Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Công nghệ thông tin y tế, BS PHAN XUÂN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.65 KB, 12 trang )

Công nghệ thông tin y tế
BS PHAN XUÂN TRUNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật to lớn của thế
giới, đã và đang giúp thay đổi toàn diện và hiệu quả tất cả mọi lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật, chính trị, quân sự và đời sống… trong đó có lĩnh vực y tế.
CNTT phát triển nhanh chóng đã giúp ngành y tế đạt được nhiều thành tựu lớn lao
trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện hiện đại. CNTT y tế đã phát
triển theo các chức năng:
- Nâng cao kiến thức chuyên môn: Sử dụng thông tin từ các website y học,
forum, sách điện tử, video, bài giảng từ xa… giúp cập nhật kiến thức và san bằng
khoảng cách kiến thức giữa các vùng địa lý. Nhân viên y tế dù ở vùng sâu vùng xa
cũng dễ dàng tiếp cận kiến thức, kỹ thuật y tế mới nhất thông qua hệ thống internet.
Bác sĩ tại các nước đang phát triển cũng có thể dễ dàng tiếp cận, cập nhật các kiến
thức mới nhất của các nước tiên tiến.
- Tự động hóa các phương tiện chẩn đoán và điều trị: Máy móc xét
nghiệm ngày nay hoàn toàn tự động hóa, tiết giảm thao tác, nâng cao độ chính xác xét
nghiệm. Các máy móc chẩn đoán hình ảnh đã ứng dụng các kỹ thuật dựng hình để bộc
lộ hình ảnh bệnh lý 3 chiều, phục vụ chẩn đoán và điều trị ngoại khoa. Kỹ thuật nội
soi giúp can thiệp điều trị một cách hiệu quả và tiết giảm chi phí…
- Hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa: CNTT mang lại nhiều lợi ích
trong thực hành y khoa, đã được chứng minh trong thực tế như giảm thiểu tử vong do
sai lầm y khoa, giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ y tế
từ xa (telemedicine), lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học
- Tăng cường chức năng quản lý bệnh viện: Toàn bộ thông tin bệnh viện
được sắp xếp, tổ chức một cách khoa học, làm cơ sở cho công tác quản lý bệnh viện
một cách hiệu quả…
Tại đất nước khai sinh ra ngành CNTT như nước Mỹ, năm 2002 tổng thống Mỹ G.
Bush đã xác định đến năm 2014 toàn dân Mỹ có được cấp mã số sức khỏe, nối mạng
bệnh viện toàn quốc. Năm 2008 tổng thống Obama ngay những ngày đầu nhậm chức
đã kêu gọi ứng dụng CNTT trong cải cách y tế.
Các nước tiên tiến như Anh, Úc, Canada là những nước đặc biệt chú trọng đầu tư chi


phí vào CNTT y tế vì thấy được tầm quan trọng của sức khỏe nhân dân đồng thời tiết
kiệm được nhiều chi phí so với không ứng dụng CNTT. New Zealand được xem là
nước có ứng dụng CNTT trong y tế tốt nhất hiện nay. Các nước trên thế giới đã lên kế
hoạch xây dựng chương trình quốc gia về CNTT y tế để thích nghi với thời đại mới.
Tại khu vực Châu Á các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore… cũng đã ứng dụng tốt CNTT trong quản lý bệnh viện.
Hiện nay thế giới đã tiến đến ứng dụng “y tế di động” (M-Health), ứng dụng các
phương tiện điện thoại di động, máy tính bảng để theo dõi và can thiệp vấn đề sức
khỏe bệnh nhân từ xa.
CNTT y tế Việt Nam
Theo sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, các bệnh viện Việt Nam đã dần dần
được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại như máy xét nghiệm tự động, máy siêu âm
3D, 4D, X quang kỹ thuật số, máy chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, PET-CT… giúp nâng
cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Thiết bị y tế hiện đại đã giúp khám và điều trị
hiệu quả các bệnh khó. Nhờ các thiết bị này, y tế Việt Nam đã bắt kịp trình độ y tế
trong khu vực.
Các bác sĩ Việt Nam ngày nay đã hầu hết đã biết sử dụng máy tính, thích nghi được
với CNTT, sử dụng internet để tự nâng cao kiến thức chuyên môn và ứng dụng trong
khám chữa bệnh.
Mặc dù chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương khuyến khích ứng dụng CNTT
trong quản lý, hướng tới chính phủ điện tử và Bộ y tế đã ra nhiểu chỉ thị thúc đẩy ứng
dụng CNTT trong quản lý y tế, tuy nhiên hầu hết các bệnh viện vẫn còn chưa ứng
dụng được CNTT trong quản lý vì không tìm được phần mềm đáp ứng đúng hoạt
động của bệnh viện. Đã có những dự án trang bị CNTT cho bệnh viện như dự án
HMIS, phần mềm báo cáo Medisoft 2003 của Bộ y tế được triển khai hàng loạt năm
2004 nhưng đã thất bại.
Cho đến nay, hầu hết bệnh viện Việt Nam vẫn chưa thể tiếp cận với CNTT một cách
hiệu quả.
Với cung cách quản lý thủ công hoặc trang bị CNTT không đầy đủ như hiện nay,
ngành y tế Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều vấn đề nan giải:

1. Đối với lãnh đạo bệnh viện:
- Thông tin không chính xác: Việc điều hành bệnh viện phụ thuộc vào
những thông tin được tổng hợp từ các bộ phận chức năng nhưng các thông tin này lại
thường chậm trễ, thiếu sót và sai lệch. Hình thức báo cáo trên giấy, báo cáo miệng,
họp hành… có nhiều hạn chế về tính chính xác, độ tin cậy. Số liệu báo cáo bị ảnh
hưởng bởi cảm tính và trình độ chuyên môn của người lập báo cáo.
- Thông tin thiếu toàn diện: Các hoạt động của bệnh viện hiện nay được thể
hiện trên các báo cáo rời rạc, không liên hoàn, liên kết nhau. Hầu hết các số liệu báo
cáo đưa đến từ các bộ phận khác nhau đều không khớp số liệu khi đối chiếu cùng
nhau. Do đó lãnh đạo bệnh viện không giám sát được toàn diện hoạt động bệnh viện.
- Thất thoát tài sản, kém minh bạch tài chính: Do mỗi bộ phận quản lý
riêng một chức năng của bệnh viện, không có kiểm tra, đối chiếu, kiểm chứng ngay
tức thì nên xảy ra tình trạng thất thoát tài sản, thất thu viện phí, trong đó nổi bật là các
nhóm quản lý viện phí, dược, tài sản công…
- Phát sinh tiêu cực: Không kiểm tra được những tình trạng tiêu cực do
nhân viên vô tình hay cố ý tạo ra.
2. Đối với nhân sự bệnh viện:
- Thiếu nhân sự: Hiện nay Việt Nam đang thiếu hụt nhân sự cho y tế do đào
tạo không đủ đáp ứng được nhu cầu. Các bệnh viện luôn luôn trong tình trạng quá tải.
- Nhân sự thiếu chất lượng chuyên môn: Do bận rộn trong tình trạng quá
tải bệnh nhân, Bác sĩ mất khả năng tự đào tạo do thiếu thì giờ, thiếu sách vở Kiến
thức của các bác sĩ luôn luôn cũ so với tình hình thông tin thế giới luôn luôn thay đổi.
- Lãng phí nhân sự chuyên môn: Bác sĩ được đào tạo chuyên môn y khoa
nhưng phải làm các công việc hành chính. Công việc quản lý hành chính là những
công việc không chuyên nghiệp đối với bác sĩ, gây hạn chế hiệu quả công việc hành
chính đồng thời phí phạm năng lực chuyên môn. Việc tập hợp số liệu làm báo cáo
luôn luôn chiếm nhiều thời gian, công sức của bác sĩ.
- Lãng phí trong lưu trữ và khai thác dữ liệu y tế: Bác sĩ không lưu trữ
được hồ sơ bệnh nhân một cách khoa học. Hầu hết bệnh án được lưu trữ bằng giấy,
nội dung ghi chép qua loa, không đầy đủ. Dù bệnh án có được lưu trữ thì cũng hiếm

khi được khai thác cho nghiên cứu khoa học.
- Lãng phí thông tin: Khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ không
xem được tiền sử bệnh án một cách đầy đủ và chính xác, nhất là cách bệnh mạn tính.
Do đó việc đánh giá bệnh trạng sẽ dẫn đến sai sót. Không có phương tiện giúp trí nhớ,
không có hệ thống thư viện sẵn có để hỗ trợ công việc. Bác sĩ không thể nhớ hết mọi
thứ, vì vậy rất cần một hệ thống giúp trí nhớ, một thư viện tại chỗ để tham khảo ngay
khi cần thiết. Việc này giúp cải thiện giá trị lao động của Bác sĩ, có lợi cho bệnh nhân.
Số liệu cận lâm sàng như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh không được lưu trữ. Đây
chính là kho tàng dữ liệu cho nghiên cứu khoa học.
- Lãng phí thời gian: Trong khi làm bệnh án, khám chữa bệnh, bác sĩ mất
nhiều thì giờ cho việc ghi chép trên giấy. Tại mỗi khâu trong quá trình khám bệnh,
thông tin bệnh nhân phải được ghi chép lặp lại nhiều lần. Bệnh nhân có bệnh mạn tính
cần khám bệnh nhiều lần cũng phải ghi chép lặp lại các chi tiết hành chính, gây mất
thời gian.
- Gây hại cho bệnh nhân: Nhiều bác sĩ viết đơn thuốc chữ khó đọc gây khó
khăn cho người bệnh. Những đơn thuốc viết tay chữ xấu chẳng những không giúp cứu
sống mà còn có thể gây hại cho bệnh nhân vì mua nhầm thuốc hoặc dùng sai cách
dùng. Các đơn thuốc không được kiểm tra chống chỉ định, tương tác thuốc cũng sẽ
gây hại cho bệnh nhân.
3. Đối với bệnh nhân:
- Nhiều phiền hà khi khám chữa bệnh: Thủ tục hành chính rườm rà trong
đăng ký khám chữa bệnh gây phiền hà cho bệnh nhân. Thời gian được hưởng dịch vụ
y tế ít hơn thời gian chờ đợi, xếp hàng… do thực hiện các thủ tục hành chính như
đăng ký, đóng viện phí, chờ nhận thuốc
- Phát sinh tiêu cực: Khi những thủ tục gây khó cho bệnh nhân thì phát sinh
tiêu cực giữa bệnh nhân và nhân viên y tế. Nạn cò mồi, móc nối xảy ra ở nhiều nơi.
- Bị tổn hại do y tế gây ra: Các bệnh nhân có tình trạng đặc biệt như dị ứng
thuốc, có thai, cho con bú, trẻ em hoặc các bệnh đặc biệtc cần tránh sử dụng các loại
thuốc có thể gây hại. Vì bác sĩ thiếu thông tin về bệnh nhân cũng như thiếu thông tin
về thuốc nên những bệnh nhân này bị dùng những loại thuốc có chống chỉ định và gây

hại.
- Không được thông tin về bệnh của mình: Bệnh nhân không thể lưu trữ
hồ sơ sức khỏe của mình một cách đồng bộ, đầy đủ để chuyển cho bệnh viện khác khi
cần thiết. Những bệnh nhân lớn tuổi có các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu
đường hoặc các bệnh đặc biệt như tâm thần, suy thận, ung thư… thường phải lưu hồ
sơ một cách đồng bộ để theo dõi, nhưng thực tế hình thức bệnh án giấy khiến cho việc
mang theo hồ sơ gặp khó khăn và bác sĩ không có nhiều thì giờ để xem đầy đủ diễn
biến bệnh.
4. Đối với hệ thống báo cáo y tế – thống kê – kiểm tra dịch bệnh:
- Số liệu thống kê bệnh viện dùng để báo cáo lên các cấp quản lý bên trên
không thật sự chính xác và không đầy đủ.
- Việc thống kê báo cáo thủ công bằng giấy mất rất nhiều thời gian.
- Có quá nhiều loại báo cáo, thống kê cần làm, lặp lại…
- Khi có dịch bệnh phát sinh thì số liệu không thể hiện ngay tức thời để có
phương án xử lý…
5. Đối với chính sách bảo hiểm y tế
Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách BHYT, tiến tới BHYT toàn dân vào
năm 2014. Trong những năm qua, việc thực hiện luật BHYT vào thực tế đã phát sinh
nhiều vấn đề nan giải, cho đến nay vẫn còn chưa được giải quyết ổn:
- Cách thức tính phí đồng chi trả nhiều phức tạp gây khó khăn cho việc
tính toán và định giá viện phí cho từng đối tượng bệnh nhân.
- Việc quản lý, lưu trữ đơn thuốc để kiểm chứng khi báo cáo quyết toán
làm tăng thêm công việc cho bác sĩ và hao tốn giấy mực cũng như kho lưu trữ.
- Các công thức tính gói dịch vụ y tế không theo thực thu thực chi gây
nhiều khó khăn cho kế toán.
- Việc phân chia kho thuốc thành kho dịch vụ và kho BHYT làm tăng
nhân sự quản lý dược và khó khăn trong việc cung cấp thuốc.
- Các vấn đề về hưởng BHYT của trẻ em và trường hợp tai nạn giao
thông chưa rõ ràng.
- Báo cáo quyết toán hàng quý gây khó khăn, mất nhiều thì giờ và công

sức của nhân sự kế toán. Các báo cáo thường xuyên bị sai lệch số liệu, từ đó dẫn đến
quyết toán chậm trễ, gây khó khăn cho hoạt động bệnh viện.
- Các yêu cầu báo cáo BHYT thường xuyên thay đổi khiến cho việc lập
số liệu báo cáo mất nhiều công sức mà lại không hữu dụng.
- Ngoài ra còn có vấn đề lạm dụng thẻ BHYT của bệnh nhân và cả nhân
viên y tế, cố ý khai sai để nhận thuốc gây thất thoát cho ngân sách BHYT. Điều này
đã xảy ra ở nhiều nơi và chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
- Những thủ tục phiền hà về hành chính BHYT tạo cho bệnh nhân những
khó khăn khi khám bệnh khiến cho bệnh nhân có cái nhìn ác cảm với chính sách
BHYT.
- …
Chủ trương của nhà nước và thực tế phát triển
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong quản lý bệnh viện, Bộ Y Tế
đã có nhiều văn bản, chỉ thị của Bộ Trưởng Y Tế yêu cầu các bệnh viện nhanh chóng
ứng dụng CNTT đặc biệt là đơn thuốc điện tử trong quản lý bệnh viện. Ban chỉ đạo
CNTT Bộ Y tế đã có nhiều hướng dẫn, tiêu chí giúp bệnh viện thực hiện ứng dụng
CNTT y tế. Các hội nghị về CNTT y tế được tổ chức hàng năm để ghi nhận sự phát
triển và lấy ý kiến đề xuất cho sự phát triển CNTT y tế.
Thực tế, các bệnh viện ngày nay đã được kết nối internet. Một số thử nghiệm
về chẩn đoán trực tuyến từ xa đã được tiến hành. Bộ y tế và các đơn vị trực thuộc đã
có website. Nhiều bệnh viện đã tự lực xây dựng hoặc mua các phần mềm chuyên
dụng phục vụ cho công tác của mình.
Tuy nhiên, những thứ có được trong thực tế kể trên là vô cùng nhỏ bé. Cùng
với sự thất bại của nhiều đề án CNTT như 211, các chương trình chính phủ điện tử
không thành công, việc ứng dụng CNTT trong quản lý Bệnh viện ở Việt Nam còn
nhiều yếu kém nếu không muốn nói là “chưa có gì”. Việc nghiên cứu, ứng
dụng và đào tạo tin học y tế trong những nǎm qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tǎng về CNTT y tế ở Việt Nam.
Bước đầu những công ty phần mềm tham gia xây dựng hệ thống quản lý bệnh
viện đã thất bại nặng vì thiếu kiến thức chuyên môn y tế. Nhiều bệnh viện đã hăng hái

ứng dụng CNTT nhưng nhận lấy thất bại do phần mềm không đáp ứng được yêu cầu
thực tế. Vì nếm trải thất bại nên các bệnh viện đã trở nên nghi ngờ về khả năng của
CNTT trong y tế, dần dần trở nên thụ động và từ chối ứng dụng CNTT khi chưa thấy
được kết quả khả quan từ các bệnh viện khác.
Nguyên nhân thất bại:
Nhiều phân tích đã cho thấy các nguyên nhân của sự thất bại trong ứng dụng CNTT
trong bệnh viện:
- Các hoạt động chuyên môn bệnh viện quá phức tạp. Các bệnh viện có quy mô,
hoạt động chuyên khoa và cung cách quản lý khác nhau. Khó có thể mang phần mềm
đang sử dụng ở bệnh viện này áp dụng cho bệnh viện khác.
- Các công ty lập trình phần mềm không có kiến thức về chuyên môn và quản lý
y tế. Phần mềm được viết ra không đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của bệnh viện. Việc
khắc phục sai sót, sửa lỗi chiếm nhiều thời gian và tiền bạc.
- Thiếu các công ty chuyên nghiệp đầu tư cho CNTT y tế. Hầu hết các công ty
phần mềm chỉ muốn khai thác tài chính từ phần mềm bệnh viện mà không quan tâm
đến lợi ích lâu dài của khách hàng. Khi cảm thấy tham gia CNTT bệnh viện gặp quá
nhiều khó khăn thì các công ty này bỏ rơi bệnh viện khi phần mềm còn dang dở.
- Cơ quan quản lý không có kiến thức về CNTT, không đưa ra được yêu cầu cụ
thể về quản lý cho nhà sản xuất phần mềm thực hiện.
- Lãnh đạo bệnh viện thiếu kiến thức và chưa hiểu ích lợi của CNTT.
- Bệnh viện thiếu đầu tư thỏa đáng, kinh phí hạn hẹp.
Trong những năm qua, ứng dụng CNTT trong y tế ngày càng phát triển mạnh
mẽ, các hệ thống thông tin y tế HIS, RIS và PACS được triển khai ứng dụng
rộng rãi và hiệu quả, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn DICOM và HL7 nhằm
hướng tới thống nhất về trao đổi và xử lý thông tin dữ liệu giữa các cơ sở y tế
phục vụ công tác quản lý, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe. Sau đây là
một số khái niệm về hệ thống, tiêu chuẩn CNTT y tế ứng dụng phổ biến trên thế
giới cũng như tại Việt Nam hiện nay.
HIS (Hospital Information System): Hệ thống thông tin bệnh viện thường được biết
đến với tên gọi khác là "Hệ thống quản lý bệnh viện"; phục vụ công tác quản lý, điều

hành tại Bệnh viện với các chức năng chính: quản lý thông tin bệnh nhân và bệnh sử;
quản lý bệnh nhân đến khám và điều trị nội và ngoại trú, quản lý bệnh án, dược, tài
chính, viện phí, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự Ngày nay, HIS là công cụ tối ưu
hóa trong quản lý điều hành; phục vụ điều trị; phục vụ nghiên cứu và đào tạo; thống
kê, dự báo, dự phòng tại các Bệnh viện.
EPR (Electronic Patient Record): Bệnh án điện tử thực chất là phần mềm dùng thay
thế cho bệnh án giấy trong quản lý thông tin bệnh nhân, kết quả chẩn đoán, xét
nghiệm, liệu trình điều trị với nhiều ưu điểm trong tìm kiếm, tra cứu, tổng hợp số
liệu phục vụ điều trị và hỗ trợ nghiên cứu.
Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT Y tế tại Bệnh viện hoạt động dựa trên chuẩn
hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7

RIS (Radiology Information System): Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh là hệ
thống phần mềm được triển khai tại Khoa chẩn đoán hình ảnh. RIS bao gồm các thành
phần và có tổ chức gần giống với HIS nhưng ở qui mô nhỏ hơn với các chức năng:
quản lý thông tin bệnh nhân, quản lý danh sách bệnh nhân đến chụp - chiếu tại khoa,
số liệu chụp - chiếu và kết quả chẩn đoán Thông tin dữ liệu của RIS gồm dạng Text
và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM được lấy từ các thiết bị chiếu chụp: X-quang, cắt
lớp, siêu âm, cộng hưởng từ…
PACS (Picture Archiving and Communication System): Hệ thống thông tin lưu trữ
và thu nhận hình ảnh có nhiệm vụ quản lý công tác lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh
trên mạng thông tin máy tính của Khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc của Bệnh viện, trong
đó các hình ảnh được lấy từ các thiết bị: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng
từ hạt nhân với định dạng ảnh phổ biến hiện nay là DICOM được lưu trữ tại các
Server và truyền đến các máy tính tại Khoa chẩn đoán hình ảnh và các Khoa trong
Bệnh viện phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị. PACS khác RIS là chỉ quản
lý, tổ chức lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên mạng mà không quan tâm đến các dữ
liệu dạng Text như: thông tin chi tiết của bệnh nhân, số lần chụp chiếu, bệnh án, liệu
trình điều trị
DICOM (Digital Imaging and Communication in Medicine): Tiêu chuẩn ảnh và

truyền thông trong y tế, được phát triển từ năm 1988 dựa trên chuẩn ACR-NEMA; là
qui chuẩn về định dạng và trao đổi ảnh y tế cùng các thông tin liên quan, từ đó tạo ra
một phương thức chung nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất cũng như người
sử dụng trong kết nối, lưu trữ, trao đổi, in ấn ảnh y tế. Hiểu một cách đơn giản, tập tin
ảnh DICOM ngoài dữ liệu hình ảnh giống như các tiêu chuẩn JPG, BMP, GIF còn
chứa thêm một số thông tin dạng Text như: tên bệnh nhân, loại thiết bị chụp chiếu tạo
ra hình ảnh….

HL7 (Health Level Seven): Tên gọi HL7 bắt nguồn từ mô hình mạng truyền thông
OSI 7 lớp trong đó lớp 7 là lớp ứng dụng (Application Level). HL7 là chuẩn dùng cho
trao đổi dữ liệu dạng Text; chia sẻ, kết hợp, truy xuất các thông tin y tế điện tử giữa
các bệnh viện cũng như các cơ sở y tế. Ra đời từ năm 1987, trải qua nhiều phiên
bản, cho đến nay HL7 ngày càng được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi.


Quy trình tạo ra Profile tích hợp trong IHE

IHE (Intergrating Healthcare Enterprise): được phát triển từ năm 1998, là giải
pháp tích hợp các hệ thống, tiêu chuẩn giữa các tổ chức y tế bằng cách đưa ra các quy
trình thực hiện (Process) và cách thức giao dịch (Transaction). IHE sử dụng các tiêu
chuẩn DICOM và HL7, đưa ra các “Profile” tích hợp (Intergration Profile), hướng
dẫn các thông tin hoặc quy trình làm việc dựa trên các tiêu chuẩn có sẵn như DICOM
hoặc HL7. Tóm lại, IHE sẽ giúp loại bỏ sự không thống nhất, giảm chi phí, tạo ra khả
năng tương thích ở mức độ cao nhất.

×