Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.16 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
󽞙󽞚
TRẦN MINH THẮM
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN
HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN NHÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK)
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh (HDBank) là
công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Các số liệu có nguồn trích
dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công trình
nghiên cứu khác.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2010
Tác giả luận văn
Trần Minh Thắm
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG


1.1 NHỮNG VẤN ĐÊ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Bảo lãnh ngân hàng 1
1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 2
1.1.3 Các chủ thể trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.4 Vai trò và chức năng của bảo lãnh ngân hàng 5
1.1.4.1. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 5
a. Bảo lãnh được dùng như công cụ bảo đảm: 5
b. Bảo lãnh được dùng như công cụ tài trợ: 5
c. Bảo lãnh là công cụ đôn đốc hoàn thành nghiã vụ giữa các chủ thể: 6
d. Bảo lãnh là công cụ hạn chế rủi ro do thông tin bất cân xứng: 6
1.1.4.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 7
a. Vai trò đối với nền kinh tế: 7
b. Vai trò đối với các chủ thể tham gia bảo lãnh: 7
1.1.5 Phân loại bảo lãnh ngân hàng 8
1.1.5.1. Căn cứ theo mục đích bảo lãnh: 8
a. Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee, Bid Bond): 8
b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee): 8
c. Bảo lãnh bảo hành (Maintenance Guarantee): 8
d. Bảo lãnh thanh toán (PaymentGuarantee): 9
e. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (Repayment Guarantee): 9
f. Bảo lãnh Hải quan (Custom Guarantee): 9
1.1.5.2. Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh: 9
a. Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee): 9
b. Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee): 10
c. Bảo lãnh giáp lưng (Back- to-back Guarantee): 12
d. Bảo lãnh được xác nhận (Confirmed Guarantee): 13
e. Đồng bảo lãnh (Syndicated Guarantee): 13
1.1.5.3. Căn cứ theo tính chất của bảo lãnh: 14
a. Bảo lãnh trả ngay vô điều kiện (Demand Guarantee): 14
b. Bảo lãnh kèm chứng từ (Documentery Guarantee): 14

1.1.6 Các điều ước quốc tế có liên quan đến bảo lãnh ngân hàng 15
1.1.6.1 Các quy tắc thống nhất về Bảo lãnh theo yêu cầu (The Uniform Rules for
Demand Guarantee- URDG) 15
1.1.6.2 Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế (The International Standby
Practice Rules – ISP) 16
1.1.6.3 Công ước Liên Hiệp Quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự phòng
(The United Nations Convention on Independent Guarantee and Standby Letter of
Credits): 16
1.2 NỘI DUNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 17
1.2.1 Các hình thức phát hành và nội dung cơ bản của thư bảo lãnh 17
1.2.1.1 Các hình thức phát hành bảo lãnh 17
a. Thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh qua mạng truyền tin có ký hiệu mật 17
b. Ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu 17
c. Phát hành bảo lãnh đối ứng 17
d. Các hình thức khác mà pháp luật không cấm 18
1.2.1.2 Những nội dung cơ bản của thư bảo lãnh: 18
a. Tên, địa chỉ …của các bên tham gia: 18
b. Dẫn chiếu hợp đồng gốc: 19
c. Số tiền bảo lãnh: 19
d. Các điều kiện thanh toán: 19
e. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: 19
f. Địa điểm phát hành và hết hạn hiệu lực bảo lãnh: 20
1.2.2 Các nhân tố quyết định chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh 20
1.2.2.1 Nhân tố chủ quan: 20
a. Con người: 20
b. Sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ và Quy trình nghiệp vụ: 21
c. Công nghệ: 21
d. Phí dịch vụ: 21
e. Một số yếu tố khác: 21
1.2.2.2 Nhân tố khách quan: 22

a. Môi trường kinh tế vĩ mô: 22
b. Môi trường pháp lý: 22
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh 23
1.2.3.1 Một số chỉ tiêu định lượng 23
a. Dư nợ bảo lãnh: 23
b. Doanh số bảo lãnh: 23
c. Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh: 23
d. Số dư tài khoản ký quỹ bảo lãnh: 24
e. Dư nợ bảo lãnh quá hạn: 25
f. Doanh số bảo lãnh quá hạn: 25
1.2.3.2 Một số chỉ tiêu định tính 26
a. Sự đa dạng sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng: 26
b. Tính hợp lý của quy trình nghiệp vụ 26
1.2.4 Các rủi ro của bảo lãnh ngân hàng 27
1.2.4.1 Rủi ro bất khả kháng: 27
1.2.4.2 Rủi ro của quốc gia của người phát hành: 27
1.2.4.3 Rủi ro xuất phát từ các chủ thể tham gia bảo lãnh: 27
a. Rủi ro từ người phát hành: 27
b. Rủi ro từ bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: 28
1.2.4.4 Các rủi ro về chứng từ: 29
1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO
LÃNH TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG: 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN
HÀNG NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM
2.1 TỔNG QUAN VỀ HDBANK 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HDBank: 32
2.1.2 Vốn điều lệ và Cơ cấu tổ chức, quản lý của HDBank 33
2.1.2.1 Vốn điều lệ: 33
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của HDBank: 33

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động chung của HDBank: 36
2.1.3.1 Huy động vốn 37
2.1.3.2 Sử dụng vốn 37
2.1.3.3 Dịch vụ thanh toán 38
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank: 39
2.2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI
HDBANK 41
2.2.1 Cơ sở pháp lý trong nước khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại
HDBank 41
2.2.1.1 Bộ luật dân sự: 41
2.2.1.2 Luật các TCTD: 41
2.2.1.3 Luật thương mại: 41
2.2.1.4 Quy chế bảo lãnh ngân hàng: 41
2.2.2 Thực trạng vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại HDBank 42
2.2.2.1 Đối tượng khách hàng và mức bảo lãnh 42
2.2.2.2 Phạm vi, giới hạn bảo lãnh: 42
2.2.2.3 Các sản phẩm bảo lãnh của HDBank: 43
2.2.2.4 Hình thức phát hành: 43
2.2.2.5 Hồ sơ và điều kiện bảo lãnh: 44
a. Hồ sơ bảo lãnh 44
b. Điều kiện bảo lãnh: 44
c. Các biện pháp đảm bảo: 45
d. Phí dịch vụ bảo lãnh: 48
2.2.2.6 Quy trình thực hiện và quản lý nghiệp vụ bảo lãnh 49
a. Bước 1 - Thẩm định và xét duyệt thư bảo lãnh: 49
b. Bước 2 - Hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng cấp bảo lãnh với khách hàng: 50
c. Bước 3 - Phát hành Thư bảo lãnh: 51
d. Bước 4 - Quản lý, theo dõi bảo lãnh: 52
2.2.2.7 Phân tích kết quả hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh của HDBank 53
a. Những chỉ tiêu định lượng: 53

b. Những chỉ tiêu định tính: 63
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA
HDBANK 63
2.3.1 Những thuận lợi của HDBank trong cung cấp nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng 63
2.3.1.1 Yếu tố con người: 64
2.3.1.2 Về sản phẩm dịch vụ và quy trình nghiệp vụ: 65
2.3.1.3 Về công nghệ: 66
2.3.1.4 Phí dịch vụ: 67
2.3.1.5 Yếu tố khác: 67
a. Quy mô vốn 67
b. Cơ cấu tổ chức 68
c. Mạng lưới chi nhánh 68
d. Ngân hàng đại lý 68
e. Công tác quảng bá thương hiệu 69
f. Chính sách phát triển 69
2.3.2 Những khó khăn của HDBank trong cung cấp nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng 70
2.3.2.1 Những khó khăn chủ quan: 70
a. Vốn điều lệ thấp 70
b. Một số Chi nhánh/Phòng giao dịch hoạt động chưa hiệu quả. 71
c. Sản phẩm chưa đủ, chưa đa dạng: 71
d. Cung cấp dịch vụ chưa chuyên nghiệp, chưa đảm bảo tính cạnh tranh: 71
e. Yếu tố công nghệ 72
f. Các hạn chế khác 72
2.3.2.2 Những khó khăn khách quan: 73
a. Sự cạnh tranh ngày càng gây gắt giữa các ngân hàng: 73
b. Hành lang pháp lý trong nước chưa hoàn thiện: 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN

HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM
2020 75
3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển các TCTD đến năm 2020: 75
3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng 76
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HDBANK 77
3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ
BẢO LÃNH CỦA HDBANK 78
3.3.1 Cơ sở và mục tiêu của giải pháp 78
3.3.2 Các giải pháp 79
3.3.2.1 Giải pháp cho nội bộ HDBank 79
a. Giải pháp về con người 79
b. Giải pháp về sản phẩm, nghiệp vụ 81
c. Giải pháp về công nghệ: 83
d. Giải pháp cho các yếu tố khác: 83
3.3.2.2 Một số kiến nghị đối với tầm vĩ mô 85
a. Cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý hoàn chỉnh và chặt chẽ 85
b. Cần có một chuẩn mực chung trong kỹ thuật nghiệp vụ bảo lãnh 85
c. Tăng cường cơ chế kiểm tra, kiểm soát 86
d. Có các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng
nội địa: 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng
CVQL&HTTD Chuyên viên quản lý và hỗ trợ tín dụng
KH Khách hàng
KHCN Khách hàng cá nhân

KHDN Khách hàng doanh nghiệp
KTGD & KQ Kế toán giao dịch và kho quỹ
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
TCTD Tổ chức tín dụng
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn vay: 37
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng phân theo chất lượng tín dụng: 38
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của HDBank: 39
Bảng 2.4: Dư nợ bảo lãnh qua các thời điểm: 54
Bảng 2.5: So sánh dư nợ bảo lãnh qua các thời điểm: 55
Bảng 2.6: Doanh số bảo lãnh qua các thời điểm: 58
Bảng 2.7: Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh qua các thời điểm: 58
Bảng 2.8: Số dư tài khoản ký quỹ qua các thời điểm: 60
Bảng 2.9: Doanh số bảo lãnh quá hạn: 62
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Danh mục các sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp: 10
Sơ đồ 1.2
: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp: 11
Sơ đồ 1.3
: Sơ đồ bảo lãnh thanh toán giáp lưng: 12
Sơ đồ 1.4
: Sơ đồ xác nhận bảo lãnh: 13
Sơ đồ 1.5
: Sơ dồ quy trình nghiệp vụ bảo lãnh: 26
Sơ đồ 2.1

: Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức của HDBank: 36
Sơ đồ 2.2
: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của HDBank: 49
Danh mục các biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1
: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh qua các năm:
60
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong những năm
gần đây có những chuyển biến vượt bậc. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại trong đó có
bảo lãnh ngân hàng không còn xa lạ với các doanh nghiệp, mà được tiếp cận và sử
dụng rộng rãi, là tấm “giấy thông hành”cho doanh nghiệp trong hoạt động mua bán trả
chậm, dự thầu, thực hiện hợp đồng… Nắm bắt nhu cầu đó, về phía các ngân hàng cũng
rất quan tâm để phát triển đúng mức nghiệp vụ này để tăng thu nhập và các khoản lợi
khác cho mình tạo nên sự cạnh tranh gây gắt.
Là một cán bộ công tác nhiều năm tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà
TP.HCM (HDBank), tôi từng là một trong những người đầu tiên thực hiện nghiệp vụ
bảo lãnh tại HDBank trong bối cảnh chưa có những hướng dẫn, mẫu biểu cụ thể mà
phải tự tìm hiểu học hỏi từ ngân hàng đi trước để phục vụ yêu cầu khách hàng. Cho
đến nay nghiệp vụ bảo lãnh đã được lãnh đạo HDBank quan tâm đúng mức và phát
triển mạnh mẽ. Với tâm huyết và mong muốn nghiệp vụ bảo lãnh tại đây ngày càng
được hoàn thiện và phát triển hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhất là
trong giai đoạn toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, tôi quyết định chọn đề tài:
“GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHÁT TRIỂN NHÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm luận văn bảo vệ học vị
Thạc sĩ kinh tế của mình.
Đây là đề tài khá mới mẻ. Hiện nay, trong nước có rất ít tài liệu nghiên cứu
chuyên sâu về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và việc áp dụng giữa lý thuyết và thực
hành về nghiệp vụ này ở các ngân hàng còn rất khác nhau. Tuy nhiên nhờ sự tận tình

hướng dẫn của PGS.TS. Trần Huy Hoàng, tôi hoàn thành được luận văn này.
Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, bạn bè và những cá nhân
tập thể có quan tâm đến lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng nhằm đề tài hoàn thiện hơn, có
thể là kinh nghiệm tham khảo cho các NHTM khác trong việc phát triển nghiệm vụ bảo
lãnh ngân hàng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nắm vững, sâu về cơ sở lý luận của nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng tại HDBank.
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quan về bảo lãnh ngân hàng;
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng;
- Đúc kết, học hỏi những kinh nghiệm từ các ngân hàng lớn có nghiệp vụ bảo
lãnh ngân hàng phát triển;
- Phân tích và đánh giá thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại HDBank để
tìm ra những mặt được và chưa được của nghiệp vụ này tại HDBank;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
tại HDBank trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
tại HDBank
Đề tài có phạm vi nghiên cứu:
Không gian: nghiên cứu về hoạt động của nghiệp vụ phát hành thư bảo lãnh tại
NHTM, đứng trên góc độ của ngân hàng khi nghiên cứu hoạt động của nghiệp vụ này
tại HDBank.
Thời gian: từ năm 2008 đến 2010
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa

Phương pháp thống kê, suy luận lôgic
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát triển mặc dù hầu hết
các NHTM đều quan tâm đến nghiệp vụ này. Xuất phát từ nhu cầu về bảo lãnh ngân
hàng trong nền kinh tế ngày càng gia tăng. Trong khi đó, các tài liệu nghiên cứu về
hoạt động của nghiệp vụ này trên khía cạnh học thuật bằng tiếng Việt ở nước ta còn
khá hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng để từ đó đưa ra các giải
pháp phát triển hoạt động này ở nước ta là cần thiết.
HDBank là một trong những NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam, tuy nhiên chỉ mới
thực sự phát triển từ năm 2007. Để không ngừng phát triển vươn lên, giữ vững thương
hiệu, HDBank rất quan tâm phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ
ngân hàng hiện đại trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
Với những nguồn lợi từ nghiệp vụ này mang lại, thì việc đi sâu vào phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động để phát huy những thuận lợi và tháo gở những khó khăn
hiện tại; từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu, thực tế để hoàn thiện hoạt động của
nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại HDBank là rất cần thiết, không những rất cần cho
HDBank mà cũng là những kinh nghiệm cho các NHTM cùng quy mô khác.
Mặc dù gặp nhiều hạn chế do ít tài liệu tham khảo nhưng đề tài đã đưa ra được
một số điểm mới sau đây:
Đưa ra khái niệm về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng;
Hệ thống hóa, cập nhật các văn bản mới liên quan đến cơ sở pháp lý quốc tế và
trong nước điều chỉnh hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng;
Đưa ra hệ thống các chỉ tiêu định lượng và định tính để đánh giá hoạt động của
nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục, tài liệu tham khảo…, nội
dung chính của Luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Tồng quan về bảo lãnh ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Phát Triển

Nhà TP.HCM.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Phát Triển
Nhà TP.HCM.
L P L
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1 NHỮNG VẤN ĐÊ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng xuất hiện vào khoảng những năm 1960 của thế kỷ 20 trong
thị trường nội địa nước Mỹ và đến những năm 1970 bắt đầu được sử dụng rộng rãi
trong các giao dịch thương mại quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của các nước sản
xuất dầu hỏa ở Trung Đông cho phép họ ký kết những hợp đồng lớn với những công ty
phương Tây để cải thiện cơ sở hạ tầng, các tiện ích công cộng, nông nghiệp, quốc
phòng…. là nguồn gốc phát sinh nhu cầu bảo lãnh ngân hàng.
Ngày nay, việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng phát triển mạnh mẽ, do nó đáp ứng
được nhu cầu hạn chế rủi ro không thực hiện các nghĩa vụ chứ không đơn thuần là rủi
ro của việc không thanh toán mà các công cụ truyền thống như tín dụng chứng từ có
thể kiểm soát được. Những thương vụ lớn với nước ngoài chắc chắn phải có bảo lãnh
đi kèm, ngoài ra nó còn được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng thương mại, xây
dựng trong nước với doanh số gia tăng nhanh chóng.
Tại Việt Nam, trước năm 1975 một số ngân hàng thuộc chế độ cũ đã cung cấp
dịch vụ này. Đến đầu năm 1990 khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập, các hoạt động của
ngân hàng cũng đa dạng hơn trong đó nghiệp vụ bảo lãnh cũng ra đời và phát triển, tuy
nhiên do khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực này vừa thiếu, vừa không thống nhất nên hoạt
động của nghiệp vụ này còn hạn chế.
Đến năm 1994 khi NHNN ban hành Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân
hàng (theo quyết định số 196/QĐ - NH14 ngày 16/09/1994 của Thống Đốc NHNN),
tiếp theo đó là một số văn bản hướng dẫn, quy chế sửa đổi bổ sung …. thì bảo lãnh
ngân hàng đã nhanh chóng phát triển. Cùng với xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế
trong và ngoài nước, các loại hình bảo lãnh được áp dụng đa dạng, tăng trưởng doanh
số và dư nợ bảo lãnh của các NHTM ngày càng tăng cao cho thấy tiềm năng của dịch

vụ này là rất lớn.
L Q L
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới
(WTO), cơ hội mở rộng thị trường hợp tác quốc tế ngày càng nhiều thì dịch vụ bảo
lãnh ngân hàng với những tính năng hỗ trợ hiệu quả của nó được các doanh nghiệp sử
dụng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và trở nên rất phổ biến.
1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Hiện nay thuật ngữ bảo lãnh ngân hàng chưa được định nghĩa một cách thống
nhất theo thông lệ và luật pháp quốc tế, tuy nhiên qua tìm hiểu và nghiên cứu, khái
niệm về bảo lãnh ngân hàng có thể được hiểu như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng thông qua việc phát hành văn bản
của ngân hàng với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho KH (gọi là bên được bảo lãnh) khi họ không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh
Tại Việt Nam, theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín
dụng (TCTD) ngày 15/6/2004, và Quy chế bảo lãnh ngân hàng theo Quyết định số
26/2006/QĐ – NHNN ngày 26/06/2006 thì khái niệm về bảo lãnh ngân hàng là cam kết
bằng văn bản của TCTD (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH (bên được bảo lãnh), khi KH không thực hiện
đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. KH phải nhận nợ và hoàn trả cho
TCTD số tiền đã được trả thay
Văn bản cam kết của TCTD gọi là “cam kết bảo lãnh”, gồm hai loại:
Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của TCTD về việc TCTD sẽ
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH khi KH không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Hợp đồng bảo lãnh: là thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD và bên nhận bảo lãnh
hoặc giữa TCTD, bên nhận bảo lãnh, KH và các bên có liên quan khác (nếu có) về việc
TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH khi KH không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
L R L

Trong giới hạn mục tiêu của đề tài, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng thương mại (NHTM) phát hành.
NHTM là một loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận và góp phần thực
hiện chính sách tiền tệ của Nhà Nước.
Ngoài ra ở phần sau đề tài có đề cập đến thuật ngữ “nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng” và “hợp đồng cấp bảo lãnh”. “Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng” trên quan điểm
của tác giả thì đây là một dịch vụ ngân hàng, thuộc nhóm cam kết ngoại bảng, trong đó
NHTM bằng uy tín và năng lực tài chính của mình cam kết với bên nhận bảo lãnh bảo
lãnh cho bên được bảo lãnh thực hiện một nghĩa vụ đã được giao kết giữa hai bên từ
trước. Khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu NHTM thanh toán bảo lãnh với những điều kiện
phù hợp với cam kết bảo lãnh đã phát hành thì NHTM phải thanh toán. Trách nhiệm
này không hủy ngang, sau khi thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, ngân hàng có quyền
truy đòi bên được bảo lãnh và bên này phải bồi hoàn cho ngân hàng nếu không sẽ phải
nhận nợ vay bắt buộc.
“Hợp đồng cấp bảo lãnh”: là văn bản thỏa thuận của giữa NHTM với KH và các
bên có liên quan (ví dụ: bên liên quan đến tài sản thế chấp) về quyền và nghĩa vụ của
các bên trong việc thực hiện bảo lãnh của NHTM cho KH.
1.1.3 Các chủ thể trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất ba chủ thể sau:
Bên bảo lãnh: là người phát hành bảo lãnh thông thường là ngân hàng, TCTD
(đề tài chỉ đề cập đến NHTM)
Bên được bảo lãnh: là người yêu cầu phát hành bảo lãnh, KH của NHTM
Bên nhận bảo lãnh: là tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đồng ý nhận bảo
lãnh và có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh.
Ngoài ra trong nghiệp vụ bảo lãnh còn có các bên có liên quan như: bên bảo lãnh
đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh…
L S L
Như vậy một nghiệp vụ bảo lãnh không đơn thuần là quan hệ giữa ngân hàng phát
hành và người thụ hưởng mà còn bao hàm những mối quan hệ:

Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và nhận bảo lãnh: đây là cơ sở phát sinh yêu
cầu bảo lãnh. Trong mối quan hệ này, bên được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải
thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.
Quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và bên được bảo lãnh: là quan hệ giữa ngân
hàng cấp tín dụng và KH hưởng tín dụng
Mối quan hệ trên của các chủ thể tham gia bảo lãnh thể hiện qua ba loại hợp
đồng: hợp đồng giữa bên được và nhận bảo lãnh (hợp đồng gốc); hợp đồng giữa bên
bảo lãnh và bên được bảo lãnh (hợp đồng cấp bảo lãnh); hợp đồng giữa bên nhận bảo
lãnh và bên bảo lãnh (cam kết bảo lãnh), cho dù cam kết bảo lãnh có thể có nhiều hình
thức khác nhau, thông thường có hai hình thức chính là thư bảo lãnh và hợp đồng bảo
lãnh.
Ở đây tác giả thống nhất với quan điểm “quan hệ bảo lãnh là quan hệ hợp đồng”.
Theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định “các bên có thể thỏa thuận về việc
bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình” hay trong từ điển pháp luật Mỹ thì “bảo lãnh là sự thỏa
thuận mà theo đó người bảo lãnh chấp thuận sẽ thực hiện nghĩa vụ nợ của bên nợ chỉ
khi bên nợ không trả nợ, là việc bên bảo lãnh bảo đảm hoặc hứa thực hiện nghĩa vụ của
bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện”.
1
Như vậy có thể thấy rõ việc xác định yếu tố thoả thuận trong quan hệ bảo lãnh -
dấu hiệu cơ bản của quan hệ hợp đồng được thể hiện khá rõ trong tư tưởng pháp lý, tức
là thể hiện quan điểm quan hệ bảo lãnh là quan hệ hợp đồng.
1
Theo bài viết “vai trò bảo lãnh ngân hàng trong kinh doanh” (kỳ 1) đăng ngày 15/06/2006 - wedsite:

L T L
1.1.4 Vai trò và chức năng của bảo lãnh ngân hàng
1.1.4.1. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
a. Bảo lãnh được dùng như công cụ bảo đảm:
Chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh là cung cấp một sự đảm bảo cho người

thụ hưởng. Bằng việc cam kết chi trả bồi hoàn khi xảy ra các biến cố vi phạm nghĩa vụ
của bên được bảo lãnh, các ngân hàng bảo lãnh đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn
cho người thụ hưởng (bên nhận bảo lãnh). Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho
giao dịch (về hợp đồng, thanh toán, bảo hành…) của các bên được suông sẻ và thuận
lợi. “Theo thống kê của ngân hàng Mỹ thì chỉ có 1% trên tổng số các bảo lãnh phát
hành ở Mỹ bị người thụ hưởng yêu cầu thanh toán”
2
, cho thấy bảo lãnh ngân hàng là
công cụ bảo đảm chứ không phải là công cụ thanh toán. Mặc khác khi dùng bảo lãnh
ngân hàng trong hợp đồng thi công, bảo hành, dự thầu… đây là những thỏa thuận
không mang tính thanh toán hay mua bán, rõ ràng bảo lãnh ngân hàng chỉ được dùng
cho mục đích đảm bảo.
b. Bảo lãnh được dùng như công cụ tài trợ:
Thông qua cam kết bảo lãnh mà người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được
ứng trước tiền, kéo dài thời hạn thanh toán tiền hàng, nộp thuế. Ví dụ: trong hợp đồng
thi công hay một hợp đồng mua bán lớn đòi hỏi phải có một thời gian dài mới hoàn tất
và phát sinh nhu cầu tài trợ cho dự án. Đơn vị thi công sẽ khó khăn về tài chính và chịu
rủi ro khi phải hoàn thành công trình hay từng hạn mục mới được chủ đầu tư thanh
toán, do đó đơn vị thi công sẽ thương lượng với chủ đầu tư ứng trước khoản tiền tài trợ
cho mình và ngân hàng của đơn vị thi công sẽ phát hành cam kết bảo lãnh đảm bảo
thanh toán cho chủ đầu tư nếu đơn vị thi công không hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Như vậy dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh ngân hàng đã
giúp đơn vị thi công hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự.
2
Trích tại trang 17 mục 3 công dụng của bảo lãnh – Bảo lãnh ngân hàng & Tín dụng dự phòng tác giả Lê Nguyên
NXB Thống Kê 1997
L U L
c. Bảo lãnh là công cụ đôn đốc hoàn thành nghiã vụ giữa các chủ thể:
Trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh, người thụ hưởng luôn có quyền yêu
cầu ngân hàng phát hành thanh toán bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ

đã cam kết bất kể mức độ vi phạm và thiệt hại của nó đối với họ; vì thế bên được bảo
lãnh luôn bị áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh. Đồng thời việc thẩm định kiểm tra
trước và sau khi cấp bảo lãnh cho bên được bảo lãnh, ngân hàng phát hành cũng có vai
trò gián tiếp tạo áp lực giảm thiểu các vi phạm nghĩa vụ.
Trên thực tế khi ngân hàng thanh toán bảo lãnh thì bên được bảo lãnh sẽ phải trả
lại cho ngân hàng, nếu quá thời hạn (thường khoảng 03 ngày làm việc) chưa thanh toán
lại thì bên được bảo lãnh sẽ phải nhận nợ vay bắt buộc và chịu lãi suất phạt, ngân hàng
sẽ được toàn quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp… của họ để thu hồi nợ. Như vậy bảo
lãnh có vai trò đốc thúc bên được bảo lãnh hoàn tất nghĩa vụ để bảo vệ quyền lợi của
mình và uy tín giao dịch với ngân hàng phát hành.
Đối với bên nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) vẫn mong muốn bên được bảo lãnh
hoàn thành hợp đồng hơn là nhận tiền bồi hoàn do vi phạm bởi vì việc tìm một đối tác
mới để thực hiện hợp đồng là tốn thời gian, chi phí và cơ hội kinh doanh.
d. Bảo lãnh là công cụ hạn chế rủi ro do thông tin bất cân xứng:
Trong kinh doanh, việc tìm hiểu đối tác là rất quan trọng, tuy nhiên vì những lý
do như: khoảng cách địa lý, chi phí tìm kiếm thông tin lớn, tập quán kinh doanh khác
nhau…. Do đó luôn tồn tại rủi ro về thông tin bất cân xứng, khi đó ngân hàng với uy
tín và năng lực nghiệp vụ của mình phát hành bảo lãnh là công cụ hiệu quả để khắc
phục nhược điểm này.
Trong các chức năng trên thì chức năng một và ba có quan hệ chặt chẽ với nhau
vì bên được bảo lãnh luôn có một sự thúc ép thực hiện đúng hợp đồng nên càng làm
tăng tính bảo đảm cho người thụ hưởng.

×