Tải bản đầy đủ (.pptx) (40 trang)

thuyết trình kiến trúc Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 40 trang )

bestpowerpointtemplates.com
LỜI GIỚI THIỆU

Với một trong những giai đoạn văn - minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến
ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ
chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại
Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á.

Trong 5000 năm lịch sử, Trung Quốc mệnh danh là phương đông huyền bí khiến cả thế giới phải kinh ngạc với các thành tựu
của mình. Mang trong mình nhiều tư tưởng đậm triết lý, dân tộc Trung quốc để lại rất nhiều phát minh cho nhân loại trên
nhiều lĩnh vực trong đó có nhiều công trình kiến trúc với quy mô rộng lớn. Kiến trúc cung điện Trung Quốc với bản sắc
đặc trưng là chủ đề của chúng tôi hôm nay.
MỤC LỤC
1. Tổng thể_quy hoạch
2. Bố cục hình khối_tổ chức không gian
3. Đặc điểm kết cấu, vật liệu
4. Trang trí, ánh sang
5. Công trình cụ thể
1. Tổng thể - quy hoạch:

Trong quan niệm của người Trung Quốc, sự hợp nhất của Thiên _Địa_Nhân sẽ tạo ra một môi trường hoàn chỉnh bao gồm cả giá
trị về sức khỏe, tinh thần, công danh và tài lộc

Người Trung Quốc coi mặt đất là một cơ thể sống: nước là máu, đất là thịt, đá là xương, cỏ cây là da lông… Giữa các bộ phận
của trái đất cũng có huyệt nối kết với nhau như kinh mạch trong cơ thể con người, khí sẽ vận hành theo và tụ ở huyệt. Nếu
đặt mộ phần tổ tiên hoặc xây dựng nhà cửa tại nơi sinh khí hội tụ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành. Khí ở đây là một dạng
vật chất cực kỳ nhỏ và biến đổi linh hoạt, tinh tế, hình thành trong sự giao hoà của vũ trụ.

Long mạch là địa mạc tốt, mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Người Trung Quốc rất quan tâm với việc chọn hướng
phù hợp với phong thủy.


Trong lịch sử đầy biến động của mình, Trung Quốc luôn đối mặt với với việc thay đổi triều đại. Mỗi thời kỳ của mình, các
hoàng đế luôn muốn thể hiện uy quyền tuyệt đối. Và cung điện luôn là công cụ thể hiện điều đó một cách hiệu quả nhất. Tất
cả mọi người đều thấy khiếp sợ trước quy mô lớn, mang tính áp chế của nó.
2. Bố cục hình khối, tổ chức không gian:
Bố cục theo kiểu đăng đối theo trục Bắc_Nam ( trục hoàng đạo)
Mặt cắt trục Bắc-Nam Tử Cấm Thành

Một nét đặc săc của kiến trúc Trung Quốc là nghệ thuật đóng mở không gian

Các cửa tròn bên trong mở ra các lớp không
gian nối tiếp nhau

Số gian nhà được thiết kế lẻ
MẶT BẰNG TỔNG THỂ KHU CỐ CUNG BẮC
KINH
3. Đặc điểm kết cấu, vật liệu
Hệ Đấu Củng
Mái hiên lớn với hệ đấu củng đặc trưng của kiến trúc Trung Quốc
Đấu củng được tăng cường thêm để gia tăng không gian bên trong nhà
và độ vươn của mái
4. Trang trí và ánh sáng:
Đấu củng dùng trong điện Thái Hòa cũng là loại hình thái cao cấp nhất của đấu củng thời Minh – Thanh: Lưu kim đấu củng, một
dạng đấu củng đặc biệt thời Thanh: mái dưới 7 lớp củng, mái trên 9 lớp củng. Tuy nhiên các đấu củng này không còn để chịu lực
nữa, chủ yếu là trang trí.
Người Trung Hoa xưa quan niệm rằng, việc sắp xếp, bố trí các vật dụng, đồ đạc ở trong nội thất luôn phát ra một trường năng
lượng và trường năng lượng này sẽ có tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự mi mãn trong công việc.
Kiến trúc Trung Quốc nổi bật với hệ kết cấu gỗ được sơn vẽ công phu với nhiều màu sắc
Tảo tỉnh trong nội điện Thái Hòa, một con rồng được điêu khắc ngậm một viên ngọc. Tương truyền viên ngọc sẽ rơi xuống nếu vị
Tân vương không xứng đáng kế vị.

Họa tiết rồng trên Tỳ thải
Bức điêu khắc khổng lồ giữa cầu thang bệ đá ba tầng bằng ngọc thạch
trắng. Bệ đá cao 8 mét, bức điêu khắc dài 16 mét.
5. Công trình cụ thể:
Đây từng là trung tâm của vạn vật, nằm ở trung tâm thế giới, trung tâm của vũ trụ.
Là nơi dành riêng cho quyền lực và đặc ân, được xây dựng cho duy nhất một người, đó là thiên tử.
Nó vừa là cung điện, vừa là nơi giam cầm nhưng dễ phân biệt dù trong thời hoàng kim nhất hay đen tối nhất.

Điều cuối cùng người ta muốn nói đến là ở đó có một triều đại được cho là sẽ tồn tại mãi mãi cho đến khi vạn vật không còn
nữa. Đó chính là Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành là nơi ở của các vị hoàng đế tại nhân gian, là bản sao trần tục của thiên đàng.
Thái Hòa Môn - cửa vào chính cung được chủ đích bố trí phía trước theo hướng suối Hoàng Thủy. Cổng này có 9 hàng cột mang ý
nghĩa trường tồn.
Xung quanh Tử Cấm Thành là sông hộ thành rộng hơn 50 m và tường
cao 9m
Tương truyền rằng mọi việc xảy ra bên trong Tử Cấm Thành đều được ghi chép đầy đủ và được lưu lại. Những bài điếu văn, thực
đơn cho hoàng gia, những lời tuyên chiến, tất cả đều được lưu lại trong hơn 50 triệu bản ghi chép. Phong cảnh ghi chép tỉ mỉ
này chình là một nét đặc trưng của Tử Cấm Thành. Một đặc trưng nữa là sự hòa hợp với vũ trụ, một khi sự hòa hợp này không còn
nữa thì các triều đại cũng sẽ sụp đỗ.
Một vị hoàng đế đã hồi tưởng lại :’’bất kể khi nào ta nghĩ về thời niên thiếu thì trong đầu ta phủ đầy những màu vàng: ngai
vàng, y phục màu vàng, cái bát ta ăn cũng màu vàng. Điều đó đã làm cho ta khi còn nhỏ đã nghĩ rằng ta là độc tôn, ta là thiên
tử”
Kiến trúc cung điện Trung Quốc nổi bật với quần thể mái vàng
Cửa Ngọ Môn

Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U
Cửa Thái Hoà
Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử
đồng ngồi ở bệ đá nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.

×