Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Nghiên cứu và xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát không đồng bộ nguồn kép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH



LÊ VĂN CHUNG


NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
MÁY PHÁT KHÔNG ĐỒNG BỘ NGUỒN KÉP


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN
Mã số ngành: 60520202



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH



LÊ VĂN CHUNG


NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN


MÁY PHÁT KHÔNG ĐỒNG BỘ NGUỒN KÉP


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN
Mã số ngành: 60520202






HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THANH PHƯƠNG








CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH



Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ Công nghệ


TP. HCM, ngày … tháng 12 năm 2013

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

1. ……………………………………………………………
2. ……………………………………………………………
3. ……………………………………………………………
4. ……………………………………………………………
5. ……………………………………………………………

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV



TRƯ
ỜNG ĐH


CÔNG NGH
Ệ TP. HCM


PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
C
ỘNG H

ÒA XÃ H
ỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày … tháng… năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: LÊ VĂN CHUNG Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 02/ 09 1974 Nơi sinh:Thanh Hóa
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện MSHV: 1241830001

I- TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG HỆ
THỐNG ĐIỀU KHIỂN MÁY PHÁT KHÔNG ĐỒNG BỘ NGUỒN KÉP
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Tổng quan năng lượng gió
Cơ sở lý thuyết
. Xây dựng mô hình toán máy phát không đồng bộ nguồn kép
Thiết kế bộ PID mờ điều khiển máy phát không đồng bộ
Mô hình và kết quả mô phỏng dùng bộ PID mờ điều khiển
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Tháng 06 năm 2013
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Tháng 12 năm 2013
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH










BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng 02 năm 2014


BẢN CAM ĐOAN

Họ và tên học viên: Lê Văn Chung
Ngày sinh: 02/ 09/ 1974 Nơi sinh: Thanh Hóa
Trúng tuyển đầu vào năm: 2012
Là tác giả luận văn: NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG HỆ
THỐNG ĐIỀU KHIỂN MÁY PHÁT KHÔNG ĐỒNG BỘ NGUỒN KÉP
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện Mã ngành: 60520202
Bảo vệ ngày: 18 Tháng 01 năm 2014
Điểm bảo vệ luận văn: 7,4
Tôi cam đoan chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ với đề tài trên theo góp ý của Hội đồng
đánh giá luận văn Thạc sĩ. Các nội dung đã chỉnh sửa:
Bổ sung vấn đề thu phát Q của máy phát không đồng bộ nguồn kép










Cán bộ Hướng dẫn Người cam đoan
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)




Lê Văn Chung
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG GIÓ
1.1. Hiện trạng về phát triển Điện gió trên thế giới
1.1.1. Giới thiệu chung tình hình năng lượng hiện nay
Mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có những biến động rất to
lớn về mọi mặt, từ việc suy thoái tài chính, biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, lũ lụt,
động đất thường xuyên nhưng nhìn chung bức tranh kinh tế và tài chính toàn cầu
trong thập kỷ qua vẫn tăng trưởng. Do đó mà nhu cầu sử dụng năng lượng ngày
càng cao, trong khi các nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, các
nguồn năng lượng tái tạo hiện đang được các nước quan tâm rộng rãi. Tỷ suất tăng
trưởng của toàn thế giới về các dạng năng lượng điện năm 1990-2000 là: năng
lượng gió (NLG): 32%; năng lượng mặt trời: 20,1%; khí thiên nhiên: 1,6%; dầu mỏ:
1,2%; năng lượng nguyên tử: 0,6%; than đá: 1%. Như vậy tỷ suất tăng trưởng của

năng lượng tái tạo cao hơn nhiều so với năng lượng truyền thống. Trong đó điện gió
có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Cũng theo báo cáo của Ủy ban NLG thế giới, tổng công suất điện gió được lắp
đặt trong năm 2010 là 194,5 GW, tăng 22,5% so với năm 2009 (với tổng công suất
lắp đặt là 159 GW). Năm nước đứng đầu trong phát triển điện gió gồm: Trung Quốc
với tổng công suất lắp đặt là 42,3GW, Mỹ là 40, 2GW, Đức là 27,2GW, Tây Ban
Nha là 20,7GW và Ấn Độ là 13GW.[1, 2]
1.1.2. Tình hình phát triển năng lượng tái tạo bằng sức gió ở một số nước
- Đức: Là nước dẫn đầu về phát triển điện gió. Đến cuối năm 2003, tổng công
suất lắp đặt điện gió của nước Đức đã đạt đến 14,600MW, chiếm hơn 1/3 công suất
lắp đặt điện gió của toàn thế giới, chiếm hơn một nửa của toàn Châu Âu. Lượng khí
thải hiệu ứng nhà kính của Đức mấy năm gần đây đã giảm 17 triệu tấn, là một sự
đóng góp rõ rệt của nước Đức trong việc thực hiện “Nghị định thư Kyoto”, tăng
thêm lòng tin cho nước Đức về phát triển bền vững. Năm 2004, tổng lượng điện gió
chiếm 5,3% tổng lượng điện toàn quốc, dự kiến đến năm 2010 sẽ chiếm đến 8%.
Nước Đức đã có quy hoạch dài hạn mới về phát triển điện gió, mục tiêu là đến năm
2025 sẽ đưa tỷ lệ trên lên ít nhất 25%, đến năm 2050 là 50%. Mặt khác, một quyết
4

sách quan trọng nữa là tuyên bố trong vòng 30 năm, 19 nhà máy điện nguyên tử
hiện đang chiếm 30% lượng cung ứng điện sẽ lần lượt bị đóng cửa.
- Đan Mạch: Là một nước nhỏ nhất Bắc Âu với diện tích hơn 4,300km
2
, dân số
khoản 5 triệu dân mà có đến 65,000 người tham gia làm nghề điện gió; tổng thu
nhập đã đạt đến 3 tỷ Euro. Nghề chế tạo máy phát điện gió của Đan Mạch đã trở
thành một động lực lớn của nền kinh tế, đó là một ví dụ thành công về thương mại
hóa trong lĩnh vực này. Từ năm 1976 đến 1995, Đan Mạch đã đầu tư 100 triệu USD
vào công việc nghiên cứu và phát triển NLG. Chính phủ Đan Mạch bù lỗ cho mỗi
chiếc máy phát điện gió bằng 30% giá thành của nó, áp dụng chế độ ưu đãi về thuế

cho những người sử dụng điện gió, đối với các hộ dùng nhiên liệu hóa thạch thì
đánh thuế ô nhiễm không khí. Kết quả là mục tiêu 10% năng lượng sạch của kế
hoạch năng lượng được thực hiện sớm trước 3 năm. Năm 2003 lại đặt kế hoạch đến
năm 2030 điện gió sẽ đáp ứng một nửa yêu cầu về điện. Năm 2000 và 2003 mỗi
năm xây dựng 1 trang trại điện gió ở gần bờ biển Bắc, trang trại điện gió trên biển
Middle Grunder là trang trại điện gió trên biển lớn nhất thế giới hiện nay, công suất
lắp đặt 40MW gồm 20 máy, mỗi máy 2MW. Năm 2008, Đan Mạch đã lắp đặt thêm
5 trang trại điện gió, tổng công suất lắp đặt là 750MW. Theo tin đã đưa chính phủ
Đan Mạch đã cùng với các xí nghiệp ký kết hợp đồng xây dựng trên mặt biển
Bantich một số nhà máy phát điện gió có tổng công suất 4,000MW.
- Mỹ: Sau một thời kỳ ảm đạm về điện gió của thập kỷ 90 thế kỷ XX, đến nay
nước Mỹ đã trở thành một trong những thị trường lớn nhất về điện gió. Hiện 27
Bang đã có các công trình điện gió lớn. Đến cuối năm 2003 tổng công suất lắp đặt
điện gió đã đạt 6,370MW. Chính phủ Liên bang Mỹ đã có chính sách ưu đãi đối với
điện gió: mua thiết bị điện gió được miễn thuế hoàn toàn, đồng thời sau khi đưa vào
hoạt động còn miễn giảm một phần thuế sản xuất, cứ phát ra 1kWh được giảm thuế
1,5cent USD. Tại miền Tây nước Mỹ đã lắp đặt 450 máy phát điện gió cỡ lớn có
tổng công suất là 300MW, là trang trại điện gió lớn nhất thế giới hiện nay. Tại bờ
biển bang California các máy phát điện gió có bán kính cánh quạt là 50m lần lượt
dựng lên, công suất điện của một máy là 5,000 KW, Nhân kỷ niệm 3 năm sự kiện
5

11/9 sẽ khởi công xây dựng tháp Tự Do, trên bãi đất bị tàn phá của tòa tháp đôi
Trung tâm thương mại quốc tế NewYork, trên đỉnh tháp sẽ lắp đặt một máy phát
điện gió, nhằm cung cấp 20% lượng điện tiêu thụ của tòa nhà đó.
- Tây Ban Nha: Ngày 30/12/1999, Hội nghị Liên tịch Bộ trưởng Tây Ban Nha
đã thông qua kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo 2000-2010, có quy hoạch tương
đối cụ thể về phát triển năng lượng gió. Mục tiêu là đến năm 2010 sản lượng phát
điện của các loại năng lượng tái tạo phải đạt đến 12% tổng lượng phát điện toàn
quốc. Kế hoạch phát triển đó đã đưa ra phân tích kỹ lưỡng về các mặt kỹ thuật, ảnh

hưởng đối với môi trường, tính toán giá thành đầu tư, những trở ngại, các biện pháp
khuyến khích, dự báo về thị trường… của việc phát triển NLG, có tính khả thi rất
cao.
- Pháp: Ngày 23/4/2004 nước Pháp đóng cửa mỏ than cuối cùng, từ đó kết thúc
việc khai thác than. Đó là hình ảnh thu nhỏ và là mốc lịch sử quan trọng của việc
phát triển nguồn năng lượng của thế giới. Pháp là một nước chiếm vị trí hàng đầu
trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nhưng đến nay đã đưa việc phát điện bằng sức
gió lên vị trí chiến lược. Pháp đã hoạch định một kế hoạch trung kỳ phát triển điện
gió. Theo kế hoạch đó, năm 2007 sẽ lắp thêm 1000MW - 3000MW thiết bị điện gió,
đến năm 2010 sẽ có 3000MW đến 5000MW điện gió đưa vào vận hành. Theo tính
toán sau khi kế hoạch nói trên được thực thi mỗi năm sẽ giảm được 3 triệu đến 6
triệu tấn khí thải CO
2
. Điện gió hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng mỗi năm hơn
60%.
- Nhật Bản: Năm 2002 Nhật Bản đã lắp đặt 486MW điện gió, năm 2003 đã có
730MW, năm 2004 đã có 936MW. Đến năm 2010 tổng công suất lắp đặt điện gió sẽ
đạt 3000MW. Chính sách năng lượng mới của Nhật Bản quy định, các Công ty điện
lực có nghĩa vụ mở rộng việc sử dụng điện gió, một là tự mình phải phát điện gió,
mặt khác phải mua điện gió của các Công ty khác, mỗi năm đều có chỉ tiêu quy
định.
6

Nhật Bản phấn đấu tự sản xuất hoàn toàn thiết bị điện gió, đồng thời hướng đến
xuất khẩu. Máy phát điện gió của các Công ty Nhật Bản có nhiều tính năng ưu việt,
tốc độ gió 1m/s đã có thể bắt đầu phát điện, công suất điện phát ra thường cao hơn
15 - 20% so với các thiết bị của các nước khác.
Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2030 điện gió sẽ có công suất lắp đặt là
11,800MW.
- Trung Quốc: Năm 1986 tại Vinh Thành, Sơn Đông trang trại điện gió đầu

tiên của Trung Quốc gồm 3 tổ máy, 55KW/1 máy, nhập từ Đan Mạch phát điện lên
lưới. Đến tháng 10 năm đó tại trang trại điện gió Bình Đàm - Phúc Kiến cũng đưa
vào hoạt động 4 tổ máy, 200KW/máy do chính phủ Bỉ tặng. Sau đó dựa vào nguồn
vốn chính phủ cũng như một số viện trợ của nước ngoài đã có một số cơ sở phát
điện gió được xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu và làm mẫu.
Theo quy hoạch phát triển trung dài hạn về điện gió toàn quốc, đến cuối năm
2005 tổng công suất lắp đặt phải là 1000MW, năm 2010 là 4000MW, năm 2015 là
10000MW, năm 2020 là 20000MW. Như vậy trong những năm từ 2011 đến năm
2020 bình quân mỗi năm công suất lắp đặt điện gió của Trung Quốc phải đạt
1600MW. [1, 2]
1.1.3.
Tiềm năng năng lượng gió Việt Nam
Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một
thuận lợi cơ bản để phát triển NLG. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng Biển
Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại Biển Đông khá mạnh và
thay đổi nhiều theo mùa.
7


Hình 1.1: Bản đồ tiềm năng điện gió Việt Nam. Tốc độ trung bình năm
tại độ cao 65m.
(Nguồn: Wind Resource Atlas of Southeast Asia 2001 (Màu vàng, đỏ có tốc độ
gió trên 7m/s)).
Trong chương trình đánh giá về Năng lượng cho Châu Á, Ngân hàng Thế giới
đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam (Bảng 2). Như vậy Ngân hàng Thế giới đã làm hộ Việt Nam một việc
quan trọng, trong khi Việt Nam còn chưa có nghiên cứu nào đáng kể. Theo tính toán
của nghiên cứu này, trong bốn nước được khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió
lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia. Trong khi
Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “ tốt “ đến “

rất tốt “ để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia là
0,2%, ở Lào là 2,9%, và ở Thái-lan cũng chỉ là 0,2%.


8

Bảng 1.1:
Tiềm năng về năng lượng gió của Đông Nam Á (ở độ cao 65m)
Quốc gia Yếu
<6m/s
Trung bình
6-7 m/s
Tốt
7-8 m/s
Rất tốt
8-9 m/s
Lý tưởng
>9 m/s
Tổng
Campuchia Diện tích
% diện tích
Tiềm năng (MW)
175.468
96,4%
NA
6.155
3,4%
24.620
315
0,2%

1.260
30
0%
120
0
0%
0

26.000
Lào Diện tích % diện
tích
Tiềm năng (MW)
184.511
80,2%
NA
38.787
16,9%
155,148
6.070
2,6%
24.280
671
0,3%
2.684
35
0%
140

182.252
Thái Lan Diện tích

% diện tích
Tiềm năng (MW)
477.157
92,6%
NA
37.337
7,2%
149.348
748
0,2%
2.992
13
0%
52
0
0%
0


152.392
Việt Nam Diện tích
% diện tích
Tiềm năng (MW)
197.342
60,6%
NA
100.361
30,8%
401.444
25.679

7,9%
102,716
2.187
0,7%
8.748
113
0,00%
452


513.360
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn
200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của
ngành điện vào năm 2020 [1, 2]. Tất nhiên, để chuyển từ tiềm năng lý thuyết thành
tiềm năng có thể khai thác, đến tiềm năng kỹ thuật, và cuối cùng, thành tiềm năng
kinh tế là cả một câu chuyện dài; nhưng điều đó không ngăn cản việc chúng ta xem
xét một cách thấu đáo tiềm năng to lớn về năng lượng gió ở Việt Nam.
Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển
kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn có
thể phát triển điện gió loại nhỏ. Nếu so sánh con số này với các nước láng giềng thì
Campuchia có 6%, Lào có 13% và Thái Lan là 9% diện tích nông thôn có thể phát
triển năng lượng gió. Đây quả thật là một ưu đãi dành cho Việt Nam mà chúng ta
còn thờ ơ chưa nghĩ đến cách tận dụng.
9


Hình 1.2:

Gió mạnh vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau là sự bổ sung hữu ích cho

các tháng thiếu nước của các thủy điện. (Nguồn: Wind Resource Atlas of Southeast
Asia 2001).
1.1.3.1. Tốc độ gió, cấp gió
Một trong các thông số đặc trưng của gió là tốc độ gió, kí hiệu là V, đơn vị có
thể là m/s hay km/h. Căn cứ vào tốc độ gió người ta chia thành các cấp và bảng cấp
gió được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay là bảng cấp gió Beaufor với 12
cấp được cho ở bảng dưới đây.[1, 2]
Bảng 1.2: Cấp gió Beaufor

Cấp gió
Tốc độ gió
Áp suất gió trung
bình (kg/m
2
)
Đặc điểm của
gió
m/s Km/h
0
0,0
÷
0,2 0,0
÷
1,0 0,0 Lặng gió
10

1
0,3
÷
1

,
5
1,0
÷
5,0 0,2 Gió êm
2
1,6
÷
3,3 6,0
÷

11 0,9 Gió nhẹ
3
3,4
÷
5,4 12
÷
19 2,2 Gió yếu
4
5,5
÷
7,9 20
÷
28 4,5 Gió vừa
5
8,0
÷
10,7 29
÷
38 7,8 Gió mát

6
10,8
÷
13,8 39
÷
49 12,5 Gió hơi mạnh
7
13,9
÷
17,1 50
÷

61 18,8 Gió mạnh
8
17,2
÷
20,7 62
÷
74 27,0 Gió rất mạnh
9
20,8
÷
24,4 75
÷
88 37,5 Gió bão
10
24,5
÷
28,4 89
÷

102 51,1 Bão
11
28,5
÷
32,6 113
÷
117 69,4 Bão mạnh
12
32,7
÷
36,9 118
÷
133 89,0 Bão rất mạnh
(Nguồn: Thang sức gió Beaufort)
Trong thiên nhiên, gió thường xuyên thay đổi tốc độ vì vậy để đánh giá được
tiềm năng từng vùng thường sử dụng các thông số gió trung bình Vtb, gồm trung
bình năm tốc độ gió cực đại Vmax và tần suất xuất hiện các tốc độ gió gọi tắt là tần
suất tốc độ gió.
1.1.3.2. Chế độ gió ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực gần xích đạo trong khoảng 8
0
đến 23
0
vĩ Bắc thuộc
khu vực nhiệt đới gió mùa. Gió ở Việt Nam có hai mùa rõ rệt: Gió Đông bắc và gió
Đông nam với tốc độ gió trung bình vùng ven biển từ 4,5 đến 6 (m/s) (ở độ cao 10
đến 12m). Tại các đảo xa tốc độ gió đạt từ 6 đến 8 (m/s). Như vậy tuy không cao
bằng tốc độ gió ở các nước Bắc Âu ở vĩ độ cao nhưng cũng đủ lớn để sử dụng động
cơ gió có hiệu quả.
11


Ở các vùng đồng bằng, tốc độ gió nhỏ hơn 4 (m/s) do đó việc sử dụng động cơ
gió khó đem lại hiệu quả, các vùng núi tốc độ gió còn thấp hơn trừ một vài vùng
núi cao và những nơi có địa thế đặc biệt tạo ra những hành lang hút gió. Một đặc
điểm nữa của Việt Nam là hàng năm có nhiều cơn bão mạnh kèm theo gió giật đổ
bộ vào miền Bắc và miền Trung. Tốc độ gió cực đại đo được ở các cơn bão tại Việt
Nam đạt tới 45 (m/s). Vì vậy khi nghiên cứu chế tạo động cơ gió ở Việt Nam phải
chú ý đến chống bão và lốc.
Bảng 1.3: Tiềm năng gió ở Việt Nam

TT
Tên địa
phương
Tốc độ trung
bình V
tb

(m/s)
Hệ số ảnh
năng
lượng K
Mật độ
công suất
gió (W/m
2
)
Mật độ năng
lượng năm
(E = kWh/m
2

)
1 Bãi Cháy
3,3 2,9 64,0 562
2 Bạch Long Vĩ
7,3 2,2 119 4,487
3 Bạc Liêu
2,8 3,5 47,7 383,5
4 Cam Ranh
4,2 2,7 124,3 1065,7
5 Đảo Cô Tô
4,4 2,9 22,5 1317,9
6 Đồng Hới 6
3,9 3,1 108,6 952
7 Đảo Phú Quý
6,8 2,1 108 3554,2
8 Đà Lạt
3 4,5 66,2 580
9 Hà Nội
2,5 2,5 24,2 212,4
10 Lai Châu
2,0 3,0 22,5 131,8
11 Lạng Sơn
2,7 3,6 - 379,2
12 Nam Định
3,6 2,5 72,0 631
13
Ninh Thuận,
Bình thuận
6,8 3,1 126,4 1176,5
14 Pha Đin

3,2 3,2 22,5 751,1
15 Playku
3,1 4,1 69,6 610
16 Phú Quốc
3,7 3,3 97,5 855
12

17 Quy Nhơn
4,1 3,1 106,6 935
18 Sóc Trăng
2,7 4,2 49,2 431
19 Thái Nguyên
2,3 2,5 22,5 154,3
20 Thanh Hóa
2,6 2,9 29,5 259
21 Tây Ninh
2,4 2,3 66,2 179,3
22 Tân Sơn Nhất
3,2 2,9 56,1 492
23 Trường Sa
6,3 2,1 307,1 2692
24 Rạch Giá
3,2 2,8 47,7 476
25 Văn Lý
4,3 2,3 72,0 933,5
26 Vũng Tàu
3,9 3,0 101,1 886

(Nguồn: Tiềm năng gió ở Việt Nam có thể đánh giá thông qua các số liệu về gió
của cục Khí tượng Thủy văn)

Trong bảng trên, vận tốc gió được đo ở độ cao 10 đến 12m. Các động cơ gió
công suất lớn vài trăm đến 1000 (kW) thường được lắp trên độ cao 50 – 60m. Song
các dữ liệu vận tốc gió ở độ cao trên 12m thì rất hiếm. Vì vậy một vài đơn vị đã tiến
hành đo gió ở độ cao 50 – 60m tại một số điểm. Các số liệu đo đạc được ở độ cao
trên tiệm cận thỏa mãn công thức sau: V = V
1





1/5
(1.1)
Trong đó: V: Vận tốc gió cần tìm trên độ cao h.
V
1
: Vận tốc gió đo được gần mặt đất trên độ cao h
1.

Từ quan hệ trên, ta tìm được vận tốc gió trên độ cao 50m như sau[2].
Bảng 1.4: Bảng đo vận tốc gió trên độ cao 12m và 50m
TT Tên địa phương
Tốc độ trung bình V
tb

trên độ cao 12m (m/s)
Tốc độ trung bình V
tb

trên độ cao 50m (m/s)

1
Bãi Cháy 3,3
4,4
13

2
Bạch Long Vĩ 7,3
9,7
3
Bạc Liêu 2,8
3,7
4
Cam Ranh 4,2
5,6
5
Đảo Cô Tô 4,4
5,8
6
Đồng Hới 3,9
5,2
7
Đảo Phú Quý 6,8
9,0
8
Đà Lạt 3
4,0
9
Hà Nội 2,5
3,3
10

Lai Châu 2,0
2,7
11
Lạng Sơn 2,7
3,6
12
Nam Định 3,6
4,8
13
Ninh Thuận, Bình
thuận
6,0 8,3
14
Pha Đin 3,2
4,2
15
Playku 3,1
4,1
16
Phú Quốc 3,7
4,9
17
Quy Nhơn 4,1
5,4
18
Sóc Trăng 2,7
3,6
19
Thái Nguyên 2,3
3,0

20
Thanh Hóa 2,6
3,4
21
Tây Ninh 2,4
3,2
22
Tân Sơn Nhất 3,2
4,2
23
Trường Sa 6,3
8,4
24
Rạch Giá 3,2
4,2
25
Văn Lý 4,3
5,7
26
Vũng Tàu 3,9
5,2
(Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng Số 10/9-2011)


14

1.1.3.3. Tiềm năng và quy hoạch phát triển năng lượng điện gió
Về mặt tiềm năng gió: Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), tiềm
năng điện gió.
Bảng 1.5: Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam (độ cao 65m)

Tốc độgió
trung bình
Kém
(<6m/s
Khá (6-
7m/s
Tốt (7-
8m/s)
Rất tốt
(8-9m/s)
Rất rất tốt
(>9m/s)
Tốc độgió
trung bìng
197.342 100.367 25.679 2.187 113
% trên tổng
diện tích
60,6 30,8 7,9 0,7 0,1
Tiềm năng
(MW)
- 401.444 102.716 8.748 452
(Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng Số 10/9-2011)
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng NLG tương đối khá, nhất là
khu vực duyên hải, tốc độ gió trung bình từ 7-7,5 m/s ở độ cao 65m. Đảo Côn Sơn
có tiềm năng khá cao, tốc độ gió trung bình đạt 8-9 m/s. Hai huyện Duyên hải (tỉnh
Trà Vinh) và huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre), tốc độ gió trung bình đạt 7-7,5 m/s.
Khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, vùng núi Bảo Lộc có tiềm năng gió khá
lớn, tốc độ gió đạt 7-7,5 m/s (cao độ so với mực nước biển 800-1000m). Trong khi
đó, khu vực Pleiku và Buôn Mê Thuột (cao độ so với mực nước biển 500m) cũng có
tiềm năng NLG tương đối tốt, tốc độ gió đạt 7 m/s.

Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam có tiềm năng rất tốt, tốc độ
gió từ 8-9,5 m/s, tuy nhiên những nơi này thường tập trung ở vùng núi cao độ1600-
2000m so với mực nước biển. Khu vực miền núi phía Tây Quy Nhơn và Tuy Hòa
cao độ so với mực nước biển 1000-1200m, tốc độ gió đạt 7,5-7,8 m/s. Khu vực
Huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), tốc độ gió trung bình 7-7,5 m/s. Khu vực
Tuy Phong, Bắc Bình, bờ biển Nam Phan Thiết và đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận)
có tiềm năng năng lượng gió cũng khá lớn, trên các đỉnh núi khu vực Ninh Thuận,
Bình Thuận và Lâm Đồng tốc độ gió trung bình lên đến 8-8,5 m/s.
15

Khu vực Bắc Trung Bộ, dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Lào-Việt, những
nơi có cao độ 1800m, tốc độ gió trung bình có thể lên đến 8,5-9 m/s, có nơi lên đến
9,0-9,5 m/s. Tuy nhiên, một số nơi có khả năng phát triển điện gió được tìm thấy
thuộc khu vực vùng núi đồi biên giới của Lào và Việt Nam về phía Tây của Huế,
cao độ từ 400-800m tốc độ gió trung bình đạt đến 7-8 m/s. Khu vực đông Trường
Sơn, cao độ 800-1200m cũng có tiềm năng gió tương tự, tốc độ gió trung bình 7,0-
8,0 m/s. Tiềm năng năng lượng gió cho tua bin gió nhỏ, tập trung ở khu vực đồng
bằng duyên hải phía Bắc của Huế, tốc độ trung bình ở độ cao 30m đo được vào
khoảng 5,5-6,0 m/s và có nơi sát vùng duyên hải còn vượt quá 6,0 m/s. Vùng duyên
hải của Quảng Ngãi và Trường Sơn Đông, tiềm năng gió ở mức khá tốt tập trung ở
vùng núi cao có cao độ khoảng 1100m.
Khu vực Miền Bắc, đặc biệt khu vực duyên hải gần Hải Phòng có tốc độ gió
trung bình 6,5-7 m/s. Hải đảo ngoài khơi, đỉnh đồi tốc độ gió đo được lên đến hơn
7m/s, tuy nhiên sẽ giảm rất nhanh khi đi sâu vào trong đất liền. Tốc độ gió trung
bình đo được đạt 8-9 m/s tại một số đỉnh núi cao độ1300-1800m so với mực nước
biển. Vùng biên giới Lào-Việt Nam, vùng Đông Nam của Vinh và vùng đồi núi
Đông Bắc biên giới Trung Quốc – Việt Nam cao độ 700-1000m có tiềm năng gió
rất tốt.
Về mặt quy hoạch phát triển năng lượng điện gió: Các tỉnh duyên hải miền Nam
Việt Nam bao gồm 12 tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ

Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
và Kiên Giang. Tuy nhiên, theo tài liệu [1, 2], các vùng có khả năng phát điện gió
hiệu quả về mặt kinh tế (tốc độ gió và mật độ NLG trung bình năm ở độ cao 65m
tương ứng đạt 7 m/s và 400 W/m
2
trở lên) ở khu vực duyên hải miền Nam Việt Nam
chủ yếu chỉ tập trung tại các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng (nghiên cứu thêm cả tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng cao nguyên
miền Nam).

Để xác định tiềm năng điện gió và quy hoạch vùng khai thác cho 6 tỉnh này, sử
dụng tài liệu [1, 2], kết quả đo gió tại 4 trạm: Tuy Phong – Bình Thuận (1/2005-
16

1/2006); Ninh Phước – Ninh Thuận (1/2005-1/2006); Xuân Trường – Đà Lạt
(1/2006 đến nay); Duyên Hải – Trà Vinh (1/2006 đến nay) và sử dụng phần mềm
chuyên dụng để tính toán cho được kết quả như sau (Bảng 1.6).
Bảng 1.6: Tổng hợp điểm đánh giá của tất cả các vùng gió tiềm năng
Tiêu chí
Vùng gió tiềm năng
1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

NLG
2,5 2 2 2 2 2 2 2 2,7 3,6 2,5 3,5 2 2,3 2
Hệ sốnhân: 4
10 8 8 8 8 8 8 8 10,8 14,4 10 14 8 9,2 8
KC đến lưới điện 4 5 5 5 4 5 5 4 4 2 3 2 5 4 2
Địa hình
4 4 3 4 4 5 5 5 3 3 3 5 4 2
VC, lắp dựng
5 5 4 5 3 4 4 4 3 3 3 1 5 3 2
Hướng địa hình

3 3 1 4 3 2 3 4 4 3 5 3 3 2 2
Sự đồng thuận
3 4 3 3 3 1 1 1 5 1 3 3 3 5 5
Chi phí đất
3 3 5 3 3 1 1 1 5 1 5 5 3 5 5
Cây 10m
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
Đất
4 5 2 4 4 5 5 5 3 3 3 3 5 4 4
Tác động MT
2 3 4 4 4 4 4 4 4 3 4 3 4 4 4
Quy mô
3 5 3 5 5 3 3 3 5 4 5 1 1 3 1
Tổng điểm
ngoài NLG
36 42 35 42 38 35 36 36 41 28 39 29 39 39 32
Tổng cộng
46 50 43 50 46 43 44 44 51,8 42,4 49 43 47 48,2 40
(Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng Số 10/9-2011)
- Tỉnh Ninh Thuận
+ Vùng tiềm năng 1: xã Phước Diêm, xã Phước Minh
+ Vùng tiềm năng 2: xã Phước Nam, xã Phước Minh
+ Vùng tiềm năng 3: xã Phước Nam
+ Vùng tiềm năng 4: xã Phước Hữu và Phước Nam
+ Vùng tiềm năng 5: xã Phước Hữu
+ Vùng tiềm năng 6: xã Phước Hữu, thị trấn Phước Dân và xã Phước Hậu
17

+ Vùng tiềm năng 7: xã Phước Sơn và Phước Hậu
+ Vùng tiềm năng 8: xã Phước Hải và An Hải

+ Vùng tiềm năng 9: xã Phước Hải, xã Phước Nam và thị trấn Phước Dân
+ Vùng tiềm năng 10: xã An Hải và Phước Dinh
+ Vùng tiềm năng 11: xã An Hải và Phước Dinh
+ Vùng tiềm năng 12: xã Phước Dinh
- Tỉnh Bình Thuận
+ Vùng tiềm năng 13: xã Phước Thể
+ Vùng tiềm năng 14: xã Bình Thạnh
- Tỉnh Lâm Đồng
+ Vùng tiềm năng 15: xã Xuân Trường - TP Đà Lạt
Dựa vào kết quả như trên, các vùng có triển vọng nhất để phát nhà máy điện gió
là:
1. Vùng tiềm năng 9: xã Phước Hải, xã Phước Nam và TT Phước
2. Vùng tiềm năng 4: xã Phước Hữu, xã Phước Nam
3. Vùng tiềm năng 2: xã Phước Nam, xã Phước Minh
Khả năng lắp đặt tại các vùng lần lượt là: 100 MW, 65 MW và 70 MW
Căn cứ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Tiềm năng gió ở miền Nam Việt Nam chủ yếu tập trung tại các tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng.
- Sơ bộ tiềm năng lắp đặt công suất điện gió đạt hiệu quả về mặt kinh tế tại khu
vực các tỉnh duyên hải miền Nam Việt Nam đạt khoảng 800 MW (trên các vùng đất
có tổng diện tích khoảng 17500 ha), tập trung tại Ninh Phước - Ninh Thuận, Tuy
Phong - Bình Thuận và Xuân Trường - Đà Lạt. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn
cao hơn do hiện tại chưa đánh giá hết tiềm năng gió của các tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận và Lâm Đồng. Trong tương lai, khi giá thành sản xuất điện gió giảm, sẽ khai
thác tiếp đến các vùng có tiềm năng thấp hơn. Khi đó, tổng công suất lắp đặt điện
gió có khả năng đạt hiệu quả về mặt kinh tế sẽ nhiều hơn.

18

1.1.3.4. Kỹ thuật và công nghệ khai thác năng lượng gió

- Nguyên lý chung
NLG là một hàm của tốc độ và khối lượng không khí. Khi tốc độ gió cao năng
lượng gió lớn. Mối quan hệ giữa khối lượng, tốc độ không khí và năng lượng gió
được thể hiện bởi phương trình động năng [1].


=




(1.2)
Trong đó: Eg- NLG (kgm); m - khối lượng của không khí (kg); V - tốc độ của
không khí (m/s) Khối lượng không khí được tính bằng công thức.
= (1.3)
Trong đó: m - khối lượng không khí (kg); - mật độ không khí (kg/m
3
); F -
diện tích không khí đi qua (m
2)
; V- tốc tốc độ của không khí (m/s); t - thời gian tính
toán (s).
Thay (1.2) vào phương trình (1.1) ta có:


=





(1.4)
Công suất gió được tính theo công thức:


=




(1.5)

Vì năng lượng tỷ lệ bậc 3 với tốc độ gió nên cần phải đặc biệt quan tâm đến vị
trí đặt tua bin để thu được gió có tốc độ lớn. Chúng ta có thể sử dụng công thức sau
để dự báo sự gia tăng của tốc độ gió theo chiều cao.



=(/

)

(1.6)
Trong đó: S
0
- tốc độ gió tại chiều cao ban đầu; S - tốc độ gió tại chiều cao tính
toán; H
0
- chiều cao ban đầu; H - chiều cao tính toán.
Số mũ α thay đổi theo độ mấp mô bề mặt là một đại lượng đo của lực ma sát bởi
gió thổi ngang qua mặt đất.

Như vậy, một tua bin gió được thiết kế tốt, có thể nhận được khoảng 30% của
tổng NLG tiềm năng.
Hiệu suất tổng cộng = Roto × Truyền động × Máy phát × Điều kiện về gió
29% = 40% × 90% × 90% × 90%
19

Ví dụ: Tốc độ gió tại độ cao 35 m = 5 m/s x 1,2 = 6 m/s; mật độ năng lượng khi
vận tốc gió 6m/s = 253W/m
2
; diện tích cánh quạt gió =(3,5)

= 38,5 m
2
thì
AE
o
= 253 w/m
2
x 38,5m
2
x20% x 8760h/năm = 17.000 kWh/năm
Nhà thiết kế có thể sử dụng đường cong công suất của nhà sản xuất để đánh giá
AEO (NLG trung bình năm). Đây là kỹ thuật được sử dụng bởi các chuyên gia khí
tượng khi xác định tiềm năng phát điện từ một động cơ gió trong một nhà máy tua
bin gió thương mại. Về cơ bản là ghép sự phân bố tốc độ với đường cong công suất
để tìm số giờ trên năm mà tua bin gió sẽ phát ra tại các mức năng lượng khác nhau.
1.1.3.5. Đo gió
Để có đầy đủ số liệu phục vụ tính toán thiết kế, tại khu vực dự kiến xây dựng
trạm điện gió cần phải có số liệu từ các trạm đo gió lân cận hoặc phải xây dựng
trạm đo gió. Thời gian đo ít nhất từ 1 đến 2 năm. Các thông số cần phải thu thập bao

gồm.
- Tần suất và vận tốc gió ứng với các hướng gió và các độ cao khác nhau.
- Vận tốc gió trung bình theo giờ và trung bình 10 phút tại các ngày điển hình
của các tháng quan trắc.
- Vận tốc gió trung bình các tháng trong năm.
- Tần suất lặng gió, tần suất gió thịnh hành tại các độ cao khác nhau.
- Đường cong phân bố tần suất vận tốc theo phút trong các tháng thực tế ở các
độ cao khác nhau.
Từ các thông số trên sẽ xác định được quy mô khai thác của dự án, hướng,
chiều cao của tua bin gió, loại tua bin và số lượng tua bin và cuối cùng là xác định
được tổng hiệu ích năng lượng điện của dự án.
Một thiết bị đo gió bao gồm 2 phần: cảm biến (đầu đo gió) và một công cụ để
hiển thị các dữ liệu đo được. Sensor phát ra một tín hiệu điện tương ứng với tốc độ
của gió. Ví dụ cảm biến của NWS, sử dụng một chong chóng gồm 3 cánh để dẫn
động một máy phát điện 1 chiều (một động cơ gió bé). Các thay đổi về tốc độ gió
gây ra một thay đổi về điện thế dòng 1 chiều và sau đó được đọc bởi một vôn kế
20

chuẩn. Kim dao động đi đi lại lại giống như là kim chỉ đồng hồ tốc độ trong ôtô. Để
ghi được dữ liệu, thiết bị đo gió phải được đọc thủ công.
1.2. Kết quả nghiên cứu ngoài nước và trong nước về máy phát điện gió.
1.2.1. Những nghiên cứu ngoài nước.
- Fernando D.Bianchi, Hernán De Battista and Ricardo J. Mantz, “Wind
Turbine Control Systems Principles, Modelling and Gain Scheduling Design”. April
2006.
- Pedro Rosas, “Dynamic influences of wind power on the power system”.
PhD thesis; Technical University of Denmark, March 2003.
- Petru, “Modeling of Wind Turbines For Power System Studies”. Thesis for the
degree of doctor of philosophy, university of technology. Goteborg, Sweden 2003.
- Marcia Martins, “Voltage Stability Issues Related to implementation of large

wind farm”. Thesis for the degree of licentiate of engineering. Chalmers university
of technology. Goteborg, Sweden 2006.
- Slavomir Seman, “Transient performance analysis of wind-power induction
generators”. Doctoral Dissertation,Helsinki University of Technology (Espoo,
Finland) on the 10th of November, 2006.
- Seman, S, Niiranen, J, Arkkio, A.2006.“ Ride - Through Analysis of Doubly
Fed Induction Wind-Power Generator under Unsymmetrical Network Disturbance”.
IEEE Transaction on Power Systems, Accepted for future publication, 7 p.
- Seman, S. Niiranen, J., Kanerva, S., Arkkio, A., Saitz, J. 2005. “Performance
Study of Doubly Fed Wind-Power Generator under Network Disturbances”.
- Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác…
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Với tốc độ phát triển như hiện nay, EVN dự báo đến năm 2020 nhu cầu điện
của Việt Nam sẽ vào khoảng 200.000 GWh, khả năng từ các nguồn điện truyền
thống chỉ đạt mức 165.000 GWh. Tỉ lệ thiếu hụt điện lên đến 20% đến 30% mỗi
năm. Việc đầu tư vào năng lượng tái tạo đặc biệt là năng lương gió là điều vô cùng
21

cần thiết. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá so với một số nước trong vùng Đông
Nam Á, tiềm năng gió của Việt Nam là rất khả quan. Theo khảo sát thì việt Nam có
tiềm năng gió lớn nhất hơn hẳn tiềm năng gió của Thái Lan, Lào, Campuchia.
Trong khi Việt Nam có tới 8.6% diện tích lãnh thổ được đánh giá là có tiềm năng
rất tốt để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn, diện tích này ở Campuchia là 0.2%, ở
Lào là 2.9% và ở Thái lan chỉ là 0.2%. Ở độ cao 65m tiềm năng gió của Việt Nam
là 523.360 MW so với Nhà máy thủy điện Sơn La có công suất 2.400 MW cao gấp
hơn 200 lần. Nước ta có hơn 3.200km đường biển có nhiều hải đảo khá thuận lợi
cho việc phát triển năng lượng gió. Hiện nay có rất nhiều Công ty nước ngoài tìm
hiểu thị trường điện gió của nước ta, chỉ riêng Ninh Thuận đã có 8 Công ty, Bình
thuận có 6 công ty. Việt Nam đã triển khai thành công công trình thí điểm cho điện
gió ở Tuy Phong – Bình Thuận, sử dụng 20 tua bin FL MD – 77 công suất

1.5MW/Tua bin với vốn đầu tư với 75 triệu USD.
Tại Việt Nam cho đến thời điểm này có thể nói nhà máy phát điện sức gió đầu
tiên phải kể đến là nhà máy đặt tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng. Có công
suất 800KW và với số vốn đầu tư 14 tỷ đồng thì thời gian hoàn vốn 7 đến 8 năm
(giá bán điện tính trung bình 750VNĐ/KWh). Sau đó là nhà máy phát điện sức gió
kết hợp với máy phát điện Diesel có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng đến nay đã thực
hiện song giai đoạn 2 và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 trong các năm 2009 -
2012 với tổng công suất lên đến 10MW.
Dự án xây dựng nhà máy điện gió Cần Giờ sẽ là dự án số 38 trong danh sách
của Bộ Công thương, hy vọng sẽ sớm trở thành hiện thực để đến năm 2016-2017
TP.HCM có trang trại gió ngoài biển đầu tiên.
Dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu khởi công tháng 9/2010, công suất 99,2
MW, bao gồm 62 trụ tua bin gió, điện năng sản xuất toàn dự án khoảng 320 triệu
kWh/năm với Tổng mức đầu tư toàn dự án 5.200 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có của
chủ đầu tư (Công ty TNHH XD-TM Công Lý) và nguồn vốn vay từ Eximbank Hoa
Kỳ thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đã hoàn thành giai đoạn một vào
22

ngày 2/10/2012. Giai đoạn 1 dự án triển khai lắp đặt 10 tua bin gió với công suất
16MW, điện năng sản xuất 56 triệu kWh/năm.

Hình 1.3: Các Tua bin gió Bạc Liêu nhìn từ trong bờ
Nguồn điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác đang tiến triển tốt và có
thể tự trang trải để đóng góp một phần cho lưới phân phối và truyền tải. Nguồn điện
gió bổ sung điện năng và giúp giảm nhẹ căng thẳng trên lưới truyền tải hiện nay.
Tuy nhiên điều quan trọng là Công ty Điện lực phải làm việc với đơn vị triển khai
các công trình năng lượng tái tạo này ngay từ khi bắt đầu dự án, về thiết kế các công
trình này cũng như nâng cấp lưới điện để đối phó với tác động của nguồn điện
tương lai này. Các hệ thống điện đang trở nên ngày một nhạy cảm và phức tạp hơn,
do vậy điều quan trọng là phải có tầm nhìn xa hơn.

1.2.3. Kết quả nghiên cứu trong nước.
Chính sách định hướng chiến lượt phát triển bền vững năng lượng Việt Nam là
phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Những công trình liên quan
đến nguồn năng lượng mới đã được nghiên cứu ứng dụng trong nước bao gồm:
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển năng lượng tái tạo
Việt Nam.

×