of the best solution. The theme also
states the urgency, goal, researching object, researching scope and methodology.
Through the theme, the author would like to contribute to the completion of
the internal control system at Agribank branches in Binh Phuoc province; help
them to identify their current position , which set out the specific objectives and
measures to minimize the credit risk, help banks make the business safer.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
Chương 1 – PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 2 - TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
Chương 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ CHO CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH

PHƯỚC 92
CHƯƠNG 5 - KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Basel Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
COSO Committee of Sponsoring Organization
KSNB Kiểm soát nội bộ
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
Agribank Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCTD Tổ chức tín dụng
CBNV Cán bộ nhân viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hoạt động tín dụng 33
vii
Bảng 3.2: Tình hình nợ xấu 35
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về tính chính trực và giá trị đạo đức
47
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả khảo sát về sự đảm bảo về năng lực 48
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả khảo sát về triết lý quản lý và phong cách điều hành
49
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức 51
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả khảo sát về phân định quyền hạn và trách nhiệm
52
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả khảo sát về chính sách nhân sự 53
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả khảo sát về phân tích và đánh giá rủi ro 62

Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát 71
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả khảo sát về thông tin và truyền thông 82
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả khảo sát về hoạt động giám sát 87
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tổng hợp tình hình tăng trưởng dư nợ tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn
tỉnh Bình Phước 34
Hình 3.2: Tổng hợp tình hình nợ xấu tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình
Phước 36
1
Chương 1 – PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp đặc biệt, là trung gian
tài chính của nền kinh tế. Nó thực hiện huy động các nguồn vốn trong nền kinh
tế và sử dụng các nguồn vốn huy động này để thực hiện cung ứng vốn tín dụng
cho nền kinh tế và các dịch vụ ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong các hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn
quan trọng nhất của NHTM vì nó giúp quay vòng nguồn vốn huy động đầu vào
và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho NHTM. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm
ẩn rủi ro cao nhất. Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không
trả được nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng đúng hạn như đã cam kết. Rủi ro tín
dụng là loại rủi ro nguy hiểm nhất đối với NHTM vì nó kéo các loại rủi ro khác
cũng phát sinh theo và có thể dẫn đến sự phá sản của NHTM vì mất khả năng
thanh toán các khoản huy động đầu vào do không thu hồi được vốn đã sử dụng
để cho vay.
Để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, ngoài các biện pháp kỹ thuật
nghiệp vụ tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả của
NHTM đối với nghiệp vụ tín dụng sẽ góp phần rất quan trọng trong việc kiểm
soát và giám sát rủi ro tín dụng, hạn chế được sự thất thoát vốn tín dụng cho
ngân hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc
tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là
Agribank) là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối
lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Hiện tại
Agribank đã xây dựng nhiều chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm đáp
ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, các dịch vụ tài chính cho doanh
nghiệp, cá nhân trong tỉnh. Tuy nhiên các sự kiện có liên quan đến hoạt động
tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong những
2
năm gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của các chi nhánh Agribank còn
chưa cao, khả năng quản lý rủi ro tín dụng còn yếu kém. Bên cạnh đó, với xu
hướng hội nhập kinh tế thế giới , để cạnh tranh và tồn tại vững mạnh thì một
trong những giải pháp quan trọng, mang tính chiến lược là phải hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ đặc biệt là đối với nghiệp vụ tín dụng để phòng chống
rủi ro. Trên thực tế, hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi
nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được áp dụng nhưng vẫn còn
nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm và chưa được quan tâm đúng mực.
Trước tình hình đó, bản thân mạnh dạn chọn đề tài "HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI
CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC" làm đề tài nghiên
cứu, hy vọng có đóng góp nhất định vào việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất
lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho các chi nhánh Agribank
trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.2 Mục tiêu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ
trong ngân hàng thương mại và kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân
hàng.
Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín
dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước, từ đó rút ra những

ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín
dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Từ các ưu-nhược điểm được rút ra này, nghiên cứu đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi
nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần nâng cao chất lượng tín
dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3
Đối tượng nghiên cứu là phân tích hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và hệ
thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên
địa bàn tỉnh Bình Phước.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội đối với nghiệp vụ tín
dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng nhưng trọng tâm sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chính.
Phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu được sử dụng là thống kê mô tả thông
qua khảo sát. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương
pháp so sánh, đối chiếu, hệ thống, phân tích…
Sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ để khảo sát thực trạng
kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại một số chi nhánh Agribank tiêu biểu
trên địa bàn Tỉnh Bình Phước.
Thảo luận với một số nhà quản lý, kiểm toán viên nội bộ và một số cán bộ tín
dụng tại một số ngân hàng Agribank trên địa bàn Tỉnh Bình Phước.
Tổng hợp các báo cáo, các số liệu liên quan đến tình hình dư nợ, nợ quá hạn
và nguyên nhân gây ra nợ quá hạn tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn Tỉnh
Bình Phước.
1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về hệ thống KSNB với
nhiều đối tượng ở nhiều góc độ và mục đích khác nhau, nhằm đưa ra các giải pháp

nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB như:
- Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ tại
ngân hàng Công Thương Việt Nam (Lê Phương Hồng – 2006)
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP Quân Đội
nhằm phó với rủi ro hoạt động (Quách Nữ Trường Giang – 2012)
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín (Trần Dũng Khôi Nguyên - 2013)
4
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đều phân tích thực trạng hệ thống kiểm
soát nội bộ của chính ngân hàng đó nên các giải pháp hoàn thiện chỉ phù hợp với
đặc thù hoạt động của mình, các giải pháp mang tính chất hoàn thiện chung chung.
Hơn nữa, hiện nay tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước
chưa có đề tài nào nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín
dụng. Vì vậy, dựa vào nền tảng của những nghiên cứu trên, tác giả đã kế thừa phát
triển để phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của các chi nhánh Agribank trên
địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điểm nổi bật của đề tài là thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng hệ
thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn
tỉnh Bình Phước, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình
Phước.
1.6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn viết thành năm chương
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại và
kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh
agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các chi nhánh
agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chương 5: Kiến nghị và kết luận
5
Chương 2 - TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.1.1
Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống KSNB
(1)(8)
Chức năng kiểm soát có vai trò quan trọng trong mọi công việc quản lý, và
kiểm soát nội bộ là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng kiểm soát. Trải
qua hơn một trăm năm hình thành và phát triển, lý thuyết kiểm soát nội đã không
ngừng được hoàn thiện cụ thể là qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn hình thành (từ năm 1992 trở về trước)
Đầu thế kỷ 20, sau khi thắng trận trong cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha,
tốc độ phát triển của các tổ chức kinh tế ở Mỹ tăng một cách nhanh chóng mà
không có bất kì một sự kiểm soát nào. Cho đến khi họ nhận ra là không thể kiểm
soát tài chính của công ty do tốc độ tăng trưởng quá nhanh. Do đó một bản báo cáo
tài chính mẫu được tổng hợp từ các mục tiêu chung đã được đề ra, trong đó các tổ
chức kiểm tra gian lận và sai phạm lẫn nhau. Hệ thống kiểm tra nội bộ này có hiệu
quả đánh dấu sự ra đời của khái niệm kiểm soát nội bộ. Khái niệm kiểm soát nội bộ
(KSNB) ở giai đoạn này còn sơ khai chủ yếu người ta cho rằng kiểm soát nội bộ là
việc kiểm soát nhằm ngăn chặn nhân viên lấy cắp tài sản của tổ chức.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, Luật Chứng khoán năm 1933 và
Sở Giao dịch Chứng khoán năm 1934 đã ban hành bắt buộc phải kiểm tra báo cáo
tài chính của các công ty theo các nguyên tắc kiểm toán. Vai trò của kiểm toán viên
ở giai đoạn này được nâng cao.
Sau đó các công ty ngày càng trở nên lớn hơn và phức tạp hơn, kiểm toán trở
thành chức năng không thể thiếu trong mọi khía cạnh của quản lý kinh doanh là
điều kiện tiên quyết của độ tin cậy báo cáo tài chính. Do đó vào năm 1949, Viện Kế
toán Mỹ công bố một báo cáo đặc biệt định nghĩa kiểm soát nội bộ như sau: “Kiểm

soát nội bộ là cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận
và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin
cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ
6
các chính sách của người quản lý”. Báo cáo này cho thấy tầm quan trọng của kiểm
soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên cũng có những lời chỉ trích rằng
phạm vi trách nhiệm của kiểm toán viên đã được mở rộng quá xa, dẫn đến lập luận
ủng hộ một khái niệm hẹp của kiểm soát nội bộ.
Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, trong đó có các khoản thanh toán bất
hợp pháp cho chính phủ nước ngoài bị phát giác, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua
Điều Luật Hành vi hối lộ ở nước ngoài. Điều luật này nhấn mạnh việc KSNB nhằm
ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp và dẫn đến yêu cầu ghi chép rất
đầy đủ mọi hoạt động. Lần đầu tiên, hoạt động kiểm soát nội bộ trong các tổ chức
được đề cập đến trong một văn bản pháp luật.
Sau sự đổ bể của các tổ chức tài chính Mĩ trong những năm 1980 Viện kế
toán công chứng Mĩ (AICPA) thành lập Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian
lận khi lập báo cáo tài chính (National Commission on Financial Reporting, hay còn
gọi là Treadway Commission). Hội đồng quốc gia này được thành lập vào năm
1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức là:
• Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA)
• Hội kế toán Mỹ (American Accounting Association)
• Hiệp hội quản trị viên tài chính (the Financial Executives Institute – FEI)
• Hiệp hội kế toán viên quản trị (Institute of Management Accountants –
IMA)
• Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (the Institute of Internal Auditors – IIA)
Hoạt động của hội đồng này là nhằm mục tiêu xác định các yếu tố gian lận
trên báo cáo tài chính và đưa ra các đề xuất để giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng của
chúng. Vai trò của nó đã được thực hiện vào năm 1987 khi nó phát hành một báo
cáo có tiêu đề "Báo cáo tài chính gian lận", nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB
và sự cần thiết của kiểm tra đánh giá.

COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commission) là một Ủy Ban thuộc Hội Đồng Treadway. Năm 1992 Ủy Ban này đã
cho ra đời báo cáo KSNB , tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh
nghiệp và tổ chức; chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật Sarbanes – Oxley quy định
7
triển khai hệ thống KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán, làm mở màn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này và lan
truyền trên thế giới. COSO đã trở thành chuẩn mực được công nhận và áp dụng
rộng rãi trên toàn thế giới. Báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần:
Phần 1 – Bản tóm lược : Tổng quan về KSNB cho nhà quản lý cấp cao.
Phần 2 – Hệ thống lý luận : Định nghĩa về KSNB, mô tả các yếu tố của KSNB và
chỉ ra những tiêu chí để kiểm soát hệ thống.
Phần 3 – Báo cáo cho các thành phần bên ngoài : Hướng dẫn cách thức báo cáo
cho các đối tượng bên ngoài về KSNB liên quan đến tài chính.
Phần 4- Các công cụ đánh giá : Bao gồm các bảng biểu phục vụ cho việc đánh giá
sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Thời kỳ hậu COSO (từ năm 1992 đến nay): Báo cáo COSO 1992 đã tạo
lập nền tảng cho lý luận về KSNB. Nhờ đó hàng loạt các nghiên cứu phát triển
KSNB ra đời theo nhiều hướng khác nhau :

Phát triển theo hướng quản trị : năm 2001, dựa trên báo cáo COSO năm
1992, COSO nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk
Management Framework –viết tắt là ERM). Bản dự thảo đã hình thành và công bố
và tháng 07/2003, theo đó ERM được định nghĩa gồm 8 yếu tố : Môi trường nội bộ,
thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động
kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát.
Phát triển theo hướng công nghệ thông tin : Năm 1996, CoBIT (Control
Objectives for Information and Related Technology) do ISACA (Inform System
Audit and Control Association) ban hành. CoBIT nhấn mạnh đến kiểm soát trong
môi trường CIS, theo đó bao gồm những lĩnh vực sau: Hoạch định và tổ chức mua

và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát.
Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập : Các chuẩn mực kiểm toán của
Hoa Kỳ chuyển sang sử dụng báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ bao gồm : SAS 78 (1995) : Xem xét KSNB trong kiểm toán báo cáo tài
8
chính (điều chỉnh SAS 55) SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến
việc xem xét KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế vẫn giữ quan điểm riêng của
mình về KSNB theo hướng phục vụ cho công tác kiểm toán. ISA 400 xem KSNB
bao gồm ba yếu tố : Môi trừơng kiểm soát, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kế
toán. Các yếu tố này được trình bày theo ISA 400 thiên về phía kiểm soát kế toán.
Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ : Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
(IIA) định nghĩa các mục tiêu của KSNB bao gồm :
• Độ tin cậy và tính trung thực của thông tin.
• Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định.
• Bảo vệ tài sản.
• Sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế.
• Hoàn tất các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động, chương trình.
Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghể cụ thể : Báo cáo
Basel 1998 của Ủy ban Basel các Ngân hàng Trung ương đã đưa một công bố về
KSNB trong ngân hàng. Báo cáo Basel 1998 không đưa ra những lý luận mới mà
chỉ vận dụng những lý luận cơ bản của báo cáo COSO 1992 vào lĩnh vực ngân
hàng.
Phát triển theo hướng quốc gia : Nhiều quốc gia trên thế giới có khuynh
hướng xây dựng một khuôn khổ lý thuyết riêng về KSNB. Điển hình là báo cáo
CoCo 1995 (Canada) và báo cáo Turnbull 1999 (Anh). Các báo cáo này có những
quan điểm riêng nhưng về tổng thể không có sự khác biệt lớn so với báo cáo COSO
1992.
2.1.2
Định nghĩa kiểm soát nội bộ và hệ thống KSNB

Khái niệm kiểm soát nội bộ đã hình thành và phát triển dần trở thành một hệ
thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức, đặc biệt có liên quan mật thiết đến
vấn đề quản trị doanh nghiệp. Quá trình nhận thức và nghiên cứu về kiểm soát nội
bộ đã dẫn đến các định nghĩa khác nhau từ giản đơn đến phức tạp về hệ thống này.
Đến nay, định nghĩa được chấp nhận khá rộng rãi là
9
“KSNB là một quá trình do con người quản lý, hội đồng quản trị, các
nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp
lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây :

Báo cáo tài chính đáng tin cậy.

Các luật lệ và qui định được tuân thủ.

Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”
(9)
Trong định nghĩa trên, có bốn khái niệm quan trọng cần lưu ý, đó là: quá
trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu.
KSNB là một quá trình: tức khẳng định KSNB không phải là một sự kiện
hay tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện rộng khắp trong doanh
nghiệp. KSNB tỏ ra hữu hiệu nhất khi nó được xây dựng như một phần cơ bản
trong hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải là một sự bổ sung cho các hoạt
động của doanh nghiệp hoặc là một gánh nặng bị áp đặt bởi các cơ quan quản lý
hay thủ tục hành chính. KSNB phải là một bộ phận giúp doanh nghiệp đạt được
mục tiêu của mình.
KSNB bị chi phối bởi con người trong đơn vị (bao gồm ban giám đốc, nhà
quản lý và các nhân viên). Con người đặt ra mục tiêu và đưa cơ chế kiểm soát vào
vận hành hướng tới các mục tiêu đã định. Ngược lại, KSNB cũng tác động đến hành
vi của con người. Mỗi cá nhân có một khả năng, suy nghĩ và ưu tiên khác nhau khi
làm việc và họ không phải luôn luôn hiểu rõ nhiệm vụ của mình cũng như trao đổi

và hành động một cách nhất quán. KSNB sẽ tạo ra ý thức kiểm soát ở mỗi cá nhân
và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức.
Đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho ban
giám đốc và nhà quản lý việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Điều này là do
những hạn chế tiềm tàng trong HTKSNB như: sai lầm của con người, sự thông
đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý và do mối quan hệ giữa lợi ích
và chi phí của việc thiết lập nên HTKSNB. Qua định nghĩa trên, ta thấy rằng báo
cáo COSO 1992 đã cung cấp một nhận thức về KSNB một cách đầy đủ. Nó đã nêu
lên được tầm quan trọng và mối liên hệ mật thiết giữa các mục tiêu hoạt động và
tuân thủ. Báo cáo COSO 1992 còn nhấn mạnh đến nhân tố con người : con người
10
giữ một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống quản trị. Từ nhận thức đó, ta
có thể đánh giá đúng đắn hơn và có những biện pháp hoàn thiện hệ thống KSNB
trong doanh nghiệp.
Trên cơ sở các lý thuyết về KSNB như đã trình bày, các doanh nghiệp cần
phải thiết lập hệ thống KSNB để thực hiện các mục tiêu như đã nêu trên
Khái niệm hệ thống KSNB: hệ thống KSNB là một phân hệ thuộc hệ thống
quản lý gắn kết nhiều bộ phận khác nhau trong mối quan hệ chặt chẽ để thực hiện
các mục tiêu kiểm soát trong một tổ chức và hướng tất cả các bộ phận và cá nhân
công tác trong đơn vị thực hiện mục tiêu chung do doanh nghiệp đề ra với tinh thần
trách nhiệm cao
2.1.3
Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
(9)
Theo COSO 1992, các bộ phận cấu thành KSNB bao gồm:
• Môi trường kiểm soát.
• Đánh giá rủi ro.
• Hoạt động kiểm soát.
• Thông tin và truyền thông.
• Giám sát.

 Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các thành phần khác của KSNB,
cung cấp kỷ luật, cấu trúc, quy trình của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu.
Hội đồng quản trị và nhà quản lý nâng cao ý thức về tầm quan trọng của
KSNB cho các thành viên trong doanh nghiệp.
 Đánh giá rủi ro là một quá trình, xác định và phân tích rủi ro một cách linh
hoạt và liên tục để doanh nghiệp đạt được mục tiêu, là cơ sở để xác định thế
nào là rủi ro cần được quản lý. Nhà quản lý cần xem xét những thay đổi xảy
ra ở môi trường bên ngoài và bên trong mô hình kinh doanh có khả năng cản
trở quá trình đạt mục tiêu của doanh nghiệp.
 Hoạt động kiểm soát là những chính sách, thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị
của nhà quản lý được thực hiện. Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy các
hoạt động cần thiết để giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp và tạo điều kiện
cho các mục tiêu đề ra được thực hiện nghiêm túc.
 Thông tin là cần thiết cho mọi cấp trong doanh nghiệp để sản xuất kinh
doanh và thỏa mãn các mục tiêu về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính
11
và tính tuân thủ. Thông tin và truyền thông gồm hai thành phần gắn kết với
nhau. Đó là hệ thống thu thập, xử lý, ghi chép thông tin và hệ thống báo cáo
thông tin bên trong và bên ngoài nội bộ. Thông tin và truyền thông cho phép
tất cả các nhân viên hiểu trách nhiệm kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của
việc đạt được các mục tiêu.
 Giám sát là một quá trình đánh giá chất lượng của hệ thông KSNB trong suốt
thời kì hoạt động để có các điều chỉnh và cải tiến thích hợp. Giám sát có một
vai trò quan trọng, nó giúp kiểm soát nội bộ luôn duy trì sự hiệu quả qua các
thời kì khác nhau. Quá trình giám sát được thực hiện bởi những người có
trách nhiệm nhằm đánh giá việc thiết lập và thực hiện các thủ tục kiểm soát.
2.1.4
Lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB
(9)
Lợi ích của hệ thống KSNB

• Phòng ngừa rủi ro xảy ra
• Phát hiện rủi ro
• Xử lý rủi ro
• Đảm bảo đạt được yêu cầu đề ra
Các hạn chế của hệ thống KSNB
Hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý
nhưng cũng có những hạn chế sau đây :
• KSNB không có hiệu quả với người quản lý cấp cao vì KSNB là do họ đề
ra để áp đặt đối với nhân viên của họ. Nếu người quản lý cấp cao có sai
phạm thì KSNB không thể ngăn chặn.
• KSNB không thể ngăn chặn những sai sót của con người như: bất cẩn, sao
lãng, vô ý, hiểu sai chỉ đạo của cấp trên, báo cáo của cấp dưới
• Sự gian lận của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các
bộ phận bên ngoài tổ chức;
• Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp thường xuyên hay
phát sinh, ít chú ý đến các hoạt động không thường xuyên thế nên các hoạt
động không thường xuyên thường bị bỏ qua.
• Chi phí cho hệ thống KSNB không được lớn hơn chi phí ước tính về thiệt
hại hay gian lận gây ra.
• Vẫn tồn tại khả năng cá nhân lạm quyền, cố tình sai phạm
12
• Những thay đổi của tổ chức, thay đổi quan điểm quản lý và điều kiện hoạt
động có thể dẫn đến những thủ tục kiểm soát không phù hợp.
Tóm lại, KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo
tuyệt đối các mục tiêu được thực hiện. KSNB chỉ có thể ngăn ngừa và phát hiện
những sai sót, gian lận nhưng không thể đảm bảo là chúng không xảy ra.
2.2 Đặc điểm về hệ thống KSNB áp dụng cho NHTM theo báo cáo
Basel II
2.2.1 Vai trò của NHTM
“Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các tổ chức

kinh tế và cá nhân bằng cách huy động vốn rồi sử dụng vốn đó để cho vay, chiết
khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho
các đối tượng trên”
(2)
Các chức năng của NHTM
(3)
:
Chức năng tạo tiền : Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản
chất của ngân hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu
cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với
nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức
năng tạo tiền cho nền kinh tế. Các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù ấy chính là nghiệp
vụ tín dụng và đầu tư trong mối liên hệ chặt chẽ với ngân hàng trung ương. Sức
mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại nhằm tạo ra tiền mang ý nghĩa kinh tế to
lớn. Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế
trên cơ sở của một mức tăng trưởng vững chắc.
Chức năng tạo cơ chế thanh toán : Việc đưa ra một cơ chế thanh toán hay
nói cách khác tạo ra sự vận động của vốn là một trong những chức năng quan trọng
của ngân hàng thương mại mà cụ thể trong thời gian gần đây là việc phát hành và sử
dụng séc và thẻ tín dụng.
Hệ thống thanh toán đã và đang phát triển từ nhiều thế kỉ. Sự đổi mới cơ chế
thanh toán chính là khâu then chốt thúc đẩy hệ thống thanh toán phát triển. Cụ thể là
cơ chế thanh toán tiền giấy ra đời thay cho tiền kim loại (vàng, bạc…) đã hình
13
thành nên hệ thống thanh toán dựa trên cơ sở tiền giấy. Không dừng lại ở đó trên cơ
sở nhu cầu tiện lợi trong thanh toán mà séc đã ra đời tạo ra cơ chế thanh toán không
dùng tiền mặt. Trong những năm gần đây đã có những đổi mới quan trọng và được
đưa vào sử dụng như nghiệp vụ ngân hàng không séc (checklessbanking), nghĩa là
sử dụng nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền điện tử.
Chức năng huy động tiết kiệm : Các ngân hàng thương mại thực hiện một

dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung
ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của dân chúng. Người gửi
tiền tiết kiệm nhận được một khoản tiền dưới danh nghĩa lãi suất trên tổng số tiền
gửi tiết kiệm ở các ngân hàng với mức độ an toàn và khả năng thanh khoản cao. Số
tiền huy động được qua hình thức tiết kiệm luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn
của các doanh nghệp và cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các mục đích
khác như tiêu dùng cá nhân hay mua nhà cửa. Phần lớn tiền gửi tiết kiệm được huy
động qua hệ thống ngân hàng thương mại.
Chức năng mở rộng tín dụng : Ngay từ khi mới bắt đầu hình thành, các
ngân hàng thương mại đã luôn tìm kiếm các cơ hội để cho vay và coi đó là chức
năng quan trọng nhất của mình. Trong việc tạo ra khả năng tín dụng các ngân hàng
thương mại đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình làm cho sản phẩm xã
hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó đời sống dân chúng được cải
thiện. Tín dụng của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với toàn
bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, thương
nghiệp và nông nghiệp của nền kinh tế.
Chức năng tài trợ ngoại thương : Mặc dù ngoại thương được hình thành và
bắt nguồn từ các hoạt động buôn bán quốc tế nhưng chúng có sự khác nhau đáng kể
bắt nguồn từ sự khác nhau về hệ thống tiền tệ ở mỗi nước, năng lực tài chính của
người mua và người bán thuộc các nước khác nhau. Chính từ sự khác nhau này, các
ngân hàng thương mại cần thiết cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với
các hoạt động ngoại thương như: chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh, tín dụng thư, mua
và bán séc du lịch… Bên cạnh việc tài trợ cho hoạt động ngoại thương, tín dụng của

×