Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.98 KB, 63 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Bích
Mã sinh viên: 13120064
Lớp: QTKDT- K13A.02
Khoá: 13A (2012- 2014)
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Minh Trai
Hà Nội, tháng 03/2014
2
MỤC LỤC
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đất nước đang hội nhập vào nền kinh tế
chung của toàn thế giới thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
nước nói chung và Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long nói
riêng luôn bị chi phối bởi sự biến động của thị vì thế mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty muốn có hiệu quả cao thì những nhà quản trị Công ty phải luôn tìm
ra những biện pháp quản lý hữu hiệu nhất để phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, một
trong những yếu tố quan trọng nhất đó là huy động vốn.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng thấy được tầm quan trọng của vốn. Tuy
nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Vì vậy cần phải làm gì để sử dụng có hiệu quản nguồn vốn kinh
doanh là điều không hề đơn giản. Vốn lưu động là một bộ phận lớn cấu thành nên tài
sản của doanh nghiệp. Số lượng, giá trị vốn lưu động phản ánh năng lực sản xuất kinh
doanh hiện có của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa
quan trọng, nó giúp doanh ngiệp thấy được tình hình sử dụng vốn lưu động, từ đó có


biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Xuất phát từ thực tiễn đó cùng thực tiễn quản lý vốn ở Công ty Cổ phần Kỹ thuật
Thương mại và Du lịch Thăng Long em đã chọn đề tài: "Nghiên cứu về hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng
Long" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp với mong muốn đóng góp một số kiến giải
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong thời gian tới.
Chuyên đề của em ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Danh mục Tài liệu
tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và
Du lịch Thăng Long
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Kỹ
thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công
ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long.
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
4
Chương 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH THĂNG LONG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Kỹ thuật
Thương mại và Du lịch Thăng Long
1.1.1. Thông tin chung
- Tên gọi chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI VÀ DU
LỊCH THĂNG LONG
- Tên tiếng anh: THANG LONG TRADING TECHNOLOGY AND TOURISM
- Tên viết tắt: THANG LONG KTD.,JSC
- Loại hình: Công ty cổ phần
- Trụ sở: Số 129 ngõ Thái Thịnh 1, Phố Thái Thịnh, Phường Thịnh Quang, Quận Đống
Đa,Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Văn phòng giao dịch: Số 19 Ngõ 71 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận

Thanh Xuân,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Giám đốc: Lê Văn Chỉnh
- Người đại diện: Lê Văn Chỉnh
- Điện thoại: 84-4-35537325; Fax: 84-4-35537324
- Email: ;
- Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 0101887557
- Mă số thuế: 0101887557
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty
- Hoạt động từ ngày 08/03/2006, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du
lịch Thăng Long trong hơn 06 năm hoạt động, với chiến lược phát triển toàn diện và
sâu rộng, Thăng Long đã xây dựng được lực lượng kỹ thuật viên chuyên nghiệp, đào
tạo chính quy, với năng lực kỹ thuật và khả năng cơ động cao cùng đội ngũ cộng tác
viên kỹ thuật chuyên nghiệp. Thăng Long đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu
thị trường nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng
như bảo hành, bảo trì.Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long
hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực: Phần mềm, kỹ thuật mạng máy tính, công
nghệ thông tin, thiết bị máy văn phòng, thiết bị điện- điện tử, điện lạnh, thiết bị
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
5
phòng thí nghiệm, thiết bị đo lường kiểm nghiệm, thiết bị môi trường, thiết bị y tế,
thiết bị an ninh
 Sản xuất: (từ 2006 tới nay)
Sản xuất phần mềm.
 Kinh doanh :
+ Thiết bị viễn thông tin học từ năm: 2006 đến nay
+ Thiết bị phòng cháy, chữa cháy từ năm: 2006 đến nay
+ Thiết bị khoa học, y tế từ năm: 2006 đến nay
+ Thiết bị điện lạnh từ năm: 2006 đến nay
+ Trang thiết bị khác từ năm: 2006 đến nay
- Công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng thị trường, với thị trường trong

nước là thế mạnh cũng là thị trường tiềm năng đối với Công ty. Với các đơn vị hợp tác
triển khai dự án như:
1. Các đơn vị của Bộ Công An như: Tổng cục cảnh sát, Tổng cục xây dựng lực
lượng công an nhân dân, Tổng cục hậu cần,
2. Bộ Giáo dục và Đạo tào; Bộ Giao Thông
3. Trường Đại Học Cảnh Sát Nhân Dân
4. Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
5. Trường Đại Học Bách Khoa HN
6. Phòng Giáo Dục Gia Lâm
7. Ban Quản lý các dự án Kinh tế huyện Tam Đường - Lai Châu
8. UBND Quận Thanh Xuân.
9. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
10. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
11. Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây…
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của Công ty Cổ phần Kỹ thuật
Thương mại và Du lịch Thăng Long
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.2.1.1. Nhiệm vụ
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
6
- Xây dựng các mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do nhà nước
đề ra, sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã được đăng ký, đảm bảo hoạt động
đúng mục đích thành lập doanh nghiệp. Ký kết các hơp đồng lao động, thực hiện chính
sách cán bộ lao động và tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên của Công
ty theo quy định của Nhà nước.
1.2.1.2. Chức năng
Công ty Thăng Long được phép kinh doanh trong lĩnh vực: (Ngành nghề kinh
doanh)
- Phần mềm, kỹ thuật mạng máy tính, công nghệ thông tin, thiết bị máy văn
phòng, thiết bị điện- điện tử, điện lạnh, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị đo lường

kiểm nghiệm, thiết bị môi trường, thiết bị y tế, thiết bị an ninh
- Qua quá trình phân tích thị trường cùng những nhận định chính xác do đó
trong những năm gần đây Thăng Long đang chú trọng vào 3 lĩnh vực chính:
 Tư vấn, chuyển giao các giải pháp về mạng, xây dựng các phần mềm quản lý.
 Kinh doanh dự án.
 Dịch vụ bảo trì, nâng cấp thiết bị và các dịch vụ khoa học kỹ thuật khác.
1.2.2. Quy mô của Công ty
- VỐN ĐIỀU LỆ: 6.000.000.000 VND (Sáu tỷ đồng)
- VỐN LƯU ĐỘNG: 15.000.000.000 VNĐ (Mười năm tỷ đồng)
- Về lao động: Tổng số lao động hiện có: 46 Người
+ Trong lĩnh vực sản xuất: Trong đó, cán bộ chuyên môn: 28 người (Tốt nghiệp
Cao đẳng: 8 người, Trình độ Đại học: 15 người, Trình độ Chứng chỉ quốc tế về CNTT:
5 người)
+ Trong lĩnh vực kinh doanh: Trong đó, cán bộ chuyên môn:18 Người (Tốt
nghiệp Đại học: 8 người, Cao đẳng: 5 người, Trung cấp: 5 người)
- Về trang thiết bị: với loại hình kinh doanh phần mềm, kỹ thuật mạng máy tính, công
nghệ thông tin… chính vì thế các nhân viên trong công ty đều được cấp máy vi tính để
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, các thiết bị này đều là thiết bị hiện đại với
các tính năng thiết yếu để phục vụ cho công việc chuyên môn của mỗi nhân viên trong
Công ty.
1.3. Cơ câu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ nhân sự bộ máy của Công ty Cổ
phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
7
1.3.1. Cơ câu tổ chức bộ máy của Công ty
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc 1
Phòng Kinh Doanh
Trung tâm kinh doanh bán lẻ
Phó Tổng Giám Đốc 2

Phòng tổ chức hành chính
Phòng Kỹ Thuật
Trung tâm phát triển phần mềm tư vấn chuyển giao công nghệ
Trung tâm kinh doanh dự án
Bộ phận nhân sự
Bộ phận tài chính - kế toán
Bộ phận vật tư và xuất nhập khẩu
Bộ phận triển khai dự án
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
8
Bộ phận bảo hành
Bộ phận hỗ trợ khách hàng
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần kỹ thuật thương mại và du
lịch Thăng Long
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự)
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
9
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, nhân sự bộ máy của Công ty
* Chủ tịch Hội đồng quản trị - Kiêm Giám Đốc: Ông Lê Văn Chỉnh
Là người nắm quyền quản lý cao nhất của Công ty thực hiện các chức năng
quản lý kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị
có toàn quyền nhân danh Công ty trước luật pháp để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Đồng thời là người đại diện cho Công ty
trước pháp luật, điều hành và quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền hạn
và nghĩa vụ của mình.
* Phó giám đốc: Phó Giám đốc1: Ông Phùng Việt Trung - Phó Giám đốc 2:
Ông Nguyễn Bá Hoàng:
Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về xây dựng phương án, chiến lược hoạt
động sản xuất kinh doanh, đầu tư trình Giám Đốc phê duyệt. Sau đó triển khai điều

hành các đơn vị thành viên thực hiện các chỉ thị đã được phê duyệt.
* Phòng kinh doanh:
- Trung tâm kinh doanh Dự án (Gồm 5 người):
• Chịu trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu thị trường, xây dựng và lập kế hoạch để đưa ra
các chiến lược, phương án kinh doanh dự án phù hợp và có hiệu quả. Lập dự toán chi
phí cho dự án một cách khách quan, lựa phương án dự thầu hiệu quả…nhằm lựa chọn
được dự án có khả thi và mang lại lợi ích kinh tế cao cho Công ty. Sau đó trình lãnh
đạo Công ty nhận xét, khi đã được phê duyệt, phương án kinh doanh sẽ được thực hiện
bằng các hợp đồng kinh tế. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi
hoạt động của mình. Sau khi hợp đồng kinh tế được thực hiện, trung tâm kinh doanh
sẽ chuyển toàn bộ chứng từ có liên quan đến phòng kế toán.
- Trung tâm phát triển phần mềm, tư vấn và chuyển giao công nghệ (Gồm 10
người):
• Tham mưu đề xuất cho Giám đốc các chương trình, kế hoạch ngắn, trung và
dài hạn về ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và phát triển phần mềm, quản trị,
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
10
vận hành, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thông tin và máy tính; thiết lập an toàn
mạng và an ninh thông tin.
• Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ
ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho trung tâm.
• Tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác các hệ thống thông tin nền và các
nguồn tài nguyên thông tin.
• Tổ chức thực hiện các sự kiện, hội nghị, hội thảo, họp báo, triển lãm, phổ biến
tuyên truyền quảng bá các ứng dụng công nghệ thông tin, sản phẩm công nghệ của
Công ty
• Tư vấn kỹ thuật các dự án, thẩm tra giám định các thiết bị khoa học - công nghệ
• Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị khoa học - kỹ thuật cho đối tác
• Hợp tác liên doanh, liên kết về kinh tế và khoa học kỹ thuật với các đối tác, với
khách hàng trong và ngoài nước

- Trung tâm kinh doanh bán lẻ (Gồm 3 người):
• Thực hiện triển khai bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu ban giám đốc đề
ra
• Quản trị hàng hóa, nhập xuất hàng hóa, điều phối hàng hóa cho các cửa hàng
• Tham mưu đề xuất cho ban Giám đốc để xử lí các công tác có liên quan đến
hoạt động của Công ty
• Tham gia tuyển dụng, đào tạo,hướng dẫn nhân sự thuộc bộ phận của mình.
• Kiểm tra giám sát công việc của nhân viên thuộc bộ phận của mình,quyết định
khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc bộ phận của mình.
• So sánh doanh thu mục tiêu với doanh thu thực tế. Tìm ra nguyên nhân giảm
doanh thu và tìm hướng khắc phục kịp thời.
- Bộ phận hỗ trợ dự án hay hỗ trợ kỹ thuật (Gồm 3 người):
• Quản lý, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn dự án thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ
thuật, tuân thủ điều khoản chất lượng trong hợp đồng kinh tế; nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ mới trong công tác thi công đồng thời phối hợp hoạt động với các phòng ban
chức năng, các dự án trong Công ty.
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
11
- Bộ phận tài chính - kế toán (Gồm 3 người):
• Chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc đồng thời quản lý, huy động sử dụng các
nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất, hạch toán
bằng tiền mọi hoạt động của công ty.
• Nhiệm vụ: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức huy động các
nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo dõi, giám sát việc thực
hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính, chịu trách nhiệm đòi nợ, thu hồi vốn. Đồng
thời lập các báo cáo tài chính như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng kết tài
sản
• Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
nhằm mục đích cung cấp các thông tin cho người quản lý để họ đưa ra những phương
án có lợi nhất cho Công ty.

- Bộ phận vật tư và xuất nhập khẩu (Gồm 2 người):
• Quản lý trang thiết bị thi công, lập kế hoạch huy động, điều chuyển thiết bị máy
móc, theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, xây dựng quy chế quản lý
thiết bị, các quy trình vận hành và bảo dưỡng máy móc thiết bị.
• Lập kế hoạch cung ứng vật tư cho công trường, cho dự án, thống kê và gia công
vật tư, nghiên cứu thị trường vật tư, đảm bảo nguồn cung ứng vật tư kịp thời cho sản
xuất, cho công trình dự án.
• Quản lý vật tư, thống kê nhập xuất tồn vật tư, bảo quản, kiểm kê kho vật tư.
• Phối hợp hoạt động với các phòng ban chức năng, các dự án trong Công ty.
* Phòng kỹ thuật:
- Bộ phận triển khai dự án (Gồm 6 người):
• Tham mưu cho giám đốc Công ty về quy chế quản lý, điều hành nhằm phát huy
cao hiệu quả của dự án.
• Thực hiện công tác nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến việc đầu tưu xây dựng
công trình mới, cải tạo công trình đã xây dựng.
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
12
• Liên hệ với các cơ quan chức năng chuẩn bị các thủ tục đầu tư, chuẩn bị hồ sơ
dự án. Lâp thỏa thuận phương án kiến trúc quy hoạch, xin phép xây dựng, tiến độ các
công trình.
• Phối hợp các đơn vị liên quan, lập các dự án tiền khả thi và liên hệ các đối tác
để tổ chức triển khai dự án.
• Phối hợp các phòng ban Công ty lập hồ sơ triển khai thi công, hoàn thiện dự
án
• Thực hiện tiền định giá và định giá dự án giúp đánh giá và chọn dự án của
Công ty. Đây là hai bước quan trọng trong đầu tư dự án quyết định thành công của
dự án.
• Tiến hành lập kế hoạch dự án, đây là giai đoạn thiết kế qui trình triển khai dự
án. Giai đoạn này quyết định chi tiết về lịch trình, thời gian triển khai đồng thời xác
định được vai trò, phân công trách nhiệm, phân công công việc cũng như những công

việc phải thực hiện cho từng người, từng vị trí.
- Bộ phận bảo hành (Gồm 3 người):
• Thực hiện các công việc liên quan đến kỹ thuật như: Lắp ráp, cài đặt, bảo trì, bảo
hành, sửa chữa trang thiết bị cho khách hàng, quản lý chất lượng hàng hoá, dịch vụ khi
giao cho khách hàng.
- Bộ phận hỗ trợ khách hàng (Gồm 3 người):
• Bộ phận này chuyên trách mảng chăm sóc khách hàng tư vấn, nghe phản ánh của
khách hàng về dịch vụ cũng như sản phẩm của Công ty. Qua đó giúp quảng bá hình
ảnh, chất lượng sẩn phẩm dịch vụ Công ty cho khách hàng.
* Phòng Tổ chức Hành chính (Gồm 5 người): Phòng Tổ chức hành chính (TC
- HC) bao gồm bộ phận tổ chức lao động, bộ phận hành chính và bộ phận an toàn sinh
môi trường.
• Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp
việc cho giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành các công tác. Tổ chức nhân
sự, tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác an toàn vệ sinh
lao động, bảo hộ lao động của Công ty.
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
13
• Nghiên cứu và đề xuất mô hình, cơ cấu tổ chức Công ty cho phù hợp với nhu
cầu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, xây dựng và trình giám đốc ban hành quy
chế phân cấp quản lý cán bộ trong Công ty.
• Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, hành chính tổng hợp và công tác bảo mật
theo quy định của pháp luật hiện hành, quản lý con dấu, giấy phép kinh doanh và các
giấy tờ pháp lý của Công ty. Đảm bảo tốt và đầy đủ cơ sở vật chất, trang bị phương
tiện làm việc cho cán bộ. Mua sắm văn phòng phẩm cho các đơn vị theo kế hoạch đã
được phê duyệt. Đảm bảo công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ, phòng chống cháy nổ
trong toàn công ty. Tổ chức công tác y tế tại Công ty.
• Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng cao
hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ. chỉ đạo, hướng dẫn và
kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.
1.4. Đánh giá hoạt động của Công ty cổ Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương
mại và Du lịch Thăng Long giai đoạn năm 2009 - 2013
1.4.1. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn năm
2009 - 2013
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
14
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2009 - 2013
(đv: đồng)
TT CHỈ TIÊU Mã
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiền Tiền Tiền Tiền Tiền
1 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 5,291,546,243 23,555,528,579 14,034,622,427 17,385,377,061 18,751,436,361
2 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 2
3 3.Doanh thu thuần(10=01-02) 10 5,291,546,243 23,555,528,579 14,034,622,427 17,385,377,061 18,751,436,361
4 4.Giá vốn hàng bán 11 4,770,777,909 22,633,766,920 13,381,353,668 14,953,207,973 16,114,564,641
5 5.Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 520,768,334 921,761,659 653,268,759 2,432,169,088 2,636,871,720
6 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 5,042,561 37,481,219 18,552,243 130,965,967 156,431,301
7 7.Chi phí tài chính 22 30,636,073 8,908,240 134,703,100 96,292,868
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 134,703,100 96,292,868
8 8.Chi phí QLDN 24 389,521,126 859,466,750 626,812,206 2,251,380,013 2,461,744,913
9 9.Lợi nhuận thuần từ HDKD
(30=20+21-22-24)
30 105,653,696 90,867,888 45,008,796 177,051,942 235,265,240
10 10.Thu nhập khác 31 16,583,165
11 11.Chi phí khác 32 105,350,062 98,858,721
12 12.Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 16,583,165 -105,350,062 -98,858,721
13 13.Lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 105,653,696 107,451,053 45,008,796 71,701,880 136,406,519
14 14.Chi phí thuế TNDN 51 26,413,424 26,862,763 11,252,199 12,547,829 27,281,304
15 15.Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 79,240,272 80,588,290 33,756,597 59,154,051 109,125,215

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán- Báo cáo tài chính của Công ty)
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
15
Nhìn vào bảng số liệu trên và bảng 1.1.1 phần phụ lục ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: qua 4 năm biến động không giống nhau,
năm 2010 tăng 18,263,982,336 đồng so với năm 2009 tương đương tăng 345% điều
này chứng tỏ rằng hoạt động marketing cũng như hoạt động quản trị của công ty rất tốt
và chứng tỏ Công ty đang tăng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm; năm
2011 giảm 9,520,906,152 đồng so với năm 2010 giảm 60% so với cùng kỳ do biến
động của tình hình kinh tế- khủng hoảng kinh tế; năm 2012 tăng 3,350,754,634 đồng
so với năm 2011 tăng 24%;năm 2013 tăng 1,366,059,300 đồng so với năm 2012 với tỷ
lệ tăng là 8%, điều này cho thấy sự thay đổi của nền kinh tế tác động đến doanh thu
của Công ty.
- Giá vốn hàng bán: Ta thấy doanh thu tăng giảm làm cho giá vốn bán hàng cũng tăng
giảm với lượng tương đương cụ thể năm 2010 tăng 17,862,989,011 đồng so với năm
2009 tăng 374%, năm 2011 giảm 9,252,413,252 đồng so với năm 2010 giảm 59%,
năm 2012 tăn 1,571,854,305 đồng so với năm 2011 tăng 12%; năm 2013 tăng
1,161,356,668 đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 8%. Trong khi doanh thu bán
hàng tăng thì giá vốn hàng bán tăng và doanh thu giảm thì giá vốn giảm cũng là điều
có thể chấp nhận được.
- Lợi nhuận(LN) từ hoạt động kinh doanh (HĐKD): Ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh năm 2010 giảm 14,785,808 đồng so với năm 2009 giảm 14% do công ty đã đầu
tư vào các sản phẩm mới ưu việt hơn kèm theo đó là chính sách mở rộng thị trường từ
dó làm cho chi phí quản lý tăng dẫn theo LN giảm; năm 2011 giảm 45,859,092 đồng
so với năm 2010 giảm 50% so với cùng kỳ nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế làm
cho doanh thu giảm 60% làm cho LN giảm với tỷ lệ như trên; năm 2012 tăng
132,043,146 đồng so với năm 2011 tăng 293% do công ty đã tích cực thay đổi chính
sách chiến lược kinh doanh; năm 2013 tăng 58,213,298 đồng so với năm 2012 với tỷ
lệ tăng là 33%,có thể thấy năm 2012 là tiền đề cho sự đổi mới của Công ty với những
chính sách cũng như chiến lược mới làm cho LN từ HĐKD tăng đáng kể. Ta thấy lợi

nhuận sau thuế cũng biến động cùng chiều với lợi nhuận kinh doanh. Lợi nhuận sau
thuế có tăng giảm không đều qua các năm (Năm 2011 lợi nhuận sau thuế giảm
46,831,693 đồng so với năm 2010) nhưng nhìn chung thì Công ty vẫn có lợi nhuận.
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
16
Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty phần nào cũng đã có chiều
hướng tốt, tuy vậy để Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn thì cần có chính
sách tăng doanh thu bằng cách tăng chất lượng sản phẩm, tăng giá bán hoặc cả hai
hoặc thay đổi chính sách kinh doanh để phù hợp với thị trường luôn biến động kèm
theo các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:
4,770,777,909
Năm 2009 = x 100 = 90,16%
5,291,546,243

22,633,766,920
Năm 2010 = x 100 = 96,09%
23,555,528,579
13,381,353,668
Năm 2011 = x 100 = 95,35%
14,034,622,427
14,953,207,973
Năm 2012 = x 100 = 86,01%
17,385,377,061

16,114,564,641
Năm 2013 = x 100 = 85,94%
18,751,436,361
Kết quả trên cho thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần qua các
năm biến động với tỷ lệ tương đương nhau (Năm 2009 để đạt được 100 đồng doanh

thu công ty phải bỏ ra 90,16 đồng giá vốn; năm 2010 để đạt được 100 đồng doanh thu
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
17
công ty phải bỏ ra 96,09 đồng giá vốn tăng so với năm 2009; năm 2011 để đạt được
100 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 95,35 đồng giá vốn giảm so với năm 2010; năm
2012 để đạt được 100 đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra 86,01 đồng giá vốn giảm so
với năm 2011; năm 2013 để đạt được 100 đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra 85,94
đồng giá vốn tăng so với năm 2012). Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
tăng giảm không đều, tỷ lệ giảm 3/4 cho thấy việc quản lý chi phí trong giá vốn hàng
bán của Công ty chưa thực sự tốt. Để đạt được hiệu quả cao hơn đòi hỏi Công ty cần
có chính sách mới kèm theo đó tiết kiệm chi phí để giảm giá vốn hàng bán để Công ty
phát triển đều.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần:
79,240,272
Năm 2009 = x 100 = 1,50
5,291,546,243

80,588,290
Năm 2010 = x 100 = 0,34 %
23,555,528,579
33,756,597
Năm 2011 = x 100 = 0,24%
14,034,622,427

59,154,051
Năm 2012 = x 100 = 0,34%
17,385,377,061
109,125,215
Năm 2013 = x 100 = 0,58%
18,751,436,361

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần cũng biến động cùng chiều với
tỷ suất giá vốn hang bán trên doanh thu thuần (Năm 2009 trong 100 đồng doanh thu
thuần thực hiện được thì Công ty thu được 1,50 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2010
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
18
trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện được thì Công ty thu được 0,34 đồng lợi
nhuận sau thuế; năm 2011 trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện được thì Công ty
thu được 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2012 trong 100 đồng doanh thu thuần
thực hiện được thì Công ty thu được 0,34 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2013 trong
100 đồng doanh thu thuần thực hiện được thì Công ty thu được 0,58 đồng lợi nhuận
sau thuế). Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 được đánh giá là tốt
hơn những năm khác vì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần năm 2009 cao
hơn, năm 2010,2011,2012 do ảnh hưởng của nền kinh tế lạm phát làm cho tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của Công ty giảm mạnh.
- Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước:
Trong thời gian vừa qua do tình hình kinh kế nước nhà cũng như thế giới không
mấy khởi sắc và có nhiều khó khăn đã dẫn tới kết quả kinh doanh của Công ty biến đổi
liên tục làm cho LN trước thuế cũng biến đổi từ đó dẫn đến sự tăng giảm trong quá
trình nộp ngân sách không đồng đều.
Bảng 1.2: Các khoản nộp ngân sách của công ty giai đoạn năm 2009 - 2013
(đv: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nộp ngân sách 6,413,424 26,862,763 11,252,199
12,547,82
9
27,281,304
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán- Báo cáo tài chính của Công ty)
1.4.2. Đánh giá hoạt động khác của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại
và Du lịch Thăng Long giai đoạn năm 2009 - 2013

- Hoạt động đoàn thể: Công ty thành lập quỹ đoàn hàng tháng 100.000 đồng/ 1nhân viên
để tổ chức sinh nhật, thăm nhân viên ốm / người nhà ốm cũng như các chương trình
thưởng tháng/ quý/ năm…
- Hoạt động hỗ trợ nhân viên như thưởng theo năng lực làm việc,tăng lương theo năng
lực làm việc hay thưởng doanh số từ 5%- 10% trên tổng doanh số đối với nhân viên
kinh doanh
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
19
- Ngoài ra Công ty cũng tham gia ủng hộ các chương trình đền ơn đáp nghĩa hay ủng hộ
lũ lụt … được toàn thể nhân viên Công ty hưởng ứng 1 ngày lương,hay chương trình
góp sách để ủng hộ các em học sinh vùng sâu vùng xa
1.5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch Thăng Long
1.5.1. Đặc điểm về sản phẩm
1.5.1.1. Tư vấn, chuyển giao các giải pháp về mạng, xây dựng các phần mềm
quản lý:
Công ty Thăng Long đã nghiên cứu và xây dựng nhiều chương trình phần
mềm nhằm khai thác một cách tốt nhất việc sử dụng máy tính và phục vụ cho công
việc của khách hàng. Đem lại cho khách hàng sự hài lòng và giảm bớt những khó
khăn khi làm việc:
- Phần mềm Quản lý nhân sự, Quản lý công văn giấy tờ.
- Phần mềm kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, trường học…
- Các phần mềm phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập trong các
trường học.
- Các phần mềm quản trị mạng và bảo mật.
Công ty Thăng Long đã xây dựng nhiều hệ thống mạng nội bộ cho các cơ
quan, trường học. Xây dựng và thiết kế các trang Web nhằm đưa những thông tin về
khách hàng, các sản phẩm của quí khách lên mạng Internet để giới thiệu với các khách
hàng trong nước và thế giới.
- Dịch vụ thư điện tử E-mail

- Dịch vụ Internet.
1.5.1.2. Kinh doanh dự án
Những dự án mã nguồn mở có thể kể đến là:
- Về An ninh mạng:
- Về Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
- Về Portal: Dựa trên dự án mã nguồn mở uPortal.
- Về ứng dụng văn phòng Office
- Về Quy hoạch tài nguyên doanh nghiệp (ERP)
- Về Quản lý Quan hệ Khách hàng (CRM)
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
20
- Về Nhận dạng, xử lý ảnh và tiếng nói
- E-Learning
- Về Hệ điều hành (OS)
- Phần mềm Kế toán dành cho ngành giáo dục…
1.5.1.3. Dịch vụ bảo trì, nâng cấp thiết bị và các dịch vụ khoa học kỹ thuật
khác
- Các dịch vụ bảo trì hệ thống của Công ty đảm nhận với khách hàng là một hệ thống khép
kín từ dịch vụ bảo vệ, bảo mật, khôi phục dữ liệu, khắch phục sự cố cho đến các dịch vụ
như vệ sinh công nghiệp Tất cả các dịch vụ trên đều được thực hiện muộn nhất là sau 02
tiếng trong phạm vi Hà Nội
- Công ty Thăng Long tham gia, tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị và lắp đặt chuyển
giao công nghệ các thiết bị trong các lĩnh vực Phát thanh, Bưu chính viễn thông và các
dịch vụ kinh doanh bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến điện, điện tử, tự
động hoá viễn thông như: Các thiết bị phục vụ công tác thí nghiệm điện, kiểm nhiệt,
kiểm hoá, ngành Phát thanh- truyền hình… của các Hãng lớn trên thế giới như HP,
DELL, Babcock&Willcox, MitsuiBancock, Duck, Siemens, ABB, Pressure
Measurement, Migatronic (máy hàn), Pacific Satellite International Ltd., Humax,
HIOKI (Thiết bị đo lường điện tử), Samsung Techwin, SONY, PANASONIC (Thiết bị
bảo vệ)…

1.5.2. Đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh
1.5.2.1. Đặc điểm khách hàng của Công ty
- Công ty Thăng Long đã nghiên cứu và xây dựng nhiều chương trình phần mềm nhằm
khai thác một cách tốt nhất việc sử dụng máy tính và phục vụ cho công việc của khách
hàng đem lại cho khách hàng sự hài lòng và giảm bớt những khó khăn khi làm việc.
Công ty cung cấp nhiều phần mềm cho các đơn vị, các hệ thống mạng nội bộ cho các
cơ quan, trường học Đây là tiềm năng mà Thăng Long khai thác trong tương lai.
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
21
1.5.2.2. Đặc điểm thị trường
- Thị trường trong nước là thị trường chủ yếu của Công ty. Sản phẩm của Công ty là
khung nhôm cửa kính nên thị trường trong nước vẫn còn tương đối lớn. Tỷ trọng tiêu
thụ trên thị trường luôn giữ ở mức ổn định.
1.5.2.3. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh
- Hiện nay có rất nhiều các công ty cũng tham gia vào thị trường sản xuất cung ứng thiết
bị, phần mềm và hệ thống mạng máy tính tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt về sản
phẩm công nghệ cao. Trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm của các đối thủ như:
công ty phần mềm FPT, của Trần Anh, điện máy.com, Vì vậy Thăng Long cần có
những chính sách cạnh tranh nhất định để nâng cao lợi thế cạnh tranh thì mới hi vọng
giành được thị phần cho mình.
1.5.3. Trình độ quản lý
- Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đế hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Trong
môi trường ổn định thì đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại của Công ty, vốn của
Công ty được sử dụng có hiệu quả hay không là phụ thuộc phần lớn vào trình độ quản
lý của Công ty. Việc quản lý vốn bao gồm các quá trình lập kế hoạch sử dụng vốn, tổ
chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Các hoạt động cơ bản
bao gồm hạch toán vốn, lập báo cáo tài chính, xử lý nợ, thực hiện đầu tư, lập các quỹ,
xác định trách nhiệm của mỗi bộ phận xử dụng vốn. Việc quản lý chặt chẽ, đồng thời
bảo đảm tính năng động trong quá trình hoạt động sẽ làm cho việc sử dụng vốn có hiệu
quả cao hơn.

- Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại và Du lịch
Thăng Long là những cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tài chính. Thời gian công tác lâu nên rất am hiểu về tình hình hoạt động của
Công ty và các mối quan hệ với các cơ quan chức năng. Điều này giúp cho ban giám
đốc Công ty có được tình hình sản xuất kinh doanh, đảm bảo được các chế độ quản lý
hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình.
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
22
1.5.4. Khả năng tài chính
Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của
Công ty và nguồn vốn này đã tăng trong mấy năm gần đây.
Bảng 1.3: Tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn năm 2009 - 2013
(đv: đồng)
CHỈ TIÊU
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiền Tiền Tiền Tiền Tiền
I. Tổng Tài sản 8,213,945,818 16,215,175,047 18,467,351,768 22,127,545,616 23,131,335,432
1.TS lưu động 7,817,153,770 15,917,581,011 18,268,955,744 19,848,301,028 20,849,590,844
2.TS cố định 396,792,048 297,594,036 198,396,024 2,279,244,588 2,281,744,588
II. Tổng Nguồn vốn 8,213,945,818 16,215,175,047 18,431,351,768 22,127,545,616 23,131,335,432
1.Nợ phải trả 3,177,110,619 9,997,751,558 12,216,171,682 15,817,211,479 16,851,165,785
2.Vốn chủ sở hữu 5,036,835,199 6,217,423,489 6,215,180,086 6,310,334,137 6,280,169,647
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán- Báo cáo tài chính của Công ty)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản hàng năm của Công ty tăng lên một cách
đáng kể,cụ thể là năm 2009 là 8,213,945,818 đồng; năm 2010 là 16,215,175,047 đồng;
năm 2011 là 18,467,351,768 đồng; năm 2012 là 22,127,545,616 đồng; năm 2013 là
23,131,335,432 đồng trong đó tỷ trọng tài sản lưu động chiếm tỷ lệ lớn hơn so với vốn
cố định, điều này phù hợp với tính chất dặc thù của Công ty bởi vì hoạt động chính của
Công ty là hoạt động kinh doanh.
Do tài sản của công ty tăng lên làm cho nguồn vốn của Công ty cũng tăng.

Năm 2010 tăng 8,001,229,229 đồng tăng 97% so với năm 2009, năm 2011 tăng
2,216,176,721 đồng tăng 14% so với năm 2010; năm 2012 tăng 3,696,193,848 đồng
tăng 20% so với năm 2011; năm 2013 tăng 1,003,789,816 đồng tăng 5% so với năm
2012. Nguồn vốn tăng lên đã giúp cho Công ty đầu tư mở rộng thị trường giúp cho
công ty ngày càng phát triển.
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
23
1.5.5. Đặc điểm về lao động
- Thăng Long có 46 nhân viên (Phần lớn là cử nhân các ngành: Kinh tế- Thương mại-
Tin học đã tốt nghiệp các trường Đại học Kinh tế Quốc Dân- Bách Khoa- Tổng Hợp.
- Đội ngũ kỹ thuật đã trải qua các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn của các đối tác
nước ngoài mà Công ty làm đại lý nên có kinh nghiệm tương đối đầy đủ để làm chủ
các thiết bị của hãng.
- Cụ thể số nhân viên chính thức trong từng bộ phận của Thăng Long như sau:
Bảng 1.4: Thống kê đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn năm 2009 - 2013
(đv:người)
STT Loại hình lao động Số lượng Tỷ lệ(%)
1 Ban điều hành 3 6,52%
2 Trung tâm kinh doanh Dự án 5 10,87%
3 Trung tâm phát triển phần mềm 10 21,74%
4 Trung tâm kinh doanh bán lẻ 3 6,52%
5 Bộ phận hỗ trợ dự án 3 6,52%
6 Bộ phận tài chính - kế toán 3 6,52%
7 Bộ phận vật tư và xuất nhập khẩu 2 4,35%
8 Bộ phận triển khai dự án 6 13,04%
9 Bộ phận bảo hành 3 6,52%
10 Bộ phận hỗ trợ khách hàng 3 6,52%
11 Phòng tổ chức hành chính 5 10,87%
Tổng 46 100,00%
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự)

Từ bảng thống kê đội ngũ lao động của Công ty ta có thể thấy số lượng nhân
viên tại trung tâm phát triển phần mềm chiếm tỷ lệ lớn nhất trog Công ty là 10 nhân
viên tương đương 21,74% và số nhân viên tại bộ phận triển khai dự án chiếm 13.04%
tương ứng với 6 nhân viên, vậy có thể kết luận răng Công ty tập trung vào 2 lĩnh vực
kinh doanh chính đó là tư vấn, chuyển giao các giải pháp về mạng, xây dựng các phần
mềm quản lý và kinh doanh dự án. Các bộ phận khác có số lượng nhân viên tương
đương nhau.
Bảng 1.5: Cơ cấu nhân viên theo giới tính và độ tuổi
(đv: Người)
TT Chỉ tiêu Giới tính Độ tuổi
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
24
Nam Nữ Dưới 35 tuổi Trên 35 tuổi
1 Số lượng 32 14 41 5
2 Tỷ lệ % 69,57% 30,43% 89,13% 10,87%
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự)
Qua số liệu về cơ cấu lao động có thể thấy công ty Thăng Long có lực lượng lao
động trẻ với tỷ lệ là 89,13% người dưới 35 tuổi, số lượng lao động trên 35 tuổi là rất nhỏ
và phân bổ trong những bộ phận như kế toán, nhân sự…Số nhân viên là nam giới cũng
chiếm tỷ lệ lớn vì đặc thù ngành nghề của công ty Thăng Long. Đây là những người có
khả năng đáp ứng cường độ công việc cao, năng động, sáng tạo và ham học hỏi.
Bảng 1.6: Cơ cấu nhân viên theo trình độ lao động
(đv: Người)
STT Trình độ lao động Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Đại học 23 50%
2 Cao đẳng 13 28%
3 Trung cấp kỹ thuật 5 11%
4 Chứng chỉ quốc tế về CNTT 5 11%
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự)
Với mong muốn cùng khách hàng ứng dụng kỹ thuật hỗ trợ giải quyết các bài

toán quản lý trong các ngành, các lĩnh vực chuyên Thăng Long quy tụ đội ngũ chuyên
gia tin học trẻ có năng lực, cùng khách hàng xây dựng, thẩm định và triển khai các giải
pháp ứng dụng kỹ thuật công nghệ một cách khả thi nhất, kinh tế nhất và tin cậy nhất.
Thăng Long quy tụ đội ngũ chuyên gia tin học trẻ có năng lực, cùng khách hàng xây
dựng, thẩm định và triển khai các giải pháp ứng dụng kỹ thuật công nghệ một cách khả
thi nhất, kinh tế nhất và tin cậy nhất.
Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH THĂNG LONG
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064
25
2.1. Khái quát về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kỹ thuật
Thương mại và Du lịch Thăng Long
2.1.1. Tình hình tài chính tại Công ty giai đoạn năm 2009 - 2013
GVHD: PGS.TS Vũ Minh Trai SV: Cao Thị Bích- MSV: 13120064

×