Tải bản đầy đủ (.pptx) (70 trang)

tiến trình chuyển đổi nhận thức trong tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 70 trang )

/>Book Hunter
phối hợp tổ chức
“Chỉ có bấy nhiêu vị thần chung cho tất cả mọi dân tộc khác nhau, dù là dân Hy Lạp hay một
dân tộc man khai nhất cũng vậy. Cũng như mặt trời, mặt trăng, các bầu tinh tú, trời cao, đất
rộng, biển cả là của chung muôn loài, thì những đấng thần minh cũng là sở hữu chung của tất
cả mọi người, dẫu rằng mỗi quốc gia hay dân tộc đặt cho các đấng ấy những tên gọi khác nhau.”
- Plutarque

Tôn giáo - “religion” có gốc từ tiếng Latin “religionem”, có nghĩa là “tôn sùng những điều thiêng
liêng, sùng bái thần thánh, sự tận tâm, cảm thức về lẽ phải, bổn phận đạo đức, nỗi sợ hãi thần
thánh, phụng sự thần thánh, tuân thủ tín ngưỡng, một niềm tin, một hình thức thờ phụng, tế
lễ, tinh thần, sự thánh thiện”. Tiếng Pháp cổ từ này có nghĩa là “lòng mộ đạo, sự hiếu kính,
cộng đồng tín ngưỡng”

Trước đó, Cicero (106TCN- 43 TCN), một nhà hùng biện thời La Mã, đã chiết tự tìm hiểu phát
nguyên của “religion” là từ “religere”, có nghĩa là “trải nghiệm lại” (bằng việc đọc hoặc suy nghĩ).
Trong đó, tiền tố “re” có nghĩa là “lặp lại”, “ligere” có nghĩa là “đọc”. Tuy nhiên, các nhà hùng
biện khác sau này như Augustine, Servius, Lactantius lại hiểu về “religere” là “sự ràng buộc”.
Cách hiểu này tạo ra một định nghĩa khác về tôn giáo, đó là “đảm nghiệm nghĩa vụ” hay “mối
liên lạc giữa con người và thần thánh”. Với cách hiểu này, tiền tố “re” đã nhấn mạnh thêm ý
nghĩa.
Định nghĩa về Tôn giáo

Theo nhà ngôn ngữ học Max Muller, vào khoảng những năm 1200, “religion”
trong tiếng Pháp Anglo có nghĩa là “cuộc sống nguyện cầu trong các tu viện”.

Khoảng những năm 1300, trong tiếng Anh, nó có nghĩa là “hệ thống niềm tin
riêng biệt”.



Vào những năm 1530, tôn giáo lại có nghĩa là “công nhận và trung thành với
quyền lực tối thượng và vô hình”.

Từ “religion” thỉnh thoảng được dịch sang tiếng Sankrit là “dharma”, có nghĩa là “lề luật”. Cách
hiểu này có thể tìm thấy trong Phật giáo, tôn giáo của Trung Quốc, Nhật Bản. Họ coi “tôn giáo”
như một hệ thống thực hành lề luật để đạt tới sự thiêng liêng và tính thần thánh.

“Một hệ thống tương đối đóng kín về niềm tin, biểu tượng và thực hành nhằm tìm hiểu bản
chất của sự tồn tại, và ở trong hệ thống đó, tâm lý chia sẻ với người khác , được sống theo cách
nó vừa tiếp nhận, nhưng lại vừa vượt lên trên phương diện tâm linh, một nhận thức luận bị
giới hạn trong xã hội học về thời gian, không gian, thực thể và tri thức.” - Peter Mandavill và
Paul James
Định nghĩa mới về Tôn giáo
Các quan niệm sơ khai về Nguồn gốc của thế giới
Click icon to add picture
Click icon to add picture
Thượng Đế tối cao có thể được coi là niềm tin cổ xưa nhất của nhân loại.
Cho dù mỗi dân tộc đều gọi Thượng Đế theo cách gọi của riêng mình nhưng ở giai đoạn sơ khai, những danh từ gọi Thượng Đế đều
ám chỉ tới một lực lượng siêu nhiên hay một cái gì đó vô hình và mạnh mẽ đã kiến tạo ra vũ trụ, ra thế giới và loài người; đồng thời
cai trị bầu trời và mặt đất.

Không theo hình mẫu giống người

Chưa có các thày tu mà chính các tù trưởng đóng vai trò liên lạc hoặc kết nối với Thượng Đế

Không có điện thờ hay hệ thống thờ cúng, chỉ có các nghi lễ nhảy múa, ca tụng
Thượng Đế sơ khai
Đức Cha Wilhelm Schmidt trong “Nguồn gốc ý tưởng về Chúa” ( The Origin of the Idea of God )
cho biết:


Niềm tin vào Đấng Tối Cao có tồn tại trong các bộ lạc ở Châu Phi. Họ khao khát cầu nguyện
Thượng Đế, và tin rằng Thượng Đế luôn dõi theo họ, trừng phạt những điều sai trái ở họ.

Vị Thượng Đế này xa cách với đời sống hàng ngày, họ không thờ phụng hay không có tượng
thờ. Những người thổ dân nói rằng ngài không thể biểu thị được và không thể bị ngoài
người làm ô uế. Vài người nói rằng ngài đã “đi xa”.

Ở những hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương, người dân gọi điều huyền bí này là “forcemana”;
trải nghiệm nó như một sự hiện diện hoặc tâm linh.

Đôi khi có thể cảm nhận nó như một luồng nhân điện, giống dạng phóng xạ hoặc điện từ.
Dạng năng lượng này tồn tại trong vạn vật, bất kể là con người, cây cối, muôn loài hay các
nguyên tố…

Ở Trung Quốc, chúng ta được biết câu thành ngữ “vạn vật hữu linh”, chính là để mô tả quan
niệm này. Trong bộ lạc, các tù trưởng là người nắm được bí mật của dòng năng lượng này, tức
là giải mã được bí mật của tồn tại.
Thượng Đế như một dạng năng lượng tâm linh
Các vị thần Hy Lạp sinh ra và thoát khỏi Hỗn mang
Click icon to add picture
Click icon to add picture
- Trong Thần thoại Hy Lạp, chúng ta đều được biết, vị Thượng Đế đầu tiên có tên là “Chaos”, có nghĩa là “hỗn độn”, nghĩa cổ xưa hơn là “hư
vô” hoặc “không gian”.
- Từ Chaos, Uranus (bầu trời) ra đời. Uranus lấy mẹ đất Gaia, đẻ ra Chronus và các vị Titan khác. Chronus có nghĩa là “Thời gian”.
Ai Cập trồi lên từ vùng Biển Tối
Click icon to add picture
Click icon to add picture

Tuy nhiên, quan niệm chung nhất về sự khởi phát của thế giới là nổi lên từ vùng nước hỗn độn- Nu, sau đó “Maat” được thiết lập cùng với

nguồn gốc sự sống. “Maat” có nghĩa là sự cân bằng, quy luật.

“Tử thư Ai Cập” (“Book of Dead”) coi Atum chính là Thần Mặt Trời nổi lên từ vùng biển tăm tối Nu. Atum, vị thần kết hợp tất cả các nguyên tố,
tồn tại trong nước sâu như một dạng điện năng, biểu hiện cho dạng trước tồn tại và sau tồn tại. Vào giai đoạn sáng thế, ngài đã tạo ra chính mình
và các vị thần.
Click icon to add picture
Click icon to add picture
- Bằng một cái hắt hơi, ngài đã tạo ra Shu – Không khí. Tinh dịch của ngài tạo ra Tefnut, nữ thần của Độ ẩm
- Hai vị thần Shu và Tefnut đi vào vùng biển tối và mất hút trong đó. Qúa buồn rầu, ngài tạo ra Lửa để đi tìm lại hai đứa con của mình. Những
giọt nước mắt vui mừng khi gặp lại con của Ra-Atum đã tạo ra loài người. Sau đó Ra-Atum tự cắt cơ thể mình, máu của ngài chuyển hóa thành
hai dạng: quyền lực Hu và tâm trí Sia.
Người Ấn Độ cho rằng khí dương Dyaus là khí dương – cha – tinh
thần, kết hợp cùng khí âm Privithi, Aditya – mẹ - vật chất, cùng giao
hòa với nhau mà tạo tác và nuôi dưỡng muôn loài.

“Cái gì được sinh ra trước, cái gì được sinh ra sau? Và được sinh ra
như thế nào? Hỡi các bậc hiền giả, có ai biết được điều này không?
Tất cả đều tự sinh. Ngày và đêm luân chuyển như bánh xe quay”.

- Nhưng kinh Vedas thống nhất ở quan điểm, tất cả đều sinh ra từ
hỗn mang: “Thuở ấy không có hữu thể mà cũng không có phi thể,
chẳng có không gian chứa đầy không khí trời mà cũng chẳng có tầng
trời nào ở bên ngoài khoảng không ấy.”
Ấn Độ: Thế giới không thể xác định khởi đầu

Theo sách Lão Tử, Bàn Cổ được sinh ra do sự
tích tụ khí âm và khí dương. Khi lớn lên, Bàn
Cổ chạy qua phía Tây thấy một cái búa ở đó,
Bàn Cổ dùng búa mở mang trời đất. Sau đó,

Bàn Cổ chỉ Trời gọi là Cha, chỉ Đất gọi là Mẹ,
tạo ra muôn loài và con người. Sách “Thuật
dị ký” của Nhiệm Phưởng thế kỷ thứ 6 đã ghi
chép huyền thoại về Bàn Cổ như sau:

"Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành
bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và
Mặt Trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc
biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân
gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc,
bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc,
tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc.
Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của
Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là
sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng."
Click icon to add picture
Click icon to add picture
Hai vị thần Izanagi và Izanami trong Thần đạo (Shinto) - Nhật Bản
“Đàn ông và đàn bà bắt đầu thờ phụng các vị thần từ khi họ bắt đầu nhận thức được tính
người; họ tạo ra các tôn giáo cùng thời điểm với sáng tạo nghệ thuật. Điều này không đơn giản
là do họ muốn làm vừa lòng các lực lượng siêu nhiên mà vì những niềm tin từ rất sớm này thể
hiện những kỳ tích và bí ẩn dường như chính là bản thể tất yếu của các trải nghiệm con người
trong thế giới vừa đẹp đẽ lại vừa kinh khủng này. Giống như nghệ thuật, tôn giáo nỗ lực tìm
kiếm ý nghĩa và giá trị cuộc sống dù cho những đau đớn con người phải nhận lấy. Giống như
mọi hành vi khác, trong tôn giáo có thể có lừa gạt, nhưng dường như có gì thôi thúc khiến
chúng ta. Điều này không phải do bị các vị vua và các thày tu đầy lôi cuốn cài cắm lên bản tính
lúc ban sơ, mà vì đó là điều tự nhiên với con người.”
“History of God – 4000 years quest of Judaism, Christianity and Islam” - Karen Amstrong
… từ đâu các thần thoại này lại ra đời?


Tôn giáo đa thần là bước đi kế tiếp trong tiến trình của
tâm thức thần thoại.

Các vị thần bắt đầu hiện diện như những thế lực
quyền năng có quyền hạn phán xét và thực thi công lý với
thế gian

Thời kỳ đa thần cùng lúc xuất hiện niều niềm tin, tín
ngưỡng, tư tưởng khác nhau, tạo ra nhiều cách nhận
thức thực tại phức tạp và các lớp văn hóa chồng lên
nhau. Hiện tượng đa thần cho thấy sự phong phú trong
tâm thức của con người, thông qua đó, ta có thể nhìn
thấy sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nền văn hóa.
Tôn giáo Đa Thần (Polytheism)

Chỉ thật sự hình thành khi xuất hiện hệ thống đền thờ, tăng lữ, các giới luật và triết lý về sự
thưởng phạt.

Thượng Đế (với mỗi nền văn hóa khác nhau lại có các đặc tính khác nhau) vẫn đóng vai trò tối
cao, nhưng người dân cũng lập đền thờ cho rất nhiều các vị thần khác.

Ngoài ra người dân còn thờ các vị anh hùng, các vị vua với các năng lực đặc biệt có công với
cộng đồng lúc bấy giờ.

Ở một số các dân tộc man khai, họ còn thờ các Totem như đá, sói, gấu…

Đối nghịch với tình trạng man khai là những tôn giáo đi vào sự huyền bí, giải mã các bí ẩn của
tồn tại, thường họ không coi Thượng Đế hay các vị thần như một thực thể tồn tại mà là các
dạng năng lượng hoàn hảo
Tôn giáo Đa thần có các đặc tính:


Tầng lớp tăng lữ không chỉ được coi như người giải mã được các dấu hiệu hay giao tiếp được với các vị
thần, mà còn là người có thể đưa ra các dự đoán cho tương lai một quốc gia.

Các vị thày tu cao cấp được người dân thời bấy giờ trân trọng gọi là “nhà tiên tri” hay “ngôn sứ”. Tiếng Anh
có tên là “prophet”. Từ “prophet” có gốc Hy Lạp là “prophetes” có nghĩa là “người diễn giải lời của các vị
thần”. (Cách gọi này vẫn có ảnh hưởng tới thời Tôn giáo Nhất thần)

Tất cả đều thừa nhận rằng linh hồn là yếu tố quan trọng, là dạng thức thuần khiết nhất của con
người. Việc đặt ra các vấn đề con người đi đâu sau khi chết thực chất cũng chỉ là biểu hiện
mong muốn khám phá bản chất của con người mà thôi

Tại sao ở thời kỳ này, việc tìm hiểu bản chất của con người và thực tại lại trở nên quan trọng
đến vậy? Có khả năng do nhu cầu tổ chức đời sống cộng đồng và sản xuất khiến họ có mong
muốn nắm bắt các quy luật hơn so với việc nương tựa hoàn toàn vào may rủi của tự nhiên như
ở các thời kỳ trước.
Cần biết về bản chất của con người

Những tôn giáo này không coi Thần Sáng Thế như một vị có
quyền lực tối cao. Hầu như người dân tôn thờ các vị thần theo
chức năng mà họ ban phát cho con người

Việc tôn thờ các vị thần bảo trợ nghề nghiệp là điều cần thiết để
duy trì một niềm tin chung trong các nghiệp đoàn.

Các mối quan hệ xã hội cũng dần trở nên phức tạp hơn so với
thời kỳ bộ tộc thị lạc, với các mối quan hệ bạn bè, gia đình, chủ
tớ… cần được duy trì và đảm bảo tính hợp lý, các vị ác thần cũng
được tôn vinh mang tính chất răn đe.
Các Tôn giáo thờ Thần

×