Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Bài 9.. Chẹn xiết cổ bằng tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.91 KB, 1 trang )

10-Jun-13
1
CHẸN/BÓP CỔ BẰNG TAY
Định nghĩa:
• Là hình thức gây ngạt bằng cách đè ép và/ hoặc siết chặt vào
cổ nạn nhân do tác động của các ngón tay, bàn tay hoặc giữa
cánh tay và cẳng tay của hung thủ.
• Trong các vụ án mạng, nạn nhân là người già, phụ nữ và trẻ
em hoặc những người đã mất khả năng tự vệ.
• Tự tử không thể là nguyên nhân tử vong được vì khi nạn nhân
bị mê man, bất tỉnh thì lực ép vào vùng cổ (bằng chính tay nạn
nhân) sẽ được giải phóng và tự nạn nhân có thể hồi phục trở lại.
CHẸN/BÓP CỔ BẰNG TAY
Cơ chế gây tử vong: Như treo cổ và chẹn cổ bằng dây
Cơ chế hình thành dấu vết và tổn thương vùng cổ:
• Dùng tay để đè ấn, bóp cổ nhằm mục đích gây ngạt
• Có thể dùng cánh - cẳng tay, chân hoặc cả cơ thể để
đè ấn lên vùng cổ hoặc ngực bụng.
• Dùng một tay hoặc hai tay hoặc thông qua vật trung
gian như khăn, vải, đệm…
• Vị trí nạn nhân và hung thủ
CHẸN/BÓP CỔ BẰNG TAY
Phân loại của Harm và Rajs : 3 loại
• Vết đè ấn: (impression marks) thường có hình cong, cân đối, đều
đặn hoặc có thể giống như dấu phẩy, dấu chấm than, nét gạch
ngang, hình ô van, tam giác, tứ giác,v.v
• Vết cào cấu: (claw-marks) hình chữ U do đầu ngón tay ấn sâu
xuống lớp da theo góc xiên hoặc tiếp tuyến với lớp thượng bì.
• Vết sượt da: (Scratch marks) gồm nhiều vết sượt song song do đầu
móng tay ấn sâu mạnh vào da theo chiều vuông góc và kéo trượt
trên da tạo thành những vết thương có hình thoi dài.


CHẸN/BÓP CỔ BẰNG TAY
Tổn thương bên trong :
• Mô tả chính xác đặc điểm, vị trí, khoảng cách, độ lớn
của những ổ tụ máu cục bộ ở tổ chức dưới da, cơ vùng
cổ là điều rất quan trọng
• Tìm những tổn thương khác như gẫy xương móng, sụn
giáp, đốt sống cổ…
• Tìm dấu hiệu ngạt
• Xác định tổn thương ở những vùng khác của cơ thể
CHẸN/BÓP CỔ BẰNG TAY
Xét nghiệm :
• Xét nghiệm mô bệnh học
• Xét nghiệm độc chất học
• Xét nghiệm rượu trong máu.
• Xét nghiệm dấu vết sinh học( đầu móng tay, vết
nghi ngờ, nước bọt, vết máu…)
• Kiểm tra tang vật (nghi ngờ) được thu giữ tại
hiện trường
CHẸN/BÓP CỔ BẰNG TAY
Chẩn đoán Y Pháp :
• Dấu hiệu ngạt cơ học.
• Dấu vết thương tích ở vùng cổ nạn nhân
• Dấu hiệu tội phạm tình dục
• Dấu hiệu bệnh lý.
• Các yếu tố liên quan đến độc chất.
• Thời gian tử vong.

×