Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Vai trò của E.coli và Salmonella Spp trong hội chứng tiêu chảy trên bê hướng sữa tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 78 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


VŨ THỊ LÊ NA



VAI TRÒ CỦA E.COLI VÀ SALMONELLA SPP
TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TRÊN BÊ HƯỚNG SỮA
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH


CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LẠI THỊ LAN HƯƠNG



HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong công trình nghiên cứu nào
khác.Các tài liệu trích dẫn đều được ghi tên tác giả và tên tài liệu trích dẫn trong


phần tại liệu tham khảo.

Tác giả luận văn


Vũ Thị Lê Na



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, thực tập và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận
sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của các cơ quan cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô khoa
Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt 2 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin biết ơn sâu sắc đến cô giáo,
Tiến sĩ Lại Thị Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, toàn bộ công nhân viên công ty CP
thực phẩm sữa TH, Viện Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập góp phần vào sự thành công của đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân yêu trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên chia sẻ và giúp đỡ tôi vượt qua những khó
khăn để hoàn thành tốt đợt thực tập cũng như quá trình viết bài luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và năng lực còn nhiều hạn
chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên trong quá trình học tập cũng như hoàn
thành nội dung luận văn này khó tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô,

đồng nghiệp và bạn bè thông cảm, góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn


Vũ Thị Lê Na



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy 3
1.2 Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy. 4
1.2.1 Do vi sinh vật 4
1.2.2 Những nguyên nhân khác 8

1.3 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé 9
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9
1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 12
1.4 Một số vi khuẩn đường ruột quan trọng 13
1.4.1 Vi khuẩn E.coli 13
1.4.2 Vi khuẩn Salmonella spp 28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 31
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu. 31
2.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu. 31
2.2 Vật liệu dùng trong nghiên cứu 31
2.2.1 Mẫu bệnh phẩm 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2.2 Môi trường, hoá chất, dụng cụ thí nghiệm. 31
2.3 Nội dung nghiên cứu 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu 32
2.4.1 Phương pháp lấy mẫu 32
2.4.2 Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn 33
2.4.3 Phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí, số lượng E.coli và
Salmonella spp trong 1g phân. 34
2.4.4 Phương pháp xác định đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn E.coli 34
2.4.5 Phương pháp kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn. 36
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Tỷ lệ bê tiêu chảy và chết do tiêu chảy. 38
3.2 Tỷ lệ bê mắc hội chứng tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo độ tuổi. 39
3.3 Số lượng vi khuẩn E.coli trong phân bê mắc hội chứng tiêu chảy. 40
3.4 Số lượng vi khuẩn Salmonella spp trong phân bê không tiêu chảy và

tiêu chảy. 44
3.5 Đặc tính sinh hóa học của vi khuẩn E.coli và Salmonella spp. 48
3.5.1 Đặc tính sinh học các chủng E.coli phân lập được. 48
3.5.2 Đặc tính sinh học các chủng Salmonella spp phân lập được. 50
3.6 Xác định serotype các chủng Salmonella spp phân lập được 53
3.7 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.coli và
Salmonella spp phân lập được. 54
3.7.1 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được. 54
3.7.2 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng Salmonella spp phân lập được. 55
3.8 Kết quả điều trị tiêu chảy ở trên bê. 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59
1 Kết luận 59
2 Đề nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHI : Brain Heart Infusion
EMB : Eosin Methylene Blue Agar
TSI : Triple Sugar Iron
CFU
HCTC
E.coli
AEEC
ETEC
LT

ST
Cl. perfringens

LSP
vk
cs
PCR
R
S
M



:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Colinial Forming Unit
Hội chứng tiêu chảy

Escherichia coli
Adherencia Enteropathogenic E.coli
Enterotoxigenic E.coli
Labile Heat Toxin
Stable Heat Toxin
Clostridium perfringens
lypopolysacharide
vi khuẩn
cộng sự
Polymerase Chain Reaction
Rough
Smooth
Mucoid




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Bảng tiêu chuẩn phân tích kết quả đường kính vòng vô khuẩn 37
3.1 Kết quả nghiên cứu tỷ lệ bê tiêu chảy và chết do tiêu chảy. 38
3.2 Kết quả theo dõi tỷ lệ bê tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo độ tuổi 39
3.3 Số lượng vi khuẩn E.coli trong phân bê bình thường và bê tiêu chảy. 43
3.4 Số lượng vi khuẩn Salmonella spp trong phân bê thường và phân bê
tiêu chảy. 45

3.5 Một số đặc tính sinh hoc các chủng E.coli phân lập được 49
3.6 Type kháng nguyên O theo nhóm các chủng Salmonella spp phân lập
từ phân bê tiêu chảy 53
3.7 Xác định serotype của vi khuẩn Salmonella spp phân lập được từ bê 53
3.8 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng E.coli phân lập được 54
3.9 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn Salmonella spp
phân lập được 56
3.10 Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở bê 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Vi khuẩn E.coli tấn công hệ thống lông nhung của thành ruột
(Gyles, 1992) 25
3.1 So sánh tỷ lệ bê tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo độ tuổi 40
3.2 Biến động số lượng vi khuẩn E.coli trong phân bê bình thường và bê
bị tiêu chảy theo độ tuổi. 42
3.3 Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E.coli ở bê sữa 42
3.4 Tỷ lệ phân lập Salmonella ở bê giống sữa 47
3.5 So sánh biến động số lượng vi khuẩn Salmonella spp trong phân bê 47
3.6 Khuẩn lạc E.coli trên một số môi trường nuôi cấy 50
3.7 Khuẩn lạc Salmonella spp trên một số môi trường nuôi cấy 52
3.8 Kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli phân lập từ phân bê 55
3.9 Kháng sinh đồ của vi khuẩn Salmonella spp phân lập từ phân bê 56





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Tổng đàn bò sữa của nước ta đã tăng từ 41000 con năm 2001 lên trên 158
366 000 con năm 2012. Tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm tăng trên 6 lần
từ 64 000 tấn năm 2001 lên trên 381 000 tấn năm 2012 (Tống Xuân Chinh, 2012).
Chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã và đang được đầu tư phát triển từ các chương trình
quốc gia. Từ các dự án giống, nguồn gien bò sữa cao sản đã được nhập nội góp
phần nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò.
Chăn nuôi bò sữa là một nghề có hiệu quả kinh tế cao nhưng là một nghề
mới ở Việt Nam, người chăn nuôi vẫn còn ít kinh nghiệm nên còn nhiều khó khăn,
năng suất thấp và chất lượng sữa chưa cao. Quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ,
phương thức chăn nuôi còn hạn chế, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng, nông dân
chưa có điều kiện để áp dụng khoa học công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi.
Thời tiết và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho dịch
bệnh phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng chủ yếu đến
hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa.
Hội chứng tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên
nhân, hậu quả của nó bao giờ cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường
tiêu hóa và cuối cùng là một “quá trình nhiễm trùng” (Roeder, 1987; Hồ Văn Nam,
1985). Theo Lê Minh Chí (1995) hội chứng tiêu chảy trầm trọng ở gia súc non, phổ
biến khắp ở các vùng sinh thái nước ta, đặc biệt là ở bê nghé 70-80% tổn thất nằm
trong thời kỳ nuôi dưỡng bằng sữa và 80-90% trong số đó là hậu quả của hội chứng
tiêu chảy.
Đến nay, hội chứng tiêu chảy ở gia súc còn được khẳng định xuất hiện gắn
liền với các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, gây ra bởi vi khuẩn: Hội chứng tiêu

chảy do E.coli, Salmonella spp, viêm ruột hoại tử do Clostridium penrfringens,
bệnh phó thương hàn ở gia súc non sau cai sữa… Trong đó, E.coli và Salmonella
spp là hai thành viên đóng vai trò quan trọng gây nên các quá trình bệnh lý ở đường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

tiêu hóa ở hầu hết các loại gia súc đặc biệt là gia súc non. Bệnh do chúng gây ra có
phạm vi rộng trên toàn thế giới Wray và Sojka (1977). Ở Việt Nam, đã có một số
tác giả nghiên cứu vai trò gây bệnh của khuẩn E.coli, Salmonella spp ở trâu, bò, bê,
nghé địa phương, lợn: Nguyễn Quang Tuyên (1996), Phạm Ngọc Thạch (1998),
Nguyễn Bá Hiên (2001)… Các công trình nghiên cứu đã phân tích, giá vai trò của
vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò, bê, nghé.
Tuy vậy, cho đến nay còn rất ít những nghiên cứu về vai trò của E.coli và
Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy của bê giống sữa được nuôi quy mô công
nghiệp tại Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu:

Vai trò của E.coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy trên bê hướng
sữa tại
công ty cổ phần thực phẩm sữa TH”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu
chảy của bê giống sữa từ sau khi sinh đến giai đoạn bò tơ làm cơ sở cho các nghiên
cứu phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy do E.coli, Salmonella spp gây ra ở bê sữa.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung, làm phong phú thêm lý luận cơ sở
về căn bệnh do E.coli và Salmonella spp gây ra.
- Làm cơ sở cho các nghiên cứu vi khuẩn E.coli, Salmonella spp gây hội
chứng tiêu chảy trên bê sữa tại Việt Nam.
- Là cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng và điều trị hội chứng tiêu

chảy trên bê do vi khuẩn E.coli, Salmonella spp gây ra.






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy bê là một bệnh phổ biến đã và đang gây thiệt hại lớn
cho ngành chăn nuôi. Hội chứng tiêu chảy gây chết với tỷ lệ thấp nhưng tác hại của
nó làm biến đổi cấu trúc niêm mạc ruột non dẫn đến giảm khả năng hấp thu thức ăn
làm cho bê còi cọc, tăng tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Nguy hiểm hơn,
nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn
đoán và điều trị. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy là một hiện
tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là
nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Xuất phát từ nguyên
nhân hay triệu chứng lâm sàng căn cứ vào đặc điểm, thời gian hoặc tính chất của
bệnh mà có các tên gọi khác nhau: hội chứng tiêu chảy, bệnh tiêu chảy không nhiễm
trùng, bệnh tiêu chảy ở gia súc sơ sinh, bệnh phân sữa…
Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý chủ
yếu là mất nước và chất điện giải, cuối cùng con vật bị trúng độc, kiệt sức và chết.
Vì vậy, trong điều trị hội chứng tiêu chảy việc bổ sung nước và chất điện giải là yếu
tố cần thiết.
Đối với gia súc non, tỷ lệ chết do hội chứng tiêu chảy tương đối cao. Theo

Lê Minh Chí (1995) hội chứng tiêu chảy làm cho bê, nghé giảm khả năng sinh
trưởng, còi cọc, tỷ lệ tử vong cao. Theo Nguyễn Văn Lương (1963), Trịnh Văn
Thịnh (1985), Lê Minh Chí (1995) lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất điện giải
và kiệt sức. Những gia súc khỏi bệnh thường còi cọc, thiếu máu, chậm lớn, tỷ lệ
nuôi sống thấp. Đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi không cao.
Do điều kiện khí hậu nước ta thay đổi phức tạp, hội chứng tiêu chảy xảy ra
quanh năm đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột lạnh ẩm, độ ẩm không khí cao.
Theo Wieler (2009), tiêu chảy xảy ra nhiều vào mùa mưa, nguyên nhân có thể do
mùa mưa thức ăn thường ẩm và xấu hơn, vi khuẩn ít bị tiêu diệt bởi ánh nắng mặt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

trời, mùa mưa làm tăng độ ẩm trong môi trường nên vi khuẩn dễ dàng phát triển,
phát tán và gây bệnh. Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987), Sử An Ninh (1993), Lê
Văn Tạo và cs (1993), Phan Thanh Phượng (1995), ở nước ta, tiêu chảy trên gia súc
xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột và thời
điểm chuyển mùa quanh năm.
1.2. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy.
Trong lịch sử nghiên cứu hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã đưa ra kết quả
cho thấy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất phức tạp và thậm chí còn khác
nhau theo thời gian, địa điểm và giai đoạn phát triển của con vật. Tuy nhiên, hội
chứng tiêu chảy là một bệnh lý ở đường tiêu hóa, liên quan đến nhiều yếu tố: có yếu
tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, việc
phân biệt giữa các nguyên nhân gây ra tiêu chảy là rất khó khăn (Phạm Ngọc Thạch,
1996). Các nhà khoa học đã tổng hợp những nguyên nhân chính gây ra hội chứng
tiêu chảy ở gia súc như sau:
1.2.1. Do vi sinh vật
Vi khuẩn
Nguyên nhân tiêu chảy do vi sinh vật là một trong những nguyên nhân phổ
biến đã được nhiều nhà khoa học công nhận. Trong đường ruột của gia súc có rất

nhiều loại vi khuẩn như: E.coli, Salmonella spp, Shigella… khu trú ở dạng một hệ
sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng
có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi
mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Dưới tác động của các yếu tố
gây bệnh, trạng thái cân bằng bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là gia súc bị
tiêu chảy.
Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh: khi gặp
điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc tính,
phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Trịnh Văn Thịnh (1964), Vũ Văn Ngữ (1979) và Trương Quang (2005) cho
rằng do một số tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của hệ sinh thái đường ruột bị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ sinh ra hiện tượng
loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đường tiêu
hóa và đặc biệt là hội chứng tiêu chảy.
Vi khuẩn đường ruột như E.coli, Salmonella spp, Shigella… luôn là những
nguyên nhân gây ra rối loạn về tiêu hóa, viêm ruột và tiêu chảy ở người và nhiều
loài động vật.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996), E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (45,6%) trong
số các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy. Trong khi vi khuẩn yếm khí Cl.
perfringens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi và khi nó trở thành vai trò chính.
Hồ Văn Nam và cs (1997), Archie (2001) khẳng định rằng vi khuẩn đường
ruột có vai trò không thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy.
Theo Nguyễn Ngã và cs (2000), thành phần vi khuẩn trong phân bê, nghé bị
tiêu chảy tập trung có 4 loại chính: E.coli, Salmonella spp, Shigella, Klebsiella,
trong đó chủ yếu là E.coli và Salmonella spp có tỷ lệ nhiễm tương ứng là (72,48%
và 51,32%).
Nghiên cứu của Vũ Đạt và Đoàn Thị Băng Tâm (1995) cho thấy trâu, nghé

khỏe mạnh có tỷ lệ nhiễm Salmonella spp từ 23,3%-30,07% nhưng trong trường
hợp tiêu chảy tỷ lệ này tăng lên 37,5% (ở trâu) và 71,43% (ở nghé).
Nguyễn Văn Quang (2004), nghiên cứu vai trò của Salmonella spp và E.coli
trong hội chứng tiêu chảy của bò, bê cho thấy E.coli và Salmonella spp bội nhiễm
với tỷ lệ cao, số lượng E.coli tăng gấp 3 lần, Salmonella spp tăng 1,98 lần.
Nguyễn Văn Sửu (2005) nghiên cứu ở ba tỉnh miền núi phía Bắc đã kết luận:
vi khuẩn E.coli, Salmonella spp và Cl. perfringens thấy ở bê, nghé bị tiêu chảy cao
hơn bê, nghé ở trạng thái bình thường.
Theo tác giả Cù Hữu Phú và cs (1999), 70% mẫu bệnh phẩm tiêu chảy của
lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các độ tuổi khác nhau, đã phân lập được 60 chủng E.coli
chiếm 85,75% và Salmonella spp chiếm 80%. Từ kết quả góp phần khẳng vi khuẩn
E.coli và Salmonella spp đóng vai trò chính gây hội chứng tiêu chảy.
Vũ Bình Minh và Cù Hữu Phú (1999) nghiên cứu về E.coli và Salmonella
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

spp gây tiêu chảy trên lợn cho biết tỷ lệ phát hiện E.coli độc trong phân là 80-90%
trong số mẫu xét nghiệm. Như vậy, E.coli, Salmonella spp, Clostridium perfringens
là những vi khuẩn thường gặp trong các loại vi khuẩn gây tiêu chảy cho gia súc nói
chung và bê, nghé nói riêng.
Virus
Virus cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy ở gia
súc. Đã có nhiều nghiên cứu kết luận một số virus như: Rotavirus, TGE,
Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus cũng có vai trò nhất định gây ra hội chứng tiêu
chảy. Virus là tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ
thể và gây tiêu chảy ở thể cấp tính.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1997), virus TGE có sự liên hệ đặc biệt với các
tế bào ruột non. Khi xâm nhập vào tế bào và phá hủy tế bào trong vòng đến 5 tiếng.
Trong đó sữa không được tiêu hóa, nước không được hấp thu dẫn đến tiêu chảy,
mất dịch, chất điện giải và con vật có thể bị chết.

Rotavirus thường gây ra hội chứng tiêu chảy cho lợn, bò và người. Lợn con
từ 1 đến 6 tuần tuổi thường hay mắc với các biểu hiện lâm sàng kém ăn, bỏ ăn, tiêu
chảy nhiều lần trong ngày gầy sút do mất nước và nằm bẹp ở một chỗ. Giai đoạn
cuối con vật biểu hiện thiếu máu, trụy tim mạch và chết.
Lecce (1976), Nilson (1984) đã xác định vai trò của Rotavirus trong hội
chứng tiêu hóa ở lợn. Khoon Teng Huat (1995) đã thống kê được 11 loại virus có
tác động làm tổn thương đường tiêu hóa gây viêm ruột ỉa chảy như Adenovirus type
IV, Enterovirus, Rotavirus
Theo Bergenland (1992) trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước
và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus: 29% phân lợn tiêu chảy
phân lập được Rotavirus trong khi TGE, Enterovirus và Parvovirus có tỷ lệ phân lập
lần lượt là 11,2%; 2% và 0,7%.
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân
gây ra hội chứng tiêu chảy. Ngoài tác động lấy đi chất dinh dưỡng của vật chủ, ký
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

sinh trùng còn làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Đây là cơ hội cho các vi
sinh vật có hại gây nhiễm trùng.
Gia súc bị mắc bệnh do giun tròn gây ra có biểu hiện gầy yếu, ăn uống kém,
da và niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu, tiêu chảy ở mức độ trung bình, không liên
tục (Phạm Ngọc Thạch, 1998).
Phan Địch Lân (1994, 2004), theo dõi 37 trâu bị sán lá gan nặng thấy có
triệu chứng gầy rạc, suy nhược cơ thể, phân lỏng không thành khuôn, có khi ỉa lỏng
(32/37); bụng ỏng, ỉa chảy kéo dài (13/37).
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006), các loại ký sinh trùng gây tiêu chảy
cho trâu bò thường gặp là Nematode, Strongyloides, Ascarissuum, Fasciola
herpatica. Qua việc nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán của trâu bò: Nguyễn Thị
Lan Anh và cs (2000) cho biết: Trâu bò thường bị nhiễm giun sán đường tiêu hóa từ

rất sớm và nhiễm ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là từ 1 đến 4 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm giun
tròn là 82,1%.
Theo kết quả của Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) có 16 loại giun ký sinh trong
đường tiêu hóa của trâu bò ở Đắc Lắc, trong đó có một 1 loại ký sinh ở gan, 11 loại
ở dạ cỏ, 1 ở dạ múi khế, 2 loại ở ruột non và 1 loại ở ruột già. Loại gây tác hại nặng
nhất là Fasciola ssp ký sinh ở ống dẫn mật, làm rối loạn chức năng sinh lý của gan
làm cho gia súc gầy yếu, rối loạn tiêu hóa.
Giun đũa Toxocara vitulorum thường gây ỉa chảy phân trắng cho bê, nghé
non từ 1 đến 3 tháng tuổi. Sán lá gan Fasciola gigantica trong quá trình ký sinh tiết
độc tố gây ỉa chảy cho bê non. Ký sinh trùng thường là nguyên nhân tiền phát cho
nhiễm trùng và ỉa chảy nặng ở bê (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002).
Theo Lê Văn Năm (2004), lợn con, bê, nghé nhiễm cầu trùng thường được
chẩn đoán không chính xác nên 30-50% gia súc non bị chết, số còn lại còi cọc và
chậm lớn.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) cho biết: giun đũa Ascaris suum trưởng thành cư trú
ở ruột non gây viêm niêm mạc ruột, gây loét niêm mạc, làm gia súc đau bụng và ỉa chảy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.2.2. Những nguyên nhân khác
Thời tiết khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể
động vật nói chung và đối với vật nuôi nói riêng, đặc biệt là gia súc non. Theo
nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Phước (1978) và Đào Trọng Đạt (1996), nước ta nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết được chia làm 4 mùa rõ rệt, trong
mỗi mùa đều có sự biến đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… và các thay đổi về
chăm sóc nuôi dưỡng. Những sự thay đổi đó là điều kiện thuận lợi cho các mầm
bệnh gây hại phát triển, gây chết nhiều gia súc trong đó phổ biến là các bệnh về
đường tiêu hóa.
Trong các yếu tố thời tiết thì sự thay đổi về nhiệt độ và ẩm độ cao là hai yếu

tố gây ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe đàn vật nuôi. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ
thống điều hòa thân nhiệt ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm giảm sức đề
kháng, khi đó hệ vi sinh vật đường tiêu hóa có điều kiện thuận lợi tăng số lượng,
độc lực và gây bệnh.
Theo các tác giả Niconxki (1986), Sử An Ninh (1993), Hồ Văn Nam và cs
(1997), khi gia súc chịu lạnh ẩm kéo dài hệ miễn dịch suy giảm do đó gia súc dễ bị
vi khuẩn cường độc gây bệnh.
Các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi bất thường và điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa
phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng nghi còn yếu (Đoàn Thị Kim Dung, 2004).
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn nuôi. Việc
thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng sẽ đem lại sức khỏe và sự tăng
trưởng cho gia súc. Khi chất lượng thức ăn thấp kém, chuồng trại không đảm bảo,
kỹ thuật nuôi chăm sóc không phù hợp là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng gia
súc dễ mắc bệnh.
Theo nghiên cứu Trịnh Văn Thịnh (1885) và Hồ Văn Nam (1997), khẩu
phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

chất lượng như: mốc, thối và nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dẫn đến rối
loạn tiêu hóa kèm theo viêm ruột ỉa chảy ở gia súc.
Thay đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt là tăng hàm lượng đạm và chất béo
thường làm cho bê, nghé rối loạn tiêu hóa dẫn đến viêm ruột (Phạm Sỹ Lăng và cs,
2002; Laval, 1997); thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể gia
súc, đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của
gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy.
Như vậy, có thể nói hội chứng tiêu chảy của bê, nghé là một hội chứng bệnh
lý rất phức tạp ở đường tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác động.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin trình bày vai trò của vi khuẩn
E.coli, Salmonella spp gây hội chứng tiêu chảy trên đàn bê sữa.
1.3. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ lâu, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về vi khuẩn E.coli và
Salmonella spp. Vi khuẩn E.coli được các bác sỹ người Đức Theodor Escherich
(1857-1911) mô tả lần đầu tiên vào năm 1885, E.coli thuộc họ Enterrobacteriace.
Escherichia coli thường xuất hiện sớm ở ruột người và động vật sơ sinh sau khi đẻ
2 giờ chúng thường cư trú ở phần sau của ruột, ít khi thấy ở dạ dày hay ruột non, vô
hoạt sống trong ruột già của người và động vật. Smith (1963) đã cho thấy hai loại
độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được phát hiện ở các vi khuẩn E. coli
gây bệnh. Hai loại đó có sự khác biệt về khả năng chịu nhiệt. Độc tố chịu nhiệt ST
(Heat-Stable Toxin) chịu nhiệt ở 100
o
C trong vòng 15 phút. Độc tố không chịu
nhiệt LT (Heat-Labile Toxin) bị vô hoạt ở nhiệt độ 60
o
C trong vòng 15 phút.
Theo Smith và cs (1968), trong nước ô nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh
mang plasmid kháng thuốc có thể sống rất lâu. Nước nhiễm E.coli và Salmonella
spp chủ yếu do động vật thải trực tiếp hay gián tiếp. Minchew và cs (1978) đã phát
hiện có 48% số chủng vi khuẩn E.coli phân lập ở ngoài đường ruột có khả năng
dung huyết, trong khi đó vi khuẩn phân lập từ phân chỉ có từ 8-10% các chủng gây
dung huyết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Evan và cộng sự (1981) đã xác định được 48% chủng E.coli phân lập ngoài
đường ruột, 8-10% phân lập được từ phân, 42% phân lập được từ bàng quang và
29% phân lập từ máu và có khả năng dung huyết.

Theo Sokol (1981), vi khuẩn E.coli thường trực trong đường ruột trở thành vi
khuẩn gây bệnh vì trong quá trình sống vi khuẩn có thể tiếp nhận các yếu tố gây
bệnh, bao gồm các yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv) và các yếu tố
bám dính. Có 5 yếu tố bám dính gồm F4 hay còn gọi là K88 (K88ac, K88ab,
K88ad); F5 hay còn gọi là K99; F6 hay còn gọi là 987P. Loại kháng nguyên F4 cho
phép vi khuẩn có khả năng bám dính vào tế bào biểu mô của toàn bộ ruột
non. Kháng nguyên F5, F6 chỉ kết dính ở tế bào biểu mô phần giữa và phần sau của
ruột non. Các kháng nguyên F4 và F6 chỉ có ở vi khuẩn E.coli gây bệnh trên lợn, F5
chủ yếu ở vi khuẩn E.coli gây bệnh trên bê. Các yếu tố gây bệnh này không được di
truyền bằng ADN của nhiễm sắc thể mà di truyền bằng ADN nằm ngoài nhiễm sắc
thể được gọi là plasmid. Qua hiện tượng di truyền bằng tiếp hợp, chính yếu tố gây
bệnh này giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao của ruột non, xâm
nhập vào thành ruột. Từ đây, vi khuẩn thực hiện các quá trình gây bệnh và sản sinh
độc tố, gây phá hủy tế bào niêm mạc ruột, gây dung huyết, nhiễm độc huyết. Felix
B (1983) cho rằng plasmid mang mã thông tin ngoài nhiễm sắc thể của vi khuẩn.
Mã di truyền này có cấu trúc ADN hình tròn hai nhánh xoắn, có khả năng tái sinh.
Thông qua plasmid, vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh, kháng tia tử ngoại và
có khả năng tạo colicin.
Tại Iraq, Abdul-rudha và cộng sự (1984) cho biết khi nghiên cứu 103 bê bị
tiêu chảy đã thấy 41 chủng E.coli gây bệnh phân lập được thuộc 12 nhóm kháng
huyết thanh khác nhau, trong dó chủ yếu là O9 và O20 và kháng nguyên K99. Acres
(1985) nghiên cứu nhiễm khuẩn E.coli ở bê sơ sinh đã khẳng định: hội chứng tiêu
chảy do Enterotoxigenic E.coli (ETEC) là bệnh nhiễm khuẩn của bê xảy ra từ ngày
đầu sau sinh. ETEC gây bệnh có độc lực giúp chúng phát triển ở ruột và tạo ra
Enterotoxin.
Gunther và cộng sự (1985) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi gia súc đối với
tiêu chảy của bê do vi khuẩn E.coli gây ra, đã khẳng định sức đề kháng của bê đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


với vi khuẩn E.coli tăng nhanh theo lứa tuổi.
AL-Dabbas và Willinger (1986) qua nghiên cứu tính chất của các chủng
E.coli ở bê bị tiêu chảy từ năm 1970-1983 cho biết: 274 chủng E.coli phân lập được
thì type O101 chiếm 59,1%; O9 chiếm 25,9%; O8 chiếm 6,6% và O35 chiếm 2,6%.
Có 12% số chủng phân lập được không xác định type và 25,8% chủng có độc tố.
Theo Janke và cs (1989), tuổi của bê nghé cảm nhiễm Adherencia
Enteropathogenic E.coli (AEEC) từ 2 đến 4 tháng tuổi, sự cảm nhiễm với AEEC
dường như là nguyên nhân duy nhất của bệnh tiêu chảy và nguyên nhân tử vong của
một số gia súc. Hiện tượng xuất huyết đường ruột kéo theo các tổn thương biến đổi
từ các đám nhỏ lác đác trên các vết thương lớn lan rộng khắp màng nhầy ruột là do
quá trình bám dính của vi khuẩn gây ra.

Fialova (1989) đã phân lập được 400 chủng E.coli từ bê mắc bệnh và hầu hết
các bê tiêu chảy trầm trọng, viêm tĩnh mạch rốn, viêm khớp hoặc một số trường hợp
nhiễm trùng máu.
Tominaga (1989) xác định được đặc điểm sinh hóa và khả năng gây bệnh của
E.coli phân lập được từ bê bị tiêu chảy. Các đặc điểm sinh hóa đặc biệt của vi khuẩn
này là kị khí, di động và sản sinh enzym, phân hủy urê. Các serotype huyết thanh
của chúng là O5:K. các chủng E.coli không điển hình phân lập từ bê có sản sinh
Verotoxin, nhưng không sản sinh ST và LT.
Otoi (1990) đã nghiên cứu sự cảm nhiễm E.coli có cấu trúc kháng nguyên
K99 ở bê và kết quả điều trị kháng huyết thanh học cho thấy có 11 chủng E.coli
mang K99. Các chủng E.coli phân lập được từ phân của 50 bê bị tiêu chảy đã xác
định được khả năng sản sinh độc tố chịu nhiệt ST và không sản sinh độc tố không
chịu nhiệt LT và có 9 chủng mang kháng nguyên O9, 2 chủng có kháng nguyên O8.
Nghiên cứu huyết thanh học của 100 gia súc từ 92 trang trại cho kết quả 34 gia súc
được kiểm tra sau 6-9 tháng có hiệu giá kháng thể với kháng nguyên K99 cao gấp 4
lần. Bljer và cs (1990), Janke và cs (1990) kết luận: E.coli gây hội chứng tiêu chảy
ở bê chủ yếu đều cư trú ở đoạn kết tràng gấp, chúng gây ra các tổn thương đặc biệt
bao gồm viêm kết tràng, xuất huyết ở manh tràng. Kết quả quan sát cho thấy 40%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

bê và gần 90% gia súc cảm nhiễm là sơ sinh, tuổi trung bình là 11,8 ngày xuất hiện
hiện tượng viêm này.
Faibrother (1992) phân loại E.coli theo những yếu tố gây bệnh mà chúng có
sản sinh bao gồm: Enterotoxigenic E.coli (ETEC), Enterotoxinnic E.coli (ETEEC),
Enterotopathogenic E.coli (EPEC), Verotoxigenic E.coli(VTEC), Adherence
Enterotopathogenic E.coli (AEEC) từ đó xác định các serotype mang các yếu tố gây
bệnh đặc trưng cho từng loại vi khuẩn trên từng nhóm gia súc khác nhau.
Blanco (1993) đánh giá vai trò của: ETEC, VTEC, Necrotoxigenic (NTEC)
của vi khuẩn E.coli trên bò mắc tiêu chảy và cho rằng bò là nguồn mang VTEC và
gây bệnh cho con người. Nghiên cứu của Cray (1995) cho thấy sự thải hồi của độc
tố E.coli O157:H7 có thể được tìm thấy ở phân.
Martins và cs (2000) phát hiện các chủng vi khuẩn E.coli kháng thuốc với tỷ
lệ và mức độ cao, có đến 50,5% số chủng đã kháng lại ít nhất một loại kháng sinh
và 20,87% số chủng kháng lại hai hay nhiều hơn các loại kháng sinh khác nhau.
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hội chứng tiêu chảy do vi sinh vật đặc biệt là E.coli và
Salmonella spp gây ra ở bê, nghé xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả
nước. Bệnh đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi trâu bò ở tất cả các
phương thức và quy mô chăn nuôi. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở
bê, nghé do vi khuẩn E.coli và Salmonella spp. Nguyễn Như Thanh và cộng sự
(1997); Cù Hữu Phú và cs (1996-2000) nghiên cứu phân lập vi khuẩn từ những gia
súc mắc hội chứng tiêu chảy cho thấy tỷ lệ phân lập vi khuẩn E.coli cao 85-100%,
tiếp theo vi khuẩn Salmonella spp và Streptococus.
Theo Phạm Quang Phúc (2003), khi nghiên cứu tỷ lệ chết của bê, nghé mắc
tiêu chảy tỷ lệ nghịch với tuổi của bê, nghé. Tỷ lệ chết cao hơn vào vụ đông xuân.
Ngoài ra, yếu tố địa lý cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ chết. Tác giả cũng xác định các
serotype O101, O9, O20 và O8 trong 213 chủng E.coli phân lập được .

Nguyễn Văn Quang (2004) cho biết khi bò, bê tiêu chảy có hiện tượng bội
nhiễm của E.coli. Các chủng E.coli phân lập được từ bò, bê bị tiêu chảy sản sinh
độc tố ST là 83,3%; LT là 41,6%. 30% có khả năng dung huyết, 50% sản sinh F4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

(K88) và 55% sản sinh F5 (K99). Nghiên cứu của tác giả được tiến hành ở các tỉnh
Nam Trung Bộ cũng cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nghé cao nhất vào
mùa xuân, thấp nhất vào mùa thu. Tỷ lệ chết cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào
mùa thu. Tỷ lệ chết cũng giảm theo độ tuổi.
Số lượng vi khuẩn E.coli gây bệnh tăng lên cao hơn so với bê không bị tiêu
chảy tăng trung bình 81,04% ở bê và 184,62% ở nghé.
Trương Quang và cs (2006) nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong hội
chứng tiêu chảy của bê, nghé cho biết: khi bê, nghé bị tiêu chảy thì số lượng và tỷ lệ
các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được mang các yếu tố gây bệnh và sản sinh độc
lực (yếu tố bám dính, khả năng dung huyết, độc tố đường ruột, độc tố không chịu
nhiệt) tăng gấp nhiều lần so với bê, nghé khỏe.
1.4. Một số vi khuẩn đường ruột quan trọng
1.4.1. Vi khuẩn E.coli
Vi khuẩn E.coli được Theodor Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em.
E.coli thường xuất hiện rất sớm trong hệ tiêu hóa của người và động vật sau khi
được sinh ra và tồn tại đến khi con vật chết. Trong đường ruột động vật E.coli
chiếm khoáng 80% tổng số các vi khuẩn hiếu khí.
Các chủng vi khuẩn E.coli thuộc nhiều serotype khác nhau. Cho đến nay đã
phát hiện được 279 serotype, trong đó có 25 serotype có độc lực và có vai trò quan
trọng trong một số bệnh của gia súc.
1.4.1.1. Một số đặc tính của vi khuẩn E.coli.
Vi khuẩn E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae, tộc Escherichae, giống
Escherichia, loài Escherichia coli. Trong các vi khuẩn đường ruột, E.coli phổ biến
còn có tên Bacterium coli commune, Bacilus coli communis. Ở điều kiện bình

thường, các chủng vi khuẩn E.coli không gây bệnh, khi điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng, vệ sinh thú y kém, điều kiện ngoại cảnh bất lợi, dẫn đến sức đề kháng của
con vật giảm thì vi khuẩn E.coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh.
Đặc điểm hình thái
Theo Bergeys (1957), vi khuẩn E.coli là một trực khuẩn ngắn, kích thước 2-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

3x0,6 µm, có hai đầu tròn, có lông nên đa số di động được, một số không có khả
năng di động. Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào, có thể có giáp mô, bắt
màu gram âm. Trong cơ thể gia súc, vi khuẩn có hình cầu riêng rẽ, đôi khi xếp
thành chuỗi ngắn. Dưới kính hiển vi điện tử, thấy những Pili yếu tố mang kháng
nguyên bám dính của vi khuẩn E.coli.
Đặc tính nuôi cấy
E.coli là trực khuẩn hiếu khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5-40
o
C,
nhiệt độ thích hợp là 37
o
C trong 24 giờ, pH thích hợp là 7,2-7,4 nhưng có thể phát
triển ở pH 5,5-8. Vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường nuôi cấy thông thường.
Một số chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản:
- Trên môi trường nước thịt: sau thời gian nuôi cấy ở 37
o
C trong vòng 24
giờ, vi khuẩn E.coli phát triển rất nhanh, môi trường rất đục, có cặn màu tro trắng
nhạt lắng xuống đáy, đôi khi hình thành màng mỏng xám nhạt trên bê mặt môi
trường, môi trường có mùi phân thối.
- Trên môi trường thạch thường, bồi dưỡng ở 37
o

C trong 24 giờ, vi khuẩn
phát triển hình thành những khuẩn lạc tròn ướt, bóng láng, không trong suốt, màu
tro nhạt, hơi lồi đường kính 2-3mm. Nuôi lâu hơn, khuẩn lạc chuyển màu gần như
màu nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng M
(Mucoid) và dạng R (Rough).
- Trên môi trường thạch máu: sau 24 giờ nuôi cấy ở 37
o
C, vi khuẩn E.coli
hình thành những khuẩn lạc to, ướt, lồi, viền không gọn, màu sáng, kích thước từ 1-
2 mm, có thể dung huyết hay không tùy thuộc vào chủng.
- Trên môi trường thạch MacConkey: sau khi nuôi cấy 24 giờ trong tủ ấm
37
o
C, hình thành các khuẩn lạc màu hồng, tròn nhỏ, hơi lồi, không nhầy, rìa gọn,
không làm chuyển màu môi trường.
- Trên môi trường Indol: sau 24 giờ nuôi cấy ở 37
o
C vi khuẩn hình thành
khuẩn lạc màu đỏ mận chín.
- Trên môi trường EMB: sau 24 giờ ở 37
o
C vi khuẩn hình thành khuẩn lạc
màu tím đen có ánh kim.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

- Trên môi trường thạch SS: sau 24 giờ nuôi cấy ở 37
o
C vi khuẩn hình thành
khuẩn lạc màu đỏ.

- Trên môi trường thạch Brilliant Green Agar: sau 24 giờ nuôi cấy ở 37
o
C vi
khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S (Smooth), màu vàng chanh.
Vi khuẩn không mọc lên ở các môi trường Malasit, Mulerkauffmann, khó
mọc trong môi trường Wilson Blair.
Đặc tính sinh hóa
E.coli có khả năng lên men sinh hơi các loại đường Glucose, Fructose,
Glactose, Lactose, Maniton, Mannit, Levulose, Xylose. Có thể lên men với các loại
đường Dulciton, Sacarose trong khi đó vi khuẩn Salmonella spp thì không có đặc
tính này, đây là điểm quan trọng để phân biệt vi khuẩn E.coli và Salmonella spp
Nguyễn Như Thanh và cộng sự (1997).
Các phản ứng sinh hóa: Làm đông vón sữa sau 24 giờ đến 72 giờ ở nhiệt độ
37
o
C. Không làm tan chảy Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng đông; H
2
S âm tính,
VP âm tính, MR dương tính, Indol dương tính.
Hoàn nguyên nitrat thành nitrit, khử cacboxyl trong môi trường lysine
decacboxylase, có các men cacboxylaza với lyzin, dinitin, acginin, glutanic.
Sức đề kháng
Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nên có sức đề kháng yếu, chết ở
nhiệt độ 55
o
C trong vòng một giờ, ở 100
o
C thì chết ngay. Những chủng vi khuẩn
E.coli trong phân có xu hướng đề kháng cao hơn những chủng được phân lập từ môi
trường bên ngoài. Ở môi trường bên ngoài, các chủng vi khuẩn E.coli gây bệnh có

thể tồn tại đến 2 tháng (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997).
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli
E.coli có kháng nguyên thân O (Somatic), kháng nguyên lông H (flagellar),
kháng nguyên vỏ K (Caspular) và kháng nguyên F (Fimbriae).
Hiện nay, người ta xác định được 170 nhóm kháng nguyên O, 70 type kháng
nguyên K, 56 type kháng nguyên H và một nhóm kháng nguyên F Bertschinger và
cs (1992). Bằng các phản ứng ngưng kết, các nhà khoa học đã phát hiện được các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

tính chất phức tạp, các yếu tố kháng nguyên của vi khuẩn E.coli, bao gồm các loại:
Kháng nguyên O (Somatic – kháng nguyên thân)
Theo Zinner và Peter (1983), đây là thành phần chính của vi khuẩn và cũng
được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn. Kháng nguyên O được coi như ngoại độc tố,
có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ của vi khuẩn và thường xuyên được giải phóng vào
môi trường nuôi cấy. Kháng nguyên là lypopolysarcharide bao gồm hai nhóm sau:
Polysacharide có nhóm hydro ở thành ngoài vi khuẩn, mang tính chất đặc
trưng cho kháng nguyên từng giống.
Polysacharide không có nhóm hydro nằm ở phía trong, không mang đặc tính
đặc trưng mà chỉ tạo sự khác biệt về khuẩn lạc (từ dạng S sang dạng R).
Tính chất của kháng nguyên O: Chịu nhiệt (không bị phá hủy khi bị đun
nóng ở 100
o
C trong vòng 2 giờ); tồn tại trong cồn, axit HCl 1M trong 20 giờ. Kháng
nguyên O rất độc, chỉ cần 1/20mg đã đủ giết chết chuột nhắt trắng sau 24 giờ,
nhưng bị phá hủy bởi Fomol 0,5%.
Kháng nguyên O bao gồm các thành phần
Protein: làm cho phức hợp mang tính kháng nguyên.
Polyosit: tạo ra tính đặc hiệu của kháng nguyên.
Lipit: kết hợp với Polyosit và là cơ sở của độc tính.

Theo Medearis (1968), khi làm mất dần từng phân tử đường của chuỗi
polysacharide hay thay đổi vị trí của các phân tử này sẽ dẫn đến thay đổi độc lực
của vi khuẩn. Tất cả kháng nguyên O đều hiện diện ở bề mặt, do vậy có thể kết hợp
trực tiếp với hệ thống miễn dịch. Khi gặp kháng huyết thanh tương ứng sẽ xảy ra
phản ứng nhưng kết gọi là “ Hiện tượng ngưng kết O”. Thân vi khuẩn ngưng kết với
nhau dưới dạng những hạt khô, rất khó tan khi lắc.
Kháng nguyên H (flagellar – kháng nguyên lông).
Kháng nguyên H được cấu tạo bởi thành phần lông vi khuẩn, có bản chất
protein giống như chất myosin của cơ và mang các đặc tính sau:
Bị phá hủy ở 60
o
C trong 1 giờ. Dễ bị cồn, acid yếu và các enzym phân giải
protein phá hủy. Kháng nguyên H vẫn tồn tại khi sử dụng formol 0,5% xử lý.
Khi gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết, trong đó lông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

của các vi khuẩn dính lại với nhau. Các kháng thể kháng H cố định trên lông và là
cầu nối với các lông bên cạnh. Kết quả tạo ra các hạt ngưng kết giống như hạt bông
nhỏ. Các hạt ngưng kết rất dễ tan khi lắc vì các lông rất nhỏ và dài, dễ đứt. Các vi
khuẩn di động khi gặp kháng thể tương ứng và sẽ trở thành không di động. Kháng
nguyên H của E.coli không có vai trò bám dính, đáp ứng miễn dịch nên ít được
quan tâm nghiên cứu nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định giống, loài của vi
khuẩn và bảo vệ vi khuẩn không bị tiêu diệt trong tế bào đại thực bào, giúp vi khuẩn
tồn tại trong đại thực bào Weinstein (1984).
Kháng nguyên K (Capsular – kháng nguyên bề mặt)
Còn gọi là kháng nguyên bề mặt bao quanh vi khuẩn và có bản chất là
polysacharide. Vai trò của kháng nguyên K chưa được thống nhất, có quan điểm
cho rằng nó không có ý nghĩa về độc lực, vì vậy chủng E.coli có kháng nguyên K
cũng giống như chủng không có kháng nguyên K (Orskov, 1980) cũng có ý kiến

cho rằng kháng nguyên K có ý nghĩa về độc lực do tham gia bảo vệ vi khuẩn trước
các yếu tố phòng vệ của cơ thể (Evan và cs, 1981). Kháng nguyên K: có hai chức
năng chính là hỗ trợ phản ứng ngưng kết với kháng nguyên O và tạo ra hàng rào bảo
vệ giúp vi khuẩn chống lại điều kiện ngoại lai và hiện tượng thực bào.
Theo Nguyễn Như Thanh (1997), kháng nguyên K gồm 3 loại kháng nguyên:
L, A, B.
Kháng nguyên L: ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của vi khuẩn sống
xảy ra, ở 100
o
C trong 1 giờ kháng nguyên L bị phá hủy.
Kháng nguyên A: ngăn hiện tượng ngưng kết O, kháng huyết thanh A trộn
với E.coli có kháng nguyên A gây hiện tượng phình vỏ. Ở 120
o
C trong vòng 2 giờ
kháng nguyên A mới bị phân hủy.
Kháng nguyên B: gồm nhiều thành phần: B1, B2, B3, B4, B5. Kháng nguyên
B bị tiêu diệt khi ở 100
o
C trong 1 giờ.
Dựa vào cấu trúc kháng nguyên O, vi khuẩn E.coli được chia thành làm
nhiều nhóm, căn cứ vào cấu tạo kháng nguyên O, K, H vi khuẩn E.coli được chia
thành nhiều type, mỗi type đều được ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, K, H.
Kháng nguyên giáp mô (kháng nguyên vỏ bọc)

×