Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG-NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.26 KB, 18 trang )


 !"#$
Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh, Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh
%&'(')*+4 tit l thuyt
M,C TIÊU
%'% /0*(1%2**3456'*%7'8*.2*.9:%;*<*(+
1. Hiểu khái niệm nguy cơ, yu tố nguy cơ, đánh giá nguy cơ, quản l nguy cơ v.v.
2. Hiểu được các mô hình đánh giá nguy cơ khác nhau và vai trò của đánh giá nguy cơ
trong quản l nguy cơ.
3. Trình bày được các bước chính của Khungđánh giá nguy cơ Sức khỏe môi trường-
nghề nghiệp (SKMT-NN).
 =>, 

 %?'*'@A*(B4.C734DBEF*(B4.C
Theo Ropeik và Grey (2002): “nguy cơ được định nghĩa là xác suất mà việc phơi nhiễm
với yếu tố nguy cơ sẽ để lại một hậu quả xấu”. Một khái niệm tương tự khác về nguy cơ
sức khỏe môi trường: “Nguy cơ Sức khỏe môi trường là xác suất một hậu quả xấu sẽ xẩy
ra trong một khoảng thời gian nào đó, trên một người, một nhóm người, hay trên cây cối,
động vật hay hệ sinh thái của một vùng nào đó do phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ ở
một liều hay nồng độ nhất định” (enHealth Council, 2004). Có nghĩa là nguy cơ phụ
thuộc vào mức độ độc hại của chất phơi nhiễm và mức độ phơi nhiễm. Vì vậy, các khái
niệm này có thể được mô tả bằng công thức sau đây:
(B4.CGH?.6BIE/JBKB;/DBEF*(B4.C/$%C'*%'LA
Cán bộ thực hiện công tácđánh giá và quản l nguy cơ cần hiểu rõ các yu tố quyt định
nguy cơ được nêu ở công thức trên. Xác suất là một yu tố mang tính thống kê nhằm mô
tả khả năng một việc gì đó sẽ xẩy ra, ví dụ ‘Nguy cơ mắc bệnh ung thư do phơi nhiễm
nghề nghiệp với chất hóa học X ở nồng độ Y là một phần triệu’, ‘Nguy cơ mắc bệnh tiêu
chảy do khuẩn Salmonella có trong nem chua nu bạn ăn 100 g nem chua mỗi tuần là Z”.
Xác suất “Z” phụ thuộc vào nhiều yu tố như lượng khuẩn Salmonella có trong thịt, mức
độ nhạy cảm của từng cá nhân, lượng nem chua đã ăn, nem chua được ăn ngay hay rán
lên rồi mới ăn v.v.


Hậu quả là những tác động xấu tới sức khỏe do việc tip xúc với yu tố hay chất ô nhiễm
môi trường và có tác động rất lớn đn nhận thức nguy cơ của người dân, ví dụ, ‘khả năng
(xác suất) một tai nạn xảy ra tại một nhà máy điện nguyên tử là rất thấp, nhưng nó vẫn
tiềm ẩn một nguy cơ do có thể dẫn đn những hậu quả thảm khốc nu điều đó xảy ra’ hay
“khả năng bị cá mập tấn công khi bơi ở các bãi biển Việt Nam là thấp, tuy nhiên mọi
người vẫn sợ bị cá mập tấn công do họ đã được xem trên truyền hình một vài trường hợp
tử vong do cá mập tấn công ở những nơi khác. Vì vậy, với nhiều nguy cơ, mặc dù xác
suất là khá thấp nhưng hậu quả lại khá nghiêm trọng và mọi người vẫn nhận thức chúng
tiềm ẩn những nguy cơ cao. Do vậy, “hậu quả” là một yu tố quan trọng tạo nên nguy cơ.
Hậu quả có thể có nhiều cấp độ từ không đáng kể, nhỏ, không nghiêm trọng, nghiêm
trọng cho đn thảm khốc.
Yếu tố nguy cơ là khả năng một chất hay một yu tố sẽ gây ra một tác động tiêu cực lên
sức khỏe nu có sự tip xúc. Ví dụ, ‘loại vi rút này là một yu tố nguy cơ vì có thể gây ra
sốt xuất huyt ở người; hay vi khuẩn này là một yu tố nguy cơ vì có thể gây ra dịch tả ở
người; dioxit Silic (SiO
2
) hoặc Silic tự do dạng tinh thể là yu tố nguy cơ vì có khả năng
làm hình thành các hạt xơ ở phổi, gây tổn thương ở mô kẽ, gây xơ hóa lan tỏa ở phổi và
dẫn đn bệnh bụi phổi Silic ở công nhân do tip xúc nghề nghiệp v.v.”. Tuy nhiên, nu
chúng ta không phơi nhiễm với một tác nhân nào đó, thì cho dù rằng yu tố nguy cơ này
có thể tạo ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn nhưng nguy cơ hiện hữu là tối thiểu. Ví dụ,
một người sẽ không mắc bệnh sốt xuất huyt nu không bị muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt,
không bị bụi phổi Silic nu không hít phải bụi chứa dioxit Silic hay Silic tự do dạng tinh
thể. Bảng 1 và Hình 1 dưới đây mô tả một số yu tố nguy cơ vi sinh vật phổ bin trong
thực phẩm và nước.
;*(?.7'6'*%7JE.9EM0*(E%N.1%OAKB)*EM-*(
$%P* Q0R'6;*1%OAE%N.
1%OA
?.7'6'*%7JE.9EM0*(E%N.1%OAS'E%'B5:TA.%IE
QUV*(

Hạt ngũ cốc (hydrat-cacbon) Aspergillus, Fusarium, Penicillium ,Monilia,Rhizopus.
Bánh mì (hydrat-cacbon) Bacillus, Aspergillus, Penicillium, Endomyces, Rhizopus,
Neurospora.
Rau (hydrat-cacbon) Achromobacter, Pseudomonas, Flavobacterium,
Lactobacillus, Bacillus.
Hoa quả và nước trái cây Acetobacter, Lactobacillus, Saccharomyces,Torulopsis.
Thịt tươi (chất đạm và chất
béo)
Micrococcus, Cladosporium, Thamnidium,
Achromobacter, Pseudomonas, Flavobacterium.
Xúc xích, thịt xông khói,
giăm bông v.v.
Micrococcus, Lactobacillus, Streptococcus, Debarmyces,
Penicillium
Thịt gia cầm (chất đạm và
chất béo)
Achromobacter, Pseudomonas, Flavobacterium,
Micrococcus, Salmonella.
Cá, tôm (chất đạm) Achromobacter, Pseudomonas, Flavobacterium,
Micrococcus, vibrio
Sữa, các sản phẩm sữa Streptococcus, Lactobacillus, Microbacterium,
Achromobacter, Pseudomonas, Flavobacterium, Bacillus
Trứng (chất đạm, chất béo) Pseudomonas, Cladosporium, Penicillium, Sporotrichum.
Nguồn: />important-foods.htm
Hình 1. Các ví dụ về các yếu tố nguy cơ vi sinh vật có trong thực phẩm và nước sinh
hoạt:E coli 0157:H7; Khuẩn lỵ amip; vi rút viêm gan A, khuẩn salmonella; vi khuẩn
Campylobacter; phẩy khuẩn tả; khuẩn liên cầu; trực khuẩn mủ xanh, vi cầu khuẩn.
Phơi nhiễm là sự tip xúc giữa chất hay yu tố ô nhiễm môi trường-nghề nghiệp với đối
tượng đích, dẫn đn sự thấm nhiễm; ví dụ trẻ em tip xúc với chì trong đất dẫn đn bị
nhiễm độc chì; công nhân khai thác than, công nhân xây dựng v.v. thường tip xúc và bị

phơi nhiễm với bụi chứa silic dẫn đn nguy cơ bị bệnh bụi phổi silic; thợ gò thường
xuyên tip xúc với ting ồn dẫn đn nguy cơ mắc bệnh đic nghề nghiệp. Hậu quả là
những tác động xấu tới sức khỏe do việc tip xúc với yu tố hay chất ô nhiễm môi
trường. Nu một người không phơi nhiễm với một yu tố nguy cơ thì sẽ không có nguy
cơ sức khỏe. Ví dụ, ‘sự phun trào của núi lửa có thể không là một nguy cơ với tôi do tôi
sống ở Hà nội; hay “sốt xuất huyt có thể không là một nguy cơ đối với những người dân
Châu Âu do họ không phơi nhiễm với vi rút sốt xuất huyt vì muỗi Aedes không lưu
hành ở Châu Âu; hay “nguy cơ mắc bệnh ung thư của người dân sống tại Hà nội do phơi
nhiễm với TCDD – chất độc nhất thuộc nhóm dioxin- là tối thiểu bởi vì họ không phơi
nhiễm với TCDD trong môi trường, trong khi nguy cơ của người dân địa phương sống tại
các điểm nóng dioxin ở Việt nam là khá cao nu họ tiêu thụ các thực phẩm có nguy cơ
cao được nuôi trồng tại địa phương”; “nguy cơ bị bệnh tiêu chảy nu sử dụng nước sạch
trong ăn uống sinh hoạt, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm là rất thấp”; “nguy cơ bị bệnh bụi phổi silic đối với những người làm nghề diễn
viên là rất thấp, trong khi đó nguy cơ bị bụi phổi silic ở công nhân khai thác than và công
nhân xây dựng ở Việt Nam thường là khá cao vì thường xuyên phơi nhiễm với yu tố
nguy cơ ở mức cao trong môi trường làm việc với thời gian phơi nhiễm dài”, “nguy cơ bị
đic nghề nghiệp ở công nhân làm việc trong lĩnh vực ch bin thực phẩm là khá thấp,
còn nguy cơ bị bệnh đic nghề nghiệp ở công nhân đóng tàu là khá cao do thường xuyên
phải phơi nhiễm với ting ồn ở nơi làm việc”
Như vậy, một nguy cơ SKMT-NN được quyt định bởi bốn yu tố đã mô tả ở trên. Ví dụ,
nguy cơ mắc bệnh ung thư nu phơi nhiễm với dioxin có trong thực phẩm ở liều lượng 1-
4 pg/kg/ngày trong suốt cuộc đời là một phần triệu. Trong đó, xác suất là “một phần
triệu”, hậu quả là “bệnh ung thư”, yu tố nguy cơ là “dioxin” và phơi nhiễm là “ăn thực
phẩm nhiễm dioxin trong suốt cuộc đời”. Tương tự, nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyt nu
sống tại Việt nam và bị muỗi Aedes đốt là xấp xỉ một phần nghìn. Ở đây, xác suất là “một
phần nghìn”, hậu quả là “mắc bệnh sốt xuất huyt”, yu tố nguy cơ là “vi rút dengue”và
phơi nhiễm là “sống ở Việt Nam, nơi bạn có thể bị muỗi Aedes đốt”. Khi bất kỳ một
trong bốn yu tố ở trên bằng 0, thì khi đó sẽ không có nguy cơ. Giảm bất kỳ hoặc tất cả
bốn yu tố trên sẽ giúp làm giảm mức độ nguy cơ.

Ngoài những khái niệm ở trên, còn có những khái niệm nguy cơ liên quan đn các nguy
cơ sức khỏe môi trường. Ví dụ, theo Ủy ban Quốc hội Mỹ về Đánh giá và Quản l Nguy
cơ (Presidential/Congressional Commission on Risk Assessment and Risk Management
1997): Nguy cơ được định nghĩa như là xác suất mà một chất hay một tình huống nào đó,
trong một số điều kiện nhất định, sẽ để lại tác hại.Nguy cơ được tạo thành bởi hai yu tố:
đó là xác suất một tác động có hại sẽ xẩy ra (ví dụ xác suất một bệnh hay một chấn
thương nào đó sẽ xẩy ra) và hậu quả của tác động đó(ví dụ chấn thương sọ não, tử
vong).Theo định nghĩa này, nguy cơ được mô tả bằng công thức sau:
Nguy cơ = Xác suất một tác động có hại xẩy ra x hậu quả của tác động có hại
Trong khi theo McColl và cộng sự(2000), nguy cơ được định nghĩa như khả năng những
tác động có hại cho sức khỏe có thể xảy ra do phơi nhiễm với một yu tố nguy cơ trong
một cộng đồng dân cư và là tổng hợp của hai yu tố: Xác suất phơi nhiễm và mức độ
nghiêm trọng của hậu quả. Nguy cơ = Xác suất phơi nhiễm x Mức độ nghiêm trọng của
hậu quả.
Những khái niệm nêu trên cho thấy đối với một nguy cơ SKMT-NN, hai yu tố cơ bản
hình thành nguy cơ là phơi nhiễm (bao gồm xác suất) và yu tố nguy cơ (bao gồm hậu
quả). Phần lớn các hoạt động của con người đều có nguy cơ nào đó. Nguy cơ thường
được các cá nhân đánh giá một cách vô thức. Sau khi đánh giá nguy cơ liên quan một
cách có  thức hoặc vô thức, một quyt định sẽ được đưa ra về việc có chấp nhận nguy cơ
đó hay không. Các ví dụ về hành vi chấp nhận nguy cơ một cách có  thức như: đua xe,
đi băng qua đường vào giờ tam tầm, tham gia các môn thể thao mạo hiểm, bơi lội, phơi
nắng, đi máy bay, phơi nhiễm với các yu tố hoá học và vi sinh vật trong môi trường, hút
thuốc, uống rượu, tiêu thụ thực phẩm bin đổi gen, làm việc trong môi trường ồn, rung và
có mức ô nhiễm không khícao v.v. Một hậu quả sức khỏe có thể ở nhiều mức độ khác
nhau, từ những tác hại không đáng kể (có thể chữa trị được, không làm suy nhược cơ thể
và không đe dọa đn tính mạng) như da nổi mụn, ho, đau đầu, đau họng, buồn nôn, chóng
mặt v.v. đn các ảnh hưởng nghiêm trọng hơn (không thể chữa trị, làm suy nhược cơ thể,
thậm chí có thể đe dọa đn tính mạng), chẳng hạn như tiêu chảy, nhiễm vi rút H5N1, sốt
xuất huyt dengue, dị tật bẩm sinh, ung thư, bệnh HIV/AIDS v.v.
W %?'*'@AX?*%('?*(B4.C6Y.:%Z[AS'EMU&*(#*(%\*(%'@1

]^*7'M0*A[*E)Q%[)QE%M'6:)66[66A[*E_
Đánh giá nguy cơSKMT-NN (Environmental-occupational health risk assessment) là một
quy trình đánh giá nguy cơ một cách có hệ thống những ảnh hưởng sức khoẻ do phơi
nhiễm với các yu tố nguy cơ hóa học, sinh học, vật l, hay tâm l xã hội. Quy trình này
bao gồm đánh giá định lượng ví dụ: xác định mức độ phơi nhiễm tối đa cho phép với một
chất hóa học hay xác định xác suất xảy ra một tác động có hại ví dụ xác suất mắc bệnh
ung thư là 1 phần 100.000 v.v. Có nhiều khái niệm khác nhau về đánh giá và quản l
nguy cơ. Dưới đây là những khái niệm được sử dụng phổ bin.
Đánh giá nguy cơ được tin hành nhằm đánh giá những ảnh hưởng sức khoẻ do phơi
nhiễm với một yu tố nguy cơ xác định để từ đó đề xuất các giải pháp quản l nguy cơ
(American Chemical Society 1998). Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường được định
nghĩa như là “Một quy trình có tổ chức nhằm mô tả và ước lượng khả năng của việc phơi
nhiễm với yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường sẽ để lại hậu quả xấu cho sức khỏe. Quy
trình này bao gồm 4 bước chính, đó là: xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá mối quan hệ
liều-đáp ứng, đánh giá phơi nhiễm và mô tả nguy cơ” (US Presidential/ Congressional
Commission on Risk Assessment and Risk Management 1997).
Định nghĩa gần đây nhất về đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường là: “Một quy trình và
phương pháp nhằm ước lượng những tác động tiềm tàng của việc phơi nhiễm với một yếu
tố nguy cơ hóa học, vật lý, sinh học, hay tâm lý xã hội lên một cộng đồng cụ thể dưới một
số điều kiện và trong một khoảng thời gian xác định” (enHealth Council 2004). Vai trò
của đánh giá nguy cơ là nhằm “cung cấp đầy đủ thông tin đn những nhà quản l nguy
cơ, cụ thể là những nhà làm luật, hoạch định chính sách, các nhà quản l để có thể đưa ra
những quyt định tốt nhất có thể” (Paustenbach, 1989). Quy trình đánh giá nguy cơ sức
khỏe môi trường do enHealth Council (2004) đề xuất bao gồm những bước tương tự như
đề xuất của Ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ về Quản l và Đánh giá nguy cơ (1997) và NRC
(1983), bao gồm: xác định vấn đề, đánh giá yu tố nguy cơ (gồm hai bước: xác định yu
tố nguy cơ và đánh giá mối quan hệ liều-đáp ứng), đánh giá phơi nhiễm, mô tả nguy cơ,
sự tham gia của các bên liên quan và truyền thông nguy cơ. Các bước của Khung Đánh
giá nguy cơSKMT-NN sẽ được mô tả ở Phần III và mô tả chi tit hơn trong Bài 2 đn Bài
6 của giáo trình này.

Trong thực t, tùy thuộc vào tình huống, các loại nguy cơ có thể tương đối khác nhau và
vì vậy cách một chuyên gia Y t công cộng nhận thức về một nguy cơ sẽ rất khác so với
một chuyên gia về xã hội học, chuyên gia về nông nghiệp v.v. Trong tài liệu đào tạo này,
nội dung sẽ tập trung vào đánh giá các nguy cơ sức khỏe/nguy cơ SKMT-NN, chủ yu
liên quan đn các yu tố nguy cơ hoá học và vi sinh vật. Trong thực t thì khung đánh giá
này chưa được áp dụng nhiều đối với các nguy cơ vật l hay tâm l xã hội. Phần lớn các
nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học trên th giới là áp dụng khung này
để đánh giá các yu tố nguy cơ hoá học và sinh học. Đánh giá nguy cơSKMT-NN có thể
được sử dụng để (1) Đề ra các hướng dẫn về nộng độ cho phép đối với các chất/yu tố
gây ô nhiễm có trong nước và thực phẩm; (2) Đánh giá các tác hại liên quan đn sức khỏe
do phơi nhiễm với các yu tố nguy cơ nghề nghiệp; (3) Đánh giá nguy cơ sức khỏe do
các tác nhân hóa học và vi sinh khi các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có nguy cơ tiềm
ẩn; và (4) Đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư do phơi nhiễm với một chất gây ô nhiễm
trong môi trường.
` %?'*'@AKB;*Qa*(B4.C
Trên th giới có nhiều khái niệm khác nhau về quản l nguy cơ. Theo Tiêu chuẩn cùa
Ôxtrâylia, quản l nguy cơ là ‘Quy trình và hệ thống được tạo ra nhằm quản lý một cách
hiệu quả các cơ hội tiềm năng và các tác động tiêu cực’– AS4360. Trong khi theo
enHealth (2004), đây là ‘Quy trình đánh giá các phương án hành động, lựa chọn và triển
khai các giải pháp phù hợp để kiểm soát nguy cơ SKMT-NN dựa trên kết quả đánh giá
nguy cơ. Quá trình ra quyết định sẽ sử dụng các thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ
thuật, khoa học. Quá trình này đòi hỏi sự cân nhắc các giá trị và chi phí’. Tương tự, khái
niệm do Ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ về Đánh giá nguy cơ và Quản l nguy cơ (1997) đưa
ra như sau “Quản lý nguy cơ là quá trình xác định, đánh giá, lựa chọn và đưa ra các
hành động nhằm làm giảm nguy cơ đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái. Giá trị
cốt lõi của quản lý nguy cơ là phải dựa trên cơ sở khoa học, hiệu quả về mặt chi phí, các
hành động có tính kết nối nhằm làm giảm hoặc ngăn ngừa nguy cơ đồng thời cân nhắc
các yếu tố văn hóa xã hội, đạo đức, chính trị và luật pháp”. Để có được một cái nhìn tổng
quan hơn nữa về các khung khác nhau sử dụng cho đánh giá và quản l nguy cơ sức khỏe
và nguy cơ SKMT-NN, sinh viên nên đọc thêm bài báo phân tích vể vấn đề này của tác

giả Jardine và cộng sự đăng năm 2003.
 bcd^
 e*(KB)*7\.?.AS%f*%X?*%('?73KB;*Qa*(B4.C6Y.:%Z[
Có nhiều nguy cơ và yu tố nguy cơ tồn tại trong môi trường sống mà phần lớn là do các
hoạt động của con người tạo ra. Tuy nhiên, mức độ nhận thức và sự quan tâm của cộng
đồng về các nguy cơ lại khác nhau rất lớn so với đánh giá của các nhà khoa học. Ví dụ,
mọi người có xu hướng lo ngại các chất phụ gia trong thực phẩm mặc dù nu quản l tốt
thì các chất này chỉ tồn tại với hàm lượng rất nhỏ và ít khi để lại các hậu quả sức khoẻ,
trong khi đó các yu tố nguy cơ phổ bin khác như động vật cắn (ví dụ: chó cắn, rắn cắn,
hay muỗi đốt) có số ca mắc và tử vong cao hơn nhiều nhưng thường ít được cộng đồng
chú . Vì vậy, để cung cấp các bằng chứng khoa học về một nguy cơ cụ thể do yu tố hoá
học, sinh học, vật l, tâm l xã hội v.v.đánh giá nguy cơ là một công cụ và phương pháp
quan trọng nhằm đánh giá khoa học về mức độ của nguy cơ, từ đó đưa ra các biện pháp
khác nhau để kiểm soát nguy cơ. Trong lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp thì nhiều công ty,
nhà máy đã và đang áp dụng công cụ đánh giá nguy cơ để từ đó đề xuất các giải pháp
quản l hiệu quả các yu tố nguy cơ gây ra các bệnh nghề nghiệp. Kể từ đầu những năm
1980, mô hình phân tích nguy cơ sức khỏe đầu tiên đã được Viện Khoa học Quốc gia của
Hoa Kỳ (NRC, 1983) đề xuất và tập trung vào đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư do
phơi nhiễm với các chất hóa học có trong thực phẩm. Trong mô hình này, quy trình đánh
giá nguy cơ được phân chia thành ba giai đoạn: xác định vấn đề, phân tích và mô tả nguy
cơ.
Quản l nguy cơ là quá trình ra quyt định bao gồm sự cân nhắc các yu tố chính trị, kinh
t, xã hội và kỹ thuật cùng với kt quả của quá trình đánh giá nguy cơ nhằm đưa ra, phân
tích, lựa chọn và thực hiện những phương án thích hợp làm giảm nhẹ nguy cơ. Quản l
nguy cơ bao gồm ba phần: (1)Đánh giá nguy cơ; (2) kiểm soát phát thải và phơi nhiễm;
và (3) quan trắc nguy cơ. Cuối những năm 1990, nhiều mô hình khác nhau đã được đưa
ra tập trung vào các loại nguy cơ khác nhau bao gồm các nguy cơ về sức khỏe con người,
môi trường, sinh thái, nghề nghiệp và tài chính v.v. Những mô hình đánh giá, truyền
thông và quản l nguy cơ áp dụng ở từng quốc gia khác nhau có tên gọi, mục đích và cấu
trúc khác nhau, như liệt kê dưới đây:

 Xác định Nguy cơ Sức khỏe: Thách thức trong công tác bảo vệ Sức khỏe (Health
and Welfare Canada, 1990),
 Luật Bảo vệ Môi trường Canada: Đánh giá nguy cơ Sức khỏe Con người liên quan
tới các chất ưu tiên (Health Canada, 1994),
 Mô hình Quản l Nguy cơ Sức khỏe Môi trường (Ủy ban Quốc hội về Đánh giá và
Quản l Nguy cơ - US Presidential/Congressional Commission on Risk
Assessment and Risk Management, 1997),
 Đánh giá nguy cơ Sức khỏe Môi trường (Ủy ban Sức khỏe môi trường Ôxtrâylia -
enHealth Council of Ôxtrâylia 2004),
 Mô hình Đánh giá nguy cơ Sinh thái (CCME, 1996),
 Hướng dẫn Đánh giá nguy cơ Sinh thái (US EPA, 1998b),
 Đề xuất mô hình Đánh giá và Quản l Nguy cơ Sức khỏe Nghề nghiệp (Rampal &
Sadhra, 1999), v.v.
Tuy nhiên, những khung đánh giá nguy cơ này nhìn chung có quy trình tương đối giống
nhau, chủ yu bao gồm ba giai đoạn như trong mô hình của NRC. Jardine và cộng sự
(2003) đã phân tích 12 mô hình quản l và đánh giá nguy cơ được áp dụng phổ bin trên
toàn th giới và đã xác định được bảy yu tố căn bản cần có trong một mô hình hoàn
chỉnh nhằm đánh giá và quản l các nguy cơ sức khỏe con người, sinh thái, SKMT-NN
như được liệt kê dưới đây:
 Giai đoạn xác định vấn đề;
 Sự tham gia của các bên liên quan;
 Truyền thông;
 Cấu phần đánh giá nguy cơ định lượng
 Xem xét và đánh giá
 Đưa ra quyt định dựa trên bằng chứng
 Tính linh hoạt
Năm 2007, WHO đã đưa ra một khái niệm mới về mô hình đánh giá nguy cơ tích hợp là
một cách tip cận dựa trên cơ sở khoa học, kt hợp các quy trình đánh giá nguy cơ cho cả
con người, sinh vật và các nguồn tài nguyên tự nhiên trong một khung đánh giá. Một quy
trình như vậy có thể được áp dụng rộng rãi cho nhiều loại hình đánh giá khác nhau, bao

gồm 1) đánh giá dự đoán các tác động của hoạt động dự kin triển khai, 2) đánh giá các
tác động hiện hữu của hoạt động đã xảy ra, 3) đánh giá các hoạt động ở những khu vực
đặc biệt … Sự tích hợp có trong tất cả các giai đoạn của quy trình đánh giá nguy cơ từ lập
k hoạch đánh giá cho đn giai đoạn ra quyt định.
W %N.EMR*(.S*(E?.X?*%('?73KB;*Qa*(B4.C6Y.:%Z[AS'EMU&*(#*(%\
*(%'@1EM8*E%D('g'5EM0*(:%B7N.73h'@E)A
Mặc dù mô hình phân tích nguy cơ chính thức đầu tiên cho sức khỏe cộng đồng đã được
đưa ra tại Hoa Kỳ (NRC, 1983) với sự tập trung chủ yu vào đánh giá nguy cơ của các
chất gây ung thư có trong thực phẩm và có vai trò khởi đầu cho công tác đánh giá nguy
cơ trên toàn th giới, đánh giá nguy cơ định lượng đã được áp dụngtừ năm 1976 khi EPA
đưa ra những hướng dẫn chung và ngắn gọn cho công tác đánh giá nguy cơ ung thư
(Hrudey, 1998). Kể từ những năm 1990 cho đn nay, khung đánh giá nguy cơ sức khoe
̉/sức khoẻ môi trường đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ,
Canada, Anh, Ôxtrâylia v.v.
Cụ thể, đánh giá nguy cơ đã được ứng dụng nhằm đánh giá (1) một yu tố nguy cơ/nguy
cơ nào đó (các chất hóa học, vi sinh vật, chất sinh ung thư v.v.) hay (2) một đối tượng
nào đó (con người, đất, nước, thực phẩm, không khí…) hay (3) theo những chủ đề (như
các khu vực ô nhiễm, các chất ưu tiên; xây dựng các tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm, thit
bị y t, sử dụng thuốc theo đơn, đáp ứng với tình huống khẩn cấp, giao thông vận tải và
truyền thông nguy cơ).Một cách tổng thể, WHO, USEPA và enHealth Council
(Ôxtrâylia) đã phát triển và đưa ra những mô hình, khung và hướng dẫn về quản l nguy
cơ có thể áp dụng trên phạm vi quốc t. Ví dụ, US EPA đã xuất bản một bộ gồm năm
hướng dẫn đầu tiên về đánh giá nguy cơ sức khỏe (liên quan đn ung thư, đột bin gen,
các tác động lên sự phát triển, đánh giá phơi nhiễm, và các hỗn hợp hóa chất) năm 1986
và các hướng dẫn về đánh giá nguy cơ sinh thái (EPA 1992, 1998) cùng với nhiều phiên
bản chỉnh sửa trong những năm tip theo. Nhiều tổ chức cũng đưa ra hướng dẫn đánh giá
định lượng nguy cơ vi sinh vật trong nước và thực phẩm.
Nhìn chung, nhiều nước phát triển đã áp dụng khung đánh giá nguy cơ như là một cơ sở
giám sát có tính chuẩn mực với đầy đủ những hướng dẫn và quy định hỗ trợ. Ở các nước
đang phát triển, việc áp dụng khung đánh giá nguy cơ vẫn còn khá hạn ch do không có

đủ những điều kiện cơ sở vật chất, số liệu và cán bộ được đào tạo trong lĩnh vực đánh giá
nguy cơ. Tuy nhiên, nhiều nước, chẳng hạn như ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,
đã triển khai các hoạt động liên quan đn bảo vệ sức khỏe và môi trường như tin hành
các nghiên cứu, đưa ra các văn bản pháp l, quy định và thit lập hệ thống quản l môi
trường v.v.
Tương tự như ở các nước đang phát triển khác trong khu vực, công tác đánh giá và quản
l nguy cơ SKMT-NN ở Việt Nam chưa được thực hiện một cách bài bản và khoa học.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe nhân
dân (1989), Luật Bảo vệ Môi trường (1994, sửa đổi năm 2005)… Mặc dù những hướng
dẫn hay khung đánh giá nguy cơ đã không được xây dựng cụ thể cho bối cảnh thực t ở
Việt Nam, các mô hình và tiêu chuẩn quốc t về đánh giá nguy cơ vẫn có thể áp dụng
một cách thích hợp trong những lĩnh vực nhưSức khỏe môi trường, an toàn vệ sinh thực
phẩm, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người v.v.
Tuy nhiên, các nguyên tắc, các bước và quy trình đánh giá nguy cơ chỉ mới được thực
hiện bài bản trong các nghiên cứu khoa học. Việc áp dụng khung đánh giá nguy cơ cho
những mục đích khác trong thực t vẫn còn thụ động và mang tính dịch vụ, có nghĩa là
đánh giá nguy cơ chỉ được tin hành khi tác động đã xảy ra, ví dụ khi dịch sốt rét, sốt
xuất huyt, tiêu chảy cấp, SARS, cúm gia cầm v.v. đã xẩy ra. Dù cho khung đánh giá
nguy cơ ở các nước phát triển hay đang phát triển cũng đã và đang được áp dụng ở một
mức độ nào đó, hiện vẫn còn ba tồn tại cơ bản sau đây: (1) thiu những số liệu về độc
chất học trên quẩn thể người nói chung và các chủng tộc cụ thể nói riêng, phần lớn các thí
nghiệm được thực hiện trên các động vật, (2) khung thời gian phơi nhiễm còn hạn ch và
(3) sự tồn tại của các yu tố không chắc chắn. Những yu tố này cùng với những nguyên
nhân khác như thiu cơ sở vật chất, kin thức và năng lực đã góp phần tạo nên sự không
đồng đều trong việc áp dụng khung đánh giá/quản l nguy cơ trên th giới.
` 1ij*(:%B*(X?*%('?73KB;*Qa*(B4.C
Đánh giá và quản l nguy cơ đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên th
giới, đặc biệt là trong lĩnh vực nước sinh hoạt và thực phẩm vì chất lượng nước và thực
phẩm ảnh hưởng trực tip tới sức khỏe con người. US EPA đã đưa ra những tài liệu cụ
thể liên quan đn lĩnh vực này như: Sổ tay về yu tố phơi nhiễm (US EPA 1989); Hướng

dẫn Đánh giá nguy cơ sức khỏe đối với các hỗn hợp chất hóa học (U.S. EPA, 1986,
2000); Hướng dẫn Đánh giá nguy cơ đối với các chất gây ung thư (US EPA 1986a,
1999a, 2001b) và nhiều tài liệu hướng dẫn khác cụ thể cho từng nhóm tuổi và giới tính
hay cho các loại chất cụ thể như chì hay dioxin; Quy trình đánh giá và quản l các nguy
cơ sức khỏe liên quan đn thực phẩm (ANZFA, 1996, 2001), Hướng dẫn về Nước uống
Ôxtrâylia (NHMRC and ARMCANZ, 1996); Đánh giá an toàn vi sinh vật đối với nước
uống – Cải thiện phương pháp đánh giá và cách tip cận (OECD, WHO 2003) và nhiều
tài liệu khác do WHO và các tổ chức khác phát hành. Trong lĩnh vực Y học lao động,
phương pháp đánh giá và quản l nguy cơ cũng được áp dụng rộng rãi tại một số nước,
đặc biệt là trong công tác quản l nguy cơ ở các nhà máy nhằm giảm nguy cơ sức khoẻ
cho công nhân do phơi nhiễm với các yu tố nguy cơ nghề nghiệp.
Đánh giá nguy cơ hiện chủ yu tập trung vào các yu tố nguy cơ là các chất hóa học và
các vi sinh vật. Quy trình trên l thuyt cho đánh giá nguy cơ đối với hóa chất và vi sinh
vật là như nhau, tuy nhiên, yu tố nguy cơ vi sinh vật khác với yu tố nguy cơ hóa chất ở
một vài điểm cơ bản sau đây: (1) khả năng bin đổi của các dạng khác nhau của một
mầm bệnh trong khả năng gây bệnh, (2) mức độ nguy hiểm có thể tăng lên khi mầm bệnh
truyền qua nhiều cá thể mắc bệnh khác nhau, (3) các mầm bệnh nhìn chung không phân
bố đều trong môi trường nước, không khí, đất, hay thực phẩm (4) các mầm bệnh có thể
truyền từ một người sang nhiều người khác, từ người lành mang mầm bệnh hay những
đối tượng đang ốm yu, và (5) xác suất một cá thể bị nhiễm mầm bệnh hay ốm tùy thuộc
không chỉ vào tình trạng sức khỏe của người đó mà còn phụ thuộc vào lượng mầm bệnh
và khả năng miễn dịch đã có (Hunter P.R & Payment P, 2003).
Trong đánh giá nguy SKMT-NN, cần xác định các nhân tố cụ thể để có thể xác định các
yu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe. Trong nhiều trường hợp, một nguy cơ sức khoẻ
có thể xảy ra do một hay nhiều nhân tố. Vì vậy, đánh giá nguy cơSKMT-NN cần xem xét
tác động qua lại giữa các nhân tố này. Một số yu tố nguy cơ sức khoẻ thường gặp trong
lĩnh vực sức khoẻ môi trường bao gồm tồn dư hóa chất nông nghiệp, các yu tố liên quan
tới quá trình xử l nước, ch bin thực phẩm, các chất ô nhiễm môi trường, các chất phụ
gia thực phẩm, các chất bảo quản thực phẩm, độc tố nấm, các vi sinh vật, các độc tố thực
vật, các tồn dư hóa chất thú y (ANZFA, 1996) và các yu tố nguy cơ nghề nghiệp như

ting ồn, rung, bụi silic v.v.
.
 d^ !"#
$
 'g'E%'@B
Quy trình cơ bản được xây dựng riêng cho đánh giá và quản l nguy cơ SKMT-NN là
Khung Đánh giá nguy cơ Sức khỏe Môi Trường của Ôx-trây-lia (Environmental Health
Risk Assessment, vit tắt là EHRA) do Ủy ban Sức khỏe Môi trường đưa ra (2004). Vì
vậy, khung đánh giá này sẽ là cơ sở cho các phương pháp đánh giá nguy cơ được sử dụng
trong khóa học này. EHRA là một quy trình hay một phương pháp nhằm đánh giá các
nguy cơ đối với sức khỏe con người do phơi nhiễm với các yu tố nguy cơ trong môi
trường. Quy trình này được sử dụng nhằm giúp đề ra những tiêu chuẩn và các hướng dẫn
nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sức khỏe người lao động (ví dụ, tiêu chuẩn về ô
nhiễm không khí, nước uống). Khi chưa có các tiêu chuẩn rõ ràng thì EHRA giúp đánh
giá các nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm với một chất hóa học, một sản phẩm hay một
hoạt động cụ thể. EHRA cũng được ứng dụng trong các tình huống thực t, tình huống
giả định, hay được thực hiện như là một cấu phần của quy trình đánh giá tác động sức
khỏe. Mặc dù khung Đánh giá nguy cơ SKMT-NN này được đưa ra nhằm đánh giá các
loại yu tố nguy cơ khác nhau bao gồm sinh vật, hóa chất, yu tố vật l hay tâm l xã hội,
nhưng trong khuôn khổ giáo trình này nội dung chủ yu tập trung đánh giá những yu tố
nguy cơ hóa học và vi sinh vật. Khung đánh giá nguy cơ SKMT-NN được xây dựng dựa
vào mô hình đánh giá và quản l nguy cơ sức khỏe của của Hội đồng Nghiên cứu Quốc
gia Mỹ (U.S. NRC 1983) và của Ủy ban Quốc hội Mỹ về Đánh giá và Quản l Nguy cơ
(P/CCRARM 1997).
Khung đánh giá này gồm bốn bước chính như sau: xác định vấn đề; đánh giá yu tố nguy
cơ (bao gồm xác định yu tố nguy cơ và đánh giá liều-đáp ứng); đánh giá phơi nhiễm; và
mô tả nguy cơ (Hình 4). Ngoài bốn bước chính này còn có truyền thông nguy cơ, sự tham
gia của các bên liên quan và tham vấn cộng đồng là cấu phần quan trọng cần được tin
hành trong suốt quá trình quản l và đánh giá nguy cơ. Phần này chỉ trình bảy một cách
ngắn gọn nội dung chính của từng bước trong khung đánh giá nguy cơ SKMT-NN. Các

bài từ Bài 2 đn Bài 5 trong giáo trình này sẽ mô tả chi tit nội dung của cả bốn bước này
và Bài 6 sẽ trình bày khái niệm về nhận thức nguy cơ và truyền thông nguy cơ.
W Ug.H?.Xk*%7I*X\
Đây là bước đầu tiên trong khung Đánh giá nguy cơ SKMT, có vai trò xác định các vấn
đề liên quan đn đánh giá nguy cơ và xác định phạm vi, mục tiêu của hoạt động đánh giá.
Cán bộ thực hiện công tác đánh giá nguy cơ SKMT-NN cần tìm hiểu nhiều vấn đề khác
nhau trong bước đầu tiên này. Ví dụ, vài năm trước đây, dịch tả đã xảy ra tại Hà nội và
nhiều tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam. Cán bộ được phân công thực hiện công tác đánh
giá nguy cơ xẩy ra dịch tả ở Hà nội cần trả lời những câu hỏi sau đây để hoàn thành bước
xác định vấn đề:
 Những vấn đề gì cần quan tâm? (Ví dụ, dịch tả sẽ tác động như th nào đn sức
khỏe, kinh t, xã hội?).
 Nguyên nhân nào đã dẫn đn dịch tả?
 Tại sao dịch tả ở Hà nội là một vấn đề cần phải quan tâm ?
 Dịch tả đã được xác định như th nào?
 Có cần phải đánh giá nguy cơ dịch tả ở Hà Nội?
 Đánh giá nguy cơ có phù hợp với dịch tả và trong hoàn cảnh cụ thể tại Hà nội?
 Người dân Hà nội, Bộ Y t và các ban ngành, tổ chức liên quan nhận thức như th
nào về dịch tả, về đánh giá nguy cơ và quản l nguy cơ dịch tả trên địa bàn?
) H?.Xk*%7I*X\
NE%)A(').l).m*(Xn*(5.?.o8*Q'8*
KB)*573EMB4\*E%S*(*(B4.C
Các yu tố
khoa học,
kỹ thuật,
văn hóa,
xã hội,
chính trị
H[A
/TE573

:'pA
EM)Eq*%
E%N.
E'L*
Đánh giá
nguy cơ &
phân tích
phương án
và quyt
định
Xử l
nguy cơ
Giám sát
và đánh
giá
H?.Xk*%7I*X\
?*%('?4DBEF
*(B4.C
Xác định yu
tốnguycơ
Đánh giá
liều-đáp ứng
?*%('?
1%C'*%'LA
H[A/TE5
73:'pA
EM)Eq*%
E%N.E'L*
SE;*(B4
.C

H[A
/TE573
:'pAEM)
Eq*%
E%N.
E'L*

b^ !"

b^ !"
Hình 4. Mối quan hệ giữa đánh giá và quản lý nguy cơ
(Nguồn: Australian enHealth Council 2004, dựa vào P/CCRARM 1997 và NRC 1983)
` ?*%('?4DBEF*(B4.C
Theo mô hình đánh giá nguy cơ SKMT của enHealth Council (2004), đánh giá yu tố
nguy cơ bao gồm hai bước là xác định yu tố nguy cơ và đánh giá liều-đáp ứng.
3.1. Xác định yếu tố nguy cơ
Bước này nhằm mục đích xác định những tác hại sức khỏe liên quan tới yu tố nguy cơ
và các tác hại này có thể tin triển như th nào (Health Canada 1999). Các cán bộ làm
công tác đánh giá nguy cơ có thể sử dụng kt quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau ở trong
nước và trên th giới cho bước xác định yu tố nguy cơ, bao gồm các nghiên cứu dịch tễ
học trên người (các nghiên cứu dịch tễ học dựa trên bệnh án và quan sát, các điều tra
cộng đồng…), các nghiên cứu trên động vật (các nghiên cứu độc học trên các động vật
thí nghiệm khi cho phơi nhiễm với các liều lượng độc chất khác nhau và quan sát đánh
giá các tác động sức khoẻ), các nghiên cứu trong ống nghiệm Các vấn đề khác cần xem
xét trong bước này gồm có: khoảng thời gian kéo dài các tác động có hại; sự hấp thụ,
phân bố và đào thải các chất trong cơ thể và tác động sức khoẻ của các sản phẩm phụ của
quá trình chuyển hoá. Ví dụ, khi đánh giá nguy cơ ô nhiễm atrazine ở các nguồn nước,
chúng ta cần phải xem xét các sản phẩm chuyển hóa của atrazine gồm có
desethylatrazine, desisopropylatrazine, diamonochlorotriazine và hydroxyatrazine. Trong
cơ thể người, nhiều loại men có tác dụng oxy hóa, oxy hóa-khử, thủy phân các loại thuốc

và các chất hóa học đưa từ ngoài vào. Thông thường, các men này khử độc các chất hóa
học nhằm ngăn chặn các tác động có hại đn các t bào, các cơ quan và toàn bộ cơ thể.
Tuy nhiên, có những trường hợp trong đó sự trao đổi chất lại kích hoạt các chất hóa học
thành các dạng độc hại hoặc quá trình chuyển hoá sản sinh ra các sản phẩm phụ có tác
động tiêu cực tới sức khoẻ. Vì vậy, khi xác định các yu tố nguy cơ hóa học, chúng ta cần
cân nhắc không chỉ bản thân các chất hóa học mà còn chú trọng đn cả các sản phẩm phụ
của quá trình chuyển hoá các chất này. Liên quan đn các yu tố nguy cơ sinh học, một
số vi sinh vật có thể không có hại, tuy nhiên khi xâm nhập vào trong cơ thể con người và
đn một số cơ quan trong cơ thể, chúng có thể sản sinh ra các độc chất gây hại cho sức
khỏe con người.
Mặc dù cả nghiên cứu độc chất và nghiên cứu dịch tễ học đều có thể được sử dụng trong
bước xác định yu tố nguy cơ, trong thực t, các nghiên cứu dịch tễ học được đánh giá là
quan trọng hơn do được tin hành trên quần thể người. Tuy nhiên, theo Samet và cộng sự
(1998), nu so sánh với các nghiên cứu độc chất học, các nghiên cứu dịch tễ học có nhiều
giới hạn, như: thường đòi hỏi chi phí cao hơn, tin hành trong những khoảng thời gian
dài, khó kiểm soát các yu tố nhiễu và có thể dẫn đn những kt quả không đáng tin cậy.
Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của nghiên cứu độc chất học và dịch tễ học trong Đánh
giá nguy cơ SKMT-NN, sinh viên có thể tham khảo thêm các tài liệu khác về độc học
môi trường, dịch tễ học môi trường hay Hướng dẫn Đánh giá nguy cơ Sức khỏe Môi
trường do Ủy ban enHealth Ôxtrâylia ban hành năm 2004. Tại Việt nam, việc áp dụng
các nghiên cứu độc học và dịch tễ học trong bước xác định yu tố nguy cơ còn khá giới
hạn do có ít nghiên cứu độc học trên các yu tố nguy cơ sinh học, hóa học và hầu ht các
nghiên cứu dịch tễ học là các nghiên cứu mô tả cắt ngang hay các nghiên cứu bệnh chứng
với rất ít nghiên cứu thuần tập ở quy mô lớn.
3.2. Đánh giá mối quan hệ liều-đáp ứng
Trong bước này, cả thông tin định tính và định lượng về độc tính được phân tích nhằm
đánh giá mối liên quan giữa các mức độ phơi nhiễm khác nhau và ảnh hưởng sức khoẻ,
đặc biệt là các tác động tiêu cực. Có nhiều cách khác nhau để đánh giá mối quan hệ liều
đáp ứng, bao gồm: các liều gây tác hại (ví dụ, LD, LC, ED) và liều không gây đáp ứng có
hại quan sát được (NOAEL); hay các mô hình để ngoại suy các kt quả nghiên cứu ở liều

phơi nhiễm cao sang liều phơi nhiễm thấp thường gặp trong môi trường. Tuy nhiên, còn
nhiều điểm hạn ch và yu tố không chắc chắn về đánh giá liều đáp ứng. Những hạn ch
này bao gồm: hạn ch về số liệu nghiên cứu mối quan hệ liều đáp ứng trên động vật và
con người; cần phải làm phép ngoại suy các đáp ứng ở liều phơi nhiễm cao trong các
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sang liều phơi nhiễm thấp thường gặp trong môi
trường; phép ngoại suy từ các tình huống phơi nhiễm trên động vật sang quần thể người;
và nhiều kt quả khác nhau tùy theo sự lựa chọn các mô hình sử dụng.
r ?*%('?1%C'*%'LA
Đánh giá phơi nhiễm nhằm xác định mức độ, tần suất, quy mô, đặc điểm và khoảng thời
gian phơi nhiễm trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai. Bước này cũng cần xác định
rõ đặc điểm của quần thể bị phơi nhiễm cũng như các đường phơi nhiễm (Xem Hình 5
vềcác đường phơi nhiễm với yu tố nguy cơ môi trường trong thực phẩm và nước). Yêu
cầu đầu tiên cho việc tin hành đánh giá phơi nhiễm là xác định được sự có mặt (hoặc
vắng mặt) của các yu tố nguy cơ cũng như nồng độ và sự phân bố của chúng.
Những yu tố sau cần được xem xét khi đánh giá các đường phơi nhiễm trong môi
trường: môi trường trung gian (ví dụ: không khí, nước mặt, nước ngầm, đất…); quy mô
địa l (ví dụ: toàn cầu, quốc gia, khu vực, địa phương…); đặc điểm các nguồn ô nhiễm
(ví dụ: phát tán liên tục hay từng thời điểm, nguồn điểm hay khuch tán); bản chất của
yu tố nguy cơ (ví dụ: là một tác nhân cụ thể hay nhóm các tác nhân); quần thể phơi
nhiễm (ví dụ: con người, động vật, cây cối, cũng như nhóm nhỏ quần thể và đặc biệt
những nhóm dễ bị tổn thương); đường phơi nhiễm (ăn/uống vào, phơi nhiễm qua da, hít
thở vào); các điều kiện môi trường (ví dụ: nồng độ pH, độ ẩm, nhiệt độ); và khung thời
gian (ví dụ: quá khứ, hiện tại, tương lai) (enHealth Council, 2004). Có nhiều kỹ thuật có
thể sử dụng để thu thập thông tin về phơi nhiễm, như:
 Phương pháp trực tip, như theo dõi trực tip và sử dụng các chỉ số sinh học
 Các phương pháp gián tip, như giám sát môi trường, xây dựng mô hình phơi
nhiễm, điều tra và ghi nhật k nhằm ghi lại quá trình phơi nhiễm.
Những thông tin này là cơ sở xây dựng mô hình phơi nhiễm để sau này sẽ là cơ sở cho
việc đưa ra các ước lượng cho mức độ phơi nhiễm.
Hình 5. Các đường phơi nhiễm

Nguồn: />s SE;*(B4.C
Mô tả nguy cơ là bước cuối cùng của quá trình đánh giá nguy cơ SKMT-NN. Mục tiêu
của bước này là tổng hợp tất cả những thông tin từ các bước xác định vấn đề, đánh giá
yu tố nguy cơ và đánh giá phơi nhiễm; để mô tả nguy cơ về mặt bản chất, quy mô và
mức độ ảnh hưởng sức khỏe tới cá nhân và cộng đồng. Bước này cũng cần đánh giá lại
chất lượng chung của quá trình đánh giá cũng như những giả định và kt luận đưa ra
nhằm ước lượng nguy cơ. Ủy ban enHealth (2004) cho rằng bước mô tả nguy cơ cuối
cùng him khi chính xác tuyệt đối về mặt định lượng do có những hạn ch về mặt số liệu
làm cơ sở cho quá trình đánh giá. Tuy nhiên, nu tin hành đánh giá định lượng, các
mức ước lượng nguy cơ có thể được đưa ra bằng cách sử dụng nhiều mô hình khác nhau.
Khi có sự không chắc chắn trong mỗi bước của quá trình Đánh giá nguy cơ SKMT-NN,
phần mô tả nguy cơ cũng cần phân tích những yu tố không chắc chắn này. Phần này
nên bao gồm nội dung đánh giá những yu tố không chắc chắn do thiu thông tin, các sai
số (ví dụ: sai số lấy mẫu, sai số phân tích) và những giả định đưa vàocác mô hình dự
đoán. Nhìn chung, bước mô tả nguy cơ cung cấp cho những người quản l nguy cơ một
cở sở khoa học trong việc đưa ra những quyt định về lựa chọn các giải pháp quản l
nguy cơ và cung cấp những thông tin cơ bản cho các hoạt động truyền thông nguy cơ.
Nguồn phơi nhiễm Đường phơi nhiễm Phân bố của chất độc
Nước
Đất
Không khí
Mạch máu
Hấp thụ ở ruột
Ăn uống
Tip xúc qua da
Hít thở
Chuyển hoá ở gan
T bào
Đào thải
Đào thải ở thận

 tu
Bài này giới thiệu những khái niệm cơ bản về nguy cơ, nguy cơ SKMT-NN, đánh giá và
quản l nguy cơ sức khỏe/SKMT-NN và các bước của khung Đánh giá nguy cơ SKMT-
NN. Như được thảo luận trong phần I và II, có nhiều mô hình đánh giá nguy cơ khác
nhau được áp dụng phổ bin trên toàn th giới. Trong lĩnh vực Y t Công Cộng, những
mô hình đánh giá nguy cơ do Ủy ban Quốc hội Hòa Kỳ về Đánh giá và Quản l Nguy cơ
(1997)và NRC (1983) là những mô hình có ảnh hưởng lớn nhất. Trong lĩnh vực SKMT-
NN, khung Đánh giá nguy cơ SKMT của enHealth Council Ôxtrâylia (2004) được sử
dụng phổ bin do khung đánh giá này được xây dựng riêng cho công tác đánh giá các
nguy cơ SKMT-NN. Các nguy cơ SKMT-NN có thể do phơi nhiễm với các yu tố nguy
cơ vật l, hóa học, sinh học hay xã hội. Tuy nhiên, hiện tại khung đánh giá này áp dụng
rộng rãi nhất đối với các yu tố nguy cơ hóa học và sinh học, còn ít áp dụng cho các yu
tố nguy cơ vật l hay xã hội. Các yu tố nguy cơ hoá học và sinh học thường được đánh
giá bao gồm các yu tố trong môi trường gây ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng cũng như
các yu tố trong môi trường làm việc là nguyên nhân của các bệnh nghề nghiệp. Các bài
tip theo của giáo trình này sẽ mô tả chi tit các bước của khung đánh giá nguy cơ
SKMT-NN.
Bên cạnh quy trình kỹ thuật đánh giá nguy cơ SKMT-NN với 5 bước (xác định vấn đề,
xác định yu tố nguy cơ, đánh giá mối quan hệ liều-đáp ứng, đánh giá phơi nhiễm, và mô
tả nguy cơ), các cán bộ đảm nhiệm công tác đánh giá nguy cơ cần phải tìm hiểu thực t
và đánh giá mức độ nhận thức nguy cơcủa các bên liên quan, để từ đó có chin lược
truyền thông nguy cơ thích hợp và hiệu quả. Ngoài ra, cũng cần phải lưu  rằng các kt
quả Đánh giá nguy cơ SKMT chỉ là một trong những cơ sở giúp nhà quản l nguy cơ cân
nhắc đưa ra những quyt định về quản l nguy cơ. Các nhà quản l còn phải cân nhắc
thêm các yu tố khác trong quá trình ra quyt định bao gồm nguồn lực, kỹ thuật, điều
kiện kinh t xã hội, văn hoá v.v. Mặc dù lịch sử của hoạt động đánh giá nguy cơ bắt đầu
từ năm 1983 khi NRC công bố báo cáo với tiêu đề “Đánh giá nguy cơ trong Chính phủ
Liên bang”, lĩnh vực này tại Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Hiện
nay, ở Việt Nam, đánh giá nguy cơ SKMT-NN hay đánh giá nguy cơ sức khỏe không
phải là quy trình bắt buộc và còn thiu những cán bộ được đào tạo trong lĩnh vực này.

Thêm vào đó, số liệu phục vụ công tác đánh giá phơi nhiễm còn khá hạn ch. Để tăng
cường công tác áp dụng khung đánh giá này trong thực t, các ban, ngành liên quan cần
tip cận với phương pháp đánh giá nguy cơ SKMT-NN và coi đây là một công cụ quan
trọng trong quản l các nguy cơ SKMT-NN, cũng như có một k hoạch cụ thể và hệ
thống cơ sở dữ liệu cần thit phục vụ các hoạt động đánh giá nguy cơ.
c
Australian enHealth Council 2004, Environmental Health Risk Assessment: Guidelines
for Assessing Human Health Risks from Environmental Hazards, Department of Health
and Ageing, Canberra.
Ôxtrâylia New Zealand Food Authority (ANZFA), 1996. Framework for the assessment
and management of food-related health risks. ANZFA. Canberra
Blake ER 1995, ‘Understanding outrage: How scientists can help bridge the risk
perception gap’, Environmental Health Perspectives, supps vol. 103, supp. 6, pp. 123-
125.
Connel D, 2010. Overview of Environmental Health risk assessment. Griffith School of
the Environment, Griffith University. Training materials for the Training workshop in
Environmenal behaviour and human health risk assessment associated with the use of
agricultural Thuốc trừ sâu in Vietnam. Hanoi School of Public Health, Vietnam.
Glenn Suter, Theo Vermeire, Wayne Munns, and Jun Sekizawa, 2007. Framework for the
integration of health and ecological risk assessment. Integrated Risk Assessment. Report
Prepared for the WHO/UNEP/ILO International Programme on Chemical Safety.
WHO/IPCS/IRA/01/12.
Harley, D., Harrower, B., Lyon, M. and Dick, A. (2001) A primary school outbreak of
pharyngoconjunctival fever caused by adenovirus type 3. Commun Dis Intell 25, 9–12.
Howe A, Hoo Fun L, Lalor G, Rattray R, Vutchkov M. 2005. Elemental composition of
Jamaican foods 1: a survey of five food crop categories. Environ Geochem Health
27(1):19–30.
Hrudey SE (1998). Quantitative cancer risk assessment—pitfalls and progress. In: Hester
RE and Harrison RM. Issues in Environmental Science and Technology, No. 9. Royal
Society of Chemistry Risk Assessment and Risk Management. Cambridge, UK

Jardine CG, Hrudey SE, Shortreed JH, Craig L, Krewski D, Furgal C & McColl S 2003,
‘Risk management frameworks for human health and environmental risks’, Journal of
Toxicology and Environmental Health, Part B, vol.6, no. 6, pp. 569-641.
Samet LM, Schnatter R & Gibb H 1998, ‘Invited commentary: Epidemiology and risk
assessment’, American Journal of Epidemiology, vol. 148, no.10, pp. 929-936.
Tuyet-Hanh T, Vu-Anh L, Ngoc-Bich N, Tenkate T, 2010. Environmental Health Risk
Assessment of Dioxin Exposure through Foods in a Dioxin Hot Spot – Bien Hoa city,
Vietnam. International Journal of Environmental Research and Public Health, 2010, 7,
2395-2406.
U.S. Environmental Protection Agency (US EPA), 1986a. Guidelines for estimating
exposures. Federal Register 51:34042-34054.
U.S. Environmental Protection Agency, 1986b. Guidelines for carcinogen risk
assessment. Federal Register 51(185):33992-34003. (revision in 1999, 2001)
U.S. Environmental Protection Agency, 1986c. Guidelines for mutagenic risk assessment.
Federal Register 51(185):34006-34012.
U.S. Environmental Protection Agency, 1986f. Methods for assessing exposure to
chemical substances. Volume 8: Methods for assessing environmental pathways of food
contamination. Office of Toxic Substances, Washington, DC. EPA/560/5-85/008.
(revision in 2000).
U.S. Environmental Protection Agency, 1992. Framework for Ecological Risk
Assessment. Washington, DC. EPA/630/R-92/001.
U.S. Environmental Protection Agency, 1998. Guidelines for Ecological Risk assessment.
Federal Register 63(93): 26846-26924. EPA/630/R-95/002F.
U.S. National Research Council, (US NRC), 1983. Risk assessment in the federal
government: Managing the process. Washington, DC, National Research Council,
National Academy of Science Press.
WHO OECD, 2003. Assessing microbial safety of drinking water: Improving approaches
and methods. IWA Publishing.

×