Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TRƯỜNG THPT ĐỒNG XOÀI ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 10 MÔN SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.03 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT ĐỒNG XOÀI ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Sinh Lớp 10
Thời gian : 45 phút
(Đề gồm có 02 trang) (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:……………………………………………………………Lớp:…………
Câu 1: Trong cơ chế tác động của enzim với cơ chất, enzim liên kết với cơ chất tại:
A. Trung tâm hoạt động B. Ở bất kì vị trí nào C. Trung tâm điều khiển D. Trung tâm phản ứng
Câu 2: Màng sinh chất của tế bào nhân thực được cấu tạo bởi các thành phàn chủ yếu là:
A. Các phân tử photpholipit và cacbohidrat. B. Các phân tử photpholipit và axit nucleic
C. Các phân tử lipit và protein D. Các phân tử photpholipit và protein
Câu 3: Nơi diễn ra giai đoạn chu trình Crep là:
A. Ty thể B. Màng trong của ty thể C. Chất nền của ty thể D. Tế bào chất
Câu 4: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?
A. Nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ (nhờ “ dấu chuẩn”) B. Thu nhận thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể).
C. Cung cấp năng lượng cho tế bào D. Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
Câu 5: Nơi diễn ra giai đoạn đường phân là:
A. Ty thể B. Tế bào chất C. Màng trong của ty thể D. Chất nền của ty thể
Câu 6: Đặc điểm cấu trúc của nhân tế bào là:
A. Có màng đơn, dịch nhân: chứa chất nhiễm sắc (gồm AND liên kết với prôtêin kiềm) và nhân con.
B. Có màng kép, dịch nhân: chứa Platmit và nhân con.
C. Có màng kép, dịch nhân: chứa các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành hạt Grana và nhân con.
D. Có màng kép, dịch nhân: chứa chất nhiễm sắc (gồm AND liên kết với prôtêin kiềm) và nhân con.
Câu 7: Màng trong của ti thể có đặc điểm gì?
A. Gấp khúc, không gắn nhiều enzim hô hấp. B. Gấp khúc, có gắn nhiều enzim hô hấp.
C. Trơn nhẵn và có gắn nhiều enzim hô hấp. D. Trơn nhẵn và không gắn nhiều enzim hô hấp.
Câu 8: Màng sinh chất có cấu trúc khảm động vì:
A. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau: protein, lipit, cacbohidrat…
B. Các phân tử protein khảm trong lớp photpholipit, các phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng
C. Phải bao bọc xung quanh tế bào và trao đổi chất có chọn lọc với môi trường, thu nhận thông tin, nhận biết
tế bào lạ.
D. Gắn kết chặt chẽ với khung xương tế bào


Câu 9: Chức năng của nhân tế bào là:
A. Thu gom, đóng gói, biến đổi và phân phối câc sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng
B. Tham gia quá trình tổng hợp Protein
C. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, mang thông tin di truyền.
D. Tổng hợp Lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại.
Câu 10: Là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
trong các hợp chất hữu cơ)
A. Lục lạp B. trung thể C. Lưới nội chất D. Ti thể
Câu 11: Nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì:
A. Nhân có thể liên hệ với màng tế bào nhờ hệ thống lười nội chất
B. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường xung quanh tế bào
C. Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào
D. Nhân chứa AND là vật chất di truyền
Câu 12: Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
A. Giữ nguyên tốc độ của các phản ứng hóa sinh B. Không có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất.
C. Làm tăng tốc độ của các phản ứng hóa sinh D. Làm giảm tốc độ của các phản ứng hóa sinh
Câu 13: Cách điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức
chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá được gọi là:
A. Điều hòa bằng chất ức chế B. Điều hòa chuyển hóa vật chất
C. Điều hòa bằng chất hoạt hóa D. Điều hòa theo kiểu ức chế ngược
Trang 1/2 - Mã đề thi 209
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề 209
Câu 14: ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào có Phương án đúng là :
1. ATP cung cấp năng lượng trực tiếp cho các hoạt động sống
2. ATP bị biến đổi tạo thành năng lượng dự trữ cho tế bào
3. ATP phổ biến, có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
4. ATP là một hợp chất giàu năng lượng và dễ giải phóng năng lượng
A. 1, 2, 3, 4. B. 2,3,4 C. 1,2,3 D. 1,3,4
Câu 15: Enzim ureaza chỉ phân giải ure trong nước tiểu là biểu hiện đặc tính nào của enzim?

A. Tính chuyên hóa cao B. Tính đặc hiệu C. Hoạt tính mạnh D. Tính đặc thù
Câu 16: Sản phẩm của giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp là:
A. ATP, CO
2
B. ADP, H
2
O C. ATP, H
2
O D. ATP, NADH
Câu 17: Chức năng nào sau đây không phải của ATP?
A. Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.
B. Nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ (nhờ “ dấu chuẩn”)
C. Vận chuyển các chất qua màng( đặc biệt là vận chuyển chủ động).
D. Sinh công cơ học :co co, vận chuyển các chất, lao động
Câu 18: Bào quan làm nhiệm vụ cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho tế bào là:
A. Ty thể B. Riboxom C. Bộ máy Gôngi D. Lưới nội chất
Câu 19: Sản phẩm của giai đoạn đường phân là:
A. Axit piruvic, ATP, NADH B. Axit piruvic, ATP, ADP, H
2
O
C. Axit piruvic, ATP, ADP, CO
2
D. Axit piruvic, ATP, ADP, FADH
2
Câu 20: Màng sinh chất trao đổi chất với môi trường:
A. Một cách tùy ý B. chỉ cho các chất đi ra C. một cách có chọn lọc D. Chỉ cho các chất đi vào
Câu 21: Giai đoạn nào của quá trình hô hấp tế bào tạo nhiều năng lượng nhất?
A. Chu trình Crep B. Chuỗi truyền electron C. Đường phân D. Cả 3 giai đoạn
Câu 22: Sau khi tác động phân giải cơ chất. Enzim được giải phóng có đặc điểm:
A. Bị biến đổi sau phản ứng B. Enzim liên kết với cơ chất.

C. Bị phân giải sau phản ứng D. Nguyên vẹn sau phản ứng
Câu 23: Nơi diễn ra giai đoạn chuỗi chuyền electron là:
A. Ty thể B. Màng trong của ty thể C. Tế bào chất D. Chất nền của ty thể
Câu 24: Thành phần cấu trúc nào sau đây không phải của ATP:
A. 3 nhóm phốt phát cao năng B. Bazơnitơ Ađênin. C. Phôtpholipit D. Đường ribôzơ.
Câu 25: Thành phần hóa học chủ yếu của enzim:
A. Lipit B. Cacbohidrat C. Nucleic D. Prôtêin
Câu 26: ATP là một hợp chất cao năng vì:
A. Chứa đường ribozo giàu năng lượng B. Chứa 2 liên kết cao năng giữa 2 nhóm photphat ngoài cùng
C. Chứa 3 nhóm photphat giàu năng lượng D. Chứa bazơnitơ Ađênin giàu năng lượng
Câu 27: Sản phẩm của giai đoạn chu trình Crep là:
A. ATP, CO
2
, NADH, FADH
2
B. ATP, H
2
O
C. ADP, CO
2
, NADH, FADH
2
D. ATP, CO
2
, NADH, Axetyl - CoA
Câu 28: Nguyên liệu của chuỗi truyền electron hô hấp là:
A. NADH, FADH
2
, O
2

. B. NADH, FADH
2
, CO
2
. C. ADP, FADH
2
, O
2
. D. NADH, ATP, O
2
.
Câu 29: Tại sao mỗi enzim chỉ liên kết được với một hoặc vài loại cơ chất nhất định vì:
A. enzim chỉ có một trung tâm hoạt động
B. trung tâm hoạt động là một chỗ lồi hay một khe lõm trên bề mặt của enzim
C. cấu hình của trung tâm hoạt động chỉ phù hợp với cấu hình của một vài loại cơ chất nhất định.
D. trong cơ thể có nhiều loại enzim nên mỗi loại enzim chỉ phân giải một vài loại cơ chất nhất định.
Câu 30: Trung tâm hoạt động của enzim có đặc điểm:
A. Là 1 chỗ lõm hay một khe nhỏ trên bề mặt của enzim phù hợp với cấu hình của một vài loại cơ chất.
B. Là 1 chỗ lõm hay một khe nhỏ trên bề mặt của enzim phù hợp với cấu hình của một loại cơ chất
C. Là 1 chỗ lõm hay một khe nhỏ trên bề mặt của enzim không phù hợp với cấu hình của các loại cơ chất
D. Là 1 chỗ lõm hay một khe nhỏ trên bề mặt của enzim không phù hợp với cấu hình của một vài loại cơ chất
HẾT
Trang 2/2 - Mã đề thi 209

×